Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Phương pháp cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật

Phương pháp cảm nhận 
một tác phẩm nghệ thuật
Để hiểu được một tác phẩm nghệ thuật thường không đơn giản và do đó cần có một số phương pháp giải thích nhất định để giải mã những bí ẩn đằng sau nó hoặc để hoàn thiện một câu chuyện về nó.
Bài viết của GS. Terry Barrett, ĐH Bang Ohio, Mỹ.
Đó là lý do tại sao có rất nhiều công trình nghiên cứu cách giải thích Nghệ thuật hay môn Giải thích Nghệ thuật được nhiều khoa Nghệ thuật đưa vào giảng dạy như môn học bắt buộc. Có rất nhiều cách quan sát và giải thích tác phẩm nghệ thuật. Một trong những cách thường được sử dụng nhất, đó là đưa ra hệ thống câu hỏi.
Phương pháp cá nhân - Tôi có những gì?
Tất cả các câu trả lời cho tác phẩm nghệ thuật đều được quy định bởi những kinh nghiệm cá nhân và xã hội khác nhau của chúng ta. Chúng không thể bị xem thường và nên là điểm nhìn đầu tiên khi chúng ta tư duy về một tác phẩm nghệ thuật.
Chính bạn: Những phản ứng đầu tiên của bạn tới tác phẩm là gì? Tại sao nó lại làm cho bạn thấy hoặc nghĩ như vậy? Có những khác biệt căn bản giữa chúng ta để điều chỉnh cách chúng ta xem chúng. Giới tính, chủng tộc, giai cấp và lứa tuổi…tất cả sẽ quyết định cách chúng ta quan sát và hiểu nghệ thuật cũng như thái độ, đánh giá và niềm tin của chúng ta.
Thế giới của bạn: Tác phẩm gợi cho bạn điều gì? Tại sao nó lại gợi cho bạn điều đó? Thế giới chúng ta đang sống và những vật xung quanh chúng ta sẽ định hình cách chúng ta quan sát chúng. Ví dụ, đất nước hoặc cội nguồn, gia đình, quê quán và môi trường ảnh hưởng sự giải thích của chúng ta.
Kinh nghiệm của bạn: Bạn có thể liên kết tác phẩm tới điều gì?
Tất cả chúng ta mang những kinh nghiệm và sở thích khác nhau tới phòng triển lãm. Ví dụ, những gì chúng ta nhìn thấy trên truyền hình hoặc rạp chiếu phim, nơi chúng ta viếng thăm, những gì đã xảy ra với chúng ta. Sự đa dạng trong kinh nghiệm này có thể giúp chúng ta có những cách phản ứng khác nhau tại triển lãm.
Quan sát đề tài - Nó nói về điều gì?
Mỗi tác phẩm nghệ thuật có thể được nhìn theo những gì nó kể với chúng ta, nội dung của nó, tựa đề của nó và thể loại của nó. Trong một vài trường hợp chủ đề của tác phẩm có thể tập trung vào hình thức của nó (như tác phẩm trừu tượng).
Nội dung: Tác phẩm là gì? Nó nói về cái gì? Chuyện gì xảy ra?
Thông điệp: Tác phẩm đại diện cho cái gì?Di chuyển ra xa khỏi sự mô tả trực diện mà bạn quan sát, cố gắng nghiên cứu những gì mà tác phẩm đại diện. Có những ký hiệu nào mà bạn nhận ra?
Tựa đề: Nghệ sĩ gọi nó là gì? Điều này có thay đổi cách chúng ta xem tác phẩm hay không?
Chủ đề: Chủ đề của tác phẩm là gì?
Thể loại: Tác phẩm có quan hệ như thế nào với những thể loại truyền thống của lịch sử hội họa, tranh khỏa thân, tranh phong cảnh hay tranh đời sống không?
Quan sát đối tượng - Tôi có thể nhìn thấy gì?
Mỗi tác phẩm nghệ thuật, dù là hội họa, kiến trúc, video hay hình ảnh đều có phẩm chất bên trong riêng của nó. Điều này sẽ cho chúng ta biết cách đọc nó. Để hiểu được những phẩm chất này, chúng ta cần quan sát tác phẩm thật thận trọng, ví dụ như đường nét, mức độ, màu sắc, không gian và hình khối. Hơn nữa, nhìn vào những thuộc tính vật lý như chất liệu, cách thức làm ra tác phẩm sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tác phẩm. Chất liệu nghệ thuật hiện đại cho phép sự sắp xếp không giới hạn màu sắc, kết cấu và nước sơn. Các nghệ sĩ chỉ tiến đến hiện đại khi họ có thể dùng thuốc nhuộm để kiến tạo có chủ định các màu sắc. Kỹ thuật và chất liệu kiến trúc được mở rộng trong cách tương tự. Bắt đầu thế kỷ 20, những nghệ sĩ như: Marcel Duchamp đã trưng bày những vật thông thường, những đồ dùng hàng ngày trong phòng triển lãm như tác phẩm nghệ thuật. Bây giờ, những nghệ sĩ tự do có nhiều chất liệu đã trở về nghệ thuật hiện đại với vị trí dẫn đầu. Nghệ thuật đương đại có thể được làm từ bất kỳ thứ gì – điện ảnh và video, những vật bình thường nhưng có giá trị thẩm mỹ, thức ăn, nội thất – những chất liệu mà lịch sử và sự kết hợp của chúng ảnh hưởng cách hiểu của chúng ta về tác phẩm nghệ thuật.
Màu sắc: Nghệ sĩ đã sử dụng những màu sắc nào? Tại sao bạn nghĩ rằng họ lại sử dụng những màu đó? Chúng được tổ chức như thế nào? Chúng đã tạo ra những hiệu ứng gì?
Hình dáng: Những loại hình dạng nào bạn tìm thấy trong hội họa và kiến trúc? Chúng là đường cong, đường thẳng, góc nhọn hay điểm? Những hiệu ứng mà chúng tạo ra?
Dấu hiệu: Những loại dấu hiệu mà nghệ sĩ đã dùng? Chúng có hiệu ứng gì?
Bề mặt: Bề mặt nhìn giống cái gì? Loại kết cấu bề mặt bạn có thể quan sát? Những hiệu ứng mà chúng tạo ra?
Thang đo: Tác phẩm lớn như thế nào? Tại sao nó có kích thước này? Ý nghĩa của nó có thay đổi nếu nó lớn hơn hoặc nhỏ hơn không?
Không gian: Những cảm giác và ảo giác của không gian hoặc chiều sâu mà bạn tìm thấy trong tác phẩm? Hoặc không có? Có phải một vài nghệ sĩ muốn chúng ta nhận ra rằng một bức tranh đơn giản chỉ là nước sơn trên tấm bạt phẳng?
Chất liệu: Tác phẩm được làm từ chất liệu gì? Chúng là chất liệu nghệ thuật truyền thống hay chất liệu bình thường có giá trị thẩm mỹ? Phản ứng của bạn với tác phẩm thay đổi như thế nào nếu nghệ sĩ sử dụng chất liệu khác? Những sự kết hợp hay ý nghĩa hàm ẩn nào mà chất liệu đã mang tới?
Quá trình thực hiện tác phẩm: Tác phẩm được làm như thế nào? Nghệ sĩ đã làm cho nó hay nó được sản xuất? Những kỹ năng nào liên quan? Những sự thay đổi nào xảy ra cho tác phẩm khi nó đang được thực hiện? Quá trình thực hiện tác phẩm đã được hiển thị hoặc giấu đi như thế nào? Nếu nó là nghệ thuật sắp đặt, nó đã được sắp đặt như thế nào? Nếu nó là một tác phẩm video, nó được quay thành phim như thế nào và được trình chiếu như thế nào?
Bố cục: Tác phẩm nghệ thuật được tổ chức hoặc xếp đặt với nhau như thế nào?
Quan sát bối cảnh - Quan hệ của tác phẩm từ phòng Triển lãm đến thế giới rộng lớn
Nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật được làm khi nào, ở đâu và bởi ai có thể tiết lộ được nhiều điều về nó. Đọc tác phẩm một cách đơn giản thông qua tiểu sử tác giả hoặc bằng giả định về mục đích của nghệ sĩ là gì không phải là cách duy nhất để quan sát tác phẩm. Nghiên cứu bối cảnh bên trong tác phẩm được sản xuất (ví dụ như bối cảnh chính trị, lịch sử xã hội và văn hóa theo thời gian) sẽ nói cho chúng ta nhiều hơn. Công bằng mà nói, bối cảnh hiện tại có thể cho chúng ta cách đọc khác. Vị trí trưng bày trong phòng Triển lãm và những thông tin được đưa ra cùng nó có thể tiết lộ câu chuyện khác. Quan sát tác phẩm trong nền văn hóa thị giác rộng lớn hơn có thể tạo ra những ý nghĩa mới và thậm chí trái ngược cho hội họa và kiến trúc.
Khi nào: Khi nào tác phẩm được thực hiện? Chúng ta có thể kết nối tác phẩm với thời gian mà nó được tạo ra hay không?
Ở đâu: Tác phẩm được thực hiện ở đâu? Tác phẩm có kể cho chúng ta điều gì về nơi mà nó được tạo ra hay không?
Ai: Ai làm nó? Chúng ta biết gì về nghệ sĩ? Nó được làm cho ai?
Lịch sử: Bạn có thể liên kết nó tới lịch sử chính trị và xã hội theo thời gian hay không?
Nghệ thuật khác: Bạn có thể liên kết nó tới loại hình nghệ thuật khác trong cùng giai đoạn như điện ảnh, âm nhạc, văn học và thiết kế không?
Những lĩnh vực kiến thức khác: Tác phẩm nghệ thuật liên quan tới những lĩnh vực kiến thức khác như thế nào, ví dụ như khoa học, địa lý, toán học, hệ sinh thái?
Hiện tại: Ngày nay, người ta xem tác phẩm như thế nào? Nó giống và khác như thế nào khi nó được xem lần đầu tiên?
Cách treo: Có bao nhiêu khoảng không gian xung quanh tác phẩm? Tác phẩm nghệ thuật nào khác kế bên hay gần với nó? Chúng có vẻ giống hay hoàn toàn khác biệt? Có sự liên kết nào về chủ đề hay thị giác giữa những tác phẩm này hay không? Đây có phải là một sự trưng bày chuyên biệt hay không?
Giải thích: Có những loại thông tin nào để làm rõ tác phẩm, ví dụ như tên gọi, chú thích mở rộng, những văn bản trên tường? Những thông tin này ảnh hưởng đến kinh nghiệm xem tác phẩm của bạn như thế nào? Bạn có còn cảm thấu như vậy nếu không có bất kỳ thông tin nào hay không?
Môi trường: Căn phòng có kích thước như thế nào? Điều này ảnh hưởng thế nào đến kinh nghiệm xem tác phẩm của bạn? Bạn nghĩ các tác phẩm nghệ thuật cần căn phòng rộng bao nhiêu? Nghĩ về quy mô lẫn thang đo. Màu sắc của những bức tường là gì? Điều này ảnh hưởng đến môi trường không? Loại ánh sáng nào được sử dụng? Tác phẩm nghệ thuật trông khác hơn trong bối cảnh khác như phòng tranh hay ngoài trời hay không?.
Nguồn:http://reds.vn/
Theo https://thanhpuskin.wordpress.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...