Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam

Người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam
Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn - sông Đinh cho đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ thế kỷ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan.
Người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam
Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn - sông Đinh cho đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều đền đài Champa còn ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
Từ thế kỷ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về phươngNam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan.
Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.
Giai đoạn 986-988, khi Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, dân tộc Cham chạy qua Hải Nam - Trung Cộng sinh sống.
Năm 1044, nhà Lý bắt 5.000 tù binh Cham ra Bắc; 25 năm sau, số lượng tù nhân Cham ra Bắc lên đến 50.000 người; họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài.
Đến thời Po Rome (1627-1651), một phần lớn người Cham vượt đại dương qua sống ở Kelantan - Malaysia; sau này 1975, 5 vạn người Cham chạy trốn cuộc thảm sát của Pôn Pốt qua Mã Lai sinh sống, và không có ý quay lại Campuchia (G. Moussay).
Thế kỷ XVIII, người Cham chạy loạn qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok, khoảng 5.000 người. Ở Campuchia, vào năm 1692, 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga di cư qua, ở vùng đất tốt dọc sông Mekong, sau đó còn mấy đợt di dân khác nữa. Hiện nay, ngoài 22 làng còn theo tôn giáo Bà-ni, tất cả đều là Muslim. Cuối thế kỉ XX, người Cham ở Campuchia thay đổi họ tên thành Khmer Islam.
Riêng ở Việt Nam có gần 20 vạn người Cham sinh sống.
Bộ phận Cham Hroi hình thành khi vào 1471, Lê Thánh Tông chiếm Đồ Bàn, người Cham chạy lên vùng trung du Bình Định, Phú Yên, sống cộng cư với dân tộc Bana. Cộng đồng Cham ở đây theo tín ngưỡng dân gian; dân số hiện nay trên dưới 30.000 người.
Thế kỷ XVIII, Cham từ Pandurangga đi vào Nam trụ lại Tây Ninh và An Giang; sau đó ít lâu do bên Campuchia có biến, một số từ Campuchia trở lại An Giang. Giữa thế kỷ XX, một người Cham vào Sài Gòn, để nửa cuối thế kỷ XX, hàng trăm gia đình ra Long Khánh sinh sống. Người Cham ở các tỉnh này theo Islam, tức là Hồi giáo chính thống, với khoảng 50.000 tín đồ.
Nhưng có thể nói người Cham ở Việt Nam tập trung nhiều nhất ở Ninh Thuận và Bình Thuận với số dân 110.000 người. Đại đa số người Cham ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo hai tôn giáo chính là Ấn giáo và Hồi giáo Bà-ni. Đông nhất là cộng đồng Cham Ấn giáo còn gọi là Cham Ahier với 68.000 người; Hồi giáo Bà-ni là Islam được Cham hóa để trở thành thứ tôn giáo dân tộc rất độc đáo với 38.000 tín đồ; số ít còn lại theo Hồi giáo chính thống được truyền vào Ninh Thuận vào thập niên 60 cùng vài tôn giáo mới du nhập gần đây như Công giáo, Tin Lành.
Tôn giáo mở
Tôn giáo Cham là tôn giáo mở. Nhập địa Champa vài thế kỷ và khẳng định vị thế của mình vào thế kỷ 14, Islam xung đột với cộng đồng và tổ chức xã hội Cham Ấn giáo kéo dài suốt hai thế kỷ, mãi đến thời Po Rome (1627-1651), tôn giáo này mới được biến cải thành Hồi giáo Bà-ni.
Ở đây năm cột trụ làm nên nền tảng đức tin Hồi giáo, là: Chahadah: đức tin không có Chúa Trời nào khác ngoài Allah, Salat: cầu nguyện 5 lần một ngày, Zakat: bố thí, Sawm: nhịn ăn tháng Ramadan, Hadj: hành hương thánh địaMecca, đều không còn được người Cham Bà-ni tuân thủ.
Người Cham Bà-ni bên cạnh đức tin vào Allah, họ còn thờ cả thần Mưa, Biển, Núi… và cúng ông bà tổ tiên; họ không còn nhớ đến việc hành hương Mecca; còn việc cầu nguyện mỗi ngày hay ăn chay vào tháng Chín và bố thí chỉ được thực hiện vào mùa Ramưwan và chỉ dành cho giới tu sĩ; còn ở ngoài đời, người Cham Bà-ni biến tháng chay tịnh thành ngày lễ: Bbơng Muk Kei, dân gian gọi là Ăn “tết” Bà-ni. Cuối cùng, ảnh hưởng chế độ mẫu hệ khiến người Cham Bà-ni chú trọng lễ karơh dành cho nữ hơn katat của nam; còn đám cưới hay đám tang thì hoàn toàn theo họ mẹ.
Cộng đồng Cham sản sinh rất nhiều lễ hội, trong đó Rija Nưgar là lớn hơn cả.
Với Islam là vậy, riêng với Cham Ấn giáo, người Cham Bà-ni có sự hòa hợp rất đặc biệt. Ở đây, ông bà Cham đã tạo ra hệ phái Mưdwơn để phục vụ lễ bái cho cả đôi bên. Trong vài lễ tục mang tính gia đình hay dòng tộc, người ta thấy cấp Acar vào làng Cham Ấn giáo cúng tế. Khi có lễ nghi mang tính khu vực như Pakap Haluw Kraung, giáo sĩ cả hai bên Cham Ấn giáo lẫn Cham Bà-ni cùng phối hợp thực hiện.
Dân tộc Cham là cư dân của vương quốc Champa cổ, nhưng không giống các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, đại đa số người Cham sống ở vùng đồng bằng theo từng đơn vị palei (làng), sống xen cư và cộng cư với người Việt. Dù có một số nhỏ buôn bán lẻ hay làm công chức Nhà nước, người Cham làm ruộng nước là chính, đặc biệt người Cham ở Ninh Thuận hiện tồn tại ba làng nghề nổi tiếng, là: làng gốm Bàu Trúc, làng thổ cẩm Chakleng và làng Phước Nhơn chuyên nghề thuốc nam.
Ngay từ thế kỷ thứ 4, dân tộc Cham đã có chữ viết. Đó là thứ chữ vay mượn từ Ấn Độ qua nhiều biến thái để trở thành chữ Cham ngày nay, tiếng Cham gọi là Akhar thrah. Người ta có thể tìm thấy các văn bản gồm văn học, lịch sử, truyền thuyết, các lễ nghi tôn giáo và nhiều tư liệu giá trị khác được thể hiện bằng chữ viết này trên các loại lá buông hay giấy bản.
Trước 1975, các bậc có chữ nghĩa trong xã hội Cham tìm đủ mọi cách viết, in (ronéo) sách giáo khoa bằng Akhar thrah để phổ biến chữ ông bà vào các trường học và trong dân. Đất nước thống nhất, Ban Biên soạn sách chữ Chăm thành lập năm 1978 chuyên biên soạn và theo dõi việc dạy và học chữ Cham ở các trường Tiểu học có người Cham sinh sống.
Cộng đồng Cham sản sinh rất nhiều lễ hội, trong đó Rija Nưgar là lớn hơn cả. Đây là lễ được tổ chức vào đầu năm Cham lịch (khoảng tháng 4 Dương lịch), mang ý nghĩa tống khỏi làng cái xấu xa nhơ nhớp của năm cũ, đón cái tốt lành vào làng nhân năm mới.
Lễ Rija Praung thực hiện từ 3-7 ngày đêm được xem là lễ trả nợ lớn nhất, là tập đại thành các điệu múa, bài tụng ca cùng nghi thức liên quan. Lễ Tạ ơn hay Tẩy oan dù thực hiện đơn sơ hơn, vẫn mang ý nghĩa lớn về mặt xã hội.
Sau cùng lễ hội Kate diễn ra vào đầu tháng Bảy Cham lịch được dân gian xem như một thứ Tết của người Cham, ở đó hầu hết làng Cham tổ chức lên tháp dự vào cuộc hành hương long trọng và nhiều màu sắc.
Kate, hành hương lên đất Tháp, con người Cham được nhận biết qua lối ăn mặc, tiếng nói hay điệu múa. Thế nhưng nhắc đến Cham không thể không nói đến tháp Chàm. Tháp Chàm cô độc, kiêu hãnh có mặt suốt dải đất miền Trung Việt Nam. Trong đó Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Lịch sử thế giới.
Nhà thơ Inrasara
Lan Chi st
Theo http://gocnhosantruong.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...