Ông Tơ Bà Nguyệt
Vài câu chuyện cổ tích theo thần tiên truyện Trung hoa, mang
tính thần thoại rất lý thú sau đây có thể đã hình thành một phần văn hóa cổ truyền
Việt Nam thể hiện qua các tập tục xã hội, hay quan niệm dân tộc về vấn đề duyên
tiền kiếp, việc hôn nhân, việc trai gái nên duyên vợ chồng…
Nguyệt Hạ Lão Nhân, Thần Tình duyên.
Nguyệt lão (tiếng Trung: nguyệt là mặt trăng, lão là ông
già). Ông cụ già ngồi dưới trăng, chủ việc hôn nhân.
Theo sự tích Trung hoa, vào đời nhà Đường, có một thư sinh
tên Vi Cố đi kén vợ. Anh ta gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng
trăng ở trong rừng. Anh ta gạn hỏi, liền được ông cụ bảo rằng sách nầy chép
tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (tiếng Hán gọi
là xích thằng) để buộc hai người trai gái phải lấy nhau, không sao gỡ ra được.
Vi Cố hỏi mình sẽ phải lấy ai, thì cụ già mỉm cười nói: Số duyên của nhà ngươi
là con bé 3 tuổi, con của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe xong, thở dài không nói nên lời. Cụ già biết ý, bảo đó là duyên trời định, già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố nghe xong, thở dài không nói nên lời. Cụ già biết ý, bảo đó là duyên trời định, già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi ra về. Sáng hôm sau, Vi Cố ra
chợ Đông Đô, quả nhiên đã trông thấy một mụ ăn mày, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi,
xin ăn ở góc chợ. Anh ta bực tức, đi mướn người đâm chết đứa bé kia. Nhưng
không ngờ đứa bé chỉ bị thương mà tên giết người tưởng nó đã chết, hắn lo sợ bị
bắt nên bỏ trốn.
Mười lăm năm sau, Vi Cố thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết
nhà vua xong, Vi Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi, thấy
quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ.
Đến khi nhập phòng, Vi Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý.
Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi vợ. Nàng thành thật kể
rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên ác độc,
không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng
chỉ bị thương sau ót. Sau này mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp
giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.
Nghe vợ thuật chuyện, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm: Thật là duyên
trời định!
Trai gái nên duyên vợ chồng: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.
Cũng còn một câu chuyện mà có thể là do một nguồn khác kể lại
về Ông Tơ Bà Nguyệt xảy ra vào đời nhà Đường.
Thời Nguyên Hòa nhà Đường rất thái bình, có quan đại thần
Chung Thôi. Quý tử của Chung Thôi là Chung Hạo văn hay chữ tốt. Chung Hạo thường
theo cha đi săn bắn. Một hôm, do mải đuổi theo con thỏ, Chung Hạo lạc vào
rừng sâu, quanh co cả ngày không tìm được lối ra. Đêm xuống lạnh giữa rừng
hoang, dưới ánh trăng Hạo nghe tiếng suối róc rách, chàng lần đến tìm nước uống.
Chàng thấy bên bờ suối, trong hang đá, một bà lão đang ngồi se chỉ, màu chỉ đỏ
thắm. Chung Hạo khẽ bước lại gần, thưa:
– Tiểu nhân đi săn, bị lạc đường xin hỏi nơi đây là đâu, sao lão bà lại ngồi một mình se chỉ đỏ?
– Đây là động tiên, ta đang ngồi se duyên cho những đôi tình nhân yêu nhau dưới trần gian. Chỉ này là dây tơ hồng.
– Tiểu nhân đi săn, bị lạc đường xin hỏi nơi đây là đâu, sao lão bà lại ngồi một mình se chỉ đỏ?
– Đây là động tiên, ta đang ngồi se duyên cho những đôi tình nhân yêu nhau dưới trần gian. Chỉ này là dây tơ hồng.
Ta se nhiều hay ít thì trai gái cũng theo đó mà thương yêu
nhau nhiều hay ít. Ta muốn đôi trai gái nào nên vợ chồng thì ắt chúng sẽ kết
duyên, không xa lìa nhau được.
- Vậy thưa lão bà có thể cho tiểu nhân biết sau này sẽ được sánh duyên cùng ai?
Lão bà đưa mắt nhìn vào bên trong động. Ở đó có một ông lão đang cúi gằm trên một cuốn sách dày cộm.
- Kìa là Ông Tơ, công tử muốn biết thì hỏi ông ấy!
- Vậy thưa lão bà có thể cho tiểu nhân biết sau này sẽ được sánh duyên cùng ai?
Lão bà đưa mắt nhìn vào bên trong động. Ở đó có một ông lão đang cúi gằm trên một cuốn sách dày cộm.
- Kìa là Ông Tơ, công tử muốn biết thì hỏi ông ấy!
Ông lão hỏi tên tuổi Chung Hạo rồi lật từng trang sách ra tra
cứu rồi nói:
- Sau này công tử sẽ được se duyên với Tố Lan, con gái một mụ
ăn mày ở chợ Đông, gần kinh thành.
Lão ông chưa dứt lời, Chung Hạo đã đùng đùng nổi giận. Đường đường là một quí tử của quan đại thần, tài nghệ, văn hay chữ tốt khó ai sánh kịp mà sau này lại phải kết duyên cùng với con gái mụ ăn mày. Tức tối, chàng quay bước bỏ đi, không một lời chào. Ông Tơ vẫn chúi đầu vào sổ bộ, Bà Nguyệt vẫn bình thản se chỉ hồng.
Lão ông chưa dứt lời, Chung Hạo đã đùng đùng nổi giận. Đường đường là một quí tử của quan đại thần, tài nghệ, văn hay chữ tốt khó ai sánh kịp mà sau này lại phải kết duyên cùng với con gái mụ ăn mày. Tức tối, chàng quay bước bỏ đi, không một lời chào. Ông Tơ vẫn chúi đầu vào sổ bộ, Bà Nguyệt vẫn bình thản se chỉ hồng.
Chung Hạo bỏ chạy. May mắn, sáng sớm hôm sau, quân lính tìm gặp
Chung Hạo. Trở về dinh, chàng đâm ra biếng ăn lười nói. Anh ta đã bị lời tiên
tri của Ông Tơ ám ảnh, Chung Hạo tìm xuống chợ Đông. Vừa đến đầu chợ, đã gặp
ngay một đứa bé gái chừng 9 tuổi mặt mày lem luốc, áo quần rách bươm, dắt theo
một bà già ăn xin mù lòa. Dò hỏi thì anh ta biết được tên của con bé là Tố
Lan, Chung Hạo thất kinh hết hồn, bỏ chạy. Trở về nhà, Hạo quyết cải mệnh trời
để không phải làm chồng một con bé ăn mày bẩn thỉu.
Một buổi sáng, Chung Hạo lại tìm xuống chợ, đã ném đá vỡ đầu
cô bé ăn xin nọ. Mọi người cho biết con bé bị thương tích quá nặng, e không sống
được; và bà lão mù đi đâu biệt tích cũng không ai rõ.
Bảy năm sau, Chung Hạo đã nên danh phận. Nghe tin thiên hạ
bàn tán ở huyện Trúc Giang có con gái quan Thái úy nổi danh là một giai nhân sắc
nước hương trời, tên là Thảo Nương. Vương Tôn công tử gần xa, ngày đêm đến cầu
thân, nhưng chưa ai được kén chọn. Chung Hạo tìm đến, thuê một phòng trọ trước
phủ đường. Mới một lần tình cờ nhìn thấy Thảo Nương, Chung Hạo đã thấy lòng xao
động. Chàng vội quay trở về nhà, xin phụ thân tính đường mai mối. Hai gia đình
là môn đăng hộ đối, nên việc kết hôn sớm viên thành. Đôi uyên ương nên vợ chồng
yêu nhau thắm thiết.
Một hôm, Chung Hạo âu yếm gội đầu cho Thảo Nương. Thấy vợ
mình có một cái thẹo lớn đàng sau gáy, chàng hỏi nguyên nhân. Và nàng kể:
– “Nguyên, thiếp là con một bà ăn mày mù ở chợ Đông. Lúc nhỏ, một hôm đang dắt mẹ đi ăn xin, không hiểu sao lại có một kẻ xấu cầm đá ném vào đầu thiếp, gây thương tích nặng, tưởng đã lìa đời, may nhờ bà con tận tình cứu chữa. Sau đó, được quan Thái úy có lòng từ tâm, lại hiếm muộn, nên đem hai mẹ con thiếp về nuôi dưỡng. Thiếp được nghĩa phụ dạy dỗ, cho ăn học. Mẹ thiếp qua đời. Thiếp được giúp việc bút nghiên cho nghĩa phụ nơi công đường, đã rất nhiều đám đến dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Lạ thay, bên nhà chàng vừa ngỏ, thì dưỡng phụ bằng lòng ngay. Chúng ta đẹp duyên ngày nay chắc là có nợ có duyên”.
– “Không, Thảo Nương nàng ơi, nếu là định mệnh thì nàng phải là…Tố Lan”, Chung Hạo nói.
– “Nguyên, thiếp là con một bà ăn mày mù ở chợ Đông. Lúc nhỏ, một hôm đang dắt mẹ đi ăn xin, không hiểu sao lại có một kẻ xấu cầm đá ném vào đầu thiếp, gây thương tích nặng, tưởng đã lìa đời, may nhờ bà con tận tình cứu chữa. Sau đó, được quan Thái úy có lòng từ tâm, lại hiếm muộn, nên đem hai mẹ con thiếp về nuôi dưỡng. Thiếp được nghĩa phụ dạy dỗ, cho ăn học. Mẹ thiếp qua đời. Thiếp được giúp việc bút nghiên cho nghĩa phụ nơi công đường, đã rất nhiều đám đến dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Lạ thay, bên nhà chàng vừa ngỏ, thì dưỡng phụ bằng lòng ngay. Chúng ta đẹp duyên ngày nay chắc là có nợ có duyên”.
– “Không, Thảo Nương nàng ơi, nếu là định mệnh thì nàng phải là…Tố Lan”, Chung Hạo nói.
– “Tố Lan là tên của thiếp lúc còn bé. Sau khi được đưa về
dinh, nghĩa phụ đã đổi tên này”, Thảo Nương đáp.
Bấy giờ, Hạo mới biết Ông Tơ đã se duyên thì không thể làm khác được, chàng nhìn Tố Lan và khẽ ngâm:
Bấy giờ, Hạo mới biết Ông Tơ đã se duyên thì không thể làm khác được, chàng nhìn Tố Lan và khẽ ngâm:
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - (nghĩa là: Có duyên ngàn
dặm xa vẫn gặp được)
Vô duyên đối diện bất tương phùng” - (nghĩa là: Không duyên tận mặt vẫn cách lòng).
Vô duyên đối diện bất tương phùng” - (nghĩa là: Không duyên tận mặt vẫn cách lòng).
Câu “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” có ngụ ý: Khi sợi tơ
hồng đã ràng buộc nhau lại, dù có xa cách muôn ngàn vặn dặm, dù không hề biết
nhau, đôi trai gái sẽ thành vợ chồng.
I. Tục lệ hôn sự và tục lễ tế Tơ Hồng của Việt Nam.
Theo tín tướng của dân ta vị thần linh chủ về hôn sự
là ông Tơ bà Nguyệt. Dù cho địa vị xã hội cao sang hay nghèo nàn, dù gặp hoạn nạn,
hay may mắn, cuối cùng ai cũng phải tuân theo số mệnh. Văn chương bình dân cũng
như thi ca Việt Nam thường nhắc nhiều tới những vị thần linh chủ về hôn sự này.
Ông bà tổ tiên ta cũng có tục lễ tế Tơ Hồng để tưởng nhớ
Lão nguyệt, vị thần Tình duyên. Trong các nghi thức đám cưới của người Việt thời
xưa đều có nghi lễ nghi thức này. Nguyệt Lão là vị thần Tình duyên theo sự tích
Vi Cố đời Đường kể trên.
Theo đúng ý nghĩa của tục lệ, lễ tế thần Tình duyên phải tổ chức
tại phòng hoa chúc vào tối tân hôn. Về sau người ta bày ra tục lệ tế thần Tình
duyên tại sân nhà.
Theo tài liệu cổ học “Đất lề Quê thói”, ngày xưa lễ tế Tơ Hồng
được tổ chức ngay lúc sau khi đưa dâu về đến nhà, trước khi yết lễ tổ họ, lễ yết
gia tiên và chào mừng ông bà cha mẹ họ hàng, có ý rằng khi cô gái bước chân về
đến nhà người là nên duyên vợ chồng, lương duyên do ông Tơ chắp mối se lại,
điều trước tiên là nghĩ đến công đức của Ông tơ, để ông chứng kiến việc hôn phối
đã thành đồng thời tạ ơn Ông.
Tương truyền, ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày sinh nhật của
Nguyệt Hạ Lão Nhân. Vào ngày ấy, có rất nhiều trai đơn gái chiếc đến Miếu Thờ của
Nguyệt Lão để cầu cho được mối lương duyên. Cũng có rất nhiều người được thỏa
nguyện nên mang “bánh mừng”, “đường mừng” đến cúng tế, trả lễ.
Từ hình tượng Ông già dưới trăng có thành ngữ Nguyệt
Hạ Lão Nhân, còn Nguyệt Lão, là cách nói tắt của thành ngữ này. Và những
chữ: Tơ hồng, Chỉ hồng để chỉ việc nhân duyên vợ chồng. Những chữ Ông
Tơ,Nguyệt Lão, Trăng già, … cũng do điển này mà ra.
II. Văn hóa Thần truyền: Văn hóa ở các tầng thứ cao hơn
tầng thứ nhân loại.
Hầu hết sách viết về Văn học sử Việt Nam cho rằng Văn hóa
truyền thống Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Điều này là một thực tế
không thể chối cãi, dựa trên các yếu tố lịch sử, điạ lý, phong tục
tập quán, vv…
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn. Nếu nhìn qua góc độ
rộng lớn hơn, bao quát hơn, xuyên thấu hơn, văn hóa của mỗi quốc gia có thể
phát xuất từ các cảnh giới thần tiên, từ những tầng thứ không gian vũ trụ cao
hơn gọi là văn hóa thần truyền.
Trong kho tàng Văn chương cổ điển Việt Nam có những câu chuyện
cổ tích như Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Truyền Thuyết Âu Cơ Lạc ng Quân,
Truyền Thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh, kể cả truyền thuyết về ông Tơ bà Nguyệt chẳng
hạn, vốn chia sẻ một nguồn văn hóa có vẻ thần thoại hoang đường giống như văn
hoá Trung Hoa, đều phản ảnh sâu xa nguồn gốc văn hóa thần truyền từ trong vũ trụ,
nơi chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại.
III. Ông Tơ Bà Nguyệt qua Ca dao, Thi ca:
Lẽ tất nhiên, hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt, Nguyệt Lão, Tơ Hồng
gắn liền với tình yêu, hôn nhân và nỗi lòng khát khao giao hoà của tuổi trẻ. Nó
biểu hiện đầy đủ những cung bậc tình yêu.
Mới quen nhau, ướm lời, hỏi thử để giao tình, họ mượn hình tượng
Ông Tơ Bà Nguyệt “nói chuyện đò đưa”:
Ông Tơ đành vấn Bà Nguyệt đành vương
Phụ mẫu đành gả, hỏi nàng thương không nàng?
Cô gái đáp lại cũng không kém phần sắc sảo:
Nhớ chàng vì nợ vì duyên
Vì Ông Tơ Nguyệt đã khuyên lấy chàng
1. Vài dẫn chứng Ca Dao.
– Ông Tơ bà Nguyệt dẫn dắt:
“Sớm cùng phận đẹp duyên ưa
Ông Tơ Bà Nguyệt dắt đưa nên gần”.
“Sớm cùng phận đẹp duyên ưa
Ông Tơ Bà Nguyệt dắt đưa nên gần”.
– Nó đã như duyên số từ kiếp trước, giống như tích đẹp thuở
nào:
“Thương sao thấy mặt thương liền
Cũng như Ông Tơ Bà Nguyệt nối duyên mình thuở xưa”
“Thương sao thấy mặt thương liền
Cũng như Ông Tơ Bà Nguyệt nối duyên mình thuở xưa”
– Yêu nhau, ai chẳng muốn mãi mãi ở bên nhau:
“Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết se mình với ta”
“Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết se mình với ta”
– Thủ phận vì Ông Tơ đã trói buộc:
“Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết se mình với ta”
“Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết se mình với ta”
“Trước ngã ba có sợi dây tơ hồng
Gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Trai chưa vợ ruột thắt trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi “
“Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ Bà Nguyệt đã se ta rồi”.
Gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Trai chưa vợ ruột thắt trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi “
“Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ Bà Nguyệt đã se ta rồi”.
– Tơ hồng đã buộc, quyết không bỏ chàng:
“Lời nguyền chứng cớ có Ông Tơ Hồng
Thác thời mới dứt, sống không bỏ chàng”.
“Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ Bà Nguyệt đã se ta rồi.”
“Lời nguyền chứng cớ có Ông Tơ Hồng
Thác thời mới dứt, sống không bỏ chàng”.
“Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ Bà Nguyệt đã se ta rồi.”
2. Văn chương thi phú, Văn chương bình dân.
Những câu nói trong dân gian như “lá thắm”, “tơ hồng vương vấn” hoặc “nguyệt lão xe tơ” đều lấy trong điển tích ông Tơ bà Nguyệt.
Những câu nói trong dân gian như “lá thắm”, “tơ hồng vương vấn” hoặc “nguyệt lão xe tơ” đều lấy trong điển tích ông Tơ bà Nguyệt.
Kết luận:
Ông Tơ Bà Nguyệt là một hình tượng độc đáo trong tín ngưỡng của
người bình dân. Từ trong điển tích của văn học cổ điển Trung Quốc, hình tượng ấy
đã đi vào đời sống tâm hồn của người dân Việt vừa trở nên gần gũi thân thiết
qua những vần ca dao với tất cả những cấp độ của tình yêu lứa đôi, vừa trở
thành một phong tục truyền từ đời này sang đời khác.
Từ Nguyệt Lão Hạ Nhân đến thành ngữ Ông Tơ Bà
Nguyệt, vừa là sự sáng tạo trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, độc đáo hơn nó còn
gắn liền với một tín ngưỡng: triết lý âm dương hòa hợp mà chúng tôi đã dẫn ý ở
trên. Vì thế, khi tiếp nhận hình tưởng này tưởng cũng không nên máy móc, cực
đoan, … có thể mới thấy được hết cái hay, cái đẹp của những người gần bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn vậy!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét