Áo Bà Ba - Chiếc áo của phụ nữ miền Nam
Giỗ chạp ma chay, Áo Bà Ba nghiêm trang, thuần hậu
trong nền nếp lễ nghĩa.
Tiệc mừng, cưới hỏi, Áo Bà Ba tung tẩy màu sắc thêm phần rực rỡ.
Khi gió Xuân sang, Áo Bà Ba duyên
dáng rộn ràng hoa lá thắm tươi.
Tiến triển theo dòng lịch sử
ÁO BÀ BA
Hóa thân từ cổ tròn, hai túi ở hai bên tà áo, chuyển sang cổ trái tim, rồi tay Raglan, rồi tới nhấn eo.., bỏ túi v.v...
- Từ vải thô chuyển sang lụa, silk.
ÁO BÀ BA vốn là “áo
không có cổ“. Thân áo phía sau may bằng một mảnh
vải nguyên. Thân trước gồm hai mảnh. Ở giữa có dẫy khuy cài chạy
dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông, độ dài của áo chỉ trùm qua mông gần như bó sát
thân. Áo Bà Ba kết hợp với chiếc quần đen dài chấm gót chân, cùng với
tấm lưng ong thanh thoát làm tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng và lả lướt của phụ
nữ Việt Nam.
Từ bộ ”Bà Ba đen” lúc ban đầu, rồi theo sở thích và nếp sinh hoạt của dòng thời gian, Áo BÀ BA thay
đổi dần, được hoàn thiện với đủ các cung, trầm, bổng của Mần sắc
- Hoa tiết - Hoa văn. Với các hoa văn phong phú, cùng những mảng mầu hòa hợp, Áo Bà Ba mang dấu ấn nghệ thuật
tuyệt mỹ của hội họa hiện đại. Áo Bà Ba nếu so với các trang phục
truyền thống Việt Nam, Áo Bà Ba là bộ trang phục đơn giản nhất, phù hợp
với quan niệm sống của người Việt giản dị - nền nếp.
Áo Bà Ba đã dệt thành các bản hòa tấu nhẹ nhàng trầm
bổng. Nối hai bờ không gian quá khứ và hiện tại. Gieo vào lòng lữ khách sao xuyến nỗi niềm cảm xúc mến yêu.
Áo Bà Ba không rõ danh xưng “Bà Ba” có từ bao giờ. Nhưng có người cho rằng bộ BÀ BA Nam Bộ phỏng theo y phục
của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hóa. Đó là kiểu trang phục
của người “BaBa” nhóm người Hoa
sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày nay. Dù xuất xứ như thế nào, bộ Bà Ba, khăn rằn ri và chiếc nón lá, kết
hợp thành biểu tượng đặc sắc về cái đẹp tâm hồn, và vẻ đẹp văn hóa của
Phụ nữ Việt Nam.
Hiện tại, dù cuộc sống vội vã, ồn ào hơn, dù
thời gian có làm cho biết bao giá trị thay đổi, nhưng trên chặng đường dài đằng đẵng, các bà Mẹ, các bà Chị, những người Em vẫn mặc chiếc
áo BÀ BA như tiếng gọi hồn quê dân tộc Việt. Tình
quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫn khiến cho TA tìm về nguồn thương nỗi nhớ.
Xuất hiện với chiếc “ÁO BÀ BA”, cô gái miền Nam trở thành linh hồn của vùng đất
trù phú màu mỡ, sông nước. Chiếc Áo Bà Ba lả lướt trên
dòng sông thăm thẳm, thấp thoáng con đò bé nhỏ mong manh, coi thường con sóng dữ.
Ai về miền dưới Hậu Giang cho tôi nhắn gửi đôi hàng ước
mơ:
NINH KIỀU, em gái CẦN THƠ
Bao năm anh vẫn thương chờ đợi mong.
Chiếc Áo Bà Ba - Mai Thiên Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét