Tiếng cười kỳ tuyệt còn vang
“Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng đến và xâm chiếm chúng tôi toàn
vẹn ngay từ cái tuổi học sinh 15, 17 cách đây ngoài hai chục năm. Hiệu lực xâm
chiếm, và chinh phục, và khích động cảm giác cũng đột ngột, công mãnh liệt như
một cơn giông. Lần đầu tiên xuất hiện trong khuôn khổ một tiểu thuyết dài đăng
hàng tuần trên tờ “Hà Nội Báo” trận cuồng phong Vũ Trọng Phụng mang tên Thị Mịch,
Nghị Hách… quen thuộc và gần gũi với độc giả rất mau chóng, tưởng chừng sống thực
và tham dự hiển nhiên vào chính cuộc sống ngoài đời. Giữa cuộc sống nhàn dật và
kiêu sa thời đó - cuộc sống bề mặt bình thản và hình như vô sự nhưng vẫn ngấm
ngầm sôi động những cơn giông bão sắp sửa - «Giông Tố» của Vũ Trọng Phụng phải
chăng là một điềm báo hiệu, gợi lên ấn tượng một xã hội phá sản trong cơn bão
loạn tương lai? Chỉ biết ngòi bút tả thực của Vũ Trọng Phụng đã khơi trúng những
mạch sống yếu lộ nên đã vạch đúng tấn thảm kịch xã hội điển hình của một thời đại
sẵn chứa đựng triệu chứng một cơn cuồng vũ, và chỉ biết tác phong một Nghị
Hách, ngôn ngữ một Vạn Tóc Mai, hơi hướng vóc dáng một Thị Mịch v.v… dần dần đã
tiêm nhiễm, thâm nhập vào chính nhịp sống của vô số người thời đó. cho đến tận
bây giờ, ảnh hưởng của những nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vẫn còn đủ sức
sống động như thường. Trong khí hậu «gió thuận mưa hòa» của văn học tiền chiến,
ngay những cơn chuyển mình của thời tiết, những cơn gió đổi hướng bất ngờ cũng
vẫn không làm xô lệch tiết điệu trang trọng cố hữu tiết nhịp cân bằng hòa đối của
một nếp sống tinh thần vừa tự trút bỏ tấm áo choảng cổ điển để trôi theo lớp thủy
triều lăng mạn suốt 10 năm vẫn bàng bạc bao phủ khắp nơi, dĩ nhiên cả địa hạt
tiểu thuyết - cơn «Giông Tố» của Vũ Trọng Phụng đáng kể là một biến cố quan
trọng không phải ở hình thức kỹ thuật, không phải ở ý niệm đề tài, mả ở chính
cái bản chất “dấy loạn» của mỗi sự kiện, của mỗi tình tiết trong truyện, tác động
như một nguồn sinh khi thiên nhiên truyền sức sống vào dòng chữ.
Rồi, kế tiếp đến «Số Đỏ». Thế giới tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đã hoàn toàn hòa lẫn vào cuộc đời thực tại. Những Xuân Tóc Đỏ, Bà Phó Đoan, Ông Týp- Phờ-Nờ, Ông Văn Minh, Ông Phán Hồng, Ông Lang Tỳ, ông Lang Phế. Cậu Phước (Em chã) v.v… đã trở nên những nhân vật hiện thực bằng xương bằng thịt của một tấn hài kịch quay cuồng ngay trên cái sân khấu đời vẫn xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta, sau lưng chúng ta, bên cạnh chúng ta, mà thời nào cũng có thể xảy ra. Trong khoảng thời gian hơn hai chục năm trời nay, trải qua bao nhiêu biến thiên của thế cuộc, dưới bao nhiêu chế độ khác nhau, ở bao nhiêu khung cảnh khác nhau: Từ thời Pháp thuộc, Nhật thuộc, Quốc Gia (Bảo Hoàng) tới thời kỳ Việt Minh kháng chiến, rồi thì tản cư hồi cư… từ những phố phường Hà Nội tới các thị trấn nấm hậu phương. qua đồng ruộng, thôn trang, lên rừng, lên núi… cho tới thời kỳ hậu chiến, ở miền Tự Do, giới tuyến bên này. đâu đâu chúng ta cũng đều có thề tìm thấy những kiểu mẫu Xuân Tóc Đỏ, những Bà Phó Đoan, những Cụ Phán Hồng, những cặp vợ chồng Văn Miêng. những Týp-Phờ-Nờ, những Phước (Em chã) rất linh động, khả dĩ không hổ danh là sản phẩm chế tạo mang nhãn hiệu độc quyền Vũ Trọng Phụng.
Thậm chí đến mỗi lời nói biểu lộ cá tính đặc biệt của từng nhân vật cũng trở nên bất hủ, chẳng khác “danh ngôn” của các vĩ nhân. Những câu “Biết rồi., khổ lắm, nói mãi…” của cụ Phán Hồng, những lời xã giao văn vẻ hoặc văng tục của Xuân Tóc Đỏ: “Rất là một sự…ân hận” (hân hạnh), “cấm phạt...” những tiếng “Em chã” của cậu Phước (lớn đến có thể lấy vợ được rồi mà vẫn tắm truồng tồng ngồng..) thứ ngôn ngữ rất hiện sinh đó, cách đây hơn 20 năm, lũ thiểu niên chúng tôi, ở cái tuổi học trò, lấy làm thưởng thức lắm. Chính bọn học trò chúng tôi vẫn thường sáng chế những loại ngôn ngữ “lập thể” như vậy. Và cái kho ngữ vựng tinh nghịch ấy mỗi thời mỗi thay đổi, phù hợp vời sắc thái từng thời đại. Vậy mà những “danh ngôn” của nhân vật “Số Đỏ” vẫn không lỗi thời, nghĩa lả vẫn giữ nguyên vẹn tính chất nghịch ngợm tinh quái, vẫn được vô số những người tuổi trẻ và cả tuổi già của thế hệ hôm nay thích thú nhắc nhở và sử dụng, nói theo Xuân Tóc Đỏ, nghĩa là vẫn “rất là một sự hấp dẫn như thường” không hề bị “cấm phạt”… Còn nhiều chi tiết linh động khác chứng tỏ cơn động cỡn rởm đời, lố bịch, đáng cười, đáng giận, đáng ghét, hoặc ngớ ngẩn đáng thương của con người thời đó, xét ra chính là tấm gương phản chiếu khuôn mặt thực và cả cái chân tướng (lột trần) của con người xã hội mọi thời đại, tấm gương cố ý biến thể và méo mó hình ảnh đôi chút, nên càng nổi bật rõ những đường nét kỳ khôi, thô kệch, «Số Đỏ» nói chung là một thứ thấu kính hội tụ đặc biệt lọc ánh sáng qua cái tiêu điểm xã hội Việt Nam Âu hóa, khiến chúng ta nhìn thấy những dị hình, dị tướng méo mó lệch lạc, của một nhân loại mã tà tính, thú tính được dịp phát hiện lấn mất cả nhân tính; thiện tính, có thể gọi là một thứ «Chiêu Yêu Kính» soi vào đâu liền làm hiện nguyên hình những con người ma, những con người ngợm mà từ ngôn ngữ, từ hành động đều bốc lên «yêu khí» ngùn ngụt, một thứ yêu khi tác dụng như… lựu đạn cay, khiến cho người ta nghẹt thở, sặc sụa vì cười ra nước mắt.
Tôi đã say mê đọc Vũ Trọng Phụng, nhất là Số Đỏ, từ khi còn học năm thứ ba, thứ tư trường Bưởi dưới thời hiệu trưởng Autigeon và giám học De Rozario. Cả hai đều là những kiểu mẫu «quan tây thực dân», xứng đáng là nhân vật điển hình khả kính của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Khám phá ra điều đó, lũ học sinh chúng tôi càng thống khoái nghiền ngẫm «Số Đỏ», truyền tay cho nhau đọc «Số Đỏ» ngay trong lớp, có anh nghiên cứu «Số Đỏ» kỹ hơn bất cứ một cuốn sách giáo khoa nào. Và, qua những bài học “rất là một sự… trào lộng” của Giáo sư Xuân - tức “Me-sừ Xuân Tóc Đỏ”, chúng tôi nhìn vào chỗ nào cũng thấy hiện ra nham nhở những khuôn mặt điền hình của nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng: Những Bà Phó Đoan, Cụ Phán Hồng, những Týp-Phờ-Nờ, Em Chã, những cặp vợ chồng Văn Minh xuất hiện sừng sững ở ngay cả trong trường! Và bậc vĩ nhân xuất chúng như me-sừ Xuân Tóc Đỏ thì dường như ở lớp học nào cũng có ít nhất một vài kiểu mẫu (thu nhỏ).
Chúng
tôi mượn tên các nhân vật trong «Giông Tố» và «Số Đỏ» để đặt hỗn danh cho bạn
bè, cho cả hiệu trưởng, giáo sư và các giám thị nữa. Cho tới một ngày, cuốn Số
Đỏ đang truyền tay giữa giờ Vật Lý Học thì bị giáo sư bắt được.
Khám ngăn bản cả
lớp, giáo sư tịch thu được thêm 6 cuốn «Số Đỏ» và 2 cuốn «Giông Tố» nữa. Hôm đó
giáo sư đang giảng về Quang Học, nên chúng tôi thường nói đùa với nhau: «Anh
em số… đen bỗng dưng bị tịch thu 6 lentilles concaves và 2 lentilles convexes»…
câu nói buột miệng, không hề có ý niệm so sánh. Nhưng từ đó đi tới định nghĩa:
«Số Đỏ» là một thấu kính hội tụ, một «Chiếu Yêu Kính», sự liên hệ tình cờ chỉ
có một bước ngắn.
Kỷ niệm còn tồn tại trong ký ức tôi, chỉ mới như ngày hôm qua. Là vì, cũng vừa mới hôm qua, ôn lại «Số Đỏ» của Vũ Trọng Phụng, tôi vẫn còn thấy nguyên vẹn cái thống khoái mới mẻ, cả cái cảm giác tinh nghịch như ngày nào. Và ngay trước mắt, tôi vẫn còn nhìn thấy một vài khuôn mặt quen thuộc, của cái tuổi học trò từ hơn 20 năm xưa, những khuôn mặt độc đáo từng được bạn bè trường Bưởi gán cho những hỗn danh rẩt «đắc địa» là Nghị Hách, là Vạn Tóc Mai, là Xuân Tóc Đỏ, là Ông Phán Mọc Sừng, là Văn Minh, là Em Chã…- những khuôn mặt khả kính đó, trải qua bao nhiêu thế sự thăng trầm của hơn 20 năm biển dâu biến cải, ngày nay có thêm hoặc bớt khả kính phần nào chăng nữa, thì trước mắt tôi, những khuôn mặt đó vẫn cứ giữ nguyên cái chân tướng, cái sắc diện, gần như cả cái tính chất của Nghị Hách, của Vạn Tóc Mai, của Xuân Tóc Đỏ, của Ông Phán Mọc Sừng, của Văn Minh, của Em Chã…Tấm «Chiếu Yêu Kính» của Vũ Trọng Phụng như có một ánh sáng linh diệu, soi trúng được cả tướng tinh, thần phách con người, và soi thấu suốt được cả thời gian.
Nhưng chính con người Vũ Trọng Phụng đã không thắng nổi thời gian, và đành chịu thua số mệnh. Năm 1939, nghe tin Vũ Trọng Phụng từ trần, chúng lôi vẫn chưa rời khỏi ghế nhà trường, chỉ còn biết ngẩn ngơ nhớ tiếc một cái gì quý lắm vừa đánh mất. Vài năm sau, khi đã vào nghề cầm hút, tỏi mới có dịp chính thức dự một cái giỗ Vũ Trọng Phụng - một cái giỗ mang ý nghĩa một lễ truy điệu thân mật do một số văn hữu tổ chức. Hôm đó, tôi còn nhớ, nhà văn Ngọc Giao, trong nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, đã thuật lại một truyện có ý nghĩa thực chua xót: “Tác giả “Số Đỏ” là một người suốt đời chỉ gặp toàn số đen, và số đen cho tớỉ lúc chết.” Nguyên Vũ Trọng Phụng cũng như Lê Văn Trương, Lan Khai, Vũ Bằng, Ngọc Giao. Nguyễn Công Hoan, Thâm Tâm, Trần Huyên Trân v.v… đều sống bằng nghề bán chữ cho nhà xuất bản Tân Dân. Công việc bán chữ đã được kỹ nghệ hóa tới cái độ «tính dòng ăn tiền», rồi lại tới chỗ «đếm chữ tính tiền», để phòng ngừa cảc nhà văn cao hứng ưa xuống dòng, theo thể văn đổi thoại, mỗi dòng buông lửng có 1, 2 chữ. Một số các nhà văn trong nhóm không chịu như vậy, chẳng những phản đối lối đếm chữ, mà còn yêu cầu tăng thêm giá tiền tính dòng lên mấy hào. Nhà xuất bản không nghe. Nhà văn liền đình công. Nhưng có một số phản hàng ngũ, vẫn ngầm gửi bản thảo cho nhà xuất bản. Vũ Trọng Phụng, trung thành với nhóm tranh đấu, đành chịu túng thiếu, cơ cực. Giữa khi đó Phụng lại đang ốm. Gắng mãi tới mấy tháng, nhà xuất bản thấy bất lợi, đành nhượng bộ. Ngày ký lại hợp đồng giữa đôi bên, dù đang ốm lả, Phụng cũng cố gượng chống ba toong, đòi bạn bè dìu mình lên tận từng lầu ba của nhà xuất bản, để được «chứng kiến tận mắt sự kiện quan trọng» đó, vì Phụng nghẻo suốt đời, nay mới sắp sửa kiếm được thêm tiền. Ký xong, về được tới nhà thì mấy hôm sau Vũ Trọng Phụng từ trần. Bản giao kèo tăng thêm giá tiền mỗi dòng chữ, dù chỉ mấy hào, cũng không bao giờ thực hiện với Vũ Trọng Phụng, tuy Phụng đã đến tận chỗ đề ký nhận và chứng kiến bằng cả hai mắt mở to. Nhưng cặp mắt ấy chỉ còn mở lớn nhìn vào thiên cổ để mà nhận thấy mình vẫn nghèo xác ngay cả lúc bước sang thế giới bên kia.
Nhắc tới Vũ Trọng Phụng, tôi không khỏi có những ý nghĩ day dứt về một hiện tượng mà tôi muốn trình bày ở đây như đôi dòng hoài niệm chung, góp thêm vào nén hương tưởng nhớ họ Vũ. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn hai chục năm trời nay, cuộc sống văn nghệ của chúng ta chen lẫn bao nhiêu vang bóng của cái Chết! Tuy mỗi ngày chúng ta vẫn có thêm những người bạn mới, nhưng nhìn chung quanh, mỗi ngày cũng lại thấy mất dần đi một vài khuôn mặt quen thuộc, có những người lặng lẽ đến với cuộc sống để rồi lại bình thản ra đi, không trống không kèn, không cả một lời ai điếu tiễn chân: Chúng ta chỉ bắt gặp linh hồn họ trong địa hạt giao cảm, hầu như không hề sánh bước cùng họ trên đường đời.
Nhưng nếu thời gian có hồi ảnh và nếu không gian có vọng thanh, thì hình bóng của họ tất đã ghi sâu vào ký ức vũ trụ. Cuộc đời vẫn trôi đi không ngừng. Những người đã đi sẽ không bao giờ trở lại, nhưng chúng ta không muốn vô tình. Trong lúc cuộc đời rộn rịp kéo nhau qua khắp mọi ngả đường, chúng ta muốn ngồi lại phút giây, trầm mặc nhìn về quá khứ, gợi nhớ lại ít nhiều kỷ niệm, để lại thấy gần gũi thêm một với hình bóng của những người bạn văn nghệ đã một sớm một chiều cách biệt chúng ta.
Đó là những người không còn sống trong cuộc đời thực tại, nhưng vĩnh viễn sống trong thế giới của Linh Hồn, sống trường cửu trong cõi Không Hư vô cùng tận, và sống vĩnh viễn trong lòng chúng ta.
Đó là những người đã chánh thức lìa bỏ cõi trần để lặng lẽ nhập vào cõi «âm huyền mờ mịt» - nói theo Nguyễn Du, tác giả “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh”. Những người đó hoặc mới qua đời năm ngoái, năm kia, hoặc khuất bóng từ lâu - cách đây mươi mười lăm năm, hoặc nhiều hơn nữa - nhưng tôi không muốn gọi là «những người đã chết» mà trái lại rằng: chính khi lìa trần mới là lúc họ tìm thấy cuộc sống bất diệt. Tôi vẫn mặc nhiên coi họ là “những người không bao giờ chết».
Khi còn sống, trong cuộc đời thực tại; có thể thân thể họ chìm nổi bất thường, có thể họ chỉ dạo qua cuộc đời phồn thịnh như một người khách lạ, nhưng bây giờ, họ đã nằm yên dưới lòng đất, thể xác họ đã dần dần tiêu tan, sự cách biệt hầu như không còn nữa, linh hồn họ, bình thản hơn và thanh tuyền hơn, hình như cũng gần chúng ta hơn.
Những văn nghệ sĩ đã khuất bóng - “những người không bao giờ chết” đó - mỗi người giờ đây chỉ còn là một ý niệm, mỗi tên tuổi đọc lên chỉ còn là một vọng âm, mỗi gương mặt nhớ lại chỉ còn là màu khói hương phảng phất. Nhưng hương khói kia bởi vì huyền ảo cho nên không bao giờ phai, vọng âm kia, bởi vì vô ảnh vô hình cho nên không bao giờ tiêu tán; và ý niệm kia, bởi vì chỉ là một ý niệm, cho nên không hề bị hủy diệt. Ai đã nói: “Danh vọng là vầng thái dương của người chết”? Nhưng đây là “những người không bao giờ chết”. Vậy thì nhớ hay quên, chúng ta cũng chẳng đem lại được danh vọng nhiều hay ít, và ở bên này hay bên kia thế giới, mỗi người cũng vẫn có riêng một vầng thái dương đời đời phát tiết ra ánh sáng. Chúng ta nhớ tới họ, nghĩa là chúng ta chỉ đốt lên một nén hương, khơi lên một ngọn lửa nhỏ bé, đủ làm ấm lại một khoảnh khắc giao tình.
“Những người không bao giờ chết” đó, có người an nhiên ra đi theo Số Mệnh, cũng có người kháng cự đến tận củng với Số Mệnh. Lại cũng có người bất ngờ bị Số Mệnh chợt tới đổ xô di, không kịp gửi lại cho cuộc đời cả đến một khoé mắt, một nụ cười, hay một tiểng thở dài luyến tiẽc.
Và cũng có những người đứng tuối rồi mới lìa trần. Nhưng lại có những người yểu mệnh vội vàng giã từ cuộc sống ngay giữa tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, dù “ra đi” trước hay sau, vội vàng hay thong thả, bình dị hay sóng gió, tất cả giờ đây cũng đều tận nhập vào cơn Mộng Lớn như nhau, tất cả đều đã trút bỏ được mọi phiền não nhân thế, để cùng bước tới địa hạt “Vạn cảnh giai không”. Cũng như nhau, tất cả chỉ còn gặp gỡ chúng ta trên đường lối truyền cảm thuần khiểt.
Cuộc sống xã hội hôm nay vắng bóng họ. Nhưng họ đã và sẽ có mặt mãi mãi trong cuộc sống tinh thần chung của dân tộc, trong cả cuộc sống văn nghệ riêng của mỗi ngườỉ. Phải chăng hiện tại này ít nhiều cũng đã làm bằng những hình bóng của dĩ vãng?
Chưa tính xa hơn nữa, hãy kể trong khoảng hai chục năm gần đây, cuộc sống của chúng ta quả thật bao lần chen lẫn cùng bóng dáng cái chết. Đã bao nhiêu người đi mất, đã bao nhiêu cuộc đời dần dần chìm vào thiên cổ, đã bao nhiêu tên tuổi chỉ còn là những tiếng vọng giữa thinh không? Bao nhiêu khoé mắt, nụ cười của những người bạn chúng ta, bao nhiêu tâm tình, ý nguyện của những người văn nghệ sĩ quen thuộc giờ đây chỉ còn là những kỷ niệm!
Chúng ta không khỏi xót xa khi nhắc tới những người bạn đã khuất bóng. Nhưng khi nghĩ rằng họ là “những người không bao giờ chết”, chúng ta cũng thấy đôi chút dịu lòng. Mối sầu mênh mông nghìn thủa của người mất lẫn người còn hầu như cũng được phần nào an ủi.
Dẫu sao tôi vẫn thường bâng khuâng đặt một giả thuyết - một giả thuyết nhưng chính là một hoài vọng - một hoài vọng bao giờ cũng chỉ là hoài vọng ngậm ngùi, bởi vì sở nguyện của lòng người dù thành khẩn, thiết tha đến mấy cũng không thể nào thắng nổi số mệnh vô tình.
Nếu từ hai mươi năm nay, Thiên Cổ không sớm cướp của chúng ta đi một số bạn bè, thân hoặc sơ, và nếu hàng ngũ văn nghệ vẫn còn đủ mặt văn tinh (dù là một văn tinh mới mọc) nền trời văn nghệ xứ này sẽ còn rực rỡ sáng đẹp thêm chừng nào, và cuộc Hội Ngộ hôm nay của chúng ta sẽ còn đông vui, hào hứng bao nhiêu? Cuộc sinh hoạt tinh thần của đất nước này, đời sống anh hoa của dân tộc này sẽ còn giàu thêm bao nhiêu thanh sắc, nếu chúng ta không sớm mất những người bạn văn nghệ đáng lẽ chưa nên đi mất? Mái nhà thanh khí của chúng ta sẽ còn ấm cúng thêm biết chừng nào? Kho tàng văn học nước nhà sẽ phong phú thêm bao nhiêu, nếu cho tới hôm nay hàng ngũ văn nghệ của chúng ta vẫn còn đủ những: Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Nguyễn Nhược Pháp, J. Leiba, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Phạm Hầu, Phạm Tú, Thâm Tâm, Vũ Trọng Can, Nguyễn Đức Chinh, Khái Hưng, Trần Tiêu, Thạch Lam, Đặng Thế Phong, Trần Binh Lộc, Lê Trọng Quỹ, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Dân Giám, Tô Ngọc Vân, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Hà , Nhượng Tống, Quỳnh Dao, Phan Phong Linh, Quách Thoại, Hoàng Đạo, Nguyễn Đình Lạp, Thu Hồng, Bùi Tiến Canh, Vũ Xuân Tự, Nhất Linh, Lê Văn Trương… Hãy chỉ xin kể tới những tên tuổi mà nhiều người từng quen thuộc, và riêng tôi đã có dịp ít nhiều quen biết. Bản danh sách tất nhiên còn thiếu sót, nhưng thực tình, tôi cũng chẳng mong có một bản danh sách “đầy đủ” hơn. Những tên tuổi vừa kể, tuy chúng ta đang gọi là “những người không bao giờ chết”, nhưng thực sự, tôi vẫn muốn họ đừng vội đi vào cõi Bất Diệt để cuộc đời hôm nay còn nghe thấy tiếng nói ấm nồng của họ rung động nhiều lần nữa, và để cho những người sống ở cõi đời này được giàu thêm một chút cảm tình, một chút tình yêu, một chút hy vọng…
Nếu…ước vọng hão huyền của tôi không chỉ là ảo vọng, chắc chắn lịch sử văn học của chúng tá sẽ có nhiều hiện tượng bất ngờ kỳ thủ.
Nhưng, từ hai chục năm trời nay, những người đã ra đi vẫn không bao giờ trờ lại. Những Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Nguyễn Nhược Pháp, J. Leiba… những Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Phạm Hầu, Phạm Tú… những Thâm Tâm, Vũ Trọng Can, Nguyễn Đức Chinh, Khái Hưng, Trần Tiêu, Thạch Lam… những Ngọc Vân, Nam Cao, Phan Phong Linh, Quách Thoại v.v… đã chính thức nhập vào thế giới của “những người không bao giờ chết”, nghĩa là ít nhất đã phải một lần chết thực, theo cái nghĩa thê lương sâu thẳm nhất của sự chết.
Chúng ta, những người đang sống hôm nay, những người chưa từng đặt bước vào cõi chết, và cũng chưa đi tới chặng đường tận cùng của cuộc sống, chúng ta sẽ cách biệt với họ biết chừng nào, nếu không còn lại đây một chút phần hồn trên vài trang sách cũ, một chút vang bóng trên vài nét bút xưa, một chút nghi dung qua ít nhiều kỷ niệm.
Đối với những người bạn đã khuất bóng, thân hoặc sơ, tôi đều cảm thấy một mối giao tình thân thiết. Những linh hồn ở bên kia trần lụy hình như bao giờ cũng sẵn sàng dành cho chúng ta những cảm tình tri ngộ trân trọng và quý báu, hơn cả những người bạn cùng đường ở cõi trần gian. Trường hợp một Vũ Trọng Phụng, lặng lẽ chết đi vớí cái nghèo cố hữu của mình, nhưng lúc sống đã dám nhịn đói giữa lúc vi trùng lao đang tàn phá hai lá phổi, và nhịn đói để giữ trọn một lời giao ước với những người bạn đồng hội đồng thuyền, để trung thành với cái sĩ khí của chính mình, sĩ khí của một kẻ cầm bút không chịu để cho kẻ có tiền chi phối, trường hợp ấy thực đáng để cho nhiều người còn sống hôm nay ngẫm nghĩ, những người đang chen vai thích cánh nhau đến có thể trở nên tư thù với nhau, chỉ để dành lấy một chút ưu thế trong cuộc sống vốn dĩ không trường cửu.
Tiếng cười kỳ tuyệt của Vũ Trọng Phụng vẫn còn ngân dài bất tận trong “Số Đỏ”… Dầu sao hãy cứ tin rằng: được cười một trận khoái sảng như vậy rồi chết hai bàn tay trắng như Vũ Trọng Phụng cũng đủ mãn nguyện lắm rồi, không còn gì để tiếc đời.
Rồi, kế tiếp đến «Số Đỏ». Thế giới tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đã hoàn toàn hòa lẫn vào cuộc đời thực tại. Những Xuân Tóc Đỏ, Bà Phó Đoan, Ông Týp- Phờ-Nờ, Ông Văn Minh, Ông Phán Hồng, Ông Lang Tỳ, ông Lang Phế. Cậu Phước (Em chã) v.v… đã trở nên những nhân vật hiện thực bằng xương bằng thịt của một tấn hài kịch quay cuồng ngay trên cái sân khấu đời vẫn xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta, sau lưng chúng ta, bên cạnh chúng ta, mà thời nào cũng có thể xảy ra. Trong khoảng thời gian hơn hai chục năm trời nay, trải qua bao nhiêu biến thiên của thế cuộc, dưới bao nhiêu chế độ khác nhau, ở bao nhiêu khung cảnh khác nhau: Từ thời Pháp thuộc, Nhật thuộc, Quốc Gia (Bảo Hoàng) tới thời kỳ Việt Minh kháng chiến, rồi thì tản cư hồi cư… từ những phố phường Hà Nội tới các thị trấn nấm hậu phương. qua đồng ruộng, thôn trang, lên rừng, lên núi… cho tới thời kỳ hậu chiến, ở miền Tự Do, giới tuyến bên này. đâu đâu chúng ta cũng đều có thề tìm thấy những kiểu mẫu Xuân Tóc Đỏ, những Bà Phó Đoan, những Cụ Phán Hồng, những cặp vợ chồng Văn Miêng. những Týp-Phờ-Nờ, những Phước (Em chã) rất linh động, khả dĩ không hổ danh là sản phẩm chế tạo mang nhãn hiệu độc quyền Vũ Trọng Phụng.
Thậm chí đến mỗi lời nói biểu lộ cá tính đặc biệt của từng nhân vật cũng trở nên bất hủ, chẳng khác “danh ngôn” của các vĩ nhân. Những câu “Biết rồi., khổ lắm, nói mãi…” của cụ Phán Hồng, những lời xã giao văn vẻ hoặc văng tục của Xuân Tóc Đỏ: “Rất là một sự…ân hận” (hân hạnh), “cấm phạt...” những tiếng “Em chã” của cậu Phước (lớn đến có thể lấy vợ được rồi mà vẫn tắm truồng tồng ngồng..) thứ ngôn ngữ rất hiện sinh đó, cách đây hơn 20 năm, lũ thiểu niên chúng tôi, ở cái tuổi học trò, lấy làm thưởng thức lắm. Chính bọn học trò chúng tôi vẫn thường sáng chế những loại ngôn ngữ “lập thể” như vậy. Và cái kho ngữ vựng tinh nghịch ấy mỗi thời mỗi thay đổi, phù hợp vời sắc thái từng thời đại. Vậy mà những “danh ngôn” của nhân vật “Số Đỏ” vẫn không lỗi thời, nghĩa lả vẫn giữ nguyên vẹn tính chất nghịch ngợm tinh quái, vẫn được vô số những người tuổi trẻ và cả tuổi già của thế hệ hôm nay thích thú nhắc nhở và sử dụng, nói theo Xuân Tóc Đỏ, nghĩa là vẫn “rất là một sự hấp dẫn như thường” không hề bị “cấm phạt”… Còn nhiều chi tiết linh động khác chứng tỏ cơn động cỡn rởm đời, lố bịch, đáng cười, đáng giận, đáng ghét, hoặc ngớ ngẩn đáng thương của con người thời đó, xét ra chính là tấm gương phản chiếu khuôn mặt thực và cả cái chân tướng (lột trần) của con người xã hội mọi thời đại, tấm gương cố ý biến thể và méo mó hình ảnh đôi chút, nên càng nổi bật rõ những đường nét kỳ khôi, thô kệch, «Số Đỏ» nói chung là một thứ thấu kính hội tụ đặc biệt lọc ánh sáng qua cái tiêu điểm xã hội Việt Nam Âu hóa, khiến chúng ta nhìn thấy những dị hình, dị tướng méo mó lệch lạc, của một nhân loại mã tà tính, thú tính được dịp phát hiện lấn mất cả nhân tính; thiện tính, có thể gọi là một thứ «Chiêu Yêu Kính» soi vào đâu liền làm hiện nguyên hình những con người ma, những con người ngợm mà từ ngôn ngữ, từ hành động đều bốc lên «yêu khí» ngùn ngụt, một thứ yêu khi tác dụng như… lựu đạn cay, khiến cho người ta nghẹt thở, sặc sụa vì cười ra nước mắt.
Tôi đã say mê đọc Vũ Trọng Phụng, nhất là Số Đỏ, từ khi còn học năm thứ ba, thứ tư trường Bưởi dưới thời hiệu trưởng Autigeon và giám học De Rozario. Cả hai đều là những kiểu mẫu «quan tây thực dân», xứng đáng là nhân vật điển hình khả kính của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Khám phá ra điều đó, lũ học sinh chúng tôi càng thống khoái nghiền ngẫm «Số Đỏ», truyền tay cho nhau đọc «Số Đỏ» ngay trong lớp, có anh nghiên cứu «Số Đỏ» kỹ hơn bất cứ một cuốn sách giáo khoa nào. Và, qua những bài học “rất là một sự… trào lộng” của Giáo sư Xuân - tức “Me-sừ Xuân Tóc Đỏ”, chúng tôi nhìn vào chỗ nào cũng thấy hiện ra nham nhở những khuôn mặt điền hình của nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng: Những Bà Phó Đoan, Cụ Phán Hồng, những Týp-Phờ-Nờ, Em Chã, những cặp vợ chồng Văn Minh xuất hiện sừng sững ở ngay cả trong trường! Và bậc vĩ nhân xuất chúng như me-sừ Xuân Tóc Đỏ thì dường như ở lớp học nào cũng có ít nhất một vài kiểu mẫu (thu nhỏ).
Kỷ niệm còn tồn tại trong ký ức tôi, chỉ mới như ngày hôm qua. Là vì, cũng vừa mới hôm qua, ôn lại «Số Đỏ» của Vũ Trọng Phụng, tôi vẫn còn thấy nguyên vẹn cái thống khoái mới mẻ, cả cái cảm giác tinh nghịch như ngày nào. Và ngay trước mắt, tôi vẫn còn nhìn thấy một vài khuôn mặt quen thuộc, của cái tuổi học trò từ hơn 20 năm xưa, những khuôn mặt độc đáo từng được bạn bè trường Bưởi gán cho những hỗn danh rẩt «đắc địa» là Nghị Hách, là Vạn Tóc Mai, là Xuân Tóc Đỏ, là Ông Phán Mọc Sừng, là Văn Minh, là Em Chã…- những khuôn mặt khả kính đó, trải qua bao nhiêu thế sự thăng trầm của hơn 20 năm biển dâu biến cải, ngày nay có thêm hoặc bớt khả kính phần nào chăng nữa, thì trước mắt tôi, những khuôn mặt đó vẫn cứ giữ nguyên cái chân tướng, cái sắc diện, gần như cả cái tính chất của Nghị Hách, của Vạn Tóc Mai, của Xuân Tóc Đỏ, của Ông Phán Mọc Sừng, của Văn Minh, của Em Chã…Tấm «Chiếu Yêu Kính» của Vũ Trọng Phụng như có một ánh sáng linh diệu, soi trúng được cả tướng tinh, thần phách con người, và soi thấu suốt được cả thời gian.
Nhưng chính con người Vũ Trọng Phụng đã không thắng nổi thời gian, và đành chịu thua số mệnh. Năm 1939, nghe tin Vũ Trọng Phụng từ trần, chúng lôi vẫn chưa rời khỏi ghế nhà trường, chỉ còn biết ngẩn ngơ nhớ tiếc một cái gì quý lắm vừa đánh mất. Vài năm sau, khi đã vào nghề cầm hút, tỏi mới có dịp chính thức dự một cái giỗ Vũ Trọng Phụng - một cái giỗ mang ý nghĩa một lễ truy điệu thân mật do một số văn hữu tổ chức. Hôm đó, tôi còn nhớ, nhà văn Ngọc Giao, trong nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, đã thuật lại một truyện có ý nghĩa thực chua xót: “Tác giả “Số Đỏ” là một người suốt đời chỉ gặp toàn số đen, và số đen cho tớỉ lúc chết.” Nguyên Vũ Trọng Phụng cũng như Lê Văn Trương, Lan Khai, Vũ Bằng, Ngọc Giao. Nguyễn Công Hoan, Thâm Tâm, Trần Huyên Trân v.v… đều sống bằng nghề bán chữ cho nhà xuất bản Tân Dân. Công việc bán chữ đã được kỹ nghệ hóa tới cái độ «tính dòng ăn tiền», rồi lại tới chỗ «đếm chữ tính tiền», để phòng ngừa cảc nhà văn cao hứng ưa xuống dòng, theo thể văn đổi thoại, mỗi dòng buông lửng có 1, 2 chữ. Một số các nhà văn trong nhóm không chịu như vậy, chẳng những phản đối lối đếm chữ, mà còn yêu cầu tăng thêm giá tiền tính dòng lên mấy hào. Nhà xuất bản không nghe. Nhà văn liền đình công. Nhưng có một số phản hàng ngũ, vẫn ngầm gửi bản thảo cho nhà xuất bản. Vũ Trọng Phụng, trung thành với nhóm tranh đấu, đành chịu túng thiếu, cơ cực. Giữa khi đó Phụng lại đang ốm. Gắng mãi tới mấy tháng, nhà xuất bản thấy bất lợi, đành nhượng bộ. Ngày ký lại hợp đồng giữa đôi bên, dù đang ốm lả, Phụng cũng cố gượng chống ba toong, đòi bạn bè dìu mình lên tận từng lầu ba của nhà xuất bản, để được «chứng kiến tận mắt sự kiện quan trọng» đó, vì Phụng nghẻo suốt đời, nay mới sắp sửa kiếm được thêm tiền. Ký xong, về được tới nhà thì mấy hôm sau Vũ Trọng Phụng từ trần. Bản giao kèo tăng thêm giá tiền mỗi dòng chữ, dù chỉ mấy hào, cũng không bao giờ thực hiện với Vũ Trọng Phụng, tuy Phụng đã đến tận chỗ đề ký nhận và chứng kiến bằng cả hai mắt mở to. Nhưng cặp mắt ấy chỉ còn mở lớn nhìn vào thiên cổ để mà nhận thấy mình vẫn nghèo xác ngay cả lúc bước sang thế giới bên kia.
Nhắc tới Vũ Trọng Phụng, tôi không khỏi có những ý nghĩ day dứt về một hiện tượng mà tôi muốn trình bày ở đây như đôi dòng hoài niệm chung, góp thêm vào nén hương tưởng nhớ họ Vũ. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn hai chục năm trời nay, cuộc sống văn nghệ của chúng ta chen lẫn bao nhiêu vang bóng của cái Chết! Tuy mỗi ngày chúng ta vẫn có thêm những người bạn mới, nhưng nhìn chung quanh, mỗi ngày cũng lại thấy mất dần đi một vài khuôn mặt quen thuộc, có những người lặng lẽ đến với cuộc sống để rồi lại bình thản ra đi, không trống không kèn, không cả một lời ai điếu tiễn chân: Chúng ta chỉ bắt gặp linh hồn họ trong địa hạt giao cảm, hầu như không hề sánh bước cùng họ trên đường đời.
Nhưng nếu thời gian có hồi ảnh và nếu không gian có vọng thanh, thì hình bóng của họ tất đã ghi sâu vào ký ức vũ trụ. Cuộc đời vẫn trôi đi không ngừng. Những người đã đi sẽ không bao giờ trở lại, nhưng chúng ta không muốn vô tình. Trong lúc cuộc đời rộn rịp kéo nhau qua khắp mọi ngả đường, chúng ta muốn ngồi lại phút giây, trầm mặc nhìn về quá khứ, gợi nhớ lại ít nhiều kỷ niệm, để lại thấy gần gũi thêm một với hình bóng của những người bạn văn nghệ đã một sớm một chiều cách biệt chúng ta.
Đó là những người không còn sống trong cuộc đời thực tại, nhưng vĩnh viễn sống trong thế giới của Linh Hồn, sống trường cửu trong cõi Không Hư vô cùng tận, và sống vĩnh viễn trong lòng chúng ta.
Đó là những người đã chánh thức lìa bỏ cõi trần để lặng lẽ nhập vào cõi «âm huyền mờ mịt» - nói theo Nguyễn Du, tác giả “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh”. Những người đó hoặc mới qua đời năm ngoái, năm kia, hoặc khuất bóng từ lâu - cách đây mươi mười lăm năm, hoặc nhiều hơn nữa - nhưng tôi không muốn gọi là «những người đã chết» mà trái lại rằng: chính khi lìa trần mới là lúc họ tìm thấy cuộc sống bất diệt. Tôi vẫn mặc nhiên coi họ là “những người không bao giờ chết».
Khi còn sống, trong cuộc đời thực tại; có thể thân thể họ chìm nổi bất thường, có thể họ chỉ dạo qua cuộc đời phồn thịnh như một người khách lạ, nhưng bây giờ, họ đã nằm yên dưới lòng đất, thể xác họ đã dần dần tiêu tan, sự cách biệt hầu như không còn nữa, linh hồn họ, bình thản hơn và thanh tuyền hơn, hình như cũng gần chúng ta hơn.
Những văn nghệ sĩ đã khuất bóng - “những người không bao giờ chết” đó - mỗi người giờ đây chỉ còn là một ý niệm, mỗi tên tuổi đọc lên chỉ còn là một vọng âm, mỗi gương mặt nhớ lại chỉ còn là màu khói hương phảng phất. Nhưng hương khói kia bởi vì huyền ảo cho nên không bao giờ phai, vọng âm kia, bởi vì vô ảnh vô hình cho nên không bao giờ tiêu tán; và ý niệm kia, bởi vì chỉ là một ý niệm, cho nên không hề bị hủy diệt. Ai đã nói: “Danh vọng là vầng thái dương của người chết”? Nhưng đây là “những người không bao giờ chết”. Vậy thì nhớ hay quên, chúng ta cũng chẳng đem lại được danh vọng nhiều hay ít, và ở bên này hay bên kia thế giới, mỗi người cũng vẫn có riêng một vầng thái dương đời đời phát tiết ra ánh sáng. Chúng ta nhớ tới họ, nghĩa là chúng ta chỉ đốt lên một nén hương, khơi lên một ngọn lửa nhỏ bé, đủ làm ấm lại một khoảnh khắc giao tình.
“Những người không bao giờ chết” đó, có người an nhiên ra đi theo Số Mệnh, cũng có người kháng cự đến tận củng với Số Mệnh. Lại cũng có người bất ngờ bị Số Mệnh chợt tới đổ xô di, không kịp gửi lại cho cuộc đời cả đến một khoé mắt, một nụ cười, hay một tiểng thở dài luyến tiẽc.
Và cũng có những người đứng tuối rồi mới lìa trần. Nhưng lại có những người yểu mệnh vội vàng giã từ cuộc sống ngay giữa tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, dù “ra đi” trước hay sau, vội vàng hay thong thả, bình dị hay sóng gió, tất cả giờ đây cũng đều tận nhập vào cơn Mộng Lớn như nhau, tất cả đều đã trút bỏ được mọi phiền não nhân thế, để cùng bước tới địa hạt “Vạn cảnh giai không”. Cũng như nhau, tất cả chỉ còn gặp gỡ chúng ta trên đường lối truyền cảm thuần khiểt.
Cuộc sống xã hội hôm nay vắng bóng họ. Nhưng họ đã và sẽ có mặt mãi mãi trong cuộc sống tinh thần chung của dân tộc, trong cả cuộc sống văn nghệ riêng của mỗi ngườỉ. Phải chăng hiện tại này ít nhiều cũng đã làm bằng những hình bóng của dĩ vãng?
Chưa tính xa hơn nữa, hãy kể trong khoảng hai chục năm gần đây, cuộc sống của chúng ta quả thật bao lần chen lẫn cùng bóng dáng cái chết. Đã bao nhiêu người đi mất, đã bao nhiêu cuộc đời dần dần chìm vào thiên cổ, đã bao nhiêu tên tuổi chỉ còn là những tiếng vọng giữa thinh không? Bao nhiêu khoé mắt, nụ cười của những người bạn chúng ta, bao nhiêu tâm tình, ý nguyện của những người văn nghệ sĩ quen thuộc giờ đây chỉ còn là những kỷ niệm!
Chúng ta không khỏi xót xa khi nhắc tới những người bạn đã khuất bóng. Nhưng khi nghĩ rằng họ là “những người không bao giờ chết”, chúng ta cũng thấy đôi chút dịu lòng. Mối sầu mênh mông nghìn thủa của người mất lẫn người còn hầu như cũng được phần nào an ủi.
Dẫu sao tôi vẫn thường bâng khuâng đặt một giả thuyết - một giả thuyết nhưng chính là một hoài vọng - một hoài vọng bao giờ cũng chỉ là hoài vọng ngậm ngùi, bởi vì sở nguyện của lòng người dù thành khẩn, thiết tha đến mấy cũng không thể nào thắng nổi số mệnh vô tình.
Nếu từ hai mươi năm nay, Thiên Cổ không sớm cướp của chúng ta đi một số bạn bè, thân hoặc sơ, và nếu hàng ngũ văn nghệ vẫn còn đủ mặt văn tinh (dù là một văn tinh mới mọc) nền trời văn nghệ xứ này sẽ còn rực rỡ sáng đẹp thêm chừng nào, và cuộc Hội Ngộ hôm nay của chúng ta sẽ còn đông vui, hào hứng bao nhiêu? Cuộc sinh hoạt tinh thần của đất nước này, đời sống anh hoa của dân tộc này sẽ còn giàu thêm bao nhiêu thanh sắc, nếu chúng ta không sớm mất những người bạn văn nghệ đáng lẽ chưa nên đi mất? Mái nhà thanh khí của chúng ta sẽ còn ấm cúng thêm biết chừng nào? Kho tàng văn học nước nhà sẽ phong phú thêm bao nhiêu, nếu cho tới hôm nay hàng ngũ văn nghệ của chúng ta vẫn còn đủ những: Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Nguyễn Nhược Pháp, J. Leiba, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Phạm Hầu, Phạm Tú, Thâm Tâm, Vũ Trọng Can, Nguyễn Đức Chinh, Khái Hưng, Trần Tiêu, Thạch Lam, Đặng Thế Phong, Trần Binh Lộc, Lê Trọng Quỹ, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Dân Giám, Tô Ngọc Vân, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Hà , Nhượng Tống, Quỳnh Dao, Phan Phong Linh, Quách Thoại, Hoàng Đạo, Nguyễn Đình Lạp, Thu Hồng, Bùi Tiến Canh, Vũ Xuân Tự, Nhất Linh, Lê Văn Trương… Hãy chỉ xin kể tới những tên tuổi mà nhiều người từng quen thuộc, và riêng tôi đã có dịp ít nhiều quen biết. Bản danh sách tất nhiên còn thiếu sót, nhưng thực tình, tôi cũng chẳng mong có một bản danh sách “đầy đủ” hơn. Những tên tuổi vừa kể, tuy chúng ta đang gọi là “những người không bao giờ chết”, nhưng thực sự, tôi vẫn muốn họ đừng vội đi vào cõi Bất Diệt để cuộc đời hôm nay còn nghe thấy tiếng nói ấm nồng của họ rung động nhiều lần nữa, và để cho những người sống ở cõi đời này được giàu thêm một chút cảm tình, một chút tình yêu, một chút hy vọng…
Nếu…ước vọng hão huyền của tôi không chỉ là ảo vọng, chắc chắn lịch sử văn học của chúng tá sẽ có nhiều hiện tượng bất ngờ kỳ thủ.
Nhưng, từ hai chục năm trời nay, những người đã ra đi vẫn không bao giờ trờ lại. Những Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Nguyễn Nhược Pháp, J. Leiba… những Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Phạm Hầu, Phạm Tú… những Thâm Tâm, Vũ Trọng Can, Nguyễn Đức Chinh, Khái Hưng, Trần Tiêu, Thạch Lam… những Ngọc Vân, Nam Cao, Phan Phong Linh, Quách Thoại v.v… đã chính thức nhập vào thế giới của “những người không bao giờ chết”, nghĩa là ít nhất đã phải một lần chết thực, theo cái nghĩa thê lương sâu thẳm nhất của sự chết.
Chúng ta, những người đang sống hôm nay, những người chưa từng đặt bước vào cõi chết, và cũng chưa đi tới chặng đường tận cùng của cuộc sống, chúng ta sẽ cách biệt với họ biết chừng nào, nếu không còn lại đây một chút phần hồn trên vài trang sách cũ, một chút vang bóng trên vài nét bút xưa, một chút nghi dung qua ít nhiều kỷ niệm.
Đối với những người bạn đã khuất bóng, thân hoặc sơ, tôi đều cảm thấy một mối giao tình thân thiết. Những linh hồn ở bên kia trần lụy hình như bao giờ cũng sẵn sàng dành cho chúng ta những cảm tình tri ngộ trân trọng và quý báu, hơn cả những người bạn cùng đường ở cõi trần gian. Trường hợp một Vũ Trọng Phụng, lặng lẽ chết đi vớí cái nghèo cố hữu của mình, nhưng lúc sống đã dám nhịn đói giữa lúc vi trùng lao đang tàn phá hai lá phổi, và nhịn đói để giữ trọn một lời giao ước với những người bạn đồng hội đồng thuyền, để trung thành với cái sĩ khí của chính mình, sĩ khí của một kẻ cầm bút không chịu để cho kẻ có tiền chi phối, trường hợp ấy thực đáng để cho nhiều người còn sống hôm nay ngẫm nghĩ, những người đang chen vai thích cánh nhau đến có thể trở nên tư thù với nhau, chỉ để dành lấy một chút ưu thế trong cuộc sống vốn dĩ không trường cửu.
Tiếng cười kỳ tuyệt của Vũ Trọng Phụng vẫn còn ngân dài bất tận trong “Số Đỏ”… Dầu sao hãy cứ tin rằng: được cười một trận khoái sảng như vậy rồi chết hai bàn tay trắng như Vũ Trọng Phụng cũng đủ mãn nguyện lắm rồi, không còn gì để tiếc đời.
Đinh Hùng
Nguồn: Trích từ “Đốt lò hương cũ”, 1971
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét