Một trong những bản nhạc, lời ca bất hủ, đi vào lòng người phải
kể tới Biển hát chiều nay của nhạc sĩ Hồng Đăng với những câu hát nằm lòng nhiều
thế hệ.
Nhạc sĩ Hồng Đăng và nhóm Năm Dòng Kẻ trong chương
trình
Con đường âm nhạc tôn vinh sự nghiệp sáng tác của ông - Ảnh: T.L
Ca khúc nổi tiếng cũng là cái duyên
“Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!/Qua bao nhiêu thăng trầm
mà chiều nay vẫn dịu dàng/Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương/Biển lại hát
tình ca, biển kể chuyện quê hương”, ca khúc Biển hát chiều nay được
nhạc sĩ Hồng Đăng viết từ năm 1979 - 1980, nhưng phải đến những năm 1990 bài
hát mới bắt đầu ghi dấu trong lòng khán giả.
Với riêng nhạc sĩ Hồng Đăng thì đây chính là ca khúc thành
công nhất về đề tài biển đảo của ông và đã được hát qua rất nhiều thế hệ ca sĩ
như Tuyết Thanh, Cẩm Vân, Ngọc Bích, Lê Dung, Trung Đức, Thanh Lam, Thu Phương,
Mỹ Linh, Quang Minh, Lan Anh, Phương Nga, nhóm Năm Dòng Kẻ... Như nhạc sĩ chia
sẻ, ca khúc nổi tiếng, đi vào lòng công chúng cũng là một cái duyên, vì “có những
ca khúc cần sự trải nghiệm của thời gian” và Biển hát chiều nay là một
ví dụ! Khi viết xong, ông nghĩ ca khúc này sẽ nhanh chóng được yêu thích vì ông
rất tâm đắc, nhưng mãi tới hơn 10 năm sau, Biển hát chiều nay mới trở
nên phổ biến rộng rãi khắp nước.
Cho đến thời điểm này, bất cứ người con đất Việt nào khi nghĩ
về biển đảo cũng có thể ngân nga một cách tự hào những giai điệu và ca từ đượm
chất thơ, da diết:
“Có gì sáng nay mà sóng xôn xao?/Chân trời vẫn xanh màu nắng vẫn ngọt ngào/Mỗi một tình yêu, mỗi một cuộc đời/Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người/Biển xanh vẫn hát những lời yêu thương/Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”. Nhạc sĩ từng tâm sự: “Tôi viết câu hát Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam... rất đỗi tự hào như thế là cảm xúc mãnh liệt khi được đi dọc bờ biển từ bắc chí nam, thấy biển quê ta đẹp nức lòng. Ca khúc này có thể được hát lên bất kỳ lúc nào khi người ta nghĩ về biển, quê hương đất nước, hay đơn giản người ta muốn hát để thể hiện tình đồng đội, tình người trong đời sống…”.
“Có gì sáng nay mà sóng xôn xao?/Chân trời vẫn xanh màu nắng vẫn ngọt ngào/Mỗi một tình yêu, mỗi một cuộc đời/Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người/Biển xanh vẫn hát những lời yêu thương/Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”. Nhạc sĩ từng tâm sự: “Tôi viết câu hát Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam... rất đỗi tự hào như thế là cảm xúc mãnh liệt khi được đi dọc bờ biển từ bắc chí nam, thấy biển quê ta đẹp nức lòng. Ca khúc này có thể được hát lên bất kỳ lúc nào khi người ta nghĩ về biển, quê hương đất nước, hay đơn giản người ta muốn hát để thể hiện tình đồng đội, tình người trong đời sống…”.
|
Mặc dù nhạc sĩ Hồng Đăng đã từng viết rất nhiều ca khúc về biển
theo đơn đặt hàng cho phim, với riêng Biển hát chiều nay, ông sáng tác
không theo bộ phim nào nhưng vẫn được đưa vào làm nhạc phim. Hầu như những bộ
phim có cảnh biển ra đời trong những năm 1980 đều có lồng đoạn nhạc của bài hát
này.
Còn cảm xúc là còn sáng tác
Nhạc sĩ Hồng Đăng không chỉ được biết đến với Biển hát
chiều nay, mà ông còn nổi tiếng qua ca khúc Hoa sữa với những ca từ
lãng mạn: “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm/Có lẽ nào anh lại quên em/Có lẽ
nào anh lại quên em…”. Trò chuyện với người từng là Phó tổng thư ký Hội Nhạc sĩ
Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí âm nhạc, Thế giới âm nhạc... mới thấy
được ở tuổi 78, ông vẫn còn sung sức lắm! Ông nói: “Dù về hưu nhưng tôi vẫn
tham gia sinh hoạt nhiều hoạt động không chỉ ở Hội m nhạc, mà còn ở Hội Điện ảnh
Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam... Khi cảm xúc đến, tôi vẫn sáng tác, như ca
khúc Mưa bụi mới nhất vừa cho ra mắt”.
Nói về ca khúc Biển hát chiều nay trong những ngày
biển Đông sôi sục, đang được nhiều người dân Việt Nam làm clip rồi truyền nhau
nghe, xem những hình ảnh ý nghĩa về biển đảo, tình yêu Tổ quốc trên các trang mạng,
nhạc sĩ cho biết: “Bài hát là tiếng nói của nghệ sĩ, cũng là tiếng nói chung của
những người yêu nước, yêu nghệ thuật. Tôi thấy xúc động khi người dân từ trên
xuống dưới đều đồng lòng! Tôi mong mọi người giữ mãi tình yêu biển gắn chặt với
tất cả thân phận người Việt, để “chân trời vẫn xanh màu nắng vẫn ngọt ngào
và biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương!”.
Dạt dào như từng đợt sóng, mỗi lời ca trong Nơi đảo xa của nhạc
sĩ Thế Song thấm đẫm tình yêu chan chứa đối với Tổ quốc thiêng liêng.
Ca sĩ Tùng Dương (trái) đến thăm nhạc sĩ Thế Song (giữa)
tháng 5.2014 - Ảnh: NVCC
|
Trong những ngày biển khơi dậy sóng, ca khúc như tiếng gọi
hàng triệu trái tim Việt Nam hướng về biển Đông!
Tối 1.6, trong chương trình Bài hát yêu thích tháng
6 diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM (truyền hình trực tiếp trên VTV3), một lần
nữa giai điệu và ca từ Nơi đảo xa lại vang lên qua giọng hát tuyệt vời của ca
sĩ Tùng Dương. Cùng với dàn hợp xướng, Tùng Dương đã khiến gần 3.000 khán giả tại
nhà hát và hàng triệu người xem qua truyền hình xúc động với những câu hát da
diết tình yêu giữa đất liền và biển đảo.
Tác giả hài lòng với Tùng Dương
Ca khúc Nơi đảo xa đã trở thành nhịp cầu âm nhạc nối
giữa đất liền với những hòn đảo xa xôi, nơi có biết bao người lính đang canh giữ
vùng biển của Tổ quốc qua những câu hát: Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới
ngoài đảo xa/Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà/Đây Trường
Sa, kia Hoàng Sa/Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng. 35 năm qua,
Nơi đảo xa được hàng triệu người yêu mến và đánh giá là một trong những ca khúc
hay nhất về biển đảo, đặc biệt là những người lính đảo.
Ca khúc này từng được nhiều ca sĩ thể hiện. Khán giả vẫn đánh
giá ca sĩ, NSƯT Tiến Thành - người đầu tiên hát ca khúc này - là hay nhất.
Nhưng với tác giả ca khúc, ngoài Tiến Thành và Trọng Tấn cũng từng hát rất hay
nhưng do phần nhạc đệm chưa thực sự chuẩn, nhạc sĩ Thế Song đặc biệt dành tình
cảm, lời ngợi khen cho Tùng Dương vì nam ca sĩ sinh năm 1983 đã mang lại một
hơi thở mới cho ca khúc đã theo cùng năm tháng.
Nhạc sĩ Thế Song - tác giả ca khúc, hiện đang điều trị tại
nhà bởi căn bệnh tai biến mạch máu não khiến ông bị liệt nửa người cách đây hơn
một tháng. Lần tai biến này của nhạc sĩ xảy ra khi biển Đông nóng bỏng từng
ngày, và ca khúc Nơi đảo xa của ông được nhiều người tìm nghe. Người thân trong
gia đình kể lại: “Khi ở bệnh viện thi thoảng ông vẫn ra hiệu cho các con mở nhạc
để nghe, còn kể từ khi về nhà hằng ngày, vào mỗi buổi sáng, các con vẫn mở máy,
bật những ca khúc do ông sáng tác hoặc những ca khúc cách mạng để gợi cho ông
trí nhớ, đánh thức tiềm thức trong ông”. Bị tai biến lần 2, sức khỏe nhạc sĩ Thế
Song hiện yếu hẳn so với trước, nhưng như ca sĩ Tùng Dương vừa đến tận nhà thăm
ông kể lại thì: “Dù nằm một chỗ và không nói được, nhạc sĩ vẫn còn tỉnh táo và
nhận biết mọi người. Khi tôi hát mộc cho ông nghe ca khúc Nơi đảo xa, ông hấp
háy mắt hài lòng và cười mãn nguyện... Tôi rất hãnh diện vì được ông hài lòng
phần thể hiện của mình”.
Duyên cớ để tên tuổi Tùng Dương gắn liền với ca khúc Nơi đảo
xa, thật ra có dính líu tới… Báo Thanh Niên bởi chính Báo khi tổ chức
chương trình Khát vọng trẻ lần đầu tiên năm 2010 tại Hà Nội đã “chỉ định” Tùng
Dương hát ca khúc này. Như anh thổ lộ: “Ban đầu cũng bỡ ngỡ, không ngờ khi tập
hát thử, tôi thật sự yêu thích giai điệu và ca từ của Nơi đảo xa. Sau lần
hát đầu tiên quá thành công tại Khát vọng trẻ, nhiều đơn vị khác xem truyền
hình biết tôi có biểu diễn ca khúc này nên khi có dịp là đặt hàng tôi hát Nơi
đảo xa ngay!”.
“Câu hát nào cũng thấm đượm tình yêu!”
Nhạc sĩ Thế Song đã viết bài hát này vào tháng 4.1979 khi đi
sáng tác thực tế ở vùng đông bắc và có dịp ghé tới xã Bắc Sơn (tỉnh Quảng Ninh)
có đơn vị hải quân Quân khu 3, trước lời đề nghị của các chiến sĩ rằng “hãy viết
ca khúc về lính hải quân vì đất nước ta có tới hơn 3.000 km đường biển mà”. Nhạc
sĩ từng chia sẻ: “Tất cả ca từ trong ca khúc này tôi đều thích. Nếu nghe kỹ thì
sẽ thấy không câu nào thừa. Câu nào cũng thấm đượm tình yêu từ đất liền gửi tới
người lính đảo đang canh giữ vùng biển Tổ quốc”.
Ngoài các giọng đơn ca rất hay như Tiến Thành, Trọng Tấn,
Tùng Dương, công chúng còn được nghe và xem bài hát bằng nhiều hình thức đồng
ca nhiều người trên trang YouTube. Ấn tượng nhất phải kể đến hợp ca do 1.000
người cùng hòa giọng, trong đó có cả học sinh, sinh viên, cán bộ - công nhân
viên, doanh nhân và các nghệ sĩ như nhạc sĩ Giáng Son, ca sĩ Lưu Hương Giang, Đức
Tuấn, Tuấn Hiệp, M4U, Thùy Chi, Phương Anh...
Với ca khúc Nơi đảo xa, nhạc sĩ Thế Song đã được
Bộ Tư lệnh hải quân tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Nhạc sĩ Thế Song sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông từng có 40 năm gắn bó với Đài
tiếng nói Việt Nam (1956 - 1996) và hơn 400 ca khúc bao gồm nhiều đề tài, thể
loại khác nhau. Phần lớn sáng tác của ông viết về biển cả và những người lính
đang ngày đêm canh giữ đảo xa.
|
Những ngày qua, ca khúc Tổ quốc gọi tên mình đã trở thành bài hát của giới trẻ,
xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc trên sóng truyền hình và được truy cập
nhiều trên các trang mạng âm nhạc.
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Ảnh: nhân vật cung cấp
Tác phẩm của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn viết dựa theo lời thơ của
Nguyễn Phan Quế Mai đã trở thành giai điệu quen thuộc, vang lên khắp nơi, nhưng
ít ai biết một câu chuyện khá thú vị về ca khúc này.
Theo mệnh lệnh trái tim
Chia sẻ với PV Thanh Niên chiều 1.6, nhạc sĩ Đinh
Trung Cẩn cho biết: “Khoảng cuối năm 2011, khi đọc bài thơ Tổ quốc gọi tên của
nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai trước tình hình biển đảo nóng bỏng, tôi đã viết
ngay ca khúc trong vòng 1 giờ. Bài thơ có độ nén cao, cùng với cảm xúc thiêng
liêng nhất từ trong sâu thẳm của tâm hồn nên dù thất hẹn nhiều lần chưa đến Trường
Sa, tôi vẫn có được những giai điệu chạm vào trái tim người nghe như trong ca
khúc hiện giờ”.
Ngay khi ra mắt, bài hát đã nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng
người nghe, vượt ngoài sức tưởng tượng của tác giả. Rất nhiều ca sĩ đã xin phép
tác giả được trình bày ca khúc. Trên các trang nghe nhạc online, số lượt nghe
tăng nhanh đến chóng mặt, đồng thời các chương trình ca nhạc lớn nhỏ cũng tấp nập
xin phép nhạc sĩ để được hát Tổ quốc gọi tên mình. “Đây là một hạnh phúc lớn
của người làm nghệ thuật. Nhất là khi giờ đây, thời điểm Trung Quốc mang giàn
khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam,
hàng loạt ca khúc về biển đảo đã được chia sẻ, trong đó có ca khúc Tổ quốc
gọi tên mình”. Hiện tại, 2 nhạc viện lớn trong nước ở Hà Nội và TP.HCM đã xin
phép tác giả để đưa ca khúc vào giảng dạy ở khoa thanh nhạc vì cho rằng đây là
bài hát có cấu trúc rất chặt về mặt học thuật và giàu cảm xúc.
Câu chuyện xét giải và nhận giải của ca khúc Tổ quốc gọi
tên mình cách đây hơn 2 năm cũng khiến nhiều người trong giới âm nhạc quan tâm,
khi ca khúc này tham dự cuộc thi sáng tác Đây biển Việt Nam. Bởi dù kết quả
giải thưởng trên chưa được công bố, nhưng với sức lan tỏa làm lay động hàng triệu
trái tim, ca khúc này đã nhận được 2 giải A (giải cao nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt
Nam và Hội Nhạc sĩ TP.HCM trong đợt bình chọn ca khúc của năm. “Bất ngờ nhận được
hai giải thưởng của hai Hội Nhạc sĩ, tôi nghĩ như thế là quá đủ đối với một tác
phẩm. Đủ theo nghĩa rằng tôi sáng tác không phải nhằm mục đích nhận giải thưởng,
mà chỉ mong khán giả đón nhận ca khúc, nên tôi xin rút khỏi cuộc thi sáng tác
nhạc về biển”.
Với phần ca từ hùng tráng, mạnh mẽ, quyết liệt với chủ quyền
lãnh thổ và phần âm nhạc hùng tráng, mang nhiều âm hưởng thính phòng, được viết
kỹ lưỡng về khúc thức, nên dễ hiểu vì sao bất kỳ người dân Việt Nam nào khi
nghe Tổ quốc gọi tên mình cũng đều trào dâng một tình cảm mãnh liệt,
ý thức được trách nhiệm công dân của mình trước vận mệnh đất nước.
Người dân hát là phần thưởng lớn nhất
Điều vui mừng nhất của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn là ngoài các ca
sĩ nổi tiếng như Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Trọng Tấn, Anh Bằng, Huỳnh Lợi, Đan
Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Đình Thanh Tâm…, Tổ quốc gọi tên mình còn được
nhiều tầng lớp trong xã hội cất lên tiếng ca, trong cả các hội diễn chuyên nghiệp
hay không chuyên nghiệp...
Mới đây, một video clip Tổ quốc gọi tên mình của
các giảng viên và sinh viên Trường ĐH Sư phạm Huế được chia sẻ trên YouTube đã
tạo được sự xúc động trong cộng đồng mạng. Toàn bộ trích dẫn và lời bài hát có
phần phụ đề bằng tiếng Anh. Ca khúc cũng giúp một video clip khác lan tỏa rộng
khắp trên cộng đồng mạng, đó là clip vẽ tranh cát của họa sĩ Trí Đức khi tái hiện
khoảnh khắc các chiến sĩ vững tay súng trước đầu sóng ngọn gió để quyết giữ cho
lá cờ Tổ quốc được tung bay. Một giáo sư - học giả người Pháp biết tiếng Việt,
sau khi nghe trên mạng ca khúc này đã nói: “Rất xúc động, bài hát như một lời
hiệu triệu của dân tộc Việt Nam, đặc biệt đối với giới trẻ”.
Nghe Tổ quốc gọi tên mình trong thời điểm này, đông
đảo bạn trẻ khắp nơi đã đáp lời khẳng khái: “Chúng tôi sẵn sàng nghe tiếng gọi
của Tổ quốc!”.
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn sinh năm 1965, là hội viên Hội Nhạc
sĩ Việt Nam, tốt nghiệp Đại học m nhạc chuyên ngành sáng tác và cao học âm nhạc
chuyên ngành lý luận - phê bình tại Nhạc viện TP.HCM. Hiện ông là Phó
trưởng phòng Nghiệp vụ Văn phòng đại diện Bộ VH-TT-DL phía nam, kiêm Giám đốc
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chi nhánh phía nam.
|
Phan Cao Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét