Cuối năm 2006, Tạp chí Thời báo Kinh tế Sài Gòn có tổ chức tiệc
tất niên tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của nhiều cộng tác viên
trong và ngoài nước. Nhân dịp về thăm nhà, tôi cũng hân hạnh được mời tham dự
buổi tiệc đầy ấn tượng. Tôi còn có cơ duyên ngồi bên cạnh một anh cộng tác viên
mà sau một lúc “trà dư tửu hậu” tôi mới biết đó là Nhà thơ Đỗ Trung Quân. Chúng
tôi say sưa nói chuyện làm nhiều anh chị em trong bàn tưởng rằng chúng tôi là
đôi bạn quen nhau tự thuở nào! Từ chuyện dịch cúm gà, chẳng hiểu sao chúng tôi
nhảy tót sang nói chuyện văn hóa và văn nghệ. Khi biết người mình đang nói chuyện
là tác giả bài thơ Quê hương, tôi nói đùa rằng anh làm tuyên truyền giỏi quá.
Thật vậy, thời đó (thời “Việt kiều” chúng tôi còn nhiều khó khăn về thăm quê)
mà nghe những câu Quê hương là chùm khế ngọt/ cho con trèo hái mỗi ngày/
Quê hương là đường đi học/ Con về rợp bướm vàng bay hay Quê hương mỗi người chỉ
một/ Như là chỉ một mẹ thôi? quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi
thành người làm xao xuyến và rung động con tim của biết bao nhiêu người xa
quê.
Có lần tôi đọc trên Thanh Niên về những tranh luận xung quanh nhạc sến, một cậu sinh viên trẻ nói thẳng với Nhà thơ Đỗ Trung Quân rằng “Xin lỗi, nói ra chú đừng buồn nhé, bài Phượng hồng của chú sến lắm!” Tôi quả thật sốc khi đọc nhận xét này, vì tôi nghĩ ca khúc đó có nhiều đoạn văn với những ca từ mà tôi cho là rất đẹp:
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
em chở mùa hè cũa tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.…
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.
Nhân dịp vui vẻ, tôi hỏi anh nghĩ gì về nhận xét của cậu sinh viên trẻ. Anh cho biết anh rất thông cảm với cậu sinh viên đó và những người trẻ hiện nay, vì thời đại bây giờ giới trẻ sống vội vàng, họ không có thì giờ để trao chuốc câu văn hay lời thơ. Họ phải tiết kiệm thì giờ để đi thẳng vào vấn đề. Họ trao đổi bằng “message” và điện thoại di động, chứ không viết thư tình bằng giấy như ngày xưa. Trong môi trường đó, họ phải nhanh: yêu thì nói là yêu, không có lòng vòng gì cả. Lớn lên trong môi trường như thế họ không cảm nhận những lời thơ mượt mà, không cảm nhận được những ý tưởng đằng sau ca từ của thế hệ trước.
Đi thẳng vào vấn đề. Đó là xu hướng tôi thấy xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc mới đang thịnh hành trong giới trẻ Việt Nam. Tôi chợt nhớ đến một bài ca (không dám gọi đây là “nhạc phẩm”) do Cẩm Ly ca, có giai điệu hay, nhưng với ca từ rất lạ lùng. Xin viết ra đây vài hàng để các bạn hiểu tại sao tôi nói “lạ lùng”:
Sao anh bỏ ra đi, em nào có tội tình gì
Sao anh bỏ ra đi, em nào có lỗi lầm chi
Sao anh bỏ ra đi, để em thương nhớ hoài
Ôm kỉ niệm, buồn lên mấy nẽo hẹn hò,
Anh biết không.…
Sao anh bỏ ra đi, bỏ quên em giữa dòng đời xuôi ngược
Giờ đây mất nhau rồi,
Tình mồ côi …
Trong bơ vơ, trong nỗi đau vùi
Em chợt nhớ rằng: tội em nghèo rớt trái mồng tơi
Mà trèo cao, vướng sợi tình rồi
Nên té giữa đời, ôm trái sầu
Buồn đơn côi
Em mang tội si mê, nên đường yêu lạc nẽo về
Em mang tội yêu anh, khi đời em trắng bàn tay
Nay anh bỏ ra đi, đèn đêm hiu hắt sầu
Ngơ ngẩn buồn
Buồn lên mấy nẽo đường tình,
Buồn nào nguôi …
Theo tôi hiểu, cô này yêu say đắm một anh chàng nào đó, nhưng anh chàng này bỏ cô (theo duyên mới chăng?). Trong bơ vơ và đau vùi, cô tự vấn mình “có tội tình gì”, “lỗi lầm chi” để anh chàng này phải bỏ cô. Rồi cuối cùng thì cô chợt nhận ra rằng tại cô “nghèo rớt trái mồng tơi” mà ham “trèo cao” nên bị té đau!
Nghe qua thì cũng tội nghiệp cho cô ta, và giận cho cái anh chàng nào mà bạc bẽo thế! Hồi nào đến giờ tôi chỉ nghe nhạc sĩ mô tả tâm trạng đàn ông, con trai thất tình vì bị các nàng phụ bỏ, nhưng đây là lần đầu nghe một nhạc sĩ mô tả tâm sự của một nàng bị chàng (sở khanh) phụ tình!
Còn có ca từ nào mà trực tiếp và “đi thẳng vào vấn đề” hơn như bài trên? Chắc hiếm lắm.
Nhưng có phải ca từ như thế là hay không? Tôi ngờ lắm. Tôi thấy trong bài ca trên, ca từ quá dung tục và tủn mủn. Tình yêu gì mà lẩm cẩm thế, trần trụi thế. Con gái gì mà chẳng biết mắc cỡ, si tình cứ như là điên thế? Chả lẽ con gái ngày nay lại “open” đến nỗi than vãn trước công chúng rằng cô ta yêu và bị ruồng bỏ như thế sao? Rồi lại còn than thân trách phận là nghèo rớt mồng tơi nữa chứ! Ôi, thật là không hiểu nổi, không tưởng tượng nổi rằng đó là một ca khúc!
Theo tôi, ca từ trong các bài ca ngày nay thiếu tính nghệ thuật, và nhất là hạ thấp sự sang trọng của âm nhạc. Có thể định nghĩa âm nhạc là thơ trong không khí. Mà, đã nói đến thơ thì phải nói đến giai điệu, ý tưởng, từ ngữ, tượng hình, chứ đâu thể dung tục được. Không ai nói “Em muốn chồng quá” cả. Nói như thế là dung tục. Cùng một ý người con gái có thể nói kín đáo hơn như (chỉ ví dụ thôi nhé) “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” thì hay hơn không? Âm nhạc là một nghệ thuật, mà nghệ thuật là một “ngôi đền” của cuộc sống tinh thần. Nếu cuộc sống mà không có nhạc và thơ thì đời này chẳng có ý nghĩa gì hay là một nhầm lẫn. Thật vậy, tất cả những cái gì thuộc về chiều sâu thường được mô tả qua nhạc và thơ. Vì thế, đâu thể và không nên đùa giỡn với nghệ thuật!
Xin các bạn đọc trẻ thông cảm: tôi phải viết mấy dòng này, chứ nếu không thì
tôi ấm ức lắm, và có hại cho sức khỏe! Thế hệ của tôi lớn lên với những bài nhạc
của những nhạc sĩ như Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Phạm
Mạnh Cương, v.v… Như là những hành trình trong cuộc sống, những nhạc phẩm
như Tình ca, Tình hoài hương, Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh, Áo anh sức chỉ đường
tà, Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau, Trương Chi, Bến xưa, Buồn tàn thu, Cát bụi,
Diễm xưa, Ca khúc da vàng, Đôi mắt người Sơn Tây, Xóm đêm, Mộng dưới hoa, Thương
hoài ngàn năm, Thu ca… (nhiều quá, khó kể hết ra đây) là những ca khúc
tôi mang trong tâm tưởng cho đến nay và có lẽ đến ngày tôi nhắm mắt. Tôi gọi
đây là những tác phẩm âm nhạc (hay “nhạc phẩm”) vì theo tôi những bài ca này được
sáng tác với sự trân trọng về ca từ và giai điệu của các nhạc sĩ vừa kể.
Xin trả lại tính sang trọng và nghệ thuật cho âm nhạc Việt Nam!.
Có lần tôi đọc trên Thanh Niên về những tranh luận xung quanh nhạc sến, một cậu sinh viên trẻ nói thẳng với Nhà thơ Đỗ Trung Quân rằng “Xin lỗi, nói ra chú đừng buồn nhé, bài Phượng hồng của chú sến lắm!” Tôi quả thật sốc khi đọc nhận xét này, vì tôi nghĩ ca khúc đó có nhiều đoạn văn với những ca từ mà tôi cho là rất đẹp:
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
em chở mùa hè cũa tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.…
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.
Nhân dịp vui vẻ, tôi hỏi anh nghĩ gì về nhận xét của cậu sinh viên trẻ. Anh cho biết anh rất thông cảm với cậu sinh viên đó và những người trẻ hiện nay, vì thời đại bây giờ giới trẻ sống vội vàng, họ không có thì giờ để trao chuốc câu văn hay lời thơ. Họ phải tiết kiệm thì giờ để đi thẳng vào vấn đề. Họ trao đổi bằng “message” và điện thoại di động, chứ không viết thư tình bằng giấy như ngày xưa. Trong môi trường đó, họ phải nhanh: yêu thì nói là yêu, không có lòng vòng gì cả. Lớn lên trong môi trường như thế họ không cảm nhận những lời thơ mượt mà, không cảm nhận được những ý tưởng đằng sau ca từ của thế hệ trước.
Đi thẳng vào vấn đề. Đó là xu hướng tôi thấy xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc mới đang thịnh hành trong giới trẻ Việt Nam. Tôi chợt nhớ đến một bài ca (không dám gọi đây là “nhạc phẩm”) do Cẩm Ly ca, có giai điệu hay, nhưng với ca từ rất lạ lùng. Xin viết ra đây vài hàng để các bạn hiểu tại sao tôi nói “lạ lùng”:
Sao anh bỏ ra đi, em nào có tội tình gì
Sao anh bỏ ra đi, em nào có lỗi lầm chi
Sao anh bỏ ra đi, để em thương nhớ hoài
Ôm kỉ niệm, buồn lên mấy nẽo hẹn hò,
Anh biết không.…
Sao anh bỏ ra đi, bỏ quên em giữa dòng đời xuôi ngược
Giờ đây mất nhau rồi,
Tình mồ côi …
Trong bơ vơ, trong nỗi đau vùi
Em chợt nhớ rằng: tội em nghèo rớt trái mồng tơi
Mà trèo cao, vướng sợi tình rồi
Nên té giữa đời, ôm trái sầu
Buồn đơn côi
Em mang tội si mê, nên đường yêu lạc nẽo về
Em mang tội yêu anh, khi đời em trắng bàn tay
Nay anh bỏ ra đi, đèn đêm hiu hắt sầu
Ngơ ngẩn buồn
Buồn lên mấy nẽo đường tình,
Buồn nào nguôi …
Theo tôi hiểu, cô này yêu say đắm một anh chàng nào đó, nhưng anh chàng này bỏ cô (theo duyên mới chăng?). Trong bơ vơ và đau vùi, cô tự vấn mình “có tội tình gì”, “lỗi lầm chi” để anh chàng này phải bỏ cô. Rồi cuối cùng thì cô chợt nhận ra rằng tại cô “nghèo rớt trái mồng tơi” mà ham “trèo cao” nên bị té đau!
Nghe qua thì cũng tội nghiệp cho cô ta, và giận cho cái anh chàng nào mà bạc bẽo thế! Hồi nào đến giờ tôi chỉ nghe nhạc sĩ mô tả tâm trạng đàn ông, con trai thất tình vì bị các nàng phụ bỏ, nhưng đây là lần đầu nghe một nhạc sĩ mô tả tâm sự của một nàng bị chàng (sở khanh) phụ tình!
Còn có ca từ nào mà trực tiếp và “đi thẳng vào vấn đề” hơn như bài trên? Chắc hiếm lắm.
Nhưng có phải ca từ như thế là hay không? Tôi ngờ lắm. Tôi thấy trong bài ca trên, ca từ quá dung tục và tủn mủn. Tình yêu gì mà lẩm cẩm thế, trần trụi thế. Con gái gì mà chẳng biết mắc cỡ, si tình cứ như là điên thế? Chả lẽ con gái ngày nay lại “open” đến nỗi than vãn trước công chúng rằng cô ta yêu và bị ruồng bỏ như thế sao? Rồi lại còn than thân trách phận là nghèo rớt mồng tơi nữa chứ! Ôi, thật là không hiểu nổi, không tưởng tượng nổi rằng đó là một ca khúc!
Theo tôi, ca từ trong các bài ca ngày nay thiếu tính nghệ thuật, và nhất là hạ thấp sự sang trọng của âm nhạc. Có thể định nghĩa âm nhạc là thơ trong không khí. Mà, đã nói đến thơ thì phải nói đến giai điệu, ý tưởng, từ ngữ, tượng hình, chứ đâu thể dung tục được. Không ai nói “Em muốn chồng quá” cả. Nói như thế là dung tục. Cùng một ý người con gái có thể nói kín đáo hơn như (chỉ ví dụ thôi nhé) “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” thì hay hơn không? Âm nhạc là một nghệ thuật, mà nghệ thuật là một “ngôi đền” của cuộc sống tinh thần. Nếu cuộc sống mà không có nhạc và thơ thì đời này chẳng có ý nghĩa gì hay là một nhầm lẫn. Thật vậy, tất cả những cái gì thuộc về chiều sâu thường được mô tả qua nhạc và thơ. Vì thế, đâu thể và không nên đùa giỡn với nghệ thuật!
Xin trả lại tính sang trọng và nghệ thuật cho âm nhạc Việt Nam!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét