Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (15/6/1924- 15/11/2001) là một nghệ sĩ biểu diễn lục huyền cầm Hạ Uy Di, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu bất tử được thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ.
Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ 2 của nhà tư sản Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) - chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước 1945). Sinh ngày 15/6/1924, tại Hải Phòng, mảnh đất có nhiều nhân vật đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam thời điểm khởi đầu: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý, Hoàng Phú (Tô Vũ)… Trong đó, chính nhóm Đồng Vọng mà Hoàng Quý chủ xướng đã tạo nên không khí sáng tác cho dòng nhạc lãng mạn thời gian này. Đoàn Chuẩn lại trưởng thành ở Hà Nội, không những thế, lại còn trong một gia đình tư sản cỡ lớn: Hãng nước mắm Vạn Vân. Hà Nội đầu thế kỷ từng có câu: “Cốm Vòng, cà Báng, húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”, hãng này nổi tiếng khắp Đông Dương.
Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn Guitar Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là “Ánh Trăng Mùa Thu” vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình với đề từ ghi “kỷ niệm những ngày ở Khuốc, Thu 1947”. Không biết người nhạc sĩ hào hoa này đã mang theo hình ảnh cô gái làng Chèo nào vào ca khúc, nhưng ông vốn dĩ là “tay chơi số 1” Bắc Kỳ, với vô số bóng hồng len lỏi trong suốt chặng đường nghệ thuật.
Đoàn Chuẩn, theo lời kể của con trai là Đoàn Đính, nổi tiếng về tính cách phong lưu và hào hoa có thể so sánh như công tử Bạc Liêu ở Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha khẳng định. Đã có rất nhiều huyền thoại xung quanh những chuyện tình lãng mạn của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Về việc mỗi sáng ông đều thuê người gửi một bông hồng đỏ đến nhà người thiếu nữ ông si mê, suốt gần 3 năm liền. Cho đến khi bông hồng thứ 1000 đã đến tay người đẹp, ông chủ trẻ mới xuất hiện trên ngưỡng cửa nhà nàng. Đoàn Chuẩn nổi tiếng chơi sang và chơi… ngông nữa. Chàng công tử hào hoa và những “người em gái” “Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không bao giờ yêu cô nào không xinh” –Sinh ở Hải Phòng nhưng trưởng thành tại Hà Nội, là con trai chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ, Đoàn Chuẩn sở hữu tới 6 chiếc xe đẹp nhất Hà Nội. Trong những chuyến chở người đẹp xuống Đồ Sơn chơi, ông sẵn sàng phi xe xuống tận bãi biển chứ không đậu trên bờ như người khác, và vung tiền trả cho tất cả những diện tích nơi chiếc ô của ông tỏa bóng mời người đẹp ngắm biển.
Có lần, ông biết đích danh một chàng con nhà có thế lực khác định mời cô gái mà ông thương mến đi chơi, ông bèn thuê hẳn hai chiếc xe tới cửa nhà nàng, đậu chắn hai đầu chiếc xe của đối thủ, rồi khóa xe lại bỏ đi chơi. Lúc đó, ông mới đàng hoàng xuất hiện trên chiếc xe riêng hạng sang tới đón người đẹp. Đoàn Chuẩn kỹ tính nhất là chuyện ăn và mặc. Bữa ăn của ông phải được chăm sóc rất cầu kỳ, ví dụ như món tôm biển, phải dùng loại còn tươi nguyên và được chế biến sau 15 phút mang về từ thuyền câu tôm.
Có ngày, ông thay tới 6 bộ quần áo khác nhau để “đuổi theo” những cuộc rong chơi. Mỗi bài tình ca quyến rũ và đầy mê lực của ông đều là dấu ấn của một bóng hồng khác nhau. Có người kể lại đã từng thấy đôi khi ông khóc khi đàn lại những bài tình ca xưa, được cho rằng tặng M, tặng T… Nhưng chưa ai được nghe ông tâm sự về họ. Chỉ có thể biết một phần những câu chuyện tình của ông qua tài tử Ngọc Bảo - người bạn tri kỷ, người hát nhạc Đoàn Chuẩn hay nhất. Và, đặc biệt hơn nữa, song hành với những câu chuyện tình nổi đình đám của người nhạc sĩ tài hoa, chính là người vợ yêu dấu của ông. “Ông ấy lãng mạn, đa tình lắm. Có vậy, ông mới viết được những bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế, gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế?...”.
Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn Guitar Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là “Ánh Trăng Mùa Thu” vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình với đề từ ghi “kỷ niệm những ngày ở Khuốc, Thu 1947”. Không biết người nhạc sĩ hào hoa này đã mang theo hình ảnh cô gái làng Chèo nào vào ca khúc, nhưng ông vốn dĩ là “tay chơi số 1” Bắc Kỳ, với vô số bóng hồng len lỏi trong suốt chặng đường nghệ thuật.
Đoàn Chuẩn, theo lời kể của con trai là Đoàn Đính, nổi tiếng về tính cách phong lưu và hào hoa có thể so sánh như công tử Bạc Liêu ở Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha khẳng định. Đã có rất nhiều huyền thoại xung quanh những chuyện tình lãng mạn của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Về việc mỗi sáng ông đều thuê người gửi một bông hồng đỏ đến nhà người thiếu nữ ông si mê, suốt gần 3 năm liền. Cho đến khi bông hồng thứ 1000 đã đến tay người đẹp, ông chủ trẻ mới xuất hiện trên ngưỡng cửa nhà nàng. Đoàn Chuẩn nổi tiếng chơi sang và chơi… ngông nữa. Chàng công tử hào hoa và những “người em gái” “Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không bao giờ yêu cô nào không xinh” –Sinh ở Hải Phòng nhưng trưởng thành tại Hà Nội, là con trai chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ, Đoàn Chuẩn sở hữu tới 6 chiếc xe đẹp nhất Hà Nội. Trong những chuyến chở người đẹp xuống Đồ Sơn chơi, ông sẵn sàng phi xe xuống tận bãi biển chứ không đậu trên bờ như người khác, và vung tiền trả cho tất cả những diện tích nơi chiếc ô của ông tỏa bóng mời người đẹp ngắm biển.
Có lần, ông biết đích danh một chàng con nhà có thế lực khác định mời cô gái mà ông thương mến đi chơi, ông bèn thuê hẳn hai chiếc xe tới cửa nhà nàng, đậu chắn hai đầu chiếc xe của đối thủ, rồi khóa xe lại bỏ đi chơi. Lúc đó, ông mới đàng hoàng xuất hiện trên chiếc xe riêng hạng sang tới đón người đẹp. Đoàn Chuẩn kỹ tính nhất là chuyện ăn và mặc. Bữa ăn của ông phải được chăm sóc rất cầu kỳ, ví dụ như món tôm biển, phải dùng loại còn tươi nguyên và được chế biến sau 15 phút mang về từ thuyền câu tôm.
Ông bà Đoàn Chuẩn và cô con gái đầu lòng.
Đối với nhiều người, mùa thu như một bức tranh đẹp nhất trong bốn mùa với màu xanh của đất trời, với sắc vàng của hoa cúc, của áo mơ phai và của cả lá vàng. Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Nhưng sáng tác hay và lấy lấy mùa thu là chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của mình có lẽ chỉ có Đoàn Chuẩn - Nhạc sĩ của mùa thu. Trong 10 tình khúc nổi tiếng của ông, có đến 9 tác phẩm viết về mùa thu, duy chỉ có Gửi người em gái miền Nam là viết về mùa xuân, nhưng trong ca khúc vẫn còn hình ảnh của mùa thu đã xa.
Lúc sinh thời, Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn từng nói: “Giời đất cho ta đủ cả bốn mùa, nhưng hình như chỉ có mùa thu là mùa của tình yêu, vì mùa hè thì oi bức, ồn ào quá; còn mùa đông lại giá lạnh, cô quạnh quá; mùa xuân thì vạn vật còn mải “rong chơi”…” cho nên ông mới có những câu chữ đầy cảm xúc như một kẻ đã trót si tình với mùa thu đến say sưa mê mẩn đến vậy.
Giai đoạn ông sáng tác nhiều nhất là thời kỳ đầu thập kỷ 50, thời kỳ này đã tạo ra một Đoàn Chuẩn “vua slow” với những tình khúc về mùa thu Hà Nội. Trong giai điệu của ông, ta cảm thấy có tiếng lá rơi nhè nhẹ, có tiết heo may se lạnh, một chút bâng khuâng, yêu thương, luyến tiếc. Hơn nữa, còn thấy phảng phất ở giai điệu ấy hình bóng huyền diệu của những “tuyệt sắc giai nhân” đã hơn một lần làm xao xuyến trái tim “chàng công tử Hà Nội” dịu dàng và đa tình này. Vẫn một tình nghệ sĩ ấy, vẫn một tà áo xanh ấy, vẫn gặp gỡ và chia tay muôn thuở.
Tình khúc mùa thu của Đoàn Chuẩn là trang nhật ký của những mối tình thì không sai. Yêu đến mức bất chấp mọi nguy hiểm, ở trên mọi ràng buộc mới có thể thốt lên những giai điệu si tình đến thắt lòng người như vậy. Và trong tất cả những mê đắm ấy, mùa thu Hà Nội luôn như thể “cời than bếp lửa”. Ở Cánh hoa duyên kiếp thì: “Như duyên em thầm kín. Trong hương thu màu tím buồn…”. Ở Lá thư thì: “Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương…”. Ở Gửi gió cho mây ngàn bay thì: “Với bao tà áo xanh đây mùa thu…”. Ở Chuyển bến thì: “Một sớm thu về chuyển bến xuôi…”. Ở Dang dở (hay Tà áo xanh) thì: “Ta quen nhau mùa thu…”. Ở Lá đổ muôn chiều thì: “Thu đi cho lá vàng bay…”. Đến ngay ở Gửi người em gái miền Nam tuy viết về mùa xuân nhưng cũng cứ như là đứng từ mùa thu vọng tới: “Nhưng một sớm mùa thu giữa khung trời tím ngát…”.
Ba ẩn số trong cuộc đời nghệ sĩ Ẩn số thứ nhất là cái tên chung: Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đính kể - tên thật của người bạn này là Tạ Đình Thâu (một nhiếp ảnh gia tri kỷ với Đoàn Chuẩn). Chưa bao giờ ông cụ nói về cái tên chung này. Nhưng ngay từ “Ánh trăng mùa thu”, ông đã ghi tên chung là Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Đây vẫn là một ẩn số mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai giải mã được.
Tất cả các ca khúc được sáng tác vào giai đoạn đầu (1947-1956) đều được ký tên chung Đoàn Chuẩn - Từ Linh, hoặc “Nhạc: Đoàn Chuẩn, Lời: Từ Linh”. Vậy Từ Linh là ai?
Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Từ Linh là nhân viên thư ký của hãng nước mắm Vạn Vân, nhạc sĩ Trần Thịnh lại cho rằng đó là người tài xế riêng của Đoàn Chuẩn còn người viết biết được rằng Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu (dễ nhớ, vì trùng họ, trùng chữ lót với người viết) là em của một người bạn thân của Đoàn Chuẩn.
Tuy nhiên, dù Từ Linh là ai thì vẫn chắc chắn đây là một “tri âm, tri kỷ” của Đoàn Chuẩn. Một tình bạn son sắt, chung thủy cho đến lúc cả hai đều khuất bóng. Không ai biết Từ Linh đã đóng góp cụ thể như thế nào vào nhạc Đoàn Chuẩn nhưng chắc chắn là Từ Linh đã có đọc, có góp ý, và có thể đã sửa lời hoặc đặt lời cho ca khúc của Đoàn Chuẩn được thăng hoa hơn… có những ca khúc người ta dám chắc mười mươi chỉ là một mình Đoàn Chuẩn sáng tác nhưng vẫn được tác giả ký tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh một cách trân trọng.
Sau 1954, Từ Linh di cư vào Nam còn Đoàn Chuẩn vẫn neo mình ở căn nhà số 9, Cao Bá Quát - Hà Nội. Sau này, ở miền Nam in lại những ca khúc của cặp đôi này nhưng chỉ còn ghi tên Từ Linh Từ Linh mất tại Sài Gòn năm 1992. Còn Đoàn Chuẩn cũng đã ra đi trong vòng tay của người vợ suốt đời chịu đựng cái tính hào hoa, đa tình của ông rồi lại chăm sóc suốt gần 2 năm ông bị tai biến mạch máu não cho đến những giây phút cuối đời.
Điều lạ lùng là ngày mất của Đoàn Chuẩn (15.11.2001) lại trùng với sinh nhật của một nhạc sĩ thân thiết, cùng quê Hải Phòng: nhạc sĩ văn Cao (15.11.2001).
Ẩn số thứ hai là khoảng lặng suốt 31 năm không sáng tác một nhạc phẩm nào. Chưa ai tìm ra lời giải cho quãng lặng đáng kể này, kể cả các nhà phê bình và những người thân trong gia đình cố nhạc sĩ nhưng ai nghe nhạc của ông cũng tiếc là sao ông không viết thêm nữa những ca khúc làm say mê, quyến rũ lòng người. Ẩn số thứ ba là màu tím trong nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn. Ông vốn nổi tiếng với hai màu. Các nhạc phẩm của ông đều liên quan đến mùa thu vàng và màu xanh khỏe khoắn sáng lên trong ánh vàng rực rỡ ấy (Tà áo xanh, Tình nghệ sĩ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá đổ muôn chiều, Thu quyến rũ, Vàng phai mấy lá). Nhưng, có đôi khi, màu tím xuất hiện giản dị, chân phương và khiêm tốn: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh đón xuân về…” (Gửi người em gái); “Chiều nào áo tím nhiều quá…” (Đường về Việt Bắc). Đó là hình ảnh người vợ thân thương của ông, là chiếc áo tím bà mặc khi còn đi học, là sự ẩn mình canh cánh bên người chồng tài hoa. Tổng số tác phẩm của Đoàn Chuẩn không nhiều, chỉ gần 20 ca khúc nhưng đã để lại cho đời cả một gia tài âm nhạc. Ca khúc tình tứ, lãng mạn của ông thì luôn vang mãi trong niềm yêu của công chúng yêu nhạc, nhưng nhiều sự thật khác về cuộc đời ông thì lại nằm trong sự im lặng đến quyến rũ - như những giọt thu mà ông đã im lìm gieo trên nốt nhạc.
Từ mối tình đầu để có một gia đình với một người đẹp là bà Đoàn Chuẩn đẹp tới tận bây giờ - hiền thảo, đôn hậu và bao dung, Đoàn Chuẩn đã phiêu diêu qua những cung bậc yêu đương nồng cháy và nóng bỏng đến độ phải thốt lên những giai điệu lạ lùng trong tập Những bài hát bị xé mà đến nay còn nhiều người chưa được thưởng thức. Đấy là mối tình cuối cùng sâu đậm nhất trong trường tình Đoàn Chuẩn.
Nàng là con gái đầu lòng của một viên chức hỏa xa kháng chiến, cha nàng là tự vệ chiến đấu nội thành. Khi rút ra chợ Đại, cha mang theo nàng mới 12 tuổi. Vài năm sau, nàng về lại Hà Nội với mẹ để cùng mẹ chăm sóc năm em dưới mình. Ở tuổi dậy thì, nàng đã tần tảo làm thuê, đánh máy chữ, đan áo len để có tiền góp với mẹ nuôi các em. Nàng đẹp đến kiêu sa và hát rất hay. Tình cờ, một nhạc công đài Pháp - Á đã phát hiện ra tài nghệ này của nàng. Và nàng đã đăng quang “vương miện thủ khoa” trong cuộc thi hát do đài Pháp - Á tổ chức. Chính lúc ấy, nàng mới biết tác giả những tình khúc mùa thu Hà Nội. Từ chỗ muốn nâng đỡ một tài năng trẻ, giúp cho học nhạc, giúp những sô diễn, tình cảm đã len lén vào hồn từ khi nào mặc dù xung quanh nàng biết bao vệ tinh bủa vây.
Tình cảm đang lãng mạn vậy thì đột nhiên nàng “biến” khỏi Hà Nội. Sự “biến” của nàng khiến Đoàn Chuẩn chống chếnh. Ông cảm thấy mất mát thực sự, xót xa trong cô đơn. Nhưng thực ra không phải nàng cố ý cho Đoàn Chuẩn “leo cây” mà vì người cha bị mất đột ngột ở vùng tự do. Chú nàng là đại đội trưởng vệ quốc đoàn đã cử liên lạc bí mật vào thành đón nàng ra ngoài vùng tự do vào cuối mùa xuân 1954, đúng thời điểm mở ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Rồi nàng trở về cùng đoàn quân giải phóng thủ đô. Họ gặp lại nhau gấp gáp hối hả, như tìm lại một cái gì đó cùng đánh mất. Để rồi lại vĩnh viễn xa nhau: “Có những đêm về sáng - Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi!” và để rồi: “Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát và tìm trong nét bút xa xôi”.
“Đúng là có những lúc, gia đình chúng tôi đã rơi vào tình cảnh im lặng đợi chờ cơn bão - Nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đính bộc bạch- Nhưng rồi, cuối cùng thì mọi sự vẫn bình yên. Hồi bố tôi yêu một người ca sĩ, tên là Lê Hằng, mẹ tôi đã tìm tới tận nhà cô ấy. Mẹ tôi hỏi cô ấy có yêu bố tôi không. Cô ấy nói có. Mẹ tôi bảo: Tôi còn yêu anh ấy gấp 10 lần cô. Nếu cô thực lòng với anh ấy, tôi xin giao cho cô cả mấy đứa con. Vậy mà cô Hằng tỉnh ngộ, xé hết tất cả những bản nhạc bố tôi đã viết tặng và rời xa ông. Sau này, những bài đó được chúng tôi sưu tầm lại và ấn hành trong tập Bài ca bị xé”.
Đi kháng chiến, thì Đoàn Chuẩn vẫn là công tử Hà Thành chính hiệu. Cả 10 bài hát viết trong thời gian kháng chiến mà người ta không thấy bóng dáng kháng chiến ở chỗ nào! Ông đã nhận mình là “tay mơ” trong sáng tác, và trong cả… tình yêu. Chẳng hạn, “Tình Nghệ Sĩ” là khi đi tản cư, do mê một cô nàng bán hàng cà phê xinh đẹp người Hà Nội. Quán tên là Thanh Hương, vì thế ban đầu nhạc sĩ nghĩ: “Đây quán Thanh Hương mấy thu đầm ấm…” sau đó, mới thành “Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng…”. Cũng may, không thì ngày nay “Tình Nghệ Sĩ” lại không còn quảng đại mà sẽ bị gói trọn trong hai chữ Thanh Hương xa xôi ngày nào. Tự nhận mình là đa tình, thích gái đẹp. Có lẽ chính vì thế, khi có gia đình rồi, có được người vợ cũng đẹp lắm rồi, ông “hết hứng” viết.
Chính bản thân ông cũng thành thật nói lên một điều “rất đáng tiếc” của mình cuối đời là tiếc sao “Tất cả những cô ca sĩ hát nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh hay thì… chẳng có cô nào đẹp cả”, mà ông suốt đời chỉ yêu cái đẹp thôi!
Trong cao trào cách mạng, ông tham gia thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Kháng chiến toàn quốc, ông vào tham gia công tác văn nghệ ở Khu IV và bắt đầu sáng tác ca khúc. Các bài “Tình Nghệ Sĩ” (1948) và “Đường Về Việt Bắc” được viết vào thời kỳ đó.
Sau đó, Đoàn Chuẩn về lại Hà Nội. Tình khúc Đoàn Chuẩn bắt đầu nổi tiếng ở giai đoạn này. Toàn bộ ca khúc của mình, ông đều đề tên chung Đoàn Chuẩn - Từ Linh trong phần tác giả.
Tình khúc Đoàn Chuẩn in đậm mùa thu Hà Nội. Đó là “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay”, “Lá Thư”, “Thu Quyến Rũ”, “Cánh Hoa Duyên Kiếp” (còn gọi là “Dạ Lan Hương”), “Tà Áo Xanh”, “Chuyển Bến”, “Lá Đổ Muôn Chiều”… Bài hát “Gửi Người Em Gái Miền Nam” được viết sau này dường như là bài hát cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tác của Đoàn Chuẩn.
“Chôn sâu tận đáy lòng” tình cảm ấy, Đoàn Chuẩn đã khép lại giai đoạn sáng tạo những tình khúc mùa thu Hà Nội độc đáo vào những năm đầu hòa bình ở miền Bắc, sau khi bài Gửi người em gái miền Nam bị phê phán và ngừng không phát sóng. Mãi tới khi bước vào thời kỳ đổi mới và mở cửa, những tình khúc mùa thu của Đoàn Chuẩn mới thực sự được khôi phục cùng những tình khúc lãng mạn của Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước… ông phấn khởi, khỏe ra, mừng tủi giữa bạn bè.
Có nhiều giai thoại về sự ra đời của bài hát “Gửi Người Em Gái Miền Nam”, tuy nhiên, bài viết này cho rằng, khi “người trong mộng” đi lấy chồng, Đoàn Chuẩn ngẩn ngơ như người mất hồn và trút tâm sự vào bài hát.
Vì muốn chạy trốn mối tình vô vọng, năm 1954 - chia đôi đất nước, nàng ca sĩ “Vàng phai mấy lá” đã vào Nam và lập gia đình. Ở lại miền Bắc, Đoàn Chuẩn ngẩn ngơ như người mất hồn, và ông viết “Gửi Người Em Gái Miền Nam” - một ca khúc có mùa xuân, có tết duy nhất nằm trong “kính thưa các bản nhạc … mùa thu”, của ông:
“Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng. Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rủ mà chi. Đêm tân xuân Hồ Gươm như say mê. Ngàn phía đến lễ đền. Chạnh lòng tôi nhớ tới người em…”.
Nàng trong mắt Đoàn Chuẩn thật lộng lẫy, kiêu sa: “Tôi có người gái tuổi chớm dâng hương, mắt nồng rộn ý yêu thương. Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng Kiều. Ôi tình yêu… Em tôi đi màu son trên đôi môi. Khăn san bay lả lơi trên vai ai. Trời thắm gió trăng hiền. Hà Nội thêm dáng những nàng tiên…”
Bài hát Gửi Người Em Gái Miền Nam viết bằng tay của Đoàn Chuẩn
Cũng cần nói thêm. khoảng từ 1957, nhạc Đoàn Chuẩn bị cấm hát ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam thì công chúng được hát thoải mái nhạc của bất kỳ tác giả nào, miễn sao bài hát đó không dính líu đến chính trị. Riêng ca khúc trên được ngắt bớt 2 chữ “Miền Nam” ở cái tựa, chỉ còn “Gửi Người Em Gái”. Đến thập niên 1990, nhạc Đoàn Chuẩn mới được hát lại trong phạm vi toàn quốc. Nhạc Đoàn Chuẩn và các nhạc sĩ cùng thời với ông thường mang hơi hướm phương Tây, nhưng ở “Gửi Người Em Gái” tác giả đã hạ một câu lục bát rất “ngọt”: “Người đi cho dạ sao đành. Đường quen lối cũ, ân tình nghĩa xưa?”.
Nhiều người cho rằng, nàng của những giai thoại kể trên chính là ca sĩ T.V. lừng danh một thời, hiện sống ở TP HCM, người viết đã may mắn được gặp và mạo muộn hỏi bà có phải là nhân vật chính trong giai thoại này. Bà cười, bảo: “Không phải đâu! Đó là ca sĩ M.L., bạn thân của tôi”.
Ca từ trong nhạc Đoàn Chuẩn hầu như có chung một quy ước, ở đó có mùa thu, có người thiếu nữ tô quầng mắt, nét son trên đôi môi, khép nép trong tà áo xanh, có đôi mắt như hồ thu, tóc thề xõa trong gió… Tất cả đều như tranh Tố nữ.
Những ghi chú bên lề bản nhạc cũng đầy bóng giai nhân
Viết xong một bản nhạc, khi đang còn dư âm cảm xúc, Đoàn Chuẩn thường viết vài dòng “ghi chú” trên bản nhạc để nhắc nhớ những kỷ niệm cho riêng mình, câu nào cũng thấp thoáng bóng giai nhân, có khi là những câu thơ, như:
“Để nhớ một kỷ niệm với V.P. và M.L. Em ơi, lá có rơi ngoài muôn ngả/ Thì chung quy cũng về đất thân yêu/ Anh phong sương mưa nắng đã hoen nhiều/ Đời nhạc sĩ có gì vui đâu em hỡi/ Anh ra đi em cũng đừng chờ đợi/ Mai anh về, kia nữa hoặc chẳng bao giờ” (ghi trên Chuyển Bến),
hay:
“Viết tại 63 Lý Thường Kiệt và 46 Hàng Cót, Hà Nội (rạp Đại Đồng) cuối năm 1954, bước sang năm 1955. Không sao kìm nổi xúc động và nhớ vô cùng” (Lá Đổ Muôn Chiều)”…
Đã có rất nhiều người ngộ nhận dòng nhạc của Đoàn Chuẩn là “nhạc tiền chiến”. Thực ra, giai đoạn sáng tác chính ông (1948 - 1956) với khoảng 10 bài quen thuộc là ở trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau này ông có sáng tác thêm những ca khúc như: “Tâm Sự” (1956), “Một Gói Nho Khô”, “Cánh Hoa Pensée” (1998), “Phấn Son” (1989), “Mầu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu” (1989)… nhưng không mấy phổ biến.
Vài năm trước khi từ trần, bệnh xuất huyết não khiến ông không thể di chuyển được và nói rất khó khăn. Câu nói cuối cùng ông nói trước khi không nói được là: “Rồi những người tình sẽ ra đi. Rồi nhạc sĩ sẽ ra đi. Chỉ còn tác phẩm ở lại”. Đầu năm 2000, ông bị tai biến mạch máu não và hôn mê. Sau đó, ông tỉnh lại nhưng mất tiếng nói, chỉ có thể bút đàm cho đến lúc qua đời lúc 22 giờ, ngày 15 tháng 11 năm 2001. Về già, gia cảnh sa sút nhưng vợ chồng NS Đoàn Chuẩn vẫn rất êm ấm thuận hòa.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh và tác phẩm:
1. Ánh trăng mùa thu, 1947 (ca khúc đầu tiên)
2. Tình nghệ sĩ, 1948
3. Lá thư, 1948
4. Đường về Việt Bắc, 1949
5. Thu quyến rũ, 1950
6. Chuyển bến, 1951
7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952
8. Cánh hoa duyên kiếp (hay “Dạ lan hương”), 1953
9. Lá đổ muôn chiều, 1954
10. Tà áo xanh (hay “Dang dở”), 1954-1955
11. Chiếc lá cuối cùng, 1955
12. Để có những chiều tắt nắng, 1955
13. Một gói nho khô, một cánh pen-séc, 1955
14. Vàng phai mấy lá (hay “Vĩnh biệt”), 1955
15. Gửi người em gái miền Nam, 1956
16. Thuở trâm cài (bút danh Việt Tử; thập niên 1960)
17. Khuôn mặt em (thơ: Văn Cao), 1987
18. Đường thơm hoa sữa gọi, 1988
19. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng)
20. Bài ca bị xé.
21. Bên cầu.
Cũng cần nói thêm. khoảng từ 1957, nhạc Đoàn Chuẩn bị cấm hát ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam thì công chúng được hát thoải mái nhạc của bất kỳ tác giả nào, miễn sao bài hát đó không dính líu đến chính trị. Riêng ca khúc trên được ngắt bớt 2 chữ “Miền Nam” ở cái tựa, chỉ còn “Gửi Người Em Gái”. Đến thập niên 1990, nhạc Đoàn Chuẩn mới được hát lại trong phạm vi toàn quốc. Nhạc Đoàn Chuẩn và các nhạc sĩ cùng thời với ông thường mang hơi hướm phương Tây, nhưng ở “Gửi Người Em Gái” tác giả đã hạ một câu lục bát rất “ngọt”: “Người đi cho dạ sao đành. Đường quen lối cũ, ân tình nghĩa xưa?”.
Nhiều người cho rằng, nàng của những giai thoại kể trên chính là ca sĩ T.V. lừng danh một thời, hiện sống ở TP HCM, người viết đã may mắn được gặp và mạo muộn hỏi bà có phải là nhân vật chính trong giai thoại này. Bà cười, bảo: “Không phải đâu! Đó là ca sĩ M.L., bạn thân của tôi”.
Ca từ trong nhạc Đoàn Chuẩn hầu như có chung một quy ước, ở đó có mùa thu, có người thiếu nữ tô quầng mắt, nét son trên đôi môi, khép nép trong tà áo xanh, có đôi mắt như hồ thu, tóc thề xõa trong gió… Tất cả đều như tranh Tố nữ.
Những ghi chú bên lề bản nhạc cũng đầy bóng giai nhân
Viết xong một bản nhạc, khi đang còn dư âm cảm xúc, Đoàn Chuẩn thường viết vài dòng “ghi chú” trên bản nhạc để nhắc nhớ những kỷ niệm cho riêng mình, câu nào cũng thấp thoáng bóng giai nhân, có khi là những câu thơ, như:
“Để nhớ một kỷ niệm với V.P. và M.L. Em ơi, lá có rơi ngoài muôn ngả/ Thì chung quy cũng về đất thân yêu/ Anh phong sương mưa nắng đã hoen nhiều/ Đời nhạc sĩ có gì vui đâu em hỡi/ Anh ra đi em cũng đừng chờ đợi/ Mai anh về, kia nữa hoặc chẳng bao giờ” (ghi trên Chuyển Bến),
hay:
“Viết tại 63 Lý Thường Kiệt và 46 Hàng Cót, Hà Nội (rạp Đại Đồng) cuối năm 1954, bước sang năm 1955. Không sao kìm nổi xúc động và nhớ vô cùng” (Lá Đổ Muôn Chiều)”…
Đã có rất nhiều người ngộ nhận dòng nhạc của Đoàn Chuẩn là “nhạc tiền chiến”. Thực ra, giai đoạn sáng tác chính ông (1948 - 1956) với khoảng 10 bài quen thuộc là ở trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau này ông có sáng tác thêm những ca khúc như: “Tâm Sự” (1956), “Một Gói Nho Khô”, “Cánh Hoa Pensée” (1998), “Phấn Son” (1989), “Mầu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu” (1989)… nhưng không mấy phổ biến.
Vài năm trước khi từ trần, bệnh xuất huyết não khiến ông không thể di chuyển được và nói rất khó khăn. Câu nói cuối cùng ông nói trước khi không nói được là: “Rồi những người tình sẽ ra đi. Rồi nhạc sĩ sẽ ra đi. Chỉ còn tác phẩm ở lại”. Đầu năm 2000, ông bị tai biến mạch máu não và hôn mê. Sau đó, ông tỉnh lại nhưng mất tiếng nói, chỉ có thể bút đàm cho đến lúc qua đời lúc 22 giờ, ngày 15 tháng 11 năm 2001. Về già, gia cảnh sa sút nhưng vợ chồng NS Đoàn Chuẩn vẫn rất êm ấm thuận hòa.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh và tác phẩm:
1. Ánh trăng mùa thu, 1947 (ca khúc đầu tiên)
2. Tình nghệ sĩ, 1948
3. Lá thư, 1948
4. Đường về Việt Bắc, 1949
5. Thu quyến rũ, 1950
6. Chuyển bến, 1951
7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952
8. Cánh hoa duyên kiếp (hay “Dạ lan hương”), 1953
9. Lá đổ muôn chiều, 1954
10. Tà áo xanh (hay “Dang dở”), 1954-1955
11. Chiếc lá cuối cùng, 1955
12. Để có những chiều tắt nắng, 1955
13. Một gói nho khô, một cánh pen-séc, 1955
14. Vàng phai mấy lá (hay “Vĩnh biệt”), 1955
15. Gửi người em gái miền Nam, 1956
16. Thuở trâm cài (bút danh Việt Tử; thập niên 1960)
17. Khuôn mặt em (thơ: Văn Cao), 1987
18. Đường thơm hoa sữa gọi, 1988
19. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng)
20. Bài ca bị xé.
21. Bên cầu.
Diệu Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét