Có một chú cu gáy
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
(Đi giữa đường thơm - Huy Cận)
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
(Đi giữa đường thơm - Huy Cận)
So với Bé-người thì Bé-cu gáy tôi hơn
đứt về mọi mặt. Này nhá! Tôi tự mổ vỏ trứng chui ra, có đâu như Bé-người cứ nằm
ỳ trong bụng mẹ khiến mẹ mình phải vật vã, kêu la, rặn mãi mới chịu ra cho. Lại
nữa, vừa chào đời là tôi đã ngồi ngay dậy biết há mỏ cho bố mẹ mớm thức ăn. Còn
Bé-người thì phải nào là ấp ủ ư, nào là bồng bế ư, đến là lôi thôi! Không như
Bé-người sau một năm mới lẫm chẫm đi, Bé-cu gáy tôi khoảng bốn tuần là đã đủ
lông đủ cánh. Chỉ hiềm nỗi cái chuyện tập bay cũng hơi phiền. Phải tập nhún
chân, phải tập đập cánh. Ban đầu là đứng trong tổ; rồi ra đứng trên cành cây
chuyền từ cành nọ sang cành kia cách quãng ngắn. Nhẽ ra là phải tuần tự như thế.
Tôi không được ngoan như chị tôi. Bước ra khỏi tổ tập tành qua loa là tôi đã vẫy
cánh đạp chân lao vào khoảng không. Ôi chao! Cái thân bé bỏng của tôi nặng ơi
là nặng. Tôi chới với, đâm hoảng, đập cánh loạn xạ, chấp chới rồi hạ mình lên
đám cỏ rậm, đúng ra là thả mình chứ chẳng phải là hạ. Tôi nhìn quanh thấy vướng
vít, lộn xộn không như khi từ trên cao nhìn xuống. Tôi chợt nghe mấy tiếng
“meo, meo” từ xa thoảng lại theo hơi gió. Mẹ chim của tôi vội sà xuống cạnh
tôi. Bà gù nho nhỏ trong cuống họng an ủi, động viên tôi. Bà cất mình bay lên một
cành cây thấp gần bên làm mẫu cho tôi. Tôi ngó lên, sao mà cao vậy! Tôi rún
chân nhảy lấy đà và quạt cánh phành phạch, chưa lên tới đích đã như bị ai kéo
xuống. Tôi loạng choạng sà xuống đất. Mẹ chim của tôi lại nhảy xuống khích lệ
tôi. Đúng lúc đó, có tiếng sột soạt khá gần rồi một vật gì vằn vện đen trắng có
bốn chân, to quá là to, hơn cả mẹ con tôi gộp lại, tôi chưa từng thấy bao giờ,
hiện ra. Hắn giương cặp mắt xanh lè nhìn chúng tôi, chân hơi khuỵu xuống, cái
đuôi ngo ngoe. Mẹ chim của tôi xù lông chừng để cho to tợn trong mắt đối thủ,
phần thân trước hơi chúi xuống, vươn cổ nhìn con vật chằm chằm. Tôi sợ bà lao
thẳng vào hắn; nhưng không, bà xê dịch vần quanh hắn. Còn hắn thì rón cẳng,
chuyển mình rê theo bà, rồi bất thần nhảy chồm tới. Mẹ chim bay vụt lên. Hắn
quơ chân trúng đuôi bà thì phải, mấy cái lông lả tả rơi ra. Con mèo, như con
người vẫn gọi hắn, gào lên một tiếng để xả tức hay để ra oai chẳng biết, đảo
mình hướng tới chỗ mẹ chim vừa đậu xuống. Bà vẫn ở trong tư thế sẵn sàng nghênh
địch. Đối thủ chộp lần thứ hai. Lần này, mẹ chim cất mình bay khi kẻ thù vừa dợm
nhảy. Bà né tránh con vật xa hơn lần trước. Hình như bà có ý dụ hắn ra xa chỗ
tôi. Hắn ngó theo bà rồi quay lại phía tôi.
Hắn lừ lừ tiến lại. Hấp! Chẳng kịp nghĩ ngợi, đắn đo gì, tôi hẩy mạnh đôi chân, đập mạnh đôi cánh vụt bay lên. Sức lực ở đâu dồn đến, thân tôi nhẹ hẳn. Tôi đậu được lên cành cây như thế nào tôi chẳng nhớ nữa. Ngoảnh nhìn xuống, tôi thấy con vật ác đang nghếch nhìn theo tôi, lưng gù, đuôi quắp, một chân trước còn giơ lên như vẫy chào. Hẳn là hắn vừa làm một cú vồ trượt. Sau lần hút chết ấy, tôi chăm chỉ tập bay chuyền còn hơn cả chị tôi. Suýt nữa tôi thiệt thân đã đành mà còn làm hại mẹ tôi.
Hắn lừ lừ tiến lại. Hấp! Chẳng kịp nghĩ ngợi, đắn đo gì, tôi hẩy mạnh đôi chân, đập mạnh đôi cánh vụt bay lên. Sức lực ở đâu dồn đến, thân tôi nhẹ hẳn. Tôi đậu được lên cành cây như thế nào tôi chẳng nhớ nữa. Ngoảnh nhìn xuống, tôi thấy con vật ác đang nghếch nhìn theo tôi, lưng gù, đuôi quắp, một chân trước còn giơ lên như vẫy chào. Hẳn là hắn vừa làm một cú vồ trượt. Sau lần hút chết ấy, tôi chăm chỉ tập bay chuyền còn hơn cả chị tôi. Suýt nữa tôi thiệt thân đã đành mà còn làm hại mẹ tôi.
Đã đến lúc chúng tôi, chị tôi và tôi, mỗi người sống tự lập.
Họ nhà cu gáy chúng tôi thường sống tại những vùng có cây cao và có nhiều tầng
cành lá. Đặc biệt là các vùng quê có vườn cây, có ruộng lúa. Khốn một nỗi, như
cha tôi nói, con người cứ như là kẻ phá hoại truyền kiếp đối với loài chim ra sức
gọt trọc các rừng cây và phá nương vườn để thay vào đấy những khối lù lù chẳng
có chút hương sắc cây lá nào, những thứ mà loài chim chẳng trông cậy gì được; đến
bọn chim sẻ có khi cũng chịu. Tôi hỏi: có những vườn họ chặt hết những cây cao
và trồng vào những cây thấp tè để làm gì? Cha tôi bảo: họ cần những cây sớm cho
quả. “Tốt thôi! –ông rầu lòng nói thêm- Nhưng họ phải dành lại cho loài chim
chúng ta đồi cây, rừng cây mà chúng ta có thể sinh sống được chứ. Thử hỏi mặt đất
này mà thiếu vắng tiếng chim thì còn ra làm sao!”
Ấy, vùng cư trú của chúng tôi trở nên khó khăn vậy đó. Tôi được
cha mẹ chỉ cho một khoảng vườn và đồi kề sát nhau bên đồng ruộng xa những nhà của
con người. Chị tôi bay về phía gần núi hơn. Trước khi cho chúng tôi ra riêng,
cha mẹ chúng tôi dặn kĩ hai điều. Một là, phải dè chừng con người. Đang đậu
trên cao mà thấy họ nghiêng nghé nhìn lên thì phải cảnh giác. Nếu họ giương cái
gì đó chĩa về phía mình thì phải chuồn cho mau. Có lần chim bố của tôi mải mê
ca “cúc cù cu…”, giữa chừng ngừng nghỉ, đang nghiêng đầu lắng tiếng vọng xa
xăm, chợt trông thấy một chàng trẻ tuổi đang giơ một “cái gậy” kềnh càng tì vào
vai, nheo một bên mắt, nhắm vào ông. Ông chưa kịp hiểu mô tê gì thì nghe có tiếng
nói lớn của một người có tuổi: “Để nó gáy cho vui làng xóm!”. Bố tôi giật
mình vội vàng bay đi trước khi vang lên một tiếng nổ “đoàng” làm rung cả một
vùng cây đang im ắng. Giống người chẳng phải xấu cả, - ông dặn kĩ-, song phải
coi chừng, nhất là bọn còn trẻ hay hăng máu, thích là làm. Hai là, phải biết sử
dụng đúng tiếng gáy...
Chúng tôi đã được luyện kỹ các giọng gáy. Có tiếng gáy báo
cho kẻ lạ biết “giang sơn” đã có chủ. Có tiếng gáy tìm bạn đời. Có tiếng gáy
làm vui vùng quê. Tiếng cu gáy trong buổi trưa hè vắng lặng ru giấc ngủ con người,
nhất là của cụ già, của trẻ nhỏ. (Xin mách nhỏ chút xíu: chị tôi cũng biết gáy
đấy. Có lần tôi đã thách chị gáy thi, chị thua. Cu gáy mái không thể gáy dài
hơi và đĩnh đạc bằng lũ cu gáy trống chúng tôi, nhất là không biết gù; chẳng biết
giống người có vậy không?).
Cha tôi nghiêm nghị nhắc nhở: bọn cu trống, tiếng gáy tức khí
dễ kích máu anh hùng rơm. Vậy nên, nghe tiếng của đứa ở xa chẳng xâm phạm gì bờ
cõi mình thì đối đáp thân ái cho vui ; nếu có cơ nó đột nhập vùng của mình thì
gáy cảnh cáo xua đi, chớ có ham hố chọi nhau! bất đắc dĩ mới phải choảng để tự
vệ. Tôi tâm niệm lời dạy của ông, nhưng khi gặp việc lại quên béng. Và tôi đã
phải trả giá.
Tôi đã đến thời kì tìm bạn đời. Muốn có bạn đời thì hoặc
là lần đến chỗ nàng theo tiếng gáy gọi; - theo cách này thì thường hay chạm
trán với các chàng trống khác, và tất nhiên khó tránh đụng độ, so mỏ, so cựa với
nhau; hoặc là ở trong khu vực của mình cao giọng gáy mời gọi các nàng. Giang
sơn của tôi đẹp cảnh, phong phú thức ăn, nên tôi thử theo cách thứ hai. Vả, tôi
nghĩ tôi rất có mẽ con nhà, các nàng phải bay theo tôi là cái chắc. Tôi mới lớn,
tưởng sự đời luôn luôn suôn sẻ. Hôm đó, tôi đang dọn giọng để hát lên bài ca
quen thuộc của họ nhà cu gáy thì bỗng nghe tiếng gáy giọng trống ngay trong bờ
cõi của mình. Tôi lên tiếng ngay: “Cúc cù cu - Ai đấy?” Tiếng đáp lại thản
nhiên: “Cúc cù cu - Ta đây”. Tôi đã hơi nóng đầu: “Cúc cù cu - Có việc gì mà
vào đất ta?”. “Cúc cù cu- Thì sao nào?”. Tôi bay đến ngọn cây nơi phát ra tiếng
gáy nghịch tai nhìn xuống. Một thằng béo tốt hơi sồ sề, bộ lông đậm hơn của
tôi, vòng cườm cũng nổi hơn, đang dậm chân loanh quanh trong cái mà con người gọi
là cái lồng. Tôi gù mấy tiếng nắn gân; nó gù lại thách thức. Tôi điên tiết,
lông phía trước mình dựng cả lên: “Gù…ù…ù - Cút đi!”. Nó cũng xù lông cổ:
“Gù…ù…ù- Mày cút ấy!”. Thật chẳng còn trời đất gì nữa! Tôi bèn đáp xuống ngay
trên đỉnh lồng của nó định cho một bài học. Tôi vừa đậu xuống cái que chổng
ngang thì bỗng như trời sập trên đầu, một tiếng “soạch”, bao nhiêu dây rợ chụp
xuống tôi. Tôi kêu lên choe chóe, ra sức vùng vẫy để thoát thân, nhưng càng quẫy
thì lại càng bị bó thêm. Một tiếng người reo to.
Cái lồng đung đưa mạnh, hạ thấp xuống, rồi có bàn tay con người tóm lấy tôi, gỡ tôi ra. Tôi càng hoảng. Đến khi tôi định thần lại được thì đã thấy mình bị vứt vào một cái lồng gần giống như cái của thằng cu gáy kia, cái thằng đã khiến tôi sa lưới. Tôi tìm cách sổ lồng. Tôi thử chui qua khe giữa các nan. Không được. Tôi cuống lên. Tôi cáu. Tôi húc đầu. Tôi quặp chân vào nan lồng đập cánh loạn xạ, chẳng ăn thua. Tôi thoảng nghe tiếng gù khẽ: “Cứ hung hăng nữa đi! Chẳng ăn thua gì đâu, chú em ạ”. Tôi ngoái nhìn sang: lồng nhốt thằng kia cũng treo gần chỗ tôi cùng dưới mái hiên nhà của con người. Tôi mệt rũ ra, nằm mọp. Trong lồng của tôi có sẵn nước trong, sẵn những hạt thóc vàng ươm -thứ tôi rất khoái ăn, nhưng tôi chẳng thèm đụng mỏ. Ở lồng bên, anh chàng láng giềng của tôi vẫn an phận thơ thẩn trong lồng, cứ nhởn nhơ hết ăn uống lại rỉa lông, hứng lên thì cất tiếng gáy.
Tôi muốn quát cho nó im
đi nhưng ghét mặt chẳng thèm trao lời. Nó hướng sang tôi, ái ngại: “Này! Cố mà
ăn tí chút, giữ sức không thì chết đấy chú em ạ. Họ không nướng chả thì cũng quẳng
cho mèo. Sống ở đây rồi cũng quen đi thôi”. Quen được cảnh này ư? Không đời
nào! Phen này mình đành chịu bỏ thây ở đây. Bỗng vang lên: “Có khách! Có
khách!” nhại tiếng con người nghe rất chối tai. Tôi hé mắt nhòm. Một con sáo
lông màu đen bẩn, mỏ vàng, đang “nhảy chân sáo” theo sau một cậu bé-người choai
choai; vừa nhảy nó vừa dẻo mỏ kêu lóe xóe. Cậu bé-choai đến thêm thóc và thay
nước trong lồng anh hàng xóm của tôi. Cu ta bước rảo trong lồng, chẳng biết để
đón chào hay để né tránh. Tôi vẫn bẹp mình trong cái lồng của tôi. Cậu bé mở cửa
lồng bên kia để làm vệ sinh hay sửa sang gì đấy. Tôi đang nằm chợt nghe nhói dưới
bụng, hình như có con kiến vừa đốt. Tôi nẩy người rẫy đành đạch. Cậu bé vội bỏ
dở việc đang làm quay sang chỗ tôi mở cửa lồng thò tay vào nhẹ nhàng nắm lấy
tôi đưa ra ngoài. Cậu tưởng tôi rẫy chết.
Cậu vuốt lưng tôi, hà hơi vào mỏ tôi.
Tôi quẫy một cái, tuột khỏi tay cậu ta. Lập tức tôi vỗ cánh bay đi. Phía trước
là ngàn cây thoáng đãng, bên trên là bầu trời cao rộng. Cậu bé tiếc rẻ, ngẩn
ngơ nhìn theo. Trong lồng kia, chàng cu gáy “thân tù” dáo dác nhìn cửa lồng để
ngỏ, thò nửa người dòm quanh quất, rồi cũng phóng ra bay nốt. Nhưng chỉ được một
quãng ngắn nó chúi xuống đất.
Nó quá béo, lại đã lâu không dùng đến đôi cánh. Cậu bé chạy đến chộp được cu chim sổng. Đậu trên một cành cây cao thở cho lại sức và hoàn hồn, ngó xuống tôi thấy tội nghiệp cho nó. Biết bao giờ con người biết nghĩ lại mà thả nó ra! Mà được thả ra, nó có tự kiếm sống được không? có hòa nhập được vào cuộc sống tự nhiên không? Nó quen được nuôi trong lồng rồi. Bọn sáo đấy, được con người nuôi lâu thì bám rịt, đố có dám rời xa. Đó là bọn vô tích sự, thật ra chẳng giúp ích được gì cho con người; chẳng hề biết gáy hoặc hót, chỉ biết kêu “choét, choét”.
Cũng có đứa được dạy nói tiếng người, nhưng
chỉ mỗi câu ngắn ngủn cứ lặp đi lặp lại “như vẹt” (Sao con người không bảo “như
sáo” nhỉ? Lũ vẹt phải gánh cả tiếng xấu cho bọn sáo!). Có con bị cậu bé- người
xấu tính nào đó tập cho nói tục, chửi bậy, cứ xoen xoét cả với khách khứa nhà
người ta. Thật chẳng hiểu sao con người, nhất là các cậu bé, lại ưa nuôi cái bọn
có mỗi “tài” là ỉa bậy và hóng hớt! Tôi không nói cả họ nhà sáo; tôi thích được
nhìn thấy những con sáo thong dong trên đồng, trên bãi, nhặt bọ, nhặt rận cho
trâu bò, làm bạn với trẻ chăn . Họ cu gáy chúng tôi, cũng như nhiều họ chim
khác, chỉ ưng làm bạn với con người giữa thiên nhiên phóng khoáng và trong
lành.
Cái lồng đung đưa mạnh, hạ thấp xuống, rồi có bàn tay con người tóm lấy tôi, gỡ tôi ra. Tôi càng hoảng. Đến khi tôi định thần lại được thì đã thấy mình bị vứt vào một cái lồng gần giống như cái của thằng cu gáy kia, cái thằng đã khiến tôi sa lưới. Tôi tìm cách sổ lồng. Tôi thử chui qua khe giữa các nan. Không được. Tôi cuống lên. Tôi cáu. Tôi húc đầu. Tôi quặp chân vào nan lồng đập cánh loạn xạ, chẳng ăn thua. Tôi thoảng nghe tiếng gù khẽ: “Cứ hung hăng nữa đi! Chẳng ăn thua gì đâu, chú em ạ”. Tôi ngoái nhìn sang: lồng nhốt thằng kia cũng treo gần chỗ tôi cùng dưới mái hiên nhà của con người. Tôi mệt rũ ra, nằm mọp. Trong lồng của tôi có sẵn nước trong, sẵn những hạt thóc vàng ươm -thứ tôi rất khoái ăn, nhưng tôi chẳng thèm đụng mỏ. Ở lồng bên, anh chàng láng giềng của tôi vẫn an phận thơ thẩn trong lồng, cứ nhởn nhơ hết ăn uống lại rỉa lông, hứng lên thì cất tiếng gáy.
Nó quá béo, lại đã lâu không dùng đến đôi cánh. Cậu bé chạy đến chộp được cu chim sổng. Đậu trên một cành cây cao thở cho lại sức và hoàn hồn, ngó xuống tôi thấy tội nghiệp cho nó. Biết bao giờ con người biết nghĩ lại mà thả nó ra! Mà được thả ra, nó có tự kiếm sống được không? có hòa nhập được vào cuộc sống tự nhiên không? Nó quen được nuôi trong lồng rồi. Bọn sáo đấy, được con người nuôi lâu thì bám rịt, đố có dám rời xa. Đó là bọn vô tích sự, thật ra chẳng giúp ích được gì cho con người; chẳng hề biết gáy hoặc hót, chỉ biết kêu “choét, choét”.
Tôi nhớ tới lời than thở của mẹ-chim tôi rằng họ nhà cu gáy ngày càng hiếm đi, loài chim nói chung cũng vậy. Do con người!
Tôi rầu lòng tạm rời xứ sở của con người bay về phía ngàn xanh.
22-11-2010
Khải Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét