Văn
học dịch - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn
Ngày 10- 8- 2012, Hội đồng Văn học dịch thuộc Hội Nhà văn Việt
Nam diễn ra cuộc hội thảo về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học
dịch hiện nay”. Hội thảo mong muốn làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của
văn học dịch, từ đó có thể đi đến thống nhất về quan niệm, về yêu cầu và các
nguyên tắc của dịch thuật văn học; đánh giá tình hình và chất lượng dịch thuật
văn học trong thời gian 10 năm trở lại đây; đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng dịch thuật văn học và phát triển đội ngũ dịch giả.
VNT xin trích những ý kiến đáng chú ý được trình bày tại buổi
hội thảo .
NGUYỄN VĂN DÂN: VĂN HỌC DỊCH HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Trên thế giới, người ta đã nói nhiều đến tầm quan trọng của dịch
thuật. Đặc biệt là hiện nay, trong thời đại toàn cầu hoá, để chống lại sự thống
trị của một vài ngôn ngữ, bảo đảm sự đa dạng trong thống nhất, Liên Hiệp Quốc
còn nói tới một kiểu “xã hội thông dịch” [tiếng Anh: “translation society”]. Điều
này không cần phải bàn nhiều, vấn đề thời sự hiện nay của chúng ta là làm thế
nào để phát triển dịch thuật nói chung và văn học dịch nói riêng?
Trong thời gian qua, văn học dịch ở Việt Nam đã phát triển
sôi động và thu được những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp tích cực cho sự
phát triển của văn học nước nhà, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá và hội nhập
quốc tế. Là một lĩnh vực có truyền thống lâu đời, văn học dịch hiện tại đã thu
hút được sự tham gia của đông đảo đội ngũ nhà văn và dịch giả, trở thành một bộ
phận không thể thiếu của nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, là một lĩnh vực liên
quan đến nhiều bộ phận của văn hoá và khoa học, văn học dịch trong thời gian
qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi. Trên diễn đàn văn nghệ đã xuất
hiện nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng dịch thuật, về các nguyên tắc dịch
thuật và về cả trình độ chuyên môn của đội ngũ dịch giả. Các cuộc tranh luận đã
thu hút được nhiều ý kiến tham gia, trong đó có ý kiến của các nhà khoa học, của
các dịch giả, của các nhà văn và của những người yêu văn học. Và tất nhiên có
những ý kiến rất khác nhau về nhiều vấn đề và thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp
độc giả khác nhau. Tình hình này cho thấy văn học dịch đang được xã hội quan
tâm hơn bao giờ hết.
Đặc biệt là gần đây đã có nhiều ý kiến tranh luận rất cụ thể
nhằm trực tiếp vào các dịch phẩm đã xuất bản trong những năm gần đây, kể cả những
tác phẩm vừa xuất hiện trong năm nay. Những ý kiến đó đã nêu dẫn chứng rất chi
tiết về từng tác phẩm, có thể nói là chưa bao giờ văn học dịch lại được mổ xẻ kỹ
càng như bây giờ. Những ý kiến đó đã gây được một không khí phê bình dịch thuật
sôi động. Đó là một tín hiệu tốt cho thấy xã hội rất quan tâm đến văn học dịch.
Có thể nói, độc giả ngày nay có nhiều điều kiện để tham gia vào đời sống văn học
trong và ngoài nước, có điều kiện để phát huy vai trò phản biện, thực hiện chức
năng đồng tác giả mà các lý thuyết văn học hiện đại đang chủ trương. Đó là một
sức ép cho sáng tác văn học nói chung và cho dịch thuật văn học nói riêng.
Nhưng đồng thời đó cũng là một cơ hội để các nhà văn và dịch giả nâng cao trình
độ chuyên môn của mình.
Trong số các ý kiến phản biện dành cho văn học dịch và những
ý kiến mổ xẻ dành cho các tác phẩm dịch, phải công nhận là có những ý kiến rất
xác đáng, chỉ ra một cách chi tiết những lỗi đã mắc phải của từng dịch phẩm.
Nhưng cũng có những ý kiến nặng lời khi đưa ra những nhận định về một “thảm hoạ
dịch thuật”. Trong một lĩnh vực lao động vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật như lĩnh vực dịch thuật văn học, sai sót là điều khó tránh khỏi.
Nhưng để khái quát thành một thảm hoạ thì là một vấn đề cần cân nhắc. Trong thời
gian qua, dịch thuật đã có những đóng góp quan trọng cho văn học nước nhà, giúp
cho người đọc tiếp cận được với những tác phẩm văn học xuất sắc của các nước
trên thế giới. Đã có nhiều bản dịch rất thành công và nhận được giải thưởng của
Hội Nhà văn VN. Chỉ tính trong 10 năm qua, Hội Nhà văn VN đã liên tiếp trao giải
cho các tác phẩm dịch: Đó là Faust, kịch thơ của đại văn hào Đức Goethe, Quang
Chiến dịch (2002); Đàn hương hình, tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Trung Quốc), Trần
Đình Hiến dịch (2003); Quỷ thành, tiểu thuyết của Giả Bình Ao (Trung Quốc), Lê
Bầu dịch (2004); Cuộc đời của Pi, tiểu thuyết của nhà văn Canađa Yann Martel,
Trịnh Lữ dịch, (2005) (trong năm này còn có tập thơ Những ngôi sao băng của 5
nhà thơ Nga do Thúy Toàn dịch được trao tặng thưởng); Khúc hát trái tim của nhà
thơ thần đồng Mỹ Mattie Stepanek, Hữu Việt dịch (2007); Tên tôi là đỏ, tiểu
thuyết của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, giải thưởng Nobel 2006, Phạm Viêm
Phương và Huỳnh Kim Anh dịch (2008); Triệu phú khu ổ chuột, tiểu thuyết của nhà
văn Ấn Độ Vikas Swarup, Nguyễn Bích Lan dịch (2010). Và năm vừa qua, tập thơ
Bài hát ngày mai của nhà thơ Hàn Quốc Ko Un do Lê Đăng Hoan dịch cũng đã được
trao bằng khen của Hội Nhà văn VN (2011). Thậm chí trong nhiều năm, giải thưởng
Hội Nhà văn VN chỉ trao cho hai thể loại mà trong đó có thể loại dịch thuật văn
học, đó là các năm: 2005, 2007, 2008, 2010. Những tác phẩm được trao giải là những
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, có thể đem lại nhiều gợi ý cho các nhà văn
Việt Nam, được tiếp nhận từ các miền xa xôi trên thế giới, từ châu Mỹ, châu Âu
đến châu Á... Ngoài ra, một loạt những tác phẩm tuy không có cơ hội được nhận
giải thưởng, nhưng không vì thế mà chúng không đem lại sự đóng góp quan trọng
cho văn học nước nhà. Đó là những tác phẩm từ kinh điển đến hiện đại, những tác
phẩm tinh hoa văn học của mọi miền trên thế giới, từ châu Mỹ xa xôi đến châu
Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, rất bổ ích cho việc bồi dưỡng kiến thức
cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn, cho học sinh, cho độc giả phổ thông và góp
phần nâng cao dân trí. Với những thành tựu như thế, không thể nói dịch thuật
đang mắc phải thảm hoạ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng lại phải công nhận rằng những ý kiến
phê phán có phần cực đoan đối với dịch thuật cũng là một sự thể hiện thái độ bức
xúc của những người yêu văn học. Động cơ của các ý kiến đó nhìn chung là động
cơ tốt. Cho dù có những ý kiến có phần cực đoan, nhưng nhìn chung mọi người đều
muốn làm sao cho văn học dịch của Việt Nam phát triển mạnh về chất lượng, đáp ứng
được những yêu cầu của thời đại, một thời đại của giao lưu và hội nhập quốc tế.
Nhưng những ý kiến đó cũng cho chúng ta thấy một thực tế là vẫn còn có những sự
chưa thống nhất trong quan niệm về dịch thuật, điều đó chi phối không nhỏ đến
cách dịch của mỗi người, trong đó có cả việc dẫn đến những cách dịch máy móc, tạo
ra những dịch phẩm chưa đạt được yêu cầu về truyền đạt trung thành bản gốc. Chẳng
hạn như quan niệm về tính sáng tạo trong dịch thuật. Chúng ta cần hiểu về tính
sáng tạo trong dịch thuật như thế nào, giới hạn của nó ra sao, có cần phải xác
lập ranh giới giữa dịch thuật và phóng tác không?
Rồi vấn đề về yêu cầu kỹ năng đối với người dịch, nó đặt ra vấn đề là người dịch cần có những kỹ năng và kiến thức gì? Vấn đề yêu cầu về nguyên tắc dịch thuật, vấn đề lựa chọn tác phẩm và vấn đề chính sách điều phối ở tầm vĩ mô đối với dịch thuật, làm thế nào để hạn chế những dịch phẩm rẻ tiền, thiếu tính nghệ thuật?... Đó chính là những vấn đề mà chúng ta cần thảo luận để có thể rút ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy văn học dịch và nâng cao chất lượng dịch thuật.
Rồi vấn đề về yêu cầu kỹ năng đối với người dịch, nó đặt ra vấn đề là người dịch cần có những kỹ năng và kiến thức gì? Vấn đề yêu cầu về nguyên tắc dịch thuật, vấn đề lựa chọn tác phẩm và vấn đề chính sách điều phối ở tầm vĩ mô đối với dịch thuật, làm thế nào để hạn chế những dịch phẩm rẻ tiền, thiếu tính nghệ thuật?... Đó chính là những vấn đề mà chúng ta cần thảo luận để có thể rút ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy văn học dịch và nâng cao chất lượng dịch thuật.
LÊ BÁ THỰ: DỊCH GIẢ VĂN HỌC – “NGƯỜI NỘI TRỢ THÔNG THÁI”
Có thể nói chưa bao giờ thị trường sách văn học dịch lại
phong phú, đa dạng và cập nhật như hiện nay. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này
khi đến các quầy sách văn học của các nhà sách tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và các thành phố khác, khi ở đó thị phần của sách văn học dịch rất cao. Đặc
biệt các tác phẩm văn học dịch đương đại càng ngày càng được cập nhật rất nhanh
và kịp thời. Nhiều tác phẩm văn học nước ngoài, nhất là những tác phẩm được giải
thưởng, kể cả giải Nobel, đã nhanh chóng có mặt qua các bản dịch tiếng Việt ở
Việt Nam. Nếu như trước kia người đọc Việt Nam chỉ được đọc những tác phẩm của
các nền văn học lớn như Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mỹ, thì hiện nay người đọc
có cơ hội được đọc các tác phẩm văn học của rất nhiều nước khác nữa trên thế giới
mà lâu nay hầu như chưa được biết đến tại Việt Nam. Các tác phẩm văn học được dịch
sang tiếng Việt cũng ngày càng phong phú về thể loại và đề tài, giúp người đọc
Việt Nam tiếp cận toàn diện hơn, sâu sắc hơn với văn học thế giới, đồng thời tạo
điều kiện cho văn học Việt Nam hòa nhập với văn học thế giới. Số lượng người đọc
Việt Nam mến mộ văn học nước ngoài cũng ngày càng tăng, điều này được thể hiện ở
sức mua và việc tái bản các tác phẩm văn học nước ngoài đã được dịch sang tiếng
Việt. Có được những kết quả nói trên là nhờ công sức, nỗ lực của đội ngũ những
người dịch văn học, đội ngũ này ngày càng đông đảo, càng trẻ trung, được đào tạo
cẩn thận hơn, bao gồm nhiều ngôn ngữ.
Cần phải nói thẳng thế này, các tác phẩm văn học dịch được in
và bán trên thị trường hiện nay hầu như là hoàn toàn tự phát, đó là kết quả của
sự lựa chọn, sự thẩm định của từng dịch giả. Có thể ví dịch giả văn học như người
nội trợ đi chợ sách, mua các "món sách" để chuẩn bị bữa "cơm
sách" cho người đọc thưởng thức. Bữa "cơm sách" có ngon lành, có
mãn nguyện, có an toàn đối với người đọc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc
dịch giả - người nội trợ có phải là dịch giả - "người nội trợ thông
thái" hay không. Bởi vì, ở cái chợ bạt ngàn sách văn học với đủ các thể loại
đề tài, sách có giá trị, sách hay, sách dở, thậm chí sách độc hại đều có, chọn
sách nào cho đúng và cho trúng để dịch hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm, cái tầm
và cái tài của dịch giả. Theo tôi, chọn được một cuốn sách ưng ý để dịch là người
dịch đã thành công đến một nửa rồi. Và tôi tin, mỗi người dịch chúng ta là một
dịch giả văn học - "người nội trợ thông thái". Sẽ tốt hơn cho thị trường
sách dịch và người đọc nếu như các dịch giả văn học có điều kiện trao đổi bàn bạc
với nhau về mọi khía cạnh của đề tài sách dịch và dịch sách, trên cơ sở đó từng
dịch giả có thể chọn đúng và chọn trúng các tác phẩm để dịch, loại bỏ những khiếm
khuyết có thể mắc phải. Tiếc rằng, hiện nay ta chưa làm được điều này một cách
thỏa đáng.
Vai trò của văn học dịch đối với đời sống xã hội và văn học
Việt Nam chắc ai cũng biết. Nền văn học Việt Nam, cụ thể: thơ ca Việt Nam, văn
xuôi, tiểu thuyết Việt Nam, nền lý luận phê bình văn học của Việt nam, các nhà
văn, nhà thơ Việt Nam và người dân Việt Nam nói chung được hưởng lợi như thế
nào từ văn học dịch và dịch văn học thì chắc ai cũng biết. Xin hãy mường tượng
diện mạo của văn học Việt Nam như thế nào, văn học Việt Nam phát triển, cách
tân và hòa nhập ra sao, nếu không có văn học dịch. Chính dịch văn học đã mang đến
cho người đọc Việt Nam những tinh hoa và những giá trị của văn học thế giới.
Tuy vẫn còn nhiều sai sót, thậm chí "sự cố", song phải nhìn nhận một
thực tế là, nếu không có đội ngũ những người dịch văn học, thì chắc người đọc
Việt Nam đã và đang không được thưởng thức những hoa thơm, quả lạ văn chương thế
giới, đang càng ngày càng được cập nhật. Những "hoa thơm quả lạ" này
đang chiếm một tỷ lệ rất đáng kể, thậm chí đáng nể, tại các kệ sách văn học ở
các nhà sách khắp mọi miền đất nước, trong các thư viện công cộng, trường học,
thu hút một lượng người đọc rất lớn. Đó là điều ai cũng biết. Và lại xin hãy mường
tượng, nền văn học Việt Nam, người đọc Việt Nam sẽ bị hụt hẫng ra sao khi dịch
thuật trì trệ, những người dịch văn học hết đam mê, bỏ bễ công việc dịch thuật
của mình? Hậu quả nhãn tiền là các tác phẩm văn học của thế giới sẽ không đến
được với người đọc Việt Nam và tiếp theo là những hậu quả khác. Những điều đã
nói ở trên cho thấy, vai trò của văn học dịch đối với đời sống xã hội và nền
văn học nước nhà quan trọng như thế nào. Ấy vậy mà, những người dịch văn học ở
nước ta lại không phải là đối tượng của việc xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải
thưởng Nhà nước. Ứng xử như vậy với văn học dịch, cụ thể là những người dịch
văn học, liệu có hợp lý, hợp tình và công bằng? Xin nhấn mạnh rằng, đây không
đơn thuần là vấn đề giải thưởng, mà là vấn đề đánh giá, nhìn nhận, tôn vinh vai
trò và vị trí của những người dịch văn học và văn học dịch nói chung ở Việt Nam.
TRẦN ĐÌNH HIẾN: BÀN VỀ DỊCH VĂN HỌC
Thông dịch (hoặc phiên dịch, dịch thuật) là sự giao lưu giữa
hai nền văn hóa. Một dịch phẩm thành công, yếu tố nắm vững hai nền văn hóa quan
trọng hơn yếu tố nắm vững hai ngôn ngữ. Vì chỉ khi từ ngữ có vai trò cụ thể
trong một bối cảnh văn hóa, thì nó mới có ý nghĩa. Nói vậy để thấy rằng, thông
dịch phải kết hợp văn hóa bản địa với văn hóa nước ngoài, nếu bỏ qua bối cảnh
văn hóa, thì không thể đạt được sự giao lưu giữa hai ngôn ngữ. Với lại, không
nên coi nhẹ sự khác biệt giữa văn hóa bản địa và văn hóa nước ngoài, đặc biệt
là với văn hóa phương tây. Sự khác biệt đó thường dẫn đến bỏ sót hoặc làm méo
mó ý tưởng văn hóa. Dịch một từ “hai nghĩa” thì ngôn ngữ dịch rất khó chuyển đạt
hoàn chỉnh ý nghĩa của nguyên ngữ.
Các bước thông dịch cụ thể như sau: Từ văn bản (bao gồm văn
hóa trong nguyên tác) - người dịch - văn bản do người dịch tạo dựng (bao gồm nội
hàm văn hóa qua lăng kính người dịch) - văn bản người dịch công bố (bao gồm nội
hàm văn hóa mà người dịch có thể công bố) - sự tiếp nhận của độc giả (bao gồm nội
hàm văn hóa qua lăng kính của người dịch).
Cũng có nghĩa điểm chót của thông dịch được neo lại ở độc giả, vì rằng đối tượng của dịch văn học là độc giả. Nói cách khác: Văn dịch thực tế là một hỗn hợp của nguyên văn + bối cảnh văn hóa trong nguyên văn + dịch văn + bối cảnh văn hóa trong dịch văn + khí chất và phong cách của tác giả nguyên tác + khí chất và phong cách dịch giả. Độc giả là người thẩm định thành công hay thất bại của dịch giả, và cũng có nghĩa độc giả là người đánh giá tổng hợp những nhân tố trên. Nhiệm vụ hàng đầu của thông dịch là độc giả đọc hiểu, bản dịch lý tưởng còn đạt được ý tại ngôn ngoại của nguyên văn, trong đó bao gồm hiệu ứng văn hóa.
Điểm chót hiệu ứng văn hóa cũng là độc giả,
vì vậy không được quên vai trò của độc giả trong thông dịch. Những độc giả sành
sỏi (hiểu biết sâu về ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa nguyên tác) thường yêu cầu
thấp về giải thích bối cảnh văn hóa. Vì bối cảnh văn hóa nguyên tác không gây
trở ngại cho họ về cảm thụ tác phẩm. Độc giả bình thường thì yêu cầu dịch giả
tương đối cao về xử lý văn hóa trong bản dịch, càng chi tiết càng tốt. Vì vậy,
xử lý sự khác biệt về văn hóa, dù qui tụ hay trực dịch + chú thích, trở thành
nhân tố quyết định trong việc tìm hiểu nội hàm văn hóa của bản dịch.
Cũng có nghĩa điểm chót của thông dịch được neo lại ở độc giả, vì rằng đối tượng của dịch văn học là độc giả. Nói cách khác: Văn dịch thực tế là một hỗn hợp của nguyên văn + bối cảnh văn hóa trong nguyên văn + dịch văn + bối cảnh văn hóa trong dịch văn + khí chất và phong cách của tác giả nguyên tác + khí chất và phong cách dịch giả. Độc giả là người thẩm định thành công hay thất bại của dịch giả, và cũng có nghĩa độc giả là người đánh giá tổng hợp những nhân tố trên. Nhiệm vụ hàng đầu của thông dịch là độc giả đọc hiểu, bản dịch lý tưởng còn đạt được ý tại ngôn ngoại của nguyên văn, trong đó bao gồm hiệu ứng văn hóa.
Tôi cho rằng, qui tụ hay trực dịch + chú thích đều có chỗ đứng
của nó, không nên gạt bỏ phương thức nào. Nhìn chung, qui tụ là giúp người đọc
vượt rào cản ngôn ngữ, trực dịch + chú thích là để độc giả hiểu sâu văn hóa ngoại.
Nhưng xét cho cùng, trực dịch + chú thích trong chuyển đạt văn hóa ngoại, cũng
nhằm qui tụ văn hóa ngoại cho độc giả thâu nhận trong quá trình thưởng thức tác
phẩm văn học, và cũng khiến độc giả tự thân thanh lọc tầm nhìn khi tiếp xúc một
nền văn hòa khác qua bản dịch từ nguyên tác.
LÊ ĐỨC MẪN: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẰNG SAU QŨY HỖ TRỢ QUẢNG BÁ VĂN HỌC
VIỆT NAM – VĂN HỌC NGA
Dịch thuật là công việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong những ngày đầu tiên lãnh đạo cách mạng trong nước. Sau đó chúng ta bận rộn
với chiến tranh và xây dựng kinh tế nên có phần sao nhãng dịch thuật, nhất là dịch
sang các thứ tiếng nước ngoài để quảng bá văn học Việt Nam. Mãi tới gần đây
chúng ta mới nhận thức trở lại tầm quan trọng của nó. Bằng chứng là chúng ta đã
tổ chức “Hội nghị quốc tế Giới thiệu văn học Việt Nam” kéo dài 5 ngày từ ngày 5
đến ngày 10 tháng Giêng 2010, và một trong những kết quả của tư tưởng đó là sự
ra đời của Quỹ Hỗ trợ Quảng bá Văn học Việt Nam - Văn học Nga, bên cạnh việc
thành lập Quỹ BCH HNVVN và nhất là Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Thỉnh, đang rất
trăn trở việc thành lập Trung tâm dịch thuật, nhằm đẩy nhanh quá trình giao lưu
văn hóa nói chung và văn học nói riêng của Việt Nam với toàn thế giới. Việc này
thực ra là đã muộn. Nhưng, tất nhiên, muộn còn hơn không.
Qua một tháng làm việc với phía Nga chúng tôi thấy bộc lộ vấn
đề thứ hai: Thiếu hụt người dịch. Lớp dịch giả mà chúng tôi dự định nhờ cậy hiện
nay đều ở tuổi từ 70 trở lên như các ông Đình Quang, Vũ Đình Phòng, Phạm Vĩnh
Cư, Phan Hồng Giang, Vũ Đình Bình, Đặng Trần Cần, Võ Minh Phú, Thái Hà… Lớp
trung niên thì bận nhiều việc của Nhà nước, còn lớp trẻ ít lắm. Một mặt, họ
không thể sống được bằng nghề dịch nên đành quay lưng lại. Mặt khác, trình độ
ngoại ngữ và văn hóa nói chung của họ còn hạn chế, chưa có nhiều trải nghiệm thực
tế trong nghề dịch, nhất là dịch nghệ thuật, nên ngại tham gia. Vấn đề này đã
có nhiều người biết đến và rất quan tâm. Chúng tôi thiết nghĩ: chúng ta có trường
đào tạo viết văn, tại sao lại không mở được trường đào tạo dịch giả? Có nhiều
người say mê công việc dịch thuật. Chỉ có điều họ không được đào tạo nghiêm túc
và đời sống không được đảm bảo. Lớp dịch giả lớn tuổi, có kinh nghiệm thì không
biết truyền nghề cho ai, cứ già cỗi dần và cứ lần lượt ra đi vĩnh viễn, để rồi
lớp trẻ phải tự mình xoay sở từ đầu. Chúng ta cũng có nhiều trường Đại học Ngoại
ngữ ở cả hai miền Nam Bắc, nhưng nhiệm vụ của họ không phải là đào tạo dịch giả
nghệ thuật. Đây là trách nhiệm của Nhà nước và của các thế hệ đàn anh lo cho
tương lai.
PVVNT
Nguồn: Phong Điệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét