Khi nhắc tới Thơ Thu Nguyệt, ta không thể không nhắc đến thơ
tết chị miêu tả như một bức tranh chấm phá với vẻ đẹp phiêu diêu:
Hồi xưa tết thiệt là vui
Ta trong trẻo đến khóc cười cũng trong…
Hồi xưa tết thiệt là vui
Ta trong trẻo đến khóc cười cũng trong…
… Chợ quê ngày Tết thiệt sang
Mùi bông vạn thọ trĩu làn gió bay…
Mùi bông vạn thọ trĩu làn gió bay…
… Sáng mùng một nhặt cành mai
Thi nhau xem đứa nào may mắn nhiều
Hoa dù rộng lượng bao nhiêu
Khó đem may mắn chia đều chúng ta…
Thi nhau xem đứa nào may mắn nhiều
Hoa dù rộng lượng bao nhiêu
Khó đem may mắn chia đều chúng ta…
Đọc thơ Thu Nguyệt, tôi đã soi mình trong dòng sông, con đò,
ruộng lúa. Miền quê của nhà thơ thành chất liệu tạo nên hồn thơ của chị. Vùng Đồng
Tháp, nơi đặc trưng của một vùng miền Tây Nam bộ.
Tôi đã biết Thu Nguyệt từ năm 1986 khi chị ra Hà Nội học trường
Đại học Nguyễn Du, nhưng phải đọc thơ mới hay chị sinh ra ở Đồng Tháp:
Tôi khóc chào đời bên bờ sóng sông Tiền
Thời thơ ấu chân không, ước làm vĩ nhân lái thuyền vỏ trấu
Ước thành nhà thơ bên đám cà đám đậu
Chơi thả diều luôn để vuột dây.
Tôi khóc chào đời bên bờ sóng sông Tiền
Thời thơ ấu chân không, ước làm vĩ nhân lái thuyền vỏ trấu
Ước thành nhà thơ bên đám cà đám đậu
Chơi thả diều luôn để vuột dây.
(Tự bạch)
Quê hương ấy đã đốt lòng chị trong suốt cuộc đời:
Làng quê tôi nép bên bờ câu hát
Mượn chén ăn cơm lắc lẻo gập ghềnh
Nếu ai có một làng quê như vậy
Thì suốt đời không thể nào quên!
Quê hương ấy đã đốt lòng chị trong suốt cuộc đời:
Làng quê tôi nép bên bờ câu hát
Mượn chén ăn cơm lắc lẻo gập ghềnh
Nếu ai có một làng quê như vậy
Thì suốt đời không thể nào quên!
… Bọn trẻ chúng tôi lớn dễ dàng như cỏ
Lúc hát vẫn là “bắt nhái cặm câu”…
(Hoài bão)
Lúc hát vẫn là “bắt nhái cặm câu”…
(Hoài bão)
Chất thơ của Thu Nguyệt được bồi đắp ở làng quê, con người
sinh ra từ làng với sức sống của họ, được chị dựng lại thành sức sống riêng
trong thơ Thu Nguyệt:
Lục bình buồn trôi xuống trôi lên
Hoa tím vướng mái dầm vội vả
Người quê tôi không ai già yếu cả
Mắt nhắm rồi đất còn đọng móng tay.
Lục bình buồn trôi xuống trôi lên
Hoa tím vướng mái dầm vội vả
Người quê tôi không ai già yếu cả
Mắt nhắm rồi đất còn đọng móng tay.
Ngày tháng quê tôi không rộng không dài
Nỗi tất bật rộng dài hơn ngày tháng
Già tóc màu mây, trẻ tóc màu nắng
Đồng lúa quê tôi theo mùa cứ xanh rờn.
(Hoài bão)
Nỗi tất bật rộng dài hơn ngày tháng
Già tóc màu mây, trẻ tóc màu nắng
Đồng lúa quê tôi theo mùa cứ xanh rờn.
(Hoài bão)
Hay khi viết cha, chị viết ở nhiều góc độ, ở góc nào ta đọc
cũng hay! Vì sao? Bởi thơ Thu Nguyệt đạt tới sự tinh tế, đa dạng, và quan trọng
nhất là mỗi câu thơ của chị có sự xôn xao riêng, nên không trùng lặp, sáo mòn:
Ba tôi suốt đời không thích ngắm gì hơn
Đồng lúa chín con sông mùa nước đổ…
… Dáng ba tôi ngồi be bờ tát nước
Cuối tháng mười cơn gió bấc se se…
… Nơi ấy Ba ta già yếu lắm
Cuối vườn hái trái nhớ con xa…
… Trong mơ con vẫn có những dấu chân
Là nốt nhạc bổng trầm trong hương lúa
Dẫu đi đến nơi nào con vẫn nhớ
Bàn chân mình đứng trên dấu ba.
Là nốt nhạc bổng trầm trong hương lúa
Dẫu đi đến nơi nào con vẫn nhớ
Bàn chân mình đứng trên dấu ba.
Thu Nguyệt đã trả lời tờ báo Tổ Quốc về thơ: “Viết theo truyền
thống hay hiện đại không quan trọng, cái quan trọng là chuyển tải được gì vào
trong thơ và làm sao gây được sự cảm tình đối với độc giả mới là cái đáng quan
tâm nhất”.
Thu Nguyệt chị viết về miền quê sông nước với những bao quát
về không gian:
Ngày tháng quê tôi không rộng không dài
Nỗi tất bật rộng dài hơn ngày tháng
Ngày tháng quê tôi không rộng không dài
Nỗi tất bật rộng dài hơn ngày tháng
Quan sát tinh tế về con người:
Người quê tôi không ai già yếu cả
Mắt nhắm rồi đất còn đọng móng tay…
… Già tóc màu mây, trẻ tóc màu nắng…
… Tôi vẫn nhớ như in mùi đất ướt…
Quê hương gắn với làng xóm, gia đình, luôn trở lại trong tâm
thức nhà thơ, đôi lúc vì nhớ quê mà nhỏ lệ:
Bất ngờ tiếng chim rơi cuối phố
Điếng lòng trong trẻo tiếng quê xa
Thành thị ta ngồi nghe nước mắt
Tí tách rơi tuôn nỗi nhớ nhà.
Bất ngờ tiếng chim rơi cuối phố
Điếng lòng trong trẻo tiếng quê xa
Thành thị ta ngồi nghe nước mắt
Tí tách rơi tuôn nỗi nhớ nhà.
Nơi ấy Ba ta già yếu lắm
Cuối vườn hái trái nhớ con xa …
Cuối vườn hái trái nhớ con xa …
… Nơi ấy em ta nghèo khó lắm
Suốt ngày chân đất với tay chai
Vất vả sớm hôm bùn bết tóc
Ra ngõ nhìn xa lén khóc hoài.
Suốt ngày chân đất với tay chai
Vất vả sớm hôm bùn bết tóc
Ra ngõ nhìn xa lén khóc hoài.
Nơi ấy cháu ta gầy bé lắm
Lá me, trái sắn… tiệc nhà vua
Lá me, trái sắn… tiệc nhà vua
Những câu thơ tác giả viết từ nước mắt, nhưng những con người
ở quê cũng ngóng trông đến nhỏ lệ: “Ra ngõ nhìn xa lén khóc hoài.”. Và cái nhìn
rất hình ảnh về mỗi con người trong gia đình, chị cũng chỉ ra cái quanh quẩn của
quê nhà dẫn nghèo đói càng nghèo đói: “Nơi ấy sông đầy bè hoa tím/Theo
dòng trôi xuống lại quay lên” (Nhớ nhà)
Thơ Thu Nguyệt trong trẻo, hồn nhiên khi viết về quê, về những
người thân, mỗi câu thơ đều xôn xao nên bài thơ càng có sức sống, chúng ta đọc
cũng xốn xang theo, đó là sự truyền cảm thơ rất ma lực của thơ Thu Nguyệt.
Trong một bài thơ ngắn, Thu Nguyệt viết rất thật lòng, nhưng
lại là một đề dẫn khẳng định thơ chị:
Trút tình vào chốn hư không
Ta như sợi chỉ đèo bòng treo chuông
Loay hoay giữa một con đường
Chuông không ai gióng mà buồn cứ ngân...
(Cõi lạ)
Trút tình vào chốn hư không
Ta như sợi chỉ đèo bòng treo chuông
Loay hoay giữa một con đường
Chuông không ai gióng mà buồn cứ ngân...
(Cõi lạ)
Không cần quảng bá lớn lao, không có người gióng chuông,
nhưng thơ vẫn ngân “Chuông không ai gióng mà buồn cứ ngân…”.
Chị có năm tập thơ: Điều thật (thơ, 1992); Ngộ (thơ,
1997); Cõi lạ (thơ, 2000); Hoa cỏ bên đường (thơ, 2002); Theo mùa (thơ, 2006). Các giải thưởng: - Giải thơ của Báo Văn
Nghệ Hội nhà văn Việt Nam. 1998-2000; - Giải B tập thơ (Cõi lạ) Giải thưởng văn
học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2000; - Giải Văn học Nghệ thuật tp Hồ Chí Minh,
2000-2002. (tập thơ Cõi lạ); - Giải A, Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ
I (1945-2005)
Thơ chị buồn trong trẻo, tính nghệ thuật nhuần nhuyễn đến giản
dị, và mỗi câu thơ có xôn xao riêng mà không phải ai cũng đạt tới tính xôn xao
trong thơ của mình. Xin trích đăng mấy câu thơ điển hình trong thơ chị để khép
lại một ý nhỏ về thơ Thu Nguyệt:
Vuông vuông dài dài
Anh đóng khung từng mảng cuộc đời lên vách
Bàn tay các con rửa suốt ngày không sạch
Khâm phục nhìn tay trắng mẹ cha…
Căn phòng đầy ắp trăng và hoa
Chật chội niềm hy vọng
Con xem tranh chổng ngược đầu òa khóc
Anh xoay lại phận người, cười như mộng du...
(Nhà mình)
(Nhà mình)
Trần Thị Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét