Một số phương tiện và biện pháp tu từ
trong ca dao Nam Bộ 2
Xét về số lượng âm tiết, từ láy tiếng Việt có láy đôi, láy ba, láy tư. Trong ca dao Nam Bộ, chỉ có láy đôi, tức là từ láy hai âm tiết. Lớp từ này lại có nhiều kiểu láy khác nhau. Theo cách phân loại của tác giả Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ [34, tr 109], lớp từ láy đôi gồm 166 từ lại được chia ra làm hai loại:
Lớp từ láy hoàn toàn: hồng hồng; dõi dõi; xanh xanh; khăng khăng; rưng rưng; ròng ròng; thon thon; tăm tăm; lêu lêu; vòi vọi; bòng bòng; khoan khoan... Chẳng hạn:
- Cô kia đôi má hồng hồng
Sao chưa lấy chồng còn đợi chờ ai.
- Đèn treo trong sáo xanh xanh
Sầu mình tôi chết một canh ba bốn lần.
Lớp từ láy bộ phận: lờ đờ; thong dong; dật dờ; róc rách; so; rù rì; ngặt nghèo... Chẳng hạn:
Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh phồng Sơn Đốc
Măng cụt Hàm Luông
Vỏ ngoài nâu, trong trắng như bông gòn
Anh đây nói thiệt sao em còn so đo?
Theo tiêu chí ngữ nghĩa, từ láy có thể chia hai loại: từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình.
Từ láy tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên. Ví dụ:
Nhất cao núi Cấm xa xanh
Suối tuôn róc rách chảy quanh núi Dài.
Bộ phận từ láy tượng thanh trong ca dao Nam Bộ khá phong phú. Những từ láy này mô phỏng âm thanh của tự nhiên, mô phỏng tiếng nói, tiếng cười của con người, tiếng vang vọng của sự vật, sự việc qua đó cũng nhằm diễn tả tâm trạng: ròng ròng, róc rách, xao xác, dầm dề, rủ rỉ, rù rì...
Đêm qua rủ rỉ rù rì
Tiếng nặng bằng bấc, tiếng chì bằng bông.
Rủ rỉ rù rì có nghĩa là thì thầm, đây là từ láy mô phỏng âm thanh tiếng người nói, là lời chuyện trò của hai nhân vật trữ tình với nhau. Từ láy rủ rỉ rù rì vừa mô phỏng âm thanh vừa diễn tả tâm trạng: rủ rỉ rù rì gợi âm thanh êm ái, nhẹ nhàng nhưng phải cố lắng tai mới nghe thấy được, đó là lời tâm sự, lời chia sẻ tình cảm với những người mà ta yêu thương nhất.
Gió thổi lao xao hàng rào nghe răng rắc
Nghe giọng em hò Nam Bắc anh ưng
Lao xao tức là nơi có nhiều âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều. Khi đưa vào trong bài ca dao cụ thể, ta mới thấy rõ hết cái hay, cái thi vị của hai từ lao xao: thoảng đâu đây trong gió, chàng trai nghe được một giọng ai hò tha thiết làm tim anh xao xuyến, bâng khuâng. Dân Nam Bộ cũng có một nét văn hóa rất đặc trưng và riêng biệt là hò đối đáp, trao duyên, hò để bày tỏ tình cảm. Chính câu hò của cô gái nghe thoang thoảng đâu đây có thể sẽ bắt nguồn cho một chuyện tình yêu đôi lứa nên thơ, thi vị.
Từ láy tượng hình là những từ mô phỏng hình dáng của sự vật. Đây là loại từ láy có giá trị tạo hình rất cao. Ví dụ:
Đường đi lên quanh quanh quéo quéo
Đường đi xuống quẹo quẹo cong cong
Hai đứa mình sắp thành vợ, thành chồng
Ai bày mưu sắp kế cho dây tơ hồng đứt ngang?
Một loạt các từ láy mô phỏng con đường đi quanh co, khúc khuỷu: quanh quanh, quéo quéo, quẹo quẹo, cong cong vừa có sức gợi tả vừa hàm chứa ý ẩn dụ về một chuyện tình có nhiều trắc trở. Quanh quanh, quéo quéo, quẹo quẹo, cong cong diễn tả con đường vòng vèo, hàm chỉ lòng người cũng phức tạp, lắt léo không ngờ. Việc tác giả dân gian lựa chọn, sắp xếp, kết hợp những từ láy mô phỏng con đường vật thể nhằm ngụ ý tả những diễn biến đầy éo le, phức tạp, đầy biến ảo của tình duyên, của lòng người trong tình ái.
Bên cạnh đó, còn có bộ phận từ láy thể hiện tâm trạng, khao khát, ước mơ: vấn vương, hớn hở, tơ tưởng, mơ màng...
Đêm năm canh, ngày sáu khắc rõ ràng
Đặt lưng xuống chiếu mơ màng nhớ anh.
Nhớ thương, xa cách, mong đợi là những trạng thái tâm lý của con người hay đôi khi lại có những phút giây tưởng tượng ra hình bóng của người yêu. Chọn từ láy mơ màng và đặt đúng vào trong văn cảnh, tác giả dân gian đã diễn tả rất đạt tâm trạng của nhân vật trữ tình: mơ tưởng, mộng ảo hình bóng người thương.
Mơ màng vừa gợi tả giây phút thăng hoa của tâm tưởng với một tâm trạng lãng đãng khó nắm bắt nhưng có thực lại vừa thổ lộ nỗi lòng da diết nhớ thương nên nhân vật trữ tình đã biểu hiện hình bóng người thương một cách huyền ảo. Từ láy mơ màng đặt đúng văn cảnh tạo nên chất trữ tình, lãng mạn và bay bổng.
Nhóm từ biểu thái diễn tả tâm trạng thiết tha, thương nhớ: lạnh lùng, trắc trở, dầm dề, rưng rưng, lờ đờ, xao xuyến….
- Anh thương em lẩn đẩn lờ đờ
Giả như Tôn Cát ngồi chờ Bạch Viên.
- Nước mắm ngon Thượng Thủ
Thả miếng đu đủ nó nổi lờ đờ
Phận em còn nhỏ còn khờ
Làm dâu chưa đặng thì nhờ có anh.
Lờ đờ là từ láy vừa tạo hình vừa biểu hiện tâm trạng: gợi tả một hình dáng lờ mờ, đờ đẫn, không bình thường, không tự chủ. Nó cũng mở ra một trạng thái tâm lí ngù ngờ, ngẩn ngơ không còn tỉnh táo vì quá thương nhớ đến sầu muộn mà không biết phải làm sao, trạng thái này càng rõ nét hơn khi kết hợp với từ lẩn đẩn, càng có sức lay động mạnh vào tâm can đối tượng tiếp nhận.
Nhóm từ diễn tả nỗi dằn vặt, bối rối, ngậm ngùi: than thở, thảm thiết, bịn rịn, bồi hồi...
Bấy giờ cách mặt bạn vàng
Bây giờ gặp mặt, ngỡ ngàng khó phân.
Tóm lại, từ láy trong ca dao Nam Bộ thể hiện nét đặc trưng riêng biệt trong cách phản ánh, đáng giá con người nơi đây. Từ láy đã được các tác giả dân gian sử dụng rất đặc sắc, đa dạng thể hiện được sắc thái riêng trong cách dùng từ ngữ của người dân Nam Bộ về lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật đồng thời cũng phản ánh tính cách phóng khoáng trong cách sử dụng từ ngữ của người dân nơi đây.
2.2.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong ca dao Nam Bộ
Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng [39, tr.44].
Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng, phương tiện tu từ ngữ nghĩa được chia ra:
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh số lượng: phóng đại, thu nhỏ, nói giảm.
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh chất lượng: ẩn dụ, cải danh, nhân hóa, phúng dụ, hoán dụ, nói mỉa, cải dung, uyển ngữ, nhã ngữ, nói mỉa.
Theo Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, các phương tiện tu từ ngữ nghĩa có thể chia thành ba tiểu nhóm, mỗi nhóm có một phương thức tiêu biểu: nhóm so sánh tu từ, nhóm ẩn dụ tu từ, nhóm hoán dụ tu từ [39, tr.188].
Với quan điểm phân nhóm như trên, chúng tôi tiến hành khảo sát các phương tiện tu từ ngữ nghĩa chủ yếu: ẩn dụ, nhân hóa, phóng đại.
2.2.2.1. Ẩn dụ
Ẩn dụ nhằm bộc lộ cảm xúc thẩm mỹ, thái độ đánh giá, bình phẩm của nhân vật trữ tình. Có người đã nhận xét “Thơ ca là vương quốc của ẩn dụ”.
Có thể khẳng định, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong ca dao Nam Bộ. Theo sự khảo sát của chúng tôi, tần số xuất hiện của phép ẩn dụ trong ca dao Nam Bộ là nhiều nhất nếu so với các phép tu từ khác, với tổng số lần xuất hiện là: 371bài / 2816 bài, chiếm 13,2%.
Bảng 2.6. Thống kê ẩn dụ trong ca một số dao Nam Bộ
STT
|
BÀI
CA DAO/TRANG |
TỔNG SỐ CÂU
|
SỐ CÂU SỬ DỤNG ẨN DỤ
|
CÂU CA DAO DÙNG ẨN DỤ
|
1
|
Bài 148/ 153
| 4 | 1 |
Gió đưa bông sậy dạ buồn nhớ ai
|
2
| Bài 169/ 156 | 4 | 2 |
Chừng nào trầu nọ bén lên, Cau kia bén trái lập nên cửa nhà.
|
3
| Bài 173/157 | 7 | 1 |
Đã đành trâm gãy gương tan
|
4
| Bài 179/ 158 | 5 | 1 |
Biết em buông mối chỉ hồng
|
5
| Bài 207/ 162 | 2 | 2 |
Anh đừng ham bông quế mà bỏ phế bông lài, Mai sau quế rụng bông lài thơm lâu
|
6
| Bài 213/ 163 | 2 | 1 |
Vườn quê mới lập, lựu với đào còn non
|
7
| Bài 237/ 167 | 2 | 1 |
Gối loan không đặng giao đầu thì thôi
|
8
| Bài 241/167 | 2 | 1 |
Anh ơi, hai mái đầu xanh có tội tình chi mà chia ly nam, bắc
|
9
| Bài 276/ 172 | 2 | 1 |
Anh về dọn dẹp phòng loan
|
10
| Bài 423/ 192 | 2 | 1 |
Bông cúc ngả ngang con bướm vàng nhận nhụy
|
11
| Bài 475/ 198 | 4 | 4 |
Bướm già thì bướm có râu, Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm, Bướm châm mà bướm lại lầm, Bông kia nở sớm, ong châm mất rồi.
|
12
| Bài 648/ 222 | 4 | 1 |
Chim khôn mắc phải lưới hồng
|
13
| Bài 742/ 236 | 10 | 2 |
Thuyền quyên phải sánh anh hào, Phụng hoàng đâu sánh thấp cao với diều
|
14
| Bài 937/ 263 | 2 | 2 |
Đò còn đưa nhưng bến thôi đưa, Cây đa bến cũ nó chưa lìa cành
|
15
| Bài 943/ 263 | 2 | 1 |
Đó vàng đây cũng kim ngân
|
16
| Bài 978/ 268 | 4 | 1 |
Củi tre chen lộn với trầm
|
17
| Bài 1310/ 311 | 2 | 2 |
Lọng vàng che nải chuối xanh, Tiếc chim loan phụng đậu nhành cây khô
|
18
| Bài 1448/ 329 | 4 | 2 |
Ngày nay lựu đặng gặp đào, Kiểng sầu gặp nước dạ nào chẳng thương
|
19
| Bài 1468/ 331 | 2 | 1 |
Ngó lên mây bạc trời hồng
|
20
| Bài 1495/ 335 | 2 | 1 | Ngọc còn ẩn đá chờ vàng |
21
| Bài 1540/ 341 | 4 | 3 |
Nhạn kêu sương, cò đương ngóng cổ, Phụng giao đầu, hạc đỗ nhành mai. Áo vải bận ngoài, áo lụa bận trong
|
22
| Bài 1572/ 345 | 7 | 1 |
Ngãi trăm năm vương vất sợi tơ mành
|
23
| Bài 1981/ 397 | 6 | 1 |
Tơ hồng đâu khéo vấn vương
|
24
| Bài 1982/ 398 | 2 | 2 |
Tơ lụa, gấm nhiễu không màng, Thương cô áo chọt vá quàng nửa vai
|
25
| Bài 2010/ 400 | 2 | 2 |
Trách lòng tham đó bỏ đăng, Thấy lê quên lựu thấy trăng quên đèn
|
26
| Bài 2115/ 413 | 2 | 2 | Vàng mười chê mắc không mua, Mua lấy vàng bảy thiệt thua trăm đường |
27
| Bài 2124/ 414 | 2 | 1 | Vén mây thấy cặp rồng xanh |
28
| Bài 2043/ 417 | 4 | 2 | Vóc bồ liễu gặp cơn gió bụi, Đóa hoa đào sợ hãi nắng sương |
29
| Bài 2148/ 418 | 4 | 3 | Vũng nước trong một dòng nước đục, Một trăm người tục, một chục người thanh. Ôm duyên chờ đợi cho liễu khô mai tàn |
30
| Bài 2283/ 437 | 4 | 1 | Đũa vàng dọng xuống mâm sơn |
31
| Bài 2295/ 439 | 2 | 2 | Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu đời đắng cay |
32
| Bài 2344/ 445 | 2 | 2 |
Ngồi bên cửa sổ chạm rồng, Chăn loan gối phụng không chồng cũng như
|
33
| Bài 2418/ 455 | 4 | 1 |
Trúc hiệp cùng mai cho tài xứng sắc.
|
34
| Bài 2461/ 460 | 4 | 1 |
Chuối non giú ép chát ngầm
|
35
| Bài 2541/ 471 | 2 | 1 |
Bông búp không bán để tàn ai mua.
|
Ẩn dụ được hình thành dựa trên mối quan hệ tương đồng của cái được biểu đạt và cái biểu đạt. Cảm nghĩ không được nói ra trực tiếp mà chủ yếu là trình bày gián tiếp thông qua sự liên tưởng. Tìm hiểu mối quan hệ tương đồng giữa hình ảnh ẩn dụ và đối tượng được nói đến, chúng ta sẽ thấy được cơ sở để hình thành ẩn dụ.
Khảo sát các quan hệ được đề cập đến qua các ẩn dụ của ca dao Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy có các kiểu: tương đồng về trạng thái; tương đồng về tính chất; tương đồng về hành động, hoạt động; tương đồng về giá trị.
a) Mối quan hệ tương đồng về trạng thái
Mối quan hệ này có 45 trường hợp, trong đó có các trạng thái cụ thể được nói đến trong ca dao Nam Bộ:
- Xa cách, trắc trở: sáo sổ lồng - sáo bay, con vịt xa chuồng, trâm gãy gương tan, chiếu lạnh giường quạnh hiu, phụng hoàng lẻ bạn, nhạn nam én bắc, sóng bỏ gành, cù lao bỏ bể…Ví dụ:
Anh dốc lòng trồng cúc ngay hàng
Không dè cúc mọc mỗi đàng một cây.
Trong ca dao Nam Bộ, tác giả dân gian thường dùng ẩn dụ để bộc lộ thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Với bài ca dao trên, hình ảnh cúc mọc mỗi đàng một cây chỉ sự xa cách của đôi lứa, đúng hơn chính là sự nuối tiếc của chàng trai khi chàng ra sức bỏ công vun vén cho duyên tình, nhưng người con gái lại phụ tấm chân tình đó, ra đi, để lại mình chàng buồn thương, sầu não.
- Gắn bó: tơ với nguyệt, bướm ong, lựu đào, trăng sao, loan phụng, rồng mây, cá với nước, cây đa bến đò, chài lưới, nguyệt hoa…
Cây đa cũ, bến đò xa
Gặp mặt em đây con bóng đang trưa
Ông trời vội tối phân chưa hết lời.
Theo thống kê của chúng tôi, trong ca dao Nam Bộ, cây đa - bến nước xuất hiện 8 lần, chiếm 0,28% với ba phạm trù ý nghĩa: gợi hứng bắt vần, biểu vật và biểu tượng. Cây đa, bến nước là hai hình ảnh luôn đi liền với nhau, không tách rời, nó còn biểu tượng cho sự bền vững, chung thủy, kiên định đợi chờ của lứa đôi.
- Bấp bênh, không vững: thuyền nghiêng, tàu nghiêng, cây đa trốc gốc, chuyến đò ngang…
Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại
Bước xuống thuyền, thuyền chích thuyền nghiêng
Cả tiếng kêu người nghĩa phong điền
Người nghĩa ơi, duyên đây không kết còn tìm nơi đâu?
Với hình ảnh thuyền nghiêng, ta nhận thấy trạng thái bấp bênh, chao đảo, không vững vàng. Phép ẩn dụ gợi cảm xúc sự lo lắng, buồn phiền của nhân vật trữ tình khi người mình yêu đang còn chọn lựa nghĩa tình.
b) Tương đồng về tính chất
Nét nghĩa này 30 trường hợp, trong đó:
- Nét nghĩa tàn phai: cây xanh lại héo, cá xếp vi, bóng xế rũ mành, nhánh mai ủ dột, vách tường nhện giăng, xót ngọc tiếc hương, áo rách, quần thưa, biển cạn láng khô, núi lở non mòn …
Sự xa cách trong duyên tình đôi lứa luôn gợi cảm giác xót xa, đau đớn. Người dân Nam Bộ đã thể hiện nét nghĩa tàn phai, xa cách đó thông qua hình ảnh ẩn dụ như một lối nói giảm nhẹ.
Bồn xa bông bồn khô, bông héo
Lựu xa đào, lựu ngã đào nghiêng
Vàng trên tay rớt xuống khôn phiền
Buồn vì một nỗi nợ duyên không thành.
Bài ca dao trên là lời bộc lộ sự đau đớn khi lìa xa người mình yêu, thông qua các hình ảnh: bồn xa bông, lựu xa đào. Chỉ có ẩn dụ mới có thể thể hiện hết ý nghĩa, cảm xúc ẩn chứa trong tâm tư, tình cảm của con người.
- Nét nghĩa tốt đẹp, phát triển: lên ngựa xuống xe, chim oanh ương kết bầy, cá vầy đôi bạn, bắp non trổ cờ, gió thổi bốn mùa, sóng trào biển dâng, bông thơm bướm đậu, cây đắng sanh trái ngọt…
Bể sâu con cá vẫy vùng
Trời cao muôn trượng, cánh chim hồng cao bay
Bài ca dao này biểu trưng cho một lối sống nghĩa khí hào hiệp của con người Nam Bộ. Người Nam Bộ luôn cứng cỏi, ngang tàng, khí phách giữa cuộc đời đầy biến động, được thể hiện qua các biểu trưng chim, cá vẫy vùng.
- Nét nghĩa khập khiễng, không tương xứng: khúc lở khúc bồi, đèn tối tăm, cầu cao ván yếu, mái nổi mái chìm…
Trong ca dao Nam Bộ, nét nghĩa khập khiễng, không tương xứng thường xuất hiện trong những bài ca dao nói về tình duyên. Chẳng hạn:
Bông tàn, nhụy lại ngát hương
Đôi ta gặp mặt người thương đã rồi.
Tính chất khập khiễng, không hài hòa bông tàn, nhụy lại ngát hương lại thể hiện một thứ tình cảm da diết của đôi lứa. Hình ảnh ẩn dụ đó vừa lạ lùng vừa có giá trị gợi hình ảnh, gợi cảm xúc đồng thời còn diễn tả một cách khái quát nét mộc mạc, chân tình trong tình cảm của người dân Nam Bộ.
c) Nét nghĩa tương đồng về giá trị
Nét nghĩa này có 25 trường hợp, trong đó:
- Nét nghĩa phù hợp giá trị: vảy cá trê vàng, gan con tép bạc, tấm ngói vàng, uyên ương sánh với phụng loan, chổi tiên, sân thần… Chữ phú nằm trên chữ quý
Kim ngọc đối với kim lang
Cầm khăn lau mặt cho nàng
Xin đừng rơi lụy giữa đàng khó phân.
- Nét nghĩa không tương xứng giá trị: bạc vàng, chim khôn kiểng tàn, quạ đen cò trắng, ếch ngắn rắn dài, con rắn hổ con rắn rồng, tiền kẽm tiền đồng, dĩa than bịt vàng…
Anh với tôi làm đôi sao xứng
Bạc với vàng sao đứng đồng cân
Trách ai tham phú phụ bần
Tham xa mà bỏ ngãi gần thuở xưa.
Bạc với vàng đối lập với nhau hoàn toàn về giá trị, bạc với vàng mà đặt lên bàn cân thì càng trớ trêu hơn. Với bài ca dao này, phép ẩn dụ có giá trị biểu đạt nỗi phẫn uất trước kẻ ham giàu sang mà phụ nghĩa bạc tình.
d) Một cái nhìn rất đặc sắc về tình yêu lý tưởng trong ca dao Nam Bộ thể hiện qua thế giới hình ảnh ẩn dụ
Người dân Nam Bộ đã rất tinh tế khi mượn thế giới sự vật, hiện tượng để bộc lộ nội tâm. Những hình ảnh đó đã được hình tượng hóa, tâm trạng hóa cho phù hợp với quan niệm, sắc thái, những cung bậc tình cảm trong duyên tình đôi lứa.
- Hình ảnh biểu trưng cho chuyện tình duyên đôi lứa
+ Thế giới tự nhiên, thiên nhiên: sông nước, sao trời, cây cỏ, hoa lá, trời xanh mây trắng, trăng thanh gió mát, cây đa bến cũ, thuận buồm xuôi gió… Chẳng hạn:
Đời phải đời thịnh trị
Cuộc phải cuộc văn minh
Kìa là gió mát trăng thanh
Biết đâu nhơn đạo bày tình cho vui.
+ Thế giới thảo mộc: mận đào, lựu đào, trầu cau, bông hường, hoa mai, hoa chanh, trầm hương, tơ hồng… Ví dụ:
Ngày nay lựu đặng gặp đào
Kiểng sầu gặp nước dạ nào chẳng thương
Ngày nay tơ nguyệt vấn vương
Ngàn năm vẫn giữ tào khương trọn đời.
+ Thế giới sinh vật: chim, nhạn, cá, hạc, bướm, tơ, tằm, chìa vôi, ong, phụng loan, vạc…
Lăng xăng bướm lượn vòng hoa
Đôi ta mới gặp, mẹ già chưa hay.
Chúng ta thấy trong ca dao Nam Bộ, tỷ lệ xuất hiện các hình ảnh mượn thế giới tự nhiên làm ẩn dụ nhằm thể hiện tâm hồn của con người nhất là duyên tình đôi lứa chiếm một tỷ lệ khá cao. Vật mẫu tự nhiên được mượn làm hình ảnh ẩn dụ rất gần gũi với cuộc sống của người dân nơi đây: chim, cá, đò, thuyền, cây… và những vật mẫu này đã được cảm xúc hóa khiến chúng có những phẩm chất, tính cách như con người.
+ Thế giới vật thể nhân tạo: mực - nghiên, mâm - cỗ, áo bà ba - áo bành tô, áo dài - quần thưa, gối - mền, lửa - vàng ròng, chiếu- giường, nút - khuy, ngọc - vàng, bát - cơm, đèn - dầu, chăn - mền, cá - cần câu, đũa tre - đũa mun… Chẳng hạn:
Anh đi em ở lại nhà
Em chăm vườn đậu, vườn cà trổ bông
Bông xứng bông, hình lại xứng hình
Với bài ca dao trên, người dân Nam Bộ đã dùng những vật dụng rất quen thuộc gắn bó với cuộc sống là mực với nghiên để ẩn dụ cho tâm tư, tình cảm của bản thân. Đó là một lối ẩn dụ rất kín đáo và tế nhị nhằm diễn tả ý nguyện, khát vọng muốn xây dựng một duyên tình nồng thắm.
“Sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”, phép ẩn dụ ở đây chứa đựng sức sống, sinh lực dồi dào của những rung động nội tâm vừa mãnh liệt, dạt dào những khao khát đắm đuối vươn tới cái hay, cái đẹp trong sâu thẳm con tim của người dân Nam Bộ.
Tóm lại, ẩn dụ trong ca dao Nam Bộ rất sâu sắc, có tác động mạnh đến tâm trí người đọc. Đây là cách thể hiện rất điêu luyện vừa tinh tế, bình dị vừa hàm súc, khái quát lại mang tính hình tượng cao. Với bất kỳ hình tượng ẩn dụ nào cũng đều ẩn chứa một tâm hồn, một trí tuệ, một nỗi khát khao, một nỗi nhớ nhung hay u sầu, day dứt. Phép ẩn dụ ở đây không những là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm.
2.2.2.2. Nhân hóa
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình [39, tr.63].
Khảo sát trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi thấy có 97/2816 bài ca dao dùng phép nhân hóa, chiếm 3,4%.
Phép nhân hóa có các cách thể hiện như sau:
a) Lấy thuộc tính, hoạt động của con người biểu thị những thuộc tính, hoạt động của đối tượng không phải là người
Nhằm biểu đạt những cung bậc, sắc thái tình cảm phong phú và phức tạp, người dân Nam Bộ đã lựa chọn và sử dụng những hình ảnh trong thế giới động - thực vật hay thế giới tự nhiên, xã hội rồi cảm xúc hóa, tâm trạng hóa, nhân cách hóa các sự vật, hiện tượng đó mang những tâm tư, tình cảm như con người.
- Nhân cách hóa những con vật trong thế giới động vật.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong ca dao Nam Bộ, thế giới động vật được nhân cách hóa chiếm 47 bài (1,7%).
Những con vật như: nhạn, tôm, hạc, đỉa, chim, ong, con cò, loan phụng… rất quen thuộc với truyền thống, thị hiếu thẩm mỹ của cư dân phương Nam, tương đồng với đời sống tình cảm của con người. + Hoạt động: bướm đậu cheo leo, bướm dạo vườn bông, bướm dật dờ, cá bống đi tu, cá thu khóc, cá lóc rầu, cá tham ăn…
Cá bống đi tu
Cá thu nó khóc
Cá lóc nó rầu
Phải chi anh có phép mầu
Hóa ra con cá trắng lội hầu bên em.
+ Thuộc tính: phụng hoàng sầu tư, bướm lụy, bướm buồn, bướm già, bướm giỡn, cá dại, cá lý ngư sầu tư, con én rũ, chim khôn…
Ai làm cho dạ em buồn
Cho con bướm lụy, chuồn chuồn bay theo.
Bướm mà biết lụy, biết đau, biết khổ như con người sao? Tất cả những thuộc tính trên là của riêng con người, chỉ có con người mới có tâm trạng, cảm xúc nhưng khi mượn hình ảnh của bướm, chuồn chuồn cho mang các thuộc tính của con người càng khiến nội dung của bài ca dao thêm sâu sắc. Hình ảnh bướm, chuồn chuồn luôn quấn quýt bên nhau, không xa rời trong tình yêu là một hình ảnh đẹp, hạnh phúc. Vậy mà “bướm lụy, chuồn chuồn bay theo” chứng tỏ tình duyên đang gặp trắc trở, người con gái trong bài đang mang một nỗi sầu chất ngất. Sự đớn đau của nàng đã được thể hiện rõ hơn, tự nhiên hơn, xúc động hơn nhưng cũng ý nhị, kín đáo nhờ phương tiện nhân hóa.
Đưa loài vật vào thế giới của con người đặc biệt vào những khung cảnh say sưa, tình tứ của đôi lứa trong mùa tình duyên, lúc đó, những vật vô tri, vô giác ấy sẽ được truyền linh hồn, tâm trạng như người với một sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống hay cũng buồn thương, nhớ nhung, đau đớn, dằn vặt, hẹn hò, ấp ủ…
Ba năm hạc đáo về đình
Không cho hạc đậu, tức mình hạc bay.
Hạc chỉ là loài chim trong tưởng tượng, nhưng ở đây lại được nhân cách hóa như con người (tức mình). Với cái nhìn phát hiện, sự lựa chọn hình ảnh giàu sức khái quát, giàu ý nghĩa biểu tượng: hạc cũng biết bực mình, cũng biết giận dỗi như con người.
Hình ảnh đó được khắc họa thật sống động, chân thật giàu sức khơi gợi, liên tưởng đến tâm trạng buồn bã, bực bội của con người: ba năm dài đằng đẵng vậy mà khi trở về lại không được chào đón, còn nỗi khổ nào đau đớn hơn nữa không, hình ảnh “tức mình hạc bay” nhằm diễn tả sự dỗi hờn của nhân vật trữ tình khi duyên tình không như ý nguyện.
+ Nhân cách hóa cỏ cây, hoa lá trong thế giới thực vật
Nếu so sánh với thế giới động vật thì cỏ cây, hoa lá được nhân cách hóa ít hơn, cụ thể, có 35 bài (1,24%).
Đó là thế giới thực vật gắn liền với vùng đất Nam Bộ: trầu cau, mai, đào, lựu, hoa, bưởi, bông sậy, cúc…
Những loại cây này gắn bó với cuộc sống của những người nông dân sông nước Cửu Long vốn khắc nghiệt nhưng tận sâu thẳm trong trái tim vẫn rất dạt dào tình cảm. Những loại cỏ cây, hoa lá này đã biểu hiện rõ đời sống nội tâm vô cùng phong phú, phức tạp, tế nhị trong duyên tình đôi lứa hay bộc lộ niềm say mê phong cảnh quê hương mình.
Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay.
Hình ảnh khế, chanh thường rất chua, giống như đôi tình nhân đang trong một tâm trạng đớn đau vì tình duyên không trọn vẹn. Khế, chanh như cùng có tâm trạng chơi vơi, sầu đau, khổ sở. Còn hình ảnh mật, gừng lại trái ngược nhau hoàn toàn: mật thì ngọt như tình duyên đôi lứa đang say đắm, nồng nàn nhất; gừng cay thì đại diện cho sự chung thủy, sắt son của tình nghĩa non sâu. Bài ca dao trên đã mượn bốn hình ảnh của tự nhiên, nhân hóa chúng để chúng mang tâm trạng, tình cảm, cảm xúc như con người.
Vóc bồ liễu gặp cơn gió bụi
Đóa hoa đào sợ hãi nắng sương
Biết đâu là khách đài gương
Ngãi nhân giữ được bậc thường vậy chăng?
Cây bồ liễu, đóa hoa đào vốn là những vật vô tri, vô giác được đặt vào trong một văn cảnh thấm đẫm chất trữ tình lại được gán cho những phẩm chất, hành vi, tâm trạng của con người. Trong tình duyên, không phải lúc nào cũng gặp được nhân duyên như ý. Ta bắt gặp sự lo lắng, trăn trở cho thân phận của người con gái khi đối mặt với sóng gió trong cuộc đời. Thân con gái mười hai bến nước, biết bến nào đục, bến nào trong mà gởi gắm, nương tựa. Những trăn trở, suy tư, băn khoăn đó được thể hiện rõ ràng thông qua những hình ảnh tự nhiên được nhân cách hóa mang tính cách như con người.
- Nhân cách hóa những sự vật, hiện tượng tự nhiên
Những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như: mây, gió, trăng, sao, sông, nước, cù lao, gành, thuyền… cũng được nhân hóa, được nhuốm màu sắc tâm trạng và nỗi niềm cảm xúc như đời sống của con người.
Biển cạn láng khô, thuyền vô không đặng
Có năm sáu nàng thuyền lặng đi luôn.
Trong ca dao nhất là ca dao yêu thương tình nghĩa, hình ảnh thuyền tượng trưng cho người con trai, rày đây mai đó không ổn định. Thuyền đi không biết bến bờ, không nơi neo đậu. Bài ca dao trên, diễn tả xúc cảm của thuyền hay của chàng trai khi hoàn cảnh khắc nghiệt không cho phép thuyền gắn bó với một nơi có quá nhiều bến đỗ.
Thiên nhiên cũng có cảm xúc, cũng giao hòa, cũng biết tỏ tình, cũng biết yêu thương, sầu đau hay khao khát chung tình như con người: Bồn xa bông, bồn khô bông héo
Lựu xa đào lựu ngã, đào nghiêng
Vàng trên tay rớt xuống khôn phiền
Buồn vì một nỗi nợ duyên không thành.
Lối nói nhân hóa ở đây làm cho cảnh vật tự nhiên như sống trong một không khí đầy chất tình tứ, lãng mạn: không có hình ảnh nào đẹp, hạnh phúc bằng hình ảnh đôi lứa bên nhau cũng giống như bồn - bông, lựu - đào; nhưng ở đây, bồn lại xa bông, lựu lại xa đào khiến mọi thứ trở nên héo rũ, tàn phai.
Thông qua các hình ảnh này, ta nhận thấy tác giả dân gian đã rất tinh tế khi thể hiện tình cảm ẩn sâu trong tâm hồn. Nhờ phép nhân hóa, những vật vô tri, vô giác cũng biết thổn thức, cũng cựa quậy, sầu héo hay phai tàn vì tình duyên không trọn vẹn hoặc e ấp, nồng nàn khi bày tỏ lời yêu.
Việc đưa thế giới tự nhiên vào trong ca dao nhằm đề cập tình yêu đôi lứa là một nét độc đáo rất riêng của người dân Nam Bộ. Những vật vô tri, vô giác được truyền linh hồn như con người với những hoạt động tràn đầy sức sống. Lúc này, người và vật cùng giao hòa, giao cảm với nhau, tạo nên một điệu nhạc mê đắm, cuồng nhiệt. Ca dao Nam Bộ luôn dùng hình ảnh tự nhiên rồi gieo vào đó thế giới cảm xúc của nội tâm, phô bày tình cảm một cách kín đáo nhằm bộc lộ tâm trạng của thế giới con người, tạo hiệu quả tác động tích cực đến người đọc.
2.2.2.3. Phóng đại
Theo Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa, "phóng đại còn có tên gọi là ngoa dụ, khoa trương, thậm xưng tức là phương thức cường điệu một mức độ, tính chất hay đặc điểm nào đó của sự vật. Phóng đại là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả nhằm gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ" [39, tr.46].
Phóng đại là một phương tiện đắc dụng trong thơ ca hài hước, trào lộng. Trong ca dao, phóng đại tuy xuất hiện không nhiều, nhưng thường gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Phóng đại không phải là thổi phồng sự thật hay xuyên tạc sự thật để lừa dối, nó không làm người ta tin vào điều nói ra mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên. Cơ sở của phóng đại là tâm lý của người nói muốn điều mình nói gây được sự chú ý và tác động cao nhất làm người nhận hiểu được nội dung và ý nghĩa của người nói đến mức tối đa.
Qua việc khảo sát 2816 bài ca dao Nam Bộ, chúng tôi thống kê được 189 bài sử dụng phóng đại, chiếm 6,71%. Căn cứ vào mức độ phóng đại, chúng tôi có thể chia phóng đại trong ca dao Nam Bộ ra làm hai loại:
a) Phóng đại ở mức độ thấp
Là cách nói nhấn mạnh, nói quá hơn so với cái có thật trong thực tế nhưng chưa đến mức phi lý, vẫn có thể chấp nhận được. Phóng đại ở mức độ này thường dùng trong các sinh hoạt hằng ngày không có hoặc ít có giá trị tu từ. Loại này có 56/ 189 bài, chiếm 29,6%. Chẳng hạn:
Anh than một tiếng nát miếu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao quỳnh vội xếp vi.
Phóng đại trạng thái tâm lý bằng hình ảnh: đó là những trạng thái tâm lý rất đỗi bình thường của con người
- Vui: ba năm tượng rách còn thờ, đắp lũy bồi thành, bắc cây cầu mời tám ván - lập quán mười chín tầng - bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anh…
- Buồn lo: nhà nhỏ - nợ nhiều, bãi cỏ lau khô sầu ai rã rượi, đá nổi vông chìm - muối chua chanh mặn tìm đặng em, cầu oằn cầu oại, cất mái chèo ruột thắt từng cơn, ruộng sâu sầu tấc dạ - cho sông cạn nước…
- Tương tư: thương - để trong túi áo, thương em từ thuở tóc bỏ lòng thòng, anh móc mồi con chim phụng câu rồng trên mây…
Chẳng hạn:
Chờ em cho mãn kiếp chờ
Chờ đợi tình duyên đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh gắn bó mật thiết với người dân Nam Bộ: rau muống lên bờ trổ bông. Trong sự chờ đợi đó, ta còn bắt gặp cả nỗi buồn nhớ vô hình được chất chứa trong lòng, có hình dáng, có trọng lượng. Lối nói phóng đại đã nhấn mạnh nỗi buồn, nhớ, sự trông chờ nặng trĩu trong lòng, đồng thời còn khẳng định tình yêu chung thủy, kiên định mà chàng trai đã dành cho cô gái.
Một bài ca dao khác:
Ngó lên trời thấy sao giăng phụng vẽ
Ngó xuống phàm trần thấy một lẽ anh gần em
Anh về cậy mối cậy mai
Chớ đừng có liếc mắt xem, họ đồn.
Hình ảnh sao giăng phụng vẽ gợi lên sự lãng mạn, tình tứ khi thể hiện tình cảm. Chẳng phải là hình ảnh sao giăng cho phụng vẽ thật mà đó chính là tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình đã tưởng tượng rồi vẽ nên. Lấy hình ảnh sao giăng phụng vẽ để diễn tả sự tha thiết của tình cảm là cách nói phóng đại rất nhẹ nhàng và ý nhị nhưng tạo hiệu quả rất cao. Bài ca dao trở nên thú vị, gây cảm giác bất ngờ, xúc động cho đối tượng mà nhân vật trữ tình muốn thổ lộ.
- Nhấn mạnh khát vọng, sự chung tình, son sắt bất chấp cả điều kiện khó khăn, thiếu thốn: khó nghèo cùng chịu - chớ hoài bỏ nhau, dầu thương áo rách vá quàng cũng thương, thương anh đến thác cũng còn thương anh, lòng tôi chuộng ngãi chẳng nài giàu sang… Ví dụ: Thiếp đứng gần chàng hơn vàng chín nén
Chàng đứng gần thiếp hơn chén thuốc tiên.
Vàng hay ngọc ngà châu báu rất quý giá, quan trọng với cuộc sống của con người. Còn “tiên” là vị thần xuất hiện trong sự tưởng tượng của con người, thuộc về thế giới tâm linh, thế giới của sự trường sinh bất tử, là niềm mơ ước của mọi vật trên thế gian. Với đôi lứa đang yêu nhau, tình yêu còn quan trọng hơn mọi thứ quí giá, quan trọng hơn cả sự bất tử của cuộc đời. Với con người, tình nghĩa hay tình duyên là quan trọng nhất. Tác giả dân gian hiểu được tâm lý đó nên đã phóng đại chúng lên rồi so sánh với những thứ quý giá nhất. Phóng đại trong trường hợp này vẫn đạt được hiệu quả nghệ thuật, tạo ấn sâu sắc trong tâm tưởng người đọc.
b) Phóng đại ở mức độ cao
Là cách nói cường điệu hóa đến độ phi lý không thể tin được. Phóng đại ở mức độ này thường xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật, sáng tạo nên những hình ảnh, biểu tượng đặc sắc. Loại này có 133/ 189 bài, chiếm 70,4%. Ví dụ:
Anh ơi, quần áo rách tả tơi mỗi nơi một miếng
Đứt chín đoạn lòng nghe một tiếng anh than.
Phóng đại bao giờ cũng gắn với hình ảnh. Hình ảnh phóng đại trong ca dao Nam Bộ khá phong phú.
- Phóng đại mức độ phi lý
Là mức độ phóng đại các thuộc tính, đặc điểm, tính chất của đối tượng đến mức phi thường để làm nổi bật bản chất của đối tượng, nhằm khắc sâu cảm giác đối với vấn đề được nói đến.
+ Phóng đại tính chất phi lý các hiện tượng tự nhiên
Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
Sông Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ. Chùa Thiên Mụ (còn gọi chùa Linh Mụ) là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương - ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Với bài ca dao trên, tác giả dân gian đã lấy cái vô hạn của thiên nhiên - dòng chảy triền miên của sông Đồng Nai và di sản văn hóa đất nước được bảo tồn - chùa Thiên Mụ để nêu lên một giả định “cạn lạch Đồng Nai/ nát chùa Thiên Mụ” thì mới “sai lời nguyền” nhằm khẳng định một chân lý: tình yêu giữa đôi lứa mãi mãi trường tồn, bền vững như sông Đồng Nai, mãi mãi vĩnh hằng như chùa Thiên Mụ.
Cũng có khi phóng đại được sử dụng theo khuynh hướng phủ định: Bao giờ đá nổi vông chìm
Muối chua chanh mặn mới tìm đặng em.
Lối nói phóng đại ở đây: nêu lên giả định trái với quy luật của đời sống: đá - nổi, vông - chìm, muối - chua, chanh - mặn nhằm khẳng định một sự thật khá phũ phàng, ẩn sâu tận trong tâm khảm: cô gái chưa bao giờ yêu chàng trai. Kết hợp với cách điệp kiểu nói, điệp cấu trúc và cách nói tương phản, lối nói phóng đại đến mức trái với quy luật ở đây có tác dụng phơi bày bản chất của vấn đề và thái độ cự tuyệt, quyết liệt, dứt khoát trong sự lựa chọn của người con gái.
+ Phóng đại các yếu tố tâm lý
Trong lối suy nghĩ về cuộc sống, nhất là trong tình yêu, con người luôn có những trạng thái tâm lý rất khác thường. Nghệ thuật phóng đại rất phù hợp để những con người đang yêu có thể diễn tả các cung bậc, sắc thái tình cảm lúc nồng nàn, lúc say đắm; đến những khổ đau, hụt hẫng, bi kịch, hay trạng thái quyết liệt sắt đá, bảo vệ cho tình yêu của chính mình.
Thương nhau chẳng biết làm sao
Đổ nước vào dĩa làm ao trầm mình.
Phép phóng đại giúp chàng trai, cô gái Nam Bộ thể hiện tình yêu thương của mình: lấy cái nhỏ bé, quen thuộc nhất với cuộc sống là cái dĩa đựng đồ ăn; phóng đại lên thành cái ao nước để trầm mình nhằm thể hiện sự hài hước. Yêu nhau thì không thể chết được, chết rồi làm sao có thể yêu nhau. Điều này hoàn toàn trái ngược với những chàng trai cô gái thất tình mượn cái chết để giải thoát bi kịch. Ca dao còn có lối phô diễn về trạng thái tâm lý khác thường khi xa vắng nhau. Kinh Thi - quyển sách cổ xưa của Trung Quốc - có câu Nhất nhật bất kiến như tam thu hề tức là Một ngày không gặp tưởng dài như ba năm. Việc cường điệu thời gian tâm tưởng để nhấn mạnh tình cảm nhớ thương dồn nén trong lòng và khao khát được gặp gỡ cũng được thể hiện trong ca dao Nam Bộ.
Vắng em một bữa chau mày
Chỉ vắng người mình thương có một bữa (chứ chưa được một ngày) thôi mà chàng trai cảm nhận cuộc sống xung quanh là vô nghĩa, có cảm tưởng bản thân bị đem đày ra tận biển Đông vô tận. Sự kết hợp giữa lối nói tương phản và lối nói phóng đại khiến sự đau khổ khi phải xa cách người mình thương càng được nhân lên nhiều lần, đồng thời có tác dụng khơi gợi nỗi đau giằng xé trong nội tâm.
Ca dao Nam Bộ cũng vận dụng lối nói cường điệu bằng hình ảnh thể hiện nỗi đau khổ về thể xác và tâm hồn khi tình yêu tan vỡ.
Anh có vợ rồi sao anh còn gian còn giấu
Em vạch mây hồng kêu thấu ông trời xanh
Anh đừng lấy vải thưa che mắt thánh, nói gái nữ thanh đui mù.
Tác giả dân gian diễn tả nỗi đau của người con gái khi biết một sự thật phũ phàng: người con trai mình hết dạ yêu thương đã có người nâng khăn sửa túi. Cái cảm giác bị lừa dối vì quá cả tin mà đau khổ đến choáng váng. Hình ảnh phóng đại nỗi đau đó được diễn tả một cách tài tình. Cô gái trong trắng, ngây thơ bị phụ tình, bị lừa gạt. Cô gái đau đớn đến độ phải kêu thấu tới tận ông trời, mong ông thấu hiểu cho tình cảnh của cô: vạch mây hồng kêu thấu ông trời xanh, một hành động quyết liệt, mạnh mẽ. Ban đầu, cô gái tin yêu, hy vọng, khát khao về một tương lai tươi sáng. Sau cùng, cô gái lại thất vọng bởi sự gian dối của người yêu. Nỗi đau đó được thể hiện bằng hình ảnh phóng đại, và chỉ có phép phóng đại mới đủ sức khơi gợi ngọn nguồn xúc cảm trong tâm hồn của chủ thể trữ tình.
Đôi lứa dù đói nghèo, sống chết nhưng vẫn giữ trọn niềm tin yêu, chung thủy dành cho nhau. Lối nói cường điệu đã thể hiện bản lĩnh phi thường và sức mạnh của tình yêu đích thực:
Mải mê hò, mê hát
Chiều về nhà phụ mẫu đánh thịt nát xương tan
Đau bao nhiêu tôi cũng chịu, bấm gan chờ chàng.
Phép tu từ phóng đại đã khắc họa sắc nét tính chất thiêng liêng của lời thề: cho dù có thịt nát xương tan thì thiếp vẫn bền gan chờ đợi chàng. Cách nói phóng đại rất nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ diễn tả khát vọng xây đắp một tình yêu vĩnh hằng, vượt lên tất cả mọi quyền uy, lễ giáo, vượt ra khỏi vòng sinh tử của kiếp người. Lời thề nguyền thủy chung đó đã khắc vào thời gian, không gian, khắc tạc đá vàng, gửi hậu thế muôn đời quyền được sống cho tình yêu, vì tình yêu; dù có chết cũng cam lòng. Họ sẵn sàng chết cùng nhau ở cõi vĩnh hằng thì tình yêu của họ sẽ trở thành bất tử.
Tóm lại, phóng đại là một biện pháp nghệ thuật mà các tác giả dân gian Nam Bộ rất ưa dùng, xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác ca dao, đặc biệt ở chủ đề tình cảm nam nữ. Đặc sắc của phép tu từ này là cường điệu bằng hình ảnh ở mức độ phi thường: những hiện tượng tự nhiên trái quy luật, những yếu tố tâm lý ở trạng thái đỉnh điểm, những mê say, những hụt hẫng, bi kịch khổ đau, những trạng thái quyết liệt bảo vệ tình yêu chung thủy, những nỗi sầu muộn lúc chia ly, tan vỡ. Lối nói cường điệu bằng hình ảnh có tác dụng vừa khắc họa đậm nét hình tượng vừa thể hiện sáng tỏ bản chất đối tượng vừa có sức dồn nén dung lượng xúc cảm nên có sức lay động, làm xúc động lòng người.
Phép tu từ phóng đại giúp người Nam Bộ thể hiện tình cảm rất thẳng thắn của họ: yêu ghét rạch ròi, thương hết mình, ghét tận xương tủy, yêu thương, mơ mộng, đau khổ một cách hồn nhiên, bộc bạch. Qua phép tu từ phóng đại, chúng ta có thể thấy người dân Nam Bộ dù được mệnh danh là “ruột để ngoài da”, ăn ngay nói thẳng nhưng vẫn có trí tưởng tượng bay bổng, óc liên tưởng phong phú, tâm hồn nhạy cảm, hài hước có duyên và rất lãng mạn.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu các phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ. Ở phương tiện tu từ từ vựng, luận văn đi sâu tìm hiểu từ thi ca, từ thông tục, từ Hán Việt, từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ láy. Ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa, ẩn dụ, nhân hóa, phóng đại là những vấn đề đã được khảo sát, tìm hiểu. Khi nghiên cứu bất cứ phương tiện tu từ nào, chúng tôi đều nhất quán tuân thủ thao tác khảo sát định lượng, phân tích giá trị sử dụng trong các bài ca dao tiêu biểu, từ đó đánh giá khái quát về mặt định tính. Qua sự phân tích các dẫn chứng ở các phương tiện tu từ cụ thể, chúng tôi luôn cố gắng chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của ca dao Nam Bộ, đồng thời bước đầu nêu lên những nhận xét về đặc điểm văn hóa của con người vùng đất này.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CA DAO NAM BỘ
3.1. Khái niệm biện pháp tu từ
Bên cạnh khái niệm phương tiện tu từ, còn tồn tại khái niệm biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh).
Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lý trí [39, tr.142].
Việc tìm hiểu các biện pháp tu từ là rất cần thiết trong nghiên cứu thơ ca, nghệ thuật. Về tác dụng, các biện pháp tu từ sẽ làm cho những tâm tư, nguyện vọng lẫn cảm xúc của những người dân Nam Bộ được biểu hiện một cách rõ nét. Cùng với những phương diện khác của hình thức nghệ thuật, các biện pháp tu từ cũng cho thấy rõ sức sáng tạo của nhân dân lao động vùng đất Nam Bộ ở bộ phận thơ ca dân gian. Mặt khác, từ những biện pháp tu từ, ta có thể nhận ra những nét đặc sắc riêng của thơ ca dân gian Nam Bộ so với thơ ca những vùng miền khác trên đất nước Việt Nam. Xét đến cùng đây cũng là một trong những chứng tích bản sắc văn hóa của một vùng miền. Những điều ấy được thể hiện cụ thể qua các bài ca dao đặc sắc.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự.
3.2. Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Trong các biện pháp tu từ của tiếng Việt, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát biện pháp tu từ ngữ nghĩa và biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ.
3.2.1. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong ca dao Nam Bộ
3.2.1.1. So sánh
a) Khái niệm
So sánh là "phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe" [39, 188].
So sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng khá đa dạng trong ca dao Việt Nam với mật độ khá cao trong một số kết cấu phổ biến. Nhờ biện pháp so sánh mà giá trị nhận thức, giá trị tạo hình và giá trị biểu cảm của ca dao trở nên sâu sắc hơn.
Trong bài báo Từ so sánh đến ẩn dụ, Nguyễn Thế Lịch đã đề cập mô hình cấu trúc hoàn chỉnh của so sánh gồm 4 yếu tố sau đây:
a. Yếu tố cần so sánh, gọi là yếu tố được hay bị so sánh tuỳ theo việc so sánh tích cực hay tiêu cực (YTĐ/BSS).
b. Yếu tố biểu thị tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ phương diện so sánh (YTPD).
c. Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH).
d. Yếu tố nêu ra làm chuẩn để so sánh (YTSS).
Bốn yếu tố đó được cấu trúc trong mô hình như sau:
b
|
d
|
||
Xuất phát từ mô hình cấu trúc so sánh hoàn chỉnh này, muốn đánh giá những thành công về nghệ thuật so sánh trong văn học (kể cả văn học dân gian và văn học viết), chúng ta sẽ xem xét hai phương diện.
Thứ nhất: hình ảnh so sánh được đưa ra (yếu tố d) có gì mới mẻ đặc sắc?
Thứ hai: từ mô hình chung, tác giả có những cải biến như thế nào trong từng trường hợp cụ thể làm cho cách so sánh trở nên linh hoạt, hấp dẫn? Bất cứ một sự so sánh có giá trị nào cũng không nằm ngoài thước đo của hai phương diện ấy.
Trong ca dao Nam Bộ, sự biểu hiện khá đa dạng của hình thức so sánh nghệ thuật không chỉ làm phong phú thêm những hình thức biểu hiện và giá trị biểu đạt mà còn mang ý nghĩa biểu cảm lớn, góp phần thể hiện đậm nét sắc thái địa phương. Bảng thống kê sau đây sẽ cho ta một cái nhìn về số lượng của biện pháp so sánh được sử dụng trong ca dao Nam Bộ.
Bảng 3.1. Thống kê biện pháp so sánh
trong một số bài ca dao Nam Bộ
STT
|
BÀI
CA DAO/TRANG
|
TỔNG SỐ CÂU
|
SỐ CÂU SỬDỤNG SOSÁNH
|
CÂU CA DAO
DÙNG SO SÁNH
|
1
|
Bài
44/134
|
2
|
1
|
Ngó về Thị
Đội, ruột đau như dần
|
2
|
Bài
74/139
|
2
|
2
|
Gà nào hay
bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân
|
3
|
Bài
102/143
|
2
|
1
|
Thấy buồm anh
chạy như dao cắt lòng
|
4
|
Bài
112//149
|
2
|
1
|
Chim kêu như
hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm
|
5
|
Bài
151/153
|
2
|
2
|
Xứ nào
bằng xứ Cạnh Đền, Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội dền như bánh canh
|
6
|
Bài
199/161
|
4
|
2
|
Để em
khô héo như nhành mai khô. Em đây lẻ bạn cũng như phụng hoàng
|
7
|
Bài 285/173
|
2
|
1
|
Em là
con tép nhỏ lộn rong khó tìm
|
8
|
Bài
411/190
|
2
|
1
|
Giả như
cây vải nhuộm chàm mau bay
|
9
|
Bài 542/208
|
2
|
1
|
Bao
nnhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu
|
10
|
Câu
573/212
|
3
|
2
|
Em là
con cá liệt ở khơi, Anh là lưới bên bủa nơi dọc gành
|
11
|
Bài
748/237
|
2
|
1
|
Con cò
trắng tợ như vôi
|
12
|
Bài
805/244
|
4
|
1
|
Em đây
giữ tiết như nàng Nguyệt Nga
|
13
|
Bài 825/246
|
2
|
1
|
Sóng
bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu
|
14
|
Bài
870/253
|
6
|
2
|
Đèn nào
cao bằng đèn ông Chánh, Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
|
15
|
Bài
957/265
|
2
|
1
|
Khác
nào nhạn chích lạc loài kêusương
|
16
|
Bài
963/266
|
2
|
1
|
Đôi ta
như thể đôi tằm
|
17
|
Bài
1012/273
|
4
|
1
|
Một
nàng vừa đẹp vừa sang như mình
|
18
|
Bài
1044/277
|
2
|
2
|
Em như
nút, anh như khuy; Như Thúy Kiều Kim Trọng biệt ly sao đành
|
19
|
Bài
1071/281
|
4
|
1
|
Trai
chưa vợ ruột tợ trái chanh
|
20
|
Bài
1679/358
|
2
|
2
|
Qua như chim
nọ đương bay. Em như cá nọ mắc rày lưới giăng
|
21
|
Bài
1684/359
|
2
|
1
|
Qua tỉ như
chùm gửi đáp nhờ
|
22
|
Bài
1724/364
|
2
|
1
|
Rách mà khéo
vá hơn lành vụn may
|
23
|
Bài
1756/369
|
2
|
1
|
Chị
Thúy Kiều sầu anh Kim Trọng tỉ như em sầu chàng
|
24
|
Bài
1821/376
|
3
|
1
|
Thân em giả
tỉ như chiếc thuyền tình
|
25
|
Bài
1836/378
|
8
|
2
|
Thân em xét
kỹ, Cũng tỉ như đồng bạc đầu hình. Thân anh xét chắc, Như tủ sắt để hờ
|
26
|
Bài 1871/383
|
4
|
3
|
Thiếp
tợ thiên biên nguyệt, Quân như lãnh thượng vân. Cũng như biển Sở non Tần cách
xa
|
27
|
Bài
2036/404
|
2
|
2
|
Trắng
như tiên không phải duyên anh không tiếc. Đen như cục than hầm, duyên hợp anh
ưng
|
28
|
Bài 2053/406
|
6
|
4
|
Trời
cao hơn trán, Trăng sáng hơn đèn, Kèn kêu hơn quyển, Biển rộng hơn sông
|
29
|
Bài
2056/406
|
2
|
1
|
Anh tìm em
như thể khiến vàng tìm cây
|
30
|
Bài
2217/428
Bài 2246/431 |
7
2 |
1
2 |
Đôi ta
như quế với gừng
Chồng như anh, vợ đặng như nàng, Giả như tô gấm đũa vàng để bôn |
31
|
Bài
2269/435
|
4
|
1
|
Ngỡi
nhơn như bát nước đầy
|
32
|
Bài
2271/435
|
4
|
2
|
Đạo
cang thường khó lắm bạn ơi, Chẳng như ong bướm đậu rồi lại bay
|
33
|
Bài
2278/436
|
4
|
1
|
Gối lụa
không mềm bằng gối tay em
|
34
|
Bài
2281/437
|
2
|
1
|
Gánh gạo đưa
chồng nước mắt như mưa
|
35
|
Bài 2297/439
|
2
|
1
|
Làm trai hai
vợ như dây buộc mình
|
36
|
Bài
2392/452
|
2
|
2
|
Tiếc con gái
khôn lấy thằng chồng dại, Tỷ như đóa hoa lài cắm bãi cứt trâu
|
37
|
Bài
2409/454
|
4
|
2
|
Trầu nào cay
bằng trầu xà lẹt, Thịt nào khét bằng thịt kên kên
|
38
|
Bài
2438/457
|
4
|
4
|
Vợ như nàng,
chồng đặng như anh, Giả như đờn bầu đờn tranh hợp hòa. Chồng như anh, vợ đặng
như nàng. Giả như tô gấm đũa vàng gác trên
|
39
|
Bài
2455/460
|
2
|
1
|
Cha mẹ tôi
già như đèn cháy nhấp nhem
|
40
|
Bài
2466/461
|
4
|
1
|
Con cò trắng
tợ như vôi
|
41
|
Bài
2476/462
|
2
|
2
|
Còn cha
gót đỏ như son, Một mai cha chết gót con như bùn.
|
42
|
Bài
2489/464
|
2
|
1
|
Mẹ dữ
như hùm, ai dám làm dâu
|
43
|
Bài 2513/467
|
2
|
2
|
Mẹ già như
chuối già hương, Như xôi nếp mật như đường mía lau
|
44
|
Bài
2531/469
|
4
|
2
|
Ơn hoài
thai như biển, Ngãi dưỡng dục tợ sông
|
45
|
Bài 2543/ 470
|
5
|
2
|
Công
cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
|
46
|
Bài
2543/471
|
3
|
2
|
Trầu ăn
là nghĩa, Thuốc xỉa là tình
|
47
|
Bài 2707/492
|
2
|
1
|
Thấy gái thì
thèm hư chửa thèm chua
|
48
|
Bài
2727/494
|
2
|
2
|
Mặt rổ
như tổ ong bầu, Cái răng khấp khểnh như cầu rửa chân
|
49
|
Bài
2753/497
|
2
|
1
|
Tôi nay
khác thể chiếc nem lột trần
|
50
|
Bài
2780/500
|
2
|
1
|
Mấy đời tơ
nhện được như tơ tằm.
|
Ví dụ: yếu tố so sánh là từ địa phương và yếu tố được so sánh là từ toàn dân
Bứt đi thì dạ không đành
Bài ca dao là sự kết hợp tài tình giữa lối so sánh với lối nói ngoa dụ nhằm làm nổi bật sự đau xót khi lìa xa người mình yêu thương. Ví tình yêu như sợi chỉ mành mong manh, khi xa cách nhau tưởng chừng như sợi chỉ mảnh đó thắt đến đau đớn ruột gan nhưng bứt nó, cắt đứt nó thì không đành lòng.
Một trường hợp khác:
Kiểng xa bồn kiểng rũ héo queo
Anh xa người ngãi như đèn treo hết dầu.
Trong bài ca dao này, hình ảnh so sánh không chỉ mang tính chất tạo hình mà còn mang ý nghĩa biểu cảm rất đậm nét. Hình ảnh anh xa người ngãi được so sánh như đèn treo hết dầu là một lối so sánh cụ thể, gần gũi nhưng độc đáo thể hiện cái chân chất, mộc mạc của người dân Nam Bộ.
Những hình ảnh so sánh và được so sánh trong hai bài ca dao trên là những hình ảnh rất giản dị mà sâu sắc, chân thực bởi sự hồn hậu của những con người nơi đây; đồng thời còn bộc lộ rõ tính cách đẹp đáng trân trọng đáng được đề cao, đó là tính chung thủy, son sắt của người dân Nam Bộ.
Với biện pháp so sánh, việc lựa chọn hình ảnh trong ca dao Nam Bộ cũng giống các vùng miền khác, nhưng nét độc đáo của các hình ảnh được so sánh trong ca dao Nam Bộ là những hình ảnh được xuất phát từ thực tế của một vùng đất vốn gắn bó với sông nước, miệt vườn và thói quen như: bông hường, cá lia thia, cầu rầu…
Một hình ảnh mang tính độc đáo nhất là hình ảnh trái bần. Bần là một loại cây to mọc dọc theo bờ sông có rễ nhọn, xốp; quả tròn, dẹt, ăn chua và chát.
Trong ca dao của người dân Nam Bộ, hình ảnh trái bần lại đồng âm với tính “bần” nghĩa là nghèo tạo nên sự cộng hưởng về nét nghĩa biểu hiện.
Bần gie, bần ngã, bất khả viễn vông
Anh với em như sợi chỉ lộn vòng
Kiếm sao đặng mối bá tòng mới vui.
Về từ so sánh, ngoài cách dùng quen thuộc từ so sánh: như, trong ca dao Nam Bộ còn sử dụng các từ so sánh khác: tỉ như, giả như, tợ… Cách dùng từ như vậy làm cho ca dao Nam Bộ có nét đặc thù so với ca dao các vùng miền khác. Chẳng hạn:
- Biểu em đừng thấy giàu có mà ham
Giả như cây vải nhuộm chàm mau bay.
- Ở đâu bằng xứ Lung Tràm
Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm.
Các từ so sánh: giả như, tợ rất quen thuộc với người dân Nam Bộ. Ngày nay, các từ so sánh ấy được dùng thông dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mộc mạc, tự nhiên.
b) Cách thể hiện phép so sánh tu từ trong ca dao Nam Bộ
- Cái so sánh - vật mẫu, ví như là những cái cụ thể, vật thể để biểu hiện cái được so sánh là những cái trừu tượng: số lượng 120 bài/ 2816, chiếm 4,26 %.
- Cái so sánh - vật mẫu ví như là cái cụ thể biểu hiện cái trừu tượng: số lượng 94 bài/ 120, chiếm 78,3%. Ví dụ:
Anh ơi, thương thời thương chứ chẳng đặng ăn nằm
Cũng như trái lựu chín còn nằm trên cây.
- Cái so sánh là cái cụ thể biểu hiện cái cụ thể: số lượng là 26 bài/ 120, chiếm 21,6%. Ví dụ:
Em như nút, anh như khuy
Như Thúy Kiều - Kim Trọng biệt ly sao đành.
Lối ví von dùng cái cụ thể để biểu hiện cái trừu tượng chứng tỏ người dân Nam Bộ thích dùng lối diễn đạt so sánh bằng hình ảnh vật thể làm cho hiện tượng, sự vật được nói đến trở nên sáng rõ và đậm nét hơn, đồng thời ta còn thấy được cả thái độ, tính cách và cảm xúc của họ.
Vật mẫu là những sự vật cụ thể, quen thuộc trong cuộc sống có khả năng diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc, phức tạp với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau. Cho nên, phép so sánh tu từ là một phương tiện sắc bén để khám phá, nhận thức và biểu hiện đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ. Qua vật mẫu được so sánh, ta thấy cái nhìn, quan niệm của người dân Nam Bộ về cuộc sống, nhân sinh.
Người dân Nam Bộ thường lấy hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc trong môi trường sống vùng sông nước, trong thế giới vật thể nhân tạo để thể hiện quan niệm về lẽ sống, vẻ đẹp của con người nhất là trong tình yêu cả ở mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của nó.
Những vật mẫu gợi liên tưởng vẻ đẹp, hạnh phúc lẫn bất hạnh của cuộc sống nhân sinh:
+ Hiện tượng tự nhiên: đẹp như sao mai, sao mọc như giăng, chờ anh như sao chờ trăng, gắn bó như sơn cùng thủy tận…
Bởi thương nên ốm nên gầy
Cơm ăn không đặng gần đầy ba trăng
Ngó lên sao mọc như giăng
Thấy em có nghĩa mấy trăng cũng chờ.
Vùng đất Nam Bộ bao la sông nước, bao phủ bởi bạt ngàn rừng tràm, rừng đước. Thiên nhiên nơi đây gắn bó mật thiết, hài hòa với con người, các hiện tượng tự nhiên cũng vậy. Với cư dân sông nước, cái ăn, cái mặc đều nhờ tự nhiên mà có, nên các hiện tượng tự nhiên: sao, trăng, gió mây… cũng là một phần của cuộc sống.
Lối so sánh ví von niềm thương, nỗi nhớ bằng hình ảnh sao mọc, chờ trăng càng làm cho tình cảm đôi lứa trở nên nồng nàn, thi vị thấm đẫm cảm xúc, giàu tính biểu cảm.
+ Thế giới thực vật: trong trắng như bông gòn, ngọt lịm như chè đậu xanh, như cánh bèo trôi, như trái lựu chín, như dưa…
Gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Trai chưa vợ ruột tợ trái chanh
Ngó ra biển rộng trời xanh
Trai chưa vợ ruột tợ trái chanh là lối so sánh lạ, hiếm gặp, khiến người đọc mới nghe lần đầu khó hình dung và cảm nhận hết được ý nghĩa mà tác giả dân gian muốn thể hiện. Phải chăng chàng trai muốn thể hiện sự son sắt, bền chặt như từng múi chanh quyện chặt vào nhau không rời. Hình ảnh so sánh này làm rõ sự thủy chung, vững bền, một lòng trong tình yêu của nhân vật trữ tình.
Phải duyên túc đế
Như cây cỏ để ngoài Huế anh cũng tìm
Không phải lương duyên
Như cây cúc mọc dựa thềm anh cũng không.
Lối nói này cũng khẳng định một niềm tin tưởng sắt đá vào lương duyên thiên định. Người dân nơi đây gói trọn niềm tin yêu, ý thức nhân phẩm và mong mỏi một tình yêu đích thực. Tất cả những ý tứ đó thể hiện rõ nét qua một hình thức so sánh.
+ Thế giới động vật: sầu tư như phụng hoàng, như cá biển hồ, tỷ như con cá, giả như châu chấu, như chim về cội, như con thỏ, con cò trắng tợ như vôi, như loan với phụn, như ong bướm…
Bậu không biết nghĩ, bậu tỷ như vầy:
Chim oanh ương còn biết kết bầy
Cá bỉ mục còn vầy đôi bạn
Chẳng qua vận hạn
Anh mới xa nàng
Chớ ai có muốn bạn vàng lẻ loi.
Ta bắt gặp hình ảnh của động vật xuất hiện rất nhiều trong ca dao Nam Bộ ở hầu hết các phương tiện hay biện pháp tu từ. Thế giới động vật cũng xuất hiện khá nhiều trong so sánh tu từ như: chim, cá, tằm, nhện… Trong ca dao nói về tình yêu đôi lứa, tỉ lệ so sánh càng cao. Chim oanh ương, cá bỉ mục mãi mãi không lìa xa, mãi mãi có đôi, có cặp được mượn để ví von cho tình cảm đang trong giai đoạn gặp trắc trở, khó khăn chứ lòng nhân vật trữ tình luôn mong muốn được hạnh phúc bên nhau trọn đời.
+ Thế giới vật thể nhân tạo: như là gấm thêu, như sợi chỉ, như nút với khuy, như tơ với nguyệt, như guộng chỉ tơ, như dao cắt, như dầu đượm, như người dệt lụa, như bình nước, như cái võ môn, giả như cây vải nhuộm chàm, như chiếc thuyền, như cung nỏ, như đũa trong kho…
Bây giờ anh kiếm đặng em rồi
Tỷ như cây kim đi tầm sợi chỉ
Sao em không biết nghĩ, biết suy
Em ham nơi quyền quý, không nghĩ gì tới anh.
Trong thơ ca xưa và nay, ta thường thấy tình yêu được so sánh với hoa, bướm, thiên nhiên nhưng so sánh duyên tình đôi lứa với cây kim, sợi chỉ là một lối so sánh khá lạ, độc đáo. Kim, chỉ là hai vật dụng luôn đi liền với nhau, không thể tách rời cũng như trong tình duyên phải có đủ đôi lứa. Vậy mà, chàng trai trong bài ca dao trên đang thầm khóc thương cho duyên tình hẩm hiu của mình.
Vật mẫu được dùng để so sánh gần gũi, quen thuộc với người dân Nam Bộ nhưng cũng có giá trị nghệ thuật, biểu cảm rất cao. Nó biểu trưng cho sự gắn kết nồng nàn, vững bền của đôi lứa.
Mẫu vật được so sánh lấy từ những vật dụng của đời sống có giá trị biểu đạt rất phong phú. Không chỉ phù hợp với sắc thái trữ tình, nhiều lúc, chúng tỏ ra thật đắc dụng với tiếng cười trào lộng:
Cô kia cứ hát ghẹo trai
Cái mồm méo xệch như quai chèo đò.
Lối ví von hài hước làm nổi rõ tính chất phê phán thói hư, tật xấu của cô con gái thiếu nết na. Với bản chất bộc trực, người dân thường phê phán những việc trái tai, gai mắt bằng những hình ảnh so sánh rất đắt.
Một bài ca dao khác cũng cho thẩy cách sử dụng so sánh của người Nam Bộ:
Trắng như bông lòng anh không chuộng
Đen như cục than hầm lòng muốn dạ thương.
Trắng như bông, đen như cục than hầm hoàn toàn đối lập nhau. Hai hình ảnh này được mượn để so sánh với cái vẻ bề ngoài của người con gái. Xưa nay, cái đẹp ngoại hình của phái nữ vẫn có sức thu hút đặc biệt đối với các chàng trai. Nhưng nhân vật trữ tình trong bài ca này có "lập trường" riêng của mình. Phải chăng điều mà chàng trai ngưỡng mộ là cái "duyên ngầm", là cái đẹp trong tâm hồn của người con gái?
Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi nhận thấy phép so sánh tu từ xuất hiện trong ca dao Nam Bộ nhiều thứ hai sau phép ẩn dụ. Từ so sánh “như” được dùng nhiều nhất. Vật mẫu được dùng để so sánh chủ yếu là những cái cụ thể; bản thân vật thể vốn là những hình ảnh quen thuộc, thân thương trong thế giới tự nhiên hay cuộc sống của con người vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ.
Xu hướng chính của so sánh là hướng về cảnh sắc và cuộc sống nông nghiệp, đánh bắt, chăn thả. Trong đó, tỷ lệ vật mẫu so sánh là cái cụ thể biểu hiện cái trừu tượng xuất hiện nhiều. Bởi vì, người dân Nam Bộ thích so sánh bằng hình ảnh cụ thể để diễn đạt tình ý của mình cũng rất cụ thể, ít mơ hồ, trừu tượng. Ngoài ra, người Nam Bộ còn mượn vật mẫu so sánh trong môi trường sống của mình nhằm thẩm mỹ hóa, tâm trạng hóa hoặc thổi linh hồn vào tạo vật, nhào nặn lại ngoại giới để phô diễn cái nhìn mới mẻ, giàu chất trữ tình và bộc lộ thái độ, cảm xúc đậm nét.
Qua phép so sánh, ta thấy được một quan niệm, một lý tưởng về một cuộc sống nhân sinh tràn đầy niềm tin yêu với mọi cung bậc: nồng cháy, mãnh liệt, gắn bó, thủy chung, đau khổ, bất hạnh... So sánh thể hiện nhận thức qua cách đối chiếu hai sự vật có nét tương đồng, thể hiện một cách cảm thụ đời sống cũng như lối tư duy của người dân Nam Bộ. Đó là cái nhìn nghệ thuật có khả năng phát hiện chính xác bất ngờ những điều tinh vi trong cuộc sống.
3.2.1.2. Chơi chữ
a) Khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt, "Chơi chữ là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v... trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước,...) trong lời nói" [58, tr.166]
Từ điển thuật ngữ văn học gọi chơi chữ là “lộng ngữ“ và giải thích: "Một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe" [21, tr.128]. Các hình thức của lộng ngữ rất phong phú: nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần âm, dùng từ đồng nghĩa, tách một từ thành các từ khác nhau. Theo các tác giả từ điển này, nhìn chung các lộng ngữ đều mang tính hài hước, thường được sử dụng trong văn thơ trào phúng.
Hữu Đạt xem chơi chữ là một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ Việt Nam: "Chơi chữ là một biện pháp tu từ nghệ thuật dựa vào những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, vận dụng linh hoạt đơn vị cơ bản của tu từ học (là chữ hoặc tiếng) đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác triệt để tính chất nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ dựa vào sự hiện diện của văn cảnh".
Trong các cách hiểu trên về chơi chữ, có mấy điểm chung:
Thứ nhất, chơi chữ là một biện pháp tu từ được dùng trong ngôn ngữ nghệ thuật (văn thơ);
Thứ hai, biện pháp chơi chữ được thực hiện dựa trên các tiềm năng về chất liệu ngôn ngữ dân tộc. Các tiềm năng về âm thanh, chữ viết, từ đồng âm, đồng nghĩa,... càng phong phú càng tạo điều kiện cho chơi chữ phát triển.
Thứ ba, chơi chữ tạo ra những liên tưởng bất ngờ, lý thú về nhận thức, đồng thời có tác dụng châm biếm, hài hước, thư giãn bằng chữ nghĩa, v.v..
Trong các tài liệu về Tu từ học hoặc Nghiên cứu văn học, chưa có sự đồng thuận cao về phạm vi sử dụng và về kết quả phân loại các kiểu chơi chữ.
a) Về phạm vi sử dụng, nếu Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng chơi chữ “chỉ dùng phổ biến trong văn thơ trào phúng", thì Hữu Đạt xem đó là một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ Việt Nam, tức là xem chơi chữ như một biện pháp tu từ nghệ thuật được dùng phổ biến trong thơ ca Việt Nam.
Qua khảo sát ngữ liệu về hiện tượng này, chúng tôi thấy: chơi chữ là một thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính nghệ thuật của người Việt. Thói quen này có từ xa xưa, được dùng rộng rãi không chỉ trong văn chương bác học mà còn cả trong văn chương truyền miệng (như ca dao, câu đố, câu đối,...) và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt. Đây là một trong những truyền thống ngữ văn quý báu của người Việt. Truyền thống này cho thấy sự thông minh, sắc sảo và hóm hỉnh, v.v.. của người Việt. Trong khi sử dụng ngôn ngữ, người Việt đã tận dụng tối đa các ưu thế về chất liệu của ngôn ngữ dân tộc để đồng thời đạt đến nhiều mục đích khác nhau.
b) Chơi chữ trong ca dao Nam Bộ
Chơi chữ cũng gắn liền với lời nói và cung cách sinh hoạt hằng ngày của người dân Nam Bộ và trở thành một thành tố nghệ thuật không thể thiếu trong ca dao. Theo khảo sát của chúng tôi, trong cuốn Ca dao Nam Bộ [27], có 58 bài ca dao sử dụng hình thức chơi chữ, thể hiện trong bảng thống kê sau:
Bảng 3.2. Thống kê biện pháp chơi chữ
trong một số bài ca dao Nam Bộ
STT
|
BÀI
CA DAO/TRANG
|
TỔNG SỐ CÂU
|
SỐ CÂU CHƠI CHỮ
|
CÂU CA DAO
CHƠI CHỮ
|
1
|
Bài 61/167
|
2
|
2
|
Đầu gàng có con ba ba,
Kẻ kêu con trạnh, người
la con rùa
|
2
|
Bài 65/138
|
4
|
2
|
Rô, trê, sặt, dầy dầy, Ròng ròng,
hủng hỉnh, lộn bầy
lia thia
|
3
|
Bài 80/140
|
4
|
2
|
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về bưng ăn cá về
đồng ăn cua
|
4
|
Bài 92/142
|
2
|
2
|
Le le, vịt nước, bồng bồng,
Con cua, con rạm, con
còng sáu con
|
5
|
Bài 211//163
|
2
|
1
|
Anh đừng môi miếng, miếng môi
|
6
|
Bài 508/203
|
6
|
4
|
Canh chua lét sao rằng canh ngọt? Cá không chân sao
gọi là cá leo. Này em ơi, bánh nhiều lắm sao gọi là bánh ít.
Chuối non èo sao
gọi là chuối “già”
|
7
|
Bài 682/227
|
2
|
2
|
Chuối khoe mình chuối lòng trinh,
Chuối oở một
mình sao chuối có con?
|
8
|
Bài 694 /228
|
4
|
2
|
Chữ phú nằm trên chữ quý,
Kim ngọc đối với kim lang
|
9
|
Bài 723/232
|
6
|
4
|
vòng lang
|
10
|
Bài 731/233
|
5
|
2
|
Nó kêu lăng lăng líu líu,
Đôi đứa ta lận đận lịu
địu, sao nỡ dứt tình
|
11
|
Bài 759/ 238
|
2
|
1
|
Con quạ đen lông kêu bằng ô thước
|
12
|
Bài 768/ 240
|
2
|
2
|
Con xe kia đang đứng bơ thờ,
Anh quyết lòng
vọt pháo, ai ngờ sĩ ngăn
|
13
|
Bài 797/ 243
|
2
|
1
|
Cửa song loan sớm mở, tối gài
|
14
|
Bài 908/259
|
3
|
1
|
Thương yêu quá bộ, quên đường tử sanh
|
15
|
Bài 917/260
|
2
|
1
|
Đem nằm tơ tưởng tưởng tơ
|
16
|
Bài 951/264
|
4
|
2
|
Đố ai tầm được vảy con cá trê vàng,
Tầm được gan con
tép bạc,
bạn vàng theo không
|
17
|
Bài 957/265
|
2
|
2
|
Đôi ta chẳng được sum vầy,
Khác nào nhạn chích lạc
bầy kêu sương
|
18
|
Bài 979/268
|
2
|
1
|
Đũa bếp có đôi, chìa vôi lẻ bạn
|
19
|
Bài 1041/276
|
4
|
1
|
Sóng ba đào mưa nắng chẳng nao
|
20
|
Bài 1083/283
|
2
|
1
|
Ướm lời hỏi bạn, nghèo giàu chuộng ai?
|
21
|
Bài 1162/ 292
|
4
|
1
|
Hạc giao đầu, phụng lại giao đuôi
|
22
|
Bài 1185/ 294
|
2
|
1
|
Dầu ai câu trạnh câu rùa mặc ai
|
23
|
Bài 1219/ 300
|
4
|
2
|
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.
Vô duyên
đối diện bất tương phùng
|
24
|
Bài 1239/ 302
|
3
|
2
|
Khó giúp nhau mới thảo,
Giàu tương trợ ai màng
|
25
|
Bài 1330/ 314
|
2
|
2
|
Lựu, lê, bình bát, mãng cầu
Bốn cây tứ
quý anh sầu một cây
|
26
|
Bài 1580/346
|
3
|
1
|
Nước chảy linh binh, lục bình trôi lỉnh bỉnh
|
27
|
Bài 1582/346
|
2
|
1
|
Nước chảy liu riu, lục bình trôi riu ríu
|
28
|
Bài 2024/402
|
11
|
4
|
Một trăm thứ dầu, dầu nhị thiên đường là dầu
không thắp, Một trăm thứ bắp, bắp chuối là bắp không rang, Một trăm thứ than, thang leo là thang không quạt không quạt? Một trăm thứ bạc, bạc ngãi
là bạc không mua
|
29
|
Bài 2130/ 415
|
4
|
2
|
Ví dầu cá bống hai mang
Cá trê
hai ngạnh, tôm càng hai râu
|
30
|
Bài 2200/425
|
4
|
4
|
Bảng treo tại chợ Mỹ Lồng, Chữ đề tên bậu có chồng
hay chưa? Có chồng năm ngoái năm xưa, Năm nay chồng để như chưa có chồng
|
31
|
Bài 2258/433
|
2
|
2
|
Cóc nhái ếch xào lộn với tương,
Gá vô vòng
chồng vợ ba Khương ở đời
|
32
|
Bài 2576/475
|
2
|
2
|
Bấy lâu sao chẳng nói năng,
Bây
giờ năng nói thì trăng xế tà
|
33
|
Bài 2601/478
|
2
|
1
|
Chèo ghe đi bán lòng tong,
Nước chảy ròng ròng chẳng
thấy ai mua
|
34
|
Bài 2652/484
|
2 s
|
2
|
Con mèo không rách sao kêu mèo vá,
Con cá không thờ
sao gọi cá linh?
|
35
|
Bài 2773/499
|
4
|
2
|
Rượu kia nào có say người
Hỡi người say rượu chớ
cười rượu say.
|
Trong ca dao Nam Bộ, thường gặp các kiểu chơi chữ sau đây:
- Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm
+ Hình thức chơi chữ theo cách điệp một âm tiết, ví dụ:
Nước chảy linh binh, lục bình trôi lỉnh bỉnh
Bảy, Tám ơi, đi cấy chi có một mình
Phải chi ở đặng, bạn mình cày chung.
Một bài ca dao khác:
Nước chảy liu riu, lục bình trôi riu ríu
Anh ở một mình khi đau yếu ai nuôi?
Trong bài ca dao trước, việc điệp lại từ inh cho thấy sự cô độc đáng thương của người được nói tới, khiến chủ thể trữ tình bộc lộ sự xúc động lẫn niềm mong mỏi có thể chia sẻ nỗi niềm cô đơn đó. Đây là bài ca dao gửi lời ngỏ với đối tượng mà chủ thể trữ tình đang nói tới - lời nhắn nhủ thiết tha, mong mỏi được bên nhau, san sẻ vui buồn, san sẻ công việc.
Còn ở bài sau, việc điệp từ iu lại cho thấy một tình cảm thật chân thật, nhẹ nhàng nhưng vô cùng ý nhị mà cô gái muốn gửi tới chàng trai. Thông qua hình ảnh nước chảy liu riu, lục bình trôi riu ríu, cô gái cũng bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc, vô bờ khi hiểu về hoàn cảnh côi cút của chàng trai.
+ Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa
Trong ca dao Nam Bộ, bên cạnh việc sử dụng các từ cùng nghĩa thì tác giả dân gian còn sử dụng những từ trái nghĩa nhằm mục đích chơi chữ hay là sử dụng hình thức khai thác yếu tố đồng âm nhưng trái nghĩa để tạo nên một hình thức nghệ thuật độc đáo, riêng biệt:
- Canh chua lét sao rằng canh ngọt?
Cá không chân sao gọi cá leo?
Trai nam nhi anh đối đặng dẫu nghèo em cũng ưng.
- Này em ơi, bánh nhiều lắm sao gọi là bánh ít
Chuối non èo sao gọi là chuối “già”
Đối như anh vậy chắc là xứng đôi.
Ca dao được lưu truyền cho đến ngày nay là nhờ các hình thức sinh hoạt dân gian trong lao động, lúc nghỉ ngơi hoặc trong các hội hè, đình đám của nhân dân. Trong các hình thức sinh hoạt dân gian thì hình thức đối đáp giao duyên giữ một vai trò rất quan trọng. Việc đối đáp nhằm bộc lộ tình cảm giữa người con trai với người con gái. Hình thức này rất phổ biến và được ưa chuộng, trai gái mến nhau và yêu nhau qua tài ứng đối nhanh nhẹn; đồng thời cảm hóa nhau về đức hạnh, tính nết và sự cần cù. Người Nam Bộ dùng từ bình dị, không chải chuốt. Họ đưa những gì gần gũi nhất với họ vào trong lối đối đáp giao duyên.
Trong bài ca dao trên, tác giả dân gian vừa sử dụng hình thức chơi chữ vừa dùng các từ trái nghĩa như: chua lét - ngọt, không chân - leo, nhiều - ít, non èo - già. Cô gái muốn thử tài của chàng trai nhưng chàng trai ứng đối cũng rất nhanh nhạy, chàng khẳng định: tài ứng đối của mình đủ sức kết nghĩa ngãi nhân với cô gái.
+ Chơi chữ theo cách tập hợp các từ cùng trường sự vật với nhau Đây cũng là một hình thức chơi chữ rất độc đáo trong ca dao Nam Bộ, góp phần tạo nên sự đa dạng của nghệ thuật, ví dụ:
Đầu gành có con ba ba
Kẻ kêu con trạnh, người la con rùa.
Bài ca dao trên vừa sử dụng cặp từ đồng nghĩa kêu - la vừa tập hợp tên gọi các loại rùa: ba ba, trạnh (loại rùa sống ở biển), rùa, đó là các từ địa phương có nghĩa tương tự với nhau. Chỉ cùng một loại động vật nhưng có rất nhiều tên gọi khác nhau, đây cũng là một nét riêng trong nền văn hóa của người dân Nam Bộ.
Một trường hợp khác:
Đố anh mấy thứ cá đồng
Một câu nói trọn mới hồng đáng khen
Rô, trê, sặt, dầy dầy
Ròng ròng, hủng hỉnh lộn bầy lia thia.
Vùng sông nước Nam Bộ là nơi sinh sống của rất nhiều các loại cá, tôm, ếch, lươn, rắn, rùa... Đây là những sinh vật nước có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu ở vùng đồng bằng sông nước. Nam Bộ - vùng sông nước mênh mông, sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi để cá tôm phát triển.
Với bài ca dao này, ta bắt gặp rất nhiều tên gọi của các loại cá ở dưới nước như: rô, trê, sặt (cá mình dẹt, sống ở các mương, ao), dầy dầy (loại cá mỏ dài có thân sẫm nâu), ròng ròng (loại cá lóc con), hủng hỉnh (loại cá nhỏ sống ở mương, rạch có dạng như cá lia thia), lia thia (loại cá nước ngọt thân nhỏ, có màu xanh đậm hoặc đen, có vây ngũ sắc).
Chỉ một bài ca dao, chúng ta đã bắt gặp 5 loại cá trong vô vàn các loại cá khác nhau của vùng đất Nam Bộ. Đó là niềm tự hào của người dân Nam Bộ về sự phong phú của những sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cũng như nói lên sự gắn bó đối với quê hương xứ sở bằng một cuộc sống vô cùng giản dị. Chẳng hạn:
Le le, vịt nước, bồng bồng
Con cua, con rạm, con còng sáu con.
Bài ca dao này có hai loại động vật xuất hiện: thứ nhất là tên gọi của các loại vịt: le le, vịt nước, bồng bồng (chim cùng loại với vịt trời, le le), thứ hai là tên gọi của các giống cua: con cua, con rạm, con còng. Với ba bài ca dao trên, chúng tôi thấy hình thức chơi chữ tập hợp các từ cùng trường sự vật với nhau là một hình thức chơi chữ đặc biệt chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao Nam Bộ. Chính điều này đã tạo một nét đặc trưng rất riêng, là một nét khu biệt lớn nếu đem so sánh ca dao Nam Bộ với ca dao, dân ca các vùng miền khác.
+ Chơi chữ bằng cách nói lái
Đây là một hình thức chơi chữ rất đặc biệt của tiếng Việt, được sử dụng nhiều trong ca dao, dân ca, hát ví… Trong ca dao Nam Bộ, ta cũng bắt gặp hình thức chơi chữ này.
- Con cá đối nằm trên cối đá
Con mèo cụt đuôi nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối được dẫu nghèo cũng ưng
- Con mỏ kiến nằm trong miếng cỏ
Con chim vàng lông đáp dựa vồng lang
Đây anh đã đối được, vậy nàng ưng chưa?
Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu giữa hai hoặc ba tiếng, trong một từ, ngữ, câu với nhau được dân gian sử dụng để đố vui và tạo thêm những nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp. Hình thức “nói lái” có những nét độc đáo thường được người nói, viết chú ý.
Nhìn chung, chơi chữ không phải là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong ca dao Nam Bộ. Tuy nhiên, cùng với các phương tiện và biện pháp tu từ khác, nó góp phần làm cho nghệ thuật biểu đạt của thể loại văn học dân gian này thêm phong phú. Hình thức chơi chữ cũng cho thấy sắc thái địa phương rất đặc trưng của con người Nam Bộ, với nét tính cách chân thành, thẳng thắn, bộc trực, ít khi nói vòng vo, đố chữ.
3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ
Biện pháp tu từ cú pháp là "những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng(trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên" [39, tr.183].
Căn cứ vào tính chất của các mối quan hệ giữa các kiểu câu, vào các phương thức chuyển đổi ý nghĩa của các kiểu câu và vào tính chất của mối liên hệ giữa các thành tố của những kiểu câu này, biện pháp tu từ cú pháp được chia thành ba nhóm:
Nhóm 1: các biện pháp tu từ dựa trên những tác động qua lại về hình thái và nghĩa giữa một số kiến trúc cú pháp hoặc một số câu trong một số ngữ cảnh nhất định. Đó là các biện pháp tu từ: sóng đôi, đảo đối, lặp đầu, lặp cuối.
Nhóm 2: các biện pháp tu từ dựa trên sự chuyển đổi ý nghĩa của cấu trúc cú pháp hoặc của kiểu câu trong một ngữ cảnh nhất định. Đó là các biện pháp tu từ làm nên sự chuyển dịch ngữ nghĩa trong những câu có cấu trúc bề mặt là: cấu trúc nghi vấn, cấu trúc cảm thán, cấu trúc khẳng định, cấu trúc phủ định.
Nhóm 3: các biện pháp tu từ dựa trên sự chuyển đổi ý nghĩa của phương thức liên hệ ngữ pháp, giữa các thành tố của các câu hoặc giữa các câu. Đó là các biện pháp tu từ: tách biệt, dùng đẳng lập thay cho chính phụ và ngược lại. Các biện pháp tu từ về mặt cú pháp thường tập trung vào ba dụng ý sau đây:
- Người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa một thông báo;
- Người nói muốn nhấn mạnh một phần trong thông báo;
- Người nói muốn thể hiện các tình thái khác nhau.
Người Việt sử dụng rất nhiều dụng ý trong các sáng tác nghệ thuật của mình. Khi nghiên cứu biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi chọn nhóm 1 để khảo sát nhằm thấy rõ hơn cái hay, cái đặc sắc của một nét nghệ thuật rất riêng trong các loại hình nghệ thuật của vùng đất phương Nam.
3.2.2.1. Sóng đôi
"Sóng đôi là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu.
Sóng đôi có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ hoặc là bộ phận" [39, tr.184].
Sóng đôi còn được gọi là phép điệp cú pháp, được dùng khi người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa một thông báo và để triển khai theo hướng đối lập hay bổ sung thì thường dùng biện pháp này.
Trong ca dao Nam Bộ, sóng đôi được thể hiện qua mối quan hệ về nghĩa giữa các từ với nhau vừa tránh sự trùng lặp vừa tạo nên sự đa dạng trong cách biểu hiện. Việc xuất hiện của cấu trúc sóng đôi trong ca dao cũng góp phần làm cho câu thơ vừa có sự nhịp nhàng, cân đối tạo nên sự liên kết bền vững trong các bài ca dao vừa mang giá trị khái quát và tạo nên giá trị thẩm mĩ nhất định.
Căn cứ vào sự đổ đầy từ vựng của các yếu tố trong cấu trúc song hành, sóng đôi có thể diễn đạt sự đối chiếu hoặc sự đối lập.
Phải gặp ông tơ hỏi sơ cho biết
Phải gặp bà nguyệt gạn thiệt cho rành
Vì đâu hoa nọ lìa nhành
Nợ duyên sao sớm dứt, chẳng đành dạ em?
Ông tơ, bà nguyệt là một hình tượng độc đáo trong tín ngưỡng của người bình dân. Hình tượng ấy đã đi vào đời sống tâm hồn của người dân Việt vừa trở nên gần gũi thân thiết qua những vần ca dao nói về tình duyên.
Có khi sóng đôi được thể hiện thành hai vế trong một dòng thơ:
Non cao vòi vọi, biển lớn mênh mông
Thương thay cho phận quần hồng
Vì duyên vì nợ nặng lòng tương tư.
Hai hình ảnh: non cao vòi vọi, biển lớn mênh mông luôn đi cùng, sóng đôi không thể tách rời, thể hiện sự vô cùng vô tận của trời đất. Tình cảm của đôi lứa cũng mênh mông, vô bờ, vô bến được thể hiện qua hai chữ nợ duyên - phải nợ, phải duyên mới nên cầm sắt. Tác giả dân gian rất tinh tế khi dùng cấu trúc sóng đôi để thể hiện mối lương duyên do trời đất xếp đặt. Với cấu trúc sóng đôi, bài ca dao trở nên sâu sắc, nhẹ nhàng, mang nhiều ý vị, đậm đà cảm xúc.
Phép sóng đôi cũng thường được sử dụng để biểu đạt sự đối lập, chẳng hạn:
Nước chảy xuôi, làn sóng ngược
Sông đầy không được, dồn xuống biển Ba Tri
Em ơi đừng sợ chuyện đó làm chi
Anh đây chưa vợ, nhu mì nết na.
Thuở ban đầu của tình yêu, chúng ta gặp khó khăn trong việc bày tỏ nỗi lòng với người mình yêu. Khi đã thương nhau thì có gặp gian khổ chúng ta cũng quyết tâm vượt qua. Hai câu ca dao đã lột tả được sự quyết tâm rất dễ thương đó: Nước chảy xuôi, làn sóng ngược/ Sông đầy không được, dồn xuống biển Ba Tri. Trong ca dao Nam Bộ những hình ảnh: nước, làn sóng để nói lên tình cảm chân thật, sâu đậm của người dân vùng đồng bằng sông nước mênh mông.
Anh mất cây hộp quẹt, bực đà quá bực
Dang tay đấm ngực, căm đà quá căm
Đũa so le đôi chiếc khó cầm
Liệu sao em liệu, thương thầm khó thương.
Hay:
Bậu nói với qua bậu không bẻ lựu hái đào
Lựu đâu bậu bọc, đào nào cầm tay.
Ở hai bài ca dao trên đây, chúng tôi nhận thấy cấu trúc sóng đôi có thể là giữa từ địa phương với từ toàn dân: bực, căm, liệu, thương hoặc sóng đôi từ địa phương với nhau: bậu, qua. Chỉ có cấu trúc sóng đôi mới có thể lột tả được hết ý niệm, tâm tư, suy nghĩ mà tác giả dân gian muốn thể hiện trong những tình huống cụ thể.
Phổ biến nhất trong ca dao Nam Bộ ở loại hình này là dùng từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân, ví dụ như:
Bánh canh cọng vắn, cọng dài
Bánh tầm xe cọng dài, cọng vắn.
Hoặc như:
- Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu phải sợ, cá vùng phải kinh.
- Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng
Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi.
Trong ca dao Nam Bộ, các tác giả dân gian đã sử dụng những cặp biểu tượng có từ địa phương nhằm thể hiện nét đặc trưng riêng biệt trong việc sử dụng các hình ảnh quen thuộc trong đời sống. Có lúc, xuất hiện một chuỗi hình ảnh, xếp thành từng cặp sóng đôi để nói về tình cảm của con người trong quan hệ tình yêu đôi lứa hay quan hệ gia đình:
Anh thương em
Thương lún thương lụn
Thương lột da cóc
Thương tróc da đầu
Ngủ quên thời nhớ
Thức dậy thời thương
Giục ngựa bươn cương
Trên đường hoạn lộ
Trời hỡi trời! Sao nỡ xa nhau?
Tóm lại, sóng đôi cú pháp bao gồm cấu trúc và biểu tượng sóng đôi trong các sáng tác ca dao luôn có khả năng tạo nghĩa, kết hợp đa dạng, uyển chuyển và đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung, đồng thời có thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu biểu đạt tâm tư, tình cảm, của người dân Nam Bộ.
3.2.2.2. Biện pháp lặp
a) Khái niệm
Phép lặp (phép điệp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe [37, tr.93].
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa định nghĩa: "Điệp ngữ là biện pháp lặp một hay nhiều lần những từ, ngữ v.v… nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe" [39, tr.209].
Phép lặp trong câu có tác dụng kích thích tâm lý của người tiếp nhận: một yếu tố nào đó xuất hiện nhiều lần sẽ khiến người ta chú ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. Về phía người viết, phép điệp có tác dụng tô đậm, khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc, một nhận xét, và trong nhiều trường hợp, nó tạo nên một nét nhấn trong âm điệu lời văn.
b) Phân loại
Có nhiều cách phân chia phép lặp:
- Theo các yếu tố: lặp từ, lặp ngữ, đoạn câu…
- Theo vị trí: lặp đầu cuối câu, giữa câu, cách quãng, lặp liên tiếp, lặp vòng tròn.
- Theo tính chất: lặp đơn giản và lặp phức hợp.
c) Phép lặp trong ca dao Nam Bộ
Người dân Nam Bộ sử dụng phép lặp với tần số khá cao và đặc biệt phong phú về hình thức. Có khi phép lặp lại một từ, một ngữ nào đó trong một câu, một bài ca dao.Theo khảo sát của chúng tôi, trong cuốn Ca dao Nam Bộ [18], có 387/2816 bài ca dao sử dụng phép lặp, chiếm tỉ lệ 13,4%.
Bảng 3.3. Thống kê biện pháp lặp
trong một số bài ca dao Nam Bộ
STT
|
BÀI
CA DAO/TRANG
|
TỔNG SỐ CÂU
|
SỐ CÂU DÙNG
BIỆN PHÁP LẶP
|
CÂU CA DAO
DÙNG
BIỆN PHÁP LẶP
|
1
|
Bài 49/ 134
|
2
|
2
|
Chiều chiều ra đứng gốc cây,
Trông trời trời quạnh, trông mây mây buồn
|
2
|
Bài 156/ 154
|
2
|
2
|
Ai đem con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng sáo bay
|
3
|
Bài 194/ 160
|
2
|
2
|
Anh đi em một ngó chừng,
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao
|
4
|
Bài 196/ 161
|
4
|
2
|
Bởi anh thua bạc nên nghèo, nợ treo,
Nợ treo mặc kệ nợ treo
|
5
|
Bài 228/ 165
|
17
|
4
|
Cần câu nhơn, Cần câu ngãi.
Cần câu phải, Cần câu khôn
|
6
|
Bài 267/ 171
|
9
|
3
|
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc, Thương tróc da đầu
|
7
|
Bài 405/ 189
|
2
|
2
|
Biển đông sóng dợn ba đào,
Ngãi nhơn khác thể sóng trào biển đông
|
8
|
Bài 406/ 190
|
6
|
4
|
Chữ gì chôn dưới đất, Chữ gì cất trên thang, Chữ gì
mang không nổi,
Chữ gì thổi không bay
|
9
|
Bài 419/ 191
|
4
|
2
|
Bồn xa bông, bồn khô bông héo,
Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng
|
10
|
Bài 453/ 195
|
2
|
2
|
Bước lên cầu, cầu oằn, cầu oại,
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng
|
11
|
Bài 475/ 198
|
4
|
2
|
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm, Bướm châm mà
bướm lại lầm
|
12
|
Bài 532/ 266
|
2
|
1
|
Oán căn, oán nợ, xin đừng oán em
|
13
|
Bài 552/ 209
|
2
|
2
|
Cây khô chết đứng rừng xanh,
Em đây chết đứng vì anh phân trần
|
14
|
Bài 566/ 211
|
4
|
3
|
Bớ người nhân nghĩa có buồn hát chơi,
Hát chơi cũng chịu hát chơi,
Có chồng mà lại hát chơi nỗi gì
|
15
|
Bài 581/ 213
|
14
|
2
|
Chỉ điều bốn mối xe lơi,
Chỉ điều bốn mối xe săn
|
16
|
Bài 616/ 218
|
2
|
1
|
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
|
17
|
Bài 663/ 224
|
5
|
2
|
Bấy lâu con cá nọ ở đìa,
Bây giờ con cá nọ đã lìa ao sâu
|
18
|
Bài 747/ 237
|
4
|
4
|
Con cò núp bụi lúa xanh, Chờ con cá đến như
anh chờ nàng, Con cò núp bụi lúa vàng, Chờ con cá đến như nàng chờ anh
|
19
|
Bài 828/ 247
|
4
|
1
|
Để em thương, em nhớ, em chờ,
em đợi, nước mắt sa vắn dài
|
20
|
Bài 920/ 260
|
4
|
4
|
Đêm qua gió bấc mưa dầm, Đèn lầm với bóng, bóng lầm
với ai? Đêm qua gió bấc mưa dầm, Đèn lầm với bóng,
bóng lầm với anh
|
21
|
Bài 1040/ 276
|
2
|
1
|
Em khuyên anh đừng lại lại qua qua
|
22
|
Bài 1181/ 294
|
2
|
2
|
Hai tay xách nước tưới trầu,
Trầu bao nhiêu lá dạ sầu bấy nhiêu
|
23
|
Bài 1196/ 296
|
4
|
2
|
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt,
Tri nhơn, tri diện, bất tri tâm
|
24
|
Bài 1255/ 304
|
2
|
1
|
Không xong đã biết không xong
|
25
|
Bài 1279/ 307
|
2
|
2
|
Làm thơ trái ấu,g ởi th ấu cho mưa,
Mưa đưa cho gió, gió đưa cho chàng
|
26
|
Bài 1904/ 387
|
4
|
4
|
Thương cha thương mẹ có khi, Thương em lúc đứng, lúc
đi, lúc ngồi. Thương cha thương mẹ có hồi, Thương em lúc đứng,
lúc ngồi cũng thương
|
27
|
Bài 1938/ 391
|
2
|
2
|
Tiếc tiền mua cá, cá ươn,
Mua rau, rau héo, mua nường, nường hư
|
28
|
Bài 1998/ 399
|
2
|
1
|
Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa
|
29
|
Bài 2031/ 403
|
2
|
2
|
Trăng trăng, nước nước, trời trời, Người thương chẳng thấy, thấy trời
nước trăng
|
30
|
Bài 2032/403
|
2
|
2
|
Trăng tròn thì mặc trăng tròn,
Bậu xinh mặc bậu, bậu xằng anh chê
|
31
|
Bài 2064/ 407
|
2
|
2
|
Trời mưa ướt bãi ướt bờ,
Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt em
|
32
|
Bài 2071/ 408
|
2
|
2
|
Trông anh trông đứng trông ngồi,
Trông từ canh một trông hồi canh năm
|
33
|
Bài 2077/ 409
|
2
|
2
|
Trồng hường bẻ lá che hường,
Hường bao nhiêu lá thương nàng bấy nhiêu
|
34
|
Bài 2107/ 412
|
2
|
1
|
Ưu minh minh thực phỉ chi tình
|
35
|
Bài 2136/ 416
|
4
|
3
|
Muốn đi nói vợ sợ nhiều miệng ăn. Nhiều miệng ăn
rằng anh không sợ.
Sợ duyên nợ không tròn gieo khổ cho nhau
|
36
|
Bài 2180/ 423
|
4
|
2
|
Bắt em sàng gạo cho mòn móng tay,
Móng tay móng vắn, móng dài
|
37
|
Bài 2182/ 423
|
2
|
2
|
Anh đừng thấy đó bỏ đăng,
Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn
|
38
|
Bài 2263/ 434
|
2
|
1
|
Dây bìm bìm lá cũng bìm bìm
|
39
|
Bài 2278/ 436
|
4
|
4
|
Đêm nằm gối gấm không êm, Gối lụa không mềm bằng gối
tay em. Tay em tay trắng tay tròn, Không cho anh gối sợ mòn tay em
|
40
|
Bài 2281/ 437
|
2
|
1
|
Đi đâu gánh gánh gồng gồng
|
41
|
Bài 2298/ 439
|
2
|
2
|
Hai tay cầm bốn trái dưa,
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
|
42
|
Bài 2380/ 450
|
3
|
3
|
Tay tôi lần theo đám cỏ bấc, Tay tôi cắt mấy cọng
bàng, Cực khổ tôi tôi chịu,
để cho chàng phong lưu
|
43
|
Bài 2566/ 474
|
4
|
3
|
Áo trắng không vắn không dài, Sao anh không
mặc, mặc hoài áo đen?
Áo trắng xếp cất, áo đen đi làm
|
44
|
Bài 2567/ 474
|
2
|
2
|
Ba cô đi cúng chùa ngoài,
Cúng cam, cúng quýt, cúng xoài cà lăm
|
45
|
Bài 2568/ 475
|
2
|
2
|
Ba năm hạc đáo về đình,
Không cho hạc đậu tức mình hạc bay
|
46
|
Bài 2580/ 476
|
2
|
2
|
Bông liên, bông lý, bông lài,
Phù dung, vạn thọ, nở ngày bông trang
|
47
|
Bài 2597/ 478
|
2
|
2
|
Chanh chua thì khế cũng chua,
Chanh bán có mùa, khế bán tư niên
|
48
|
Bài 2907/ 479
|
2
|
2
|
Chiều chiều bắt nhái cắm câu,
Nhái kêu cái ẹo, thảm sầu nhái ơi
|
Trong ca dao Nam Bộ, chúng ta thường gặp các kiểu lặp sau đây:
- Anh đi thuyền gạo Gò Công,
Anh về Bao Ngược bị giông rách buồm,
Rách buồm nước chảy có cuồn,
Anh đi về đó dựng buồm chạy luôn
- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang.
- Cần câu nhơn,
Cần câu ngãi,
Cần câu phải,
Cần câu khôn.
Ân ai các đảng cô hồn,
Đuổi con cá nọ chạy dồn ăn câu
Lặp đầu "Anh đi", "Thấy", "Cần câu", được sử dụng trong các bài ca trên nhằm nhấn mạnh đối tượng được đề cập cũng như thái độ, nỗi niềm của chủ thể trữ tình trước đối tượng đó.
- Lặp cuối là biện pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong một số câu tiếp theo. Trong cuốn Ca dao Nam Bộ, lặp cuối có số lượng là 11/387 bài, chiếm tỉ lệ 2,8%. Ví dụ:
- Anh đi ghe rổi chín chèo,
Bởi anh thua bạc nên nghèo, nợ treo.
Nợ treo mặc kệ nợ treo,
Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh.
- Anh đến đây đàng cũng xa đàng,
Hai bên lạ hết, có mình nàng anh quen.
Anh muốn quen, lên xuống thời quen,
Muốn gần qua lại đôi phen thời gần.
Ở bài ca dao trên, dù biết nhân vật anh nghèo, đang mắc nợ “nợ treo” nhưng em thuyết phục anh hãy chấp nhận em, em sẽ cố gắng bán buôn để kiếm tiền trả nợ thay anh. Ở bài ca dao dưới, từ “quen” ở câu trước chỉ sự để ý của chàng trai, lặp lại từ “quen” ở câu sau nhằm nhấn mạnh mức độ gần gũi thân mặt theo chiều hướng tình cảm tốt đẹp hơn trước.
Ngoài ra có những trường hợp từ ngữ ở đầu câu, đầu bài được lặp lại ở cuối câu, hay cuối bài ca dao. Trường hợp lặp này có 9/387 bài, chiếm 2,3%:
- Choàng tay qua cổ, nước mắt đổ ướt mình,
Anh thương, em chẳng nghĩ tình anh thương
- Ăn sao cho được mà mời,
Thương sao cho được vợ người mà thương.
- Biển đông sóng dợn ba đào,
Ngãi nhơn khác thể sóng trào biển đông.
- Lặp cách quãng: là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng cách xa nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, đây là hình thức lặp phổ biến nhất trong quyển Ca dao dân ca Nam Bộ, với số lượng 241/387 bài, chiếm tỷ lệ 62,3%.
- Bánh canh cọng vắn, cọng dài,
Bánh tầm xe cọng dài, cọng vắn.
- Hỏi cô gánh nước đường xa,
Còn bao gánh nữa để qua gánh dùm.
- Đến đây anh mở miệng ngỡ ngàng,
Lạ người, lạ mặt, lạ làng khó phân.
Ở các bài ca dao trên, hình thức lặp đứng xa nhau từ “gánh” ở câu trước diễn tả cô gái đang làm công việc nặng nhọc là gánh nước về nhà để dùng. Từ “gánh” lặp lại lần 2 ở giữa câu sau, người con trai hỏi số lượng gánh nước còn lại mà cô gái phải làm. Từ “gánh” lặp lại lần thứ 3 ở cuối câu sau, chàng trai muốn chia sẻ với cô gái công việc nặng nhọc là gánh nước. Thật là một anh chàng rất "ga lăng". - Lặp liên tiếp: là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến. Dạng lặp này chỉ có 26/387 bài, chiếm 6,8%. Ví dụ:
- Em khuyên anh đừng lại lại qua qua,
Mẹ cha biết đặng, đánh la tụi mình.
- Không ai hôm sớm bạn cùng,
Nương mai mai ngã, dựa tùng tùng xiêu.
- Muốn người ta, người ta không muốn,
Xách cây dù đi xuống, đi lên.
- Tiếc tiền mua cá, cá ươn,
Mua rau, rau héo, mua nường, nường hư.
Việc lặp lại từ “người ta” phía trước là ý chàng trai thương thầm cô gái ấy, nhưng “người ta” lặp lại kề bên là cô gái ấy không thích chàng trai. Do vậy, trai phải nhiều lần nhọc công “đi xuống, đi lên” để tạo ấn tượng cho cô gái ấy, hy vọng rằng, sự kiên trì của mình sẽ làm cho cô gái đổi ý trong tương lai. Bài ca dao kế tiếp, diễn tả sự thất vọng, đau khổ của nhân vật anh trữ tình - anh ấy bỏ tiền ra để mua cá, mua rau về ăn nhưng thất vọng vì bị lừa mua nhằm cá thì ươn, rau thì héo… những thức ăn không tươi nên anh ấy tiếc tiền. Sự tiếc nuối, thất vọng ấy ngày càng tăng lên khi cuối bài anh ấy lại thất vọng não nề khi bỏ tiền ra để cưới vợ hiền về chăm lo cho gia đình, nhưng kết quả là cưới nhằm một người vợ không ra gì.
- Lặp vòng tròn: là một dạng lặp có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối câu trước được láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế, làm cho câu văn, câu thơ liền nhau như đợt sóng. Người ta thường dùng nó trong thơ trữ tình để diễn tả một cảm giác triền miên. Có 13/387 bài sử dụng cách lặp vòng tròn, chiếm tỷ lệ 3,4%. Ví dụ:
- Đường xa thì thiệt là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một nàng.
Một nàng ở đất Mỹ An,
Một nàng vừa đẹp vừa sang như mình.
- Ví dầu nhà dột cột xiêu,
Muốn đi nói vợ sợ nhiều miệng ăn.
Nhiều miệng ăn rằng anh không sợ.
Sợ duyên nợ không tròn gieo khổ cho nhau.
Ở bài ca dao đầu, từ “một nàng” ở cuối câu là nhân vật anh nhờ nhân vật em - nhân vật là “mình” làm mai cho anh một người con gái khác. Nhưng “một nàng” lặp lại ở đầu câu sau phải ở đất Mỹ An, phải đẹp, phải sang như bà mối - nhân vật đang trò chuyện cùng anh. Anh chàng này tỏ tình rất khéo léo, nhờ người ta làm mai cho mình một người con gái phải hội đủ những ngoại hình, tính cách như “bà mai” đang đứng trước mặt mình. Nếu “bà mai” không giúp được anh tìm cô gái giống như anh yêu cầu thì “bà mai” phải nhận lời lấy anh. Có chút tinh quái trong sự tính toán của chàng trai.
Tóm lại, phép lặp được sử dụng trong ca dao dân ca rất đa dạng và phong phú, phép lặp giúp ca dao có khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn tả nhiều sắc thái khác nhau của tình cảm người dân Nam Bộ: vui mừng, cảm động, thiết tha, trìu mến, đau thương, thâm trầm, mỉa mai, hài hước.
3.2.2.3. Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ "là câu hỏi mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn" [39, tr.194].
Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học - nghệ thuật. Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìm hiểu, làm rõ vấn đề, không cần câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. Về chủ thể, người nêu câu hỏi có thể xác định được, nhưng không xác định rõ ràng người được hỏi là ai.
Trong ca dao Nam Bộ, câu hỏi tu từ được sử dụng với số lượng đáng kể. Xin quan sát bảng thống kê sau đây:
Bảng 3.4. Thống kê câu hỏi tu từ
trong một số bài ca dao Nam Bộ
STT
|
BÀI
CA DAO/TRANG
|
TỔNG SỐ CÂU
|
SỐ CÂU HỎI
TU TỪ
|
CÂU CA DAO DÙNG CÂU
HỎI TU TỪ
|
1
|
Bài
21/ 130
|
5
|
1
|
Anh đây
nói thiệt sao em còn so đo?
|
2
|
Bài 27/
131
|
6
|
1
|
Làm
trai Thanh Phú cưới nàng được chăng?
|
3
|
Bài 44/
134
|
2
|
2
|
Cầu nào
cao bằng cầu Cái Cối, Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre
|
4
|
Bài 105/
144
|
3
|
1
|
Bánh phồng,
bánh tráng đất này đâu ngon?
|
5
|
Bài 134/
150
|
18
|
3
|
Kinh nào chạy
thẳng nối liền hai nơi? Đèn nào cao nhất tiếng đời đều nghe? Hồ nào với biển
cặp kè bên nhau?
|
6
|
Bài 154/ 154 | 2 | 1 | Ai che con mắt bậu đi? |
7
|
Bài 162/ 155 | 8 | 1 | Anh đây đối đặng má hồng tính sao? |
8
|
Bài 166/ 156 | 2 | 1 | Ăn cơm không đũa, ăn trầu không vôi? |
9
|
Bài 217/ 163 | 4 | 2 | Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không? Em xin hỏi lại: phụ mẫu của bạn lang như thế nào? |
10
|
Bài 250/ 168 | 2 | 1 | Em bước vô nhà thấy ai nằm đó? |
11
|
Bài 274/ 172 | 3 | 1 | Biết chừng nào anh cưới đưoợc em? |
12
|
Bài 295/ 175 | 2 | 1 | Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương không che đậy? |
13
|
Bài 304/ 176 | 2 | 1 | Ai đơm cho bậu hay là bậu đơm? |
14
|
Bài 375/ 185 | 2 | 1 | Để coi cây quế ngả tàn về đâu? |
15
|
Bài 385/ 186 | 2 | 1 | Tình xưa nghĩa cũ, nhớ chút nào hay không? |
16
|
Bài 390/ 187 | 3 | 1 |
Phụ mẫu hay đặng, không lẽ đánh mình, giết em?
|
17
|
Bài 395/ 188 | 2 | 1 | Hai đứa mình kết vợ chồng nghen? |
18
|
Bài 408/ 190 | 2 | 1 |
Lòng em thương ai biết, dạ em chờ ai hay
|
19
|
Bài 441/ 194 | 2 | 2 | Buổi chợ đông em em chẳng bán hàng, Để tan buổi chợ dạo làng bán chuyên? |
20
|
Bài 460/ 196 | 2 | 1 | Tại sao rơi lụy ướt đầm gối hoa? |
21
|
Bài 495/ 201 | 2 | 1 | Chuyện khôn, chuyện dại ai bày cho em? |
22
|
Bài 508/ 203 | 6 | 2 | Canh chua lét sao rằng canh ngọt? Cá không chân sao gọi cá leo? |
23
|
Bài 527/ 206
Bài 539/ 207
|
4
6
|
1
2
|
Hay là em có tư tình với ai?
Con cá chi
dưới biển không xương? Trai nam nhi đối đặng, thiếp lường tính sao?
|
24
|
Bài 524/ 219 | 8 | 2 | Người nào là vợ Vân Tiên? Người nào người ngỡi tôi đâu? |
25
|
Bài 654/ 223 | 5 | 1 | Cơm ăn chẳng đặng, bạn vàng biết chăng? |
26
|
Bài 666/ 225 | 4 | 1 | Hay là em có nơi nào phụ anh? |
27
|
Bài 675/ 226 | 4 | 1 | Ai biểu anh chờ, anh kể công ơn? |
28
|
Bài 682/ 227 | 2 | 1 | Chuối ở một mình sao chuối có con? |
29
|
Bài 692/ 228 | 2 | 1 | Đêm nằm nghĩ lại coi ai bạc tình? |
30
|
Bài 712/ 230 | 2 | 1 | Qua về xứ sở, hỏi bậu vấn vương nơi nào? |
31
|
Bài 723/ 232 | 6 | 1 | Đây anh đã đối được, vậy nàng đã ưng chưa? |
32
|
Bài 731/ 233 | 5 | 1 | Kết duyên rồi lại bạc tình sao nên? |
33
|
Bài1885/ 385 | 2 | 2 | Thông thổ mồ tổ anh ở đâu? Anh tới đây, anh bủa lưới giăng câu một mình? |
34
|
Bài 1944/ 392 | 4 | 1 | Lại đây em hỏi khăn lông mấy đường? |
35
|
Bài 1951/ 393 | 7 | 1 | Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu? |
36
|
Bài 1968/ 396 | 2 | 1 | Chồng em còn thuốc, theo anh làm gì? |
37
|
Bài 1995/ 399 | 4 | 1 | Xuân thu anh đáng mấy, hường nhan anh thế nào? |
38
|
Bài 2024/ 402 | 11 | 4 | Trăm th ứ dầu, dầu gì không thắp? Trăm thứ bắp, bắp gì không rang? Trăm thứ than, than gì không quạt? Trăm thứ bạc, bạc gì không mua? |
39
|
Bài 2045/ 405 | 4 | 1 | Thiếu gì loan phụng sao anh tìm quạ khoang? |
40
|
Bài 2095/ 411 | 2 | 1 | Còn chút xíu nữa tại sao không thành? |
41
|
Bài 2114/ 413 | 2 | 1 | Mình xa tôi nhớ, sao tôi xa mình, mình quên? |
42
|
Bài 2161/ 420 | 2 | 1 | Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chín chưa? |
43
| Bài 2170/ 421 | 3 | 1 | Miệng thời nói vậy, nào hay tấc lòng? |
44
|
Bài 2184/ 423 | 4 | 1 | Để coi vợ ruột phụng thờ ra sao? |
45
|
Bài
2208/ 426
|
5
|
1
|
Muốn vô chắp
nối, em có bằng lòng hay không?
|
46
|
Bài
2216/ 427
|
4
|
1
|
Cái
nghĩ tao khang sao chàng vội đứt?
|
47
|
Bài
2285/ 437
|
2
|
1
|
Về làm
dâu, cha mẹ chồng dằn mâm đập chén, anh có đau lòng không?
|
48
|
Bài
2341/ 444
|
2
|
1
|
Vợ xa
chồng biết tính kế nào đây?
|
49
|
Bài
2371/ 448
|
2
|
1
|
Vợ
chồng xa cách hỏi ai không buồn?
|
50
|
Bài 2377/ 449
|
11
|
1
|
Ối Mười
ơi! Sao em để vậy còn gì áo anh
|
51
|
Bài
2388/ 451
|
4
|
1
|
Chỉ con
vùa rưỡi hỏi mình tính sao?
|
52
|
Bài
2411/ 454
|
2
|
1
|
Bên tình bên
nghĩa bên nào nặng hơn?
|
Theo sự khảo sát của chúng tôi, trong ca dao Nam Bộ, hình thức câu hỏi tu từ cú pháp thường hay đi kèm với lối nói có chút phô trương, cường điệu, có chút phóng đại, khoa ngôn nhưng chỉ có hình thức kết hợp này thì tính đề cao nội dung biểu đạt mới được phát huy tối đa tác dụng. Ví dụ:
- Cầu nào cao bằng cầu Cái Cối?
Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre?
- Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ?
Gió nào dữ bằng gió Đồng Nai?
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh?
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri?
Nhưng ít ai nghĩ, từ cách nói ấy mà tác giả dân gian đã có một sự liên tưởng hết sức bất ngờ. Cái cao, cái đẹp, cái giỏi, cái khôn, cái bảnh… ít nhiều đều lộ ra bên ngoài và dễ nhận thấy; mà nhận thấy được thì mới đáng được đề cao - là một niềm tự hào vô biên. Sự sáng tạo của tác giả dân gian thật giản dị, thô sơ, mộc mạc mà vô cùng thâm thúy.
Người Nam Bộ đôi khi dùng lối nói quanh co, không đi ngay vào đề tài chính, chủ yếu là để tranh thủ thời gian tìm ý nhằm diễn tả điều muốn bày tỏ:
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Đất nào dốc bằng đất Nam Vang
Một tiếng anh than hai hàng lụy nhỏ
Em có chút mẹ già biết bỏ ai nuôi?
Cô gái trong bài ca dao muốn từ chối lời tỏ tình của chàng trai nên cô không nói thẳng vào vấn đề, mà xa xôi bóng gió, là cái cớ nêu ra để từ chối nhưng khi đã vào đề, cô lại nói rất thẳng thắn, sở dĩ cô từ chối lời tỏ tình của chàng trai vì còn phải lo phụng dưỡng mẹ già. Lời từ chối nhẹ nhàng này đã được câu hỏi tu từ cú pháp diễn đạt rất thi vị, đạt được ý nguyện mà cô gái muốn gửi gắm.
Nam Bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm gội bằng dòng nước trong xanh. Khi lớn lên, họ lại đi trên những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ; những khi buông câu, thả lưới, lúc chở hàng ra chợ bán... họ đều gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước mênh mông. Vì vậy, trong những câu ca dao, ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiện hữu trong đó.
Ghe ai đỏ mũi xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?
Từ phải là một từ để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người đáp, hỏi để rào trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi mà đến còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua. Trong bài ca dao, người con gái nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình - chiếc ghe của người yêu cô có đặc điểm: "đỏ mũi, xanh lườn", nên khi thấy chiếc ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm, đinh ninh là ghe của người yêu xuống thăm mình. Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn trọng, không hấp tấp vội vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có cùng đặc điểm đó, không khéo sẽ bị hớ, nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi.
Người Nam Bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình ảnh quen thuộc, gần gũi của đời thường để nêu lên ý mình định nói. Các hình ảnh quen thuộc được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, để khi có dịp thì tự động bật ra. Người dân Nam Bộ hay dùng câu hỏi tu từ để ngợi ca cái hay, cái đẹp về con người và vùng đất họ đang sinh sống.
- Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?
- Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Cần Thơ
Làm chi nay đợi mai chờ
Linh đinh Phong Mỹ, dật dờ Hòa An.
Các câu hỏi trong hai bài ca dao trên chỉ yếu để khẳng định cái hay, cái đẹp của quê hương, xứ sở, đồng thời còn là sự bày tỏ tình yêu tha thiết của tác giả dân gian với quê hương Nam Bộ bao quanh sông nước, nơi đất lành chim đậu, quanh năm cây trái tốt tươi.
Câu hỏi tu từ không thực sự là câu hỏi, nó không được hỏi để chờ câu trả lời, chúng chỉ là lời khẳng định bằng cách hỏi. Tác giả dân gian thường dùng câu hỏi tu từ như một cách thức bộc lộ niềm tự hào, mến thương với những gì gắn bó:
Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại
Bước xuống thuyền, thuyền chích thuyền nghiêng
Cả tiếng kêu người nghĩa phong điền
Người nghĩa ơi, duyên đây không kết, còn tìm nơi đâu?
Ca dao đọng lại trong tâm hồn con người bằng cái tình quê dung dị, hiền hòa, nhất là tình nghĩa con người sâu nặng: người nghĩa ơi, duyên đây không kết, còn tìm nơi đâu? Câu hỏi được đặt ra không nhất thiết phải có người trả lời vì làm sao trả lời được câu hỏi thấm đẫm nghĩa tình của xứ sở “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh”. Người dân Nam Bộ đã góp nhặt những tiếng nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng sông nước Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hình ảnh cây bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam Bộ.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Cây bần là loại cây đặc thù ở vùng đất bồi lắng phù sa. Cây bần còn gọi là cây thủy liễu, thường mọc ven các kênh rạch hay xen lẫn trong những đám lá dừa nước. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Bà con Nam Bộ đã dành cho cây bần một tâm tình ưu ái. Trong các câu ca dao, họ mượn hình ảnh cây bần để thổ lộ tấm lòng của mình với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó tạo nên nhận thức thẩm mỹ khá mới lạ về loài cây này.
Bài ca dao trên, tác giả bình dân đã mượn trái bần để nói lên số phận hẩm hiu của người phụ nữ: hình ảnh gió dập sóng dồi cộng thêm câu hỏi tu từ biết tấp vào đâu ? thật sắc sảo vì cây bần cho trái chín vào mùa nước nổi. Khi nước tràn về các con sông, kênh, rạch, lung, đìa… làm cho trái bần trôi dạt theo dòng nước mà không biết sẽ về đâu.
Có khi câu hỏi tu từ của ca dao Nam bộ gắn với hình ảnh bèo khá gần gũi, thân thuộc, từng có mặt trong ca dao của nhiều miền đất nước:
Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi biết dựa vào đâu?
Bài ca dao miêu tả thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, có số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo. Các câu ca dao này đã thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên:
Thân em như cá ở trong lờ
Dân gian thường dùng những từ ngữ rất mang tính địa phương: lờ hay từ láy: vùng vẫy. Từ những sự vật, hình ảnh cụ thể, người xưa đã thổi hồn vào nó, mang đến cho người đọc những ý nghĩa rất sâu sắc, nhân văn, thể hiện tâm hồn nghĩa tình của người dân Việt. Ngoài ra, các câu ca dao dạng câu hỏi tu từ thường kết hợp với biện pháp tu từ so sánh bằng các hình ảnh: cá vô lờ, trái bần... là những hình ảnh rất quen thuộc với đời sống nông thôn, giúp người đọc dễ nhận biết.
Tình yêu nam nữ là phạm trù mang tính đa dạng, đầy màu sắc và mang nhiều cung bậc tình cảm khác nhau: buồn vui, thương nhớ, tương tư, hờn dỗi… Trong quá trình khảo sát câu hỏi tu từ trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy cách thức bày tỏ tình cảm giữa nam và nữ trong ca dao cũng được các tác giả dùng rất nhiều trong các sáng tác của mình. Hay nói cách khác họ xem đó là hình thức "tỏ tình".
Tóc ngang vai vừa tay em bới
Em để chi dài bối rối dạ anh?
Cách nói hồn nhiên, thành thật và dễ thương của chàng trai. Anh nói như van xin, khẩn cầu cô gái hãy búi tóc lên cao đừng để tóc chấm ngang vai khiến lòng anh khổ não, bối rối nhưng thật ra đó lại là một lời trách rất đáng yêu, đáng quý, một cách trách khôn khéo, trách để mà khen và để thổ lộ tình yêu, để giãi bày tâm sự cùng cô gái. Chàng trai xao xuyến làm vì hình dáng của người con gái có duyên. Quả đúng như Hoài Thanh nhận xét: "Nhiều câu có lối nói tưởng như không biết gì mà vẫn thấy hay… đâu phải là chuyện yêu cầu bối tóc vì tóc khi đã được bối lên, chắc gì đã khiến anh hết bối rối, bâng khuâng".
Mảnh đất Nam Bộ luôn chứa trong mình những câu ca dao nói về tình yêu đầy dấu ấn. Con người Nam Bộ vốn dĩ rất mộc mạc, chân thành, hồn nhiên, giản dị và điều đó thể hiện thật đậm nét trong những vần ca dao của họ. Chính yếu tố bình dị, mộc mạc, dễ hiểu đã làm cho ca dao Nam Bộ có sức sống mãnh liệt.
Tình yêu trong ca dao Nam Bộ là những tiếng hát thầm kín, chân thành nhất. Các chàng trai, cô gái khi hát lên những tiếng hát về tình yêu - chính là những khát vọng, ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời nói lên quan niệm của mình về cái đẹp lí tưởng của con người.
Hỏi mà không có lời đáp và chắc cũng chẳng cần ai trả lời, bởi đó là cách nói khó, chỉ có câu hỏi tu từ cú pháp mới thể hiện được ý nghĩa của hình thức nghệ thuật này. Vấn đề là người nghe, cụ thể hơn là đối tượng hướng đến của giao tiếp có hiểu hay không mà thôi.
Nước không chân sao kêu nước đứng
Con cá không trèo sao nói cá leo?
Ai mà đối đặng giàu nghèo em cũng ưng.
Nhiều lúc câu hỏi tu từ cú pháp lại được sử dụng để bày tỏ nỗi lòng chua chát, trách móc của nhân vật trữ tình:
Áo bà ba cái ngắn cái dài
Sao anh không bận, bận hoài chiếc áo bành tô?
Cô gái sử dụng câu hỏi tu từ để trách móc nhẹ nhàng chàng trai, trách người ấy đã làm việc lẽ ra không nên làm để làm buồn lòng, sầu khổ cho cô.
Câu hỏi tu từ còn có tác dụng thể hiện nỗi niềm xót xa cho thân phận lỡ duyên của nhân vật trữ tình. Có nhiều người ế muộn vì hoàn cảnh, có người ế muộn vì quá kén chọn lúc còn trẻ, hãy nghe tâm tư của cô gái lỡ thì, ế chồng.
Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Để tan buổi chợ dạo làng bán chuyên?
Tóm lại, câu hỏi tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ có tính hình tượng rất cao vì qua cách hỏi nhằm giải bày tình cảm, có thể thấy được chân dung cảnh vật hay con người. Ngoài ra, phép tu từ này còn sử dụng các từ ngữ gần gũi với đời sống, dễ hiểu, có tính đa nghĩa và hàm súc, tăng khả năng khơi gợi, liên tưởng, lời ít mà hàm ý sâu xa.
Câu hỏi tu từ cú pháp mang tính truyền cảm vì nó có khả năng gợi cảm xúc, tạo nên những hiệu ứng, sự giao cảm của văn bản với người đọc. Tính truyền cảm được thể hiện trực tiếp bằng ngôn từ, giọng điệu, thể hiện được nét riêng, cá tính sáng tạo của tác giả dân gian trong các sáng tác của mình.
Tiểu kết chương 3
Toàn bộ chương 3 đã được dành để khảo sát, phân tích cách sử dụng các biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ. Luận văn đã đi sâu và hai nội dung cơ bản: một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa và một số biện pháp tu từ cú pháp. Đây là những vấn đề, theo chúng tôi, khá nổi bật trong ca dao Nam Bộ.
Về tu từ ngữ nghĩa, các biện pháp đã được tìm hiểu, lý giải là so sánh, chơi chữ. Từ mô hình chung của phép so sánh, chúng tôi đánh giá những nét đặc sắc của cách so sánh trong ca dao Nam Bộ trên ba tiêu chí: hình ảnh so sánh và cấu trúc so sánh và cách dùng từ so sánh. Lối chơi chữ của người Nam Bộ trong ca dao cũng có những nét riêng so với ca dao ở các vùng miền khác. Những điều này được làm rõ qua các số liệu và sự phân tích ngữ liệu.
Về tu từ cú pháp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu phép sóng đôi, phép lặp và câu hỏi tu từ. Ở mỗi biện pháp, luận văn đều đưa ra bảng thống kê để có cái nhìn định lượng, trên cơ sở đó, cảm nhận và phân tích những giá trị biểu hiện của chúng.
Qua khảo sát một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Ca dao Nam Bộ là một bộ phận hữu cơ trong nền thơ ca dân gian Việt Nam, là tiếng nói phản ánh tâm tư, tình cảm, đời sống lao động, đấu tranh, những nhu cầu và khát vọng... của con người nơi mảnh đất "Chín Rồng". Những nét riêng của ca dao nơi vùng đất này không chỉ ở mặt nội dung, ở hiện thực cuộc sống và tâm tình con người nó đã tái hiện, mà còn ở phương diện hình thức, trong đó, có các phương tiện và biện pháp tu từ - tức là cái cách trau dồi ngôn từ để ca dao Nam Bộ ánh lên những vẻ đẹp riêng của nó.
2. Trước khi đi vào khảo sát cụ thể các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi đã tập trung giải quyết một số vấn đề có tính chất khái quát hoặc liên quan đến lí thuyết. Đó là khái niệm ca dao, sự phân biệt ca dao với các thể tài gần gũi; tình hình nghiên cứu ca dao từ góc độ văn học và góc độ ngôn ngữ học; vấn đề tu từ nghệ thuật và nghiên cứu tu từ trong ca dao... Cũng trong chương 1, luận văn đã phác dựng một cách đại lược miền đất và con người Nam Bộ, giới thiệu tổng quát về ca dao Nam Bộ trong tương quan với ca dao của các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam.
3. Khảo sát một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ là nhiệm vụ của chương 2. Trên cơ sở khái niệm phương tiện tu từ và việc sử dụng phương tiện tu từ trong văn bản nghệ thuật, luận văn tập trung đi vào khảo sát một số phương tiện chủ yếu. Trước hết là lớp từ ngữ thơ ca. Về lượng, lớp từ ngữ này có tỉ lệ không cao trong vốn từ được dùng, song sự có mặt của chúng trong ca dao tạo nên nét tương phản hình thức rất đặc biệt: con người Nam Bộ vốn chân chất mộc mạc, vậy mà trong biểu đạt tình cảm, có khi lại cũng hết sức thi vị, trữ tình. Bên cạnh lớp từ thi ca, lớp từ Hán Việt cũng rất đáng chú ý. Thực ra, lớp từ này có sự "giao thoa" với lớp từ thi ca; nói cách khác, hầu hết các từ thi ca, xét về nguồn gốc, là từ Hán Việt. Từ Hán Việt có thể được dùng tương đương nghĩa với từ thuần Việt, hay cũng có những từ Hán Việt không có từ thuần Việt với nghĩa tương đương. Chính sự đa dạng trong sử dụng đã mang lại cho lớp từ Hán Việt một giá trị biểu đạt nổi bật trong ca dao Nam Bộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát rất kỹ lớp từ nghề nghiệp, lớp từ địa phương, lớp từ láy. Sự khảo sát, phân tích và đánh giá bao giờ cũng trên nguyên tắc: từ định lượng đến định tính. Ở mỗi lớp từ, chúng tôi đều lập bảng thống kê, và mọi sự phân tích đều dựa trên những cứ liệu cụ thể.
Về tu từ ngữ nghĩa, chúng tôi nghiên cứu một số phương tiện nổi bật: ẩn dụ, nhân hóa, phóng đại. Ẩn dụ được dùng rất phổ biến trong ca dao Nam Bộ. Đây cũng là nét chung của ca dao. Tìm hiểu ca dao Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy, được dùng nhiều là những hình ảnh: tơ với nguyệt, bướm ong, lựu đào, trăng sao, loan phụng, rồng mây, cá với nước, cây đa bến đò, chài lưới, nguyệt hoa, lên ngựa xuống xe, chim oanh ương kết bầy, cá vầy đôi bạn, bắp non trổ cờ, gió thổi bốn mùa, sóng trào biển dâng, bông thơm bướm đậu, cây đắng sanh trái ngọt… Đây là những hình ảnh hết sức quen thuộc trong đời sống của con người nơi vùng đất này. Lối nhân hóa, phóng đại của ca dao Nam Bộ cũng được thực hiện trên nguyên tắc ấy. Do đó, qua các phương tiện tu từ ngữ nghĩa, ta có thể nhận diện một cách khá dễ dàng những nét riêng của con người Nam Bộ biểu hiện qua ca dao.
4. Các biện pháp tu từ của ca dao Nam Bộ là nội dung được giải quyết ở chương 3 của luận văn. Về tu từ ngữ nghĩa, chúng tôi tìm hiểu kỹ hai biện pháp: so sánh và chơi chữ. So sánh vốn là biện pháp đắc dụng ở thơ ca, ca dao Nam Bộ cũng không ngoài thông lệ đó. Khảo sát cả bình diện cấu trúc so sánh và bình diện hình ảnh so sánh, chúng tôi nhận thấy ca dao Nam Bộ có cách xử lý riêng. Nếu cấu trúc so sánh thường linh hoạt, ít tính khuôn mẫu, thì hình ảnh so sánh thường là những gì quen gặp trong đời sống con người nơi đây, kể cả thế giới thiên tạo và thế giới nhân tạo. Vì thế, đọc ca dao Nam Bộ, gặp những câu có sử dụng so sánh, không thể nhầm lẫn với ca dao của bất cứ miền nào khác. Chơi chữ là biện pháp được sử dụng không nhiều, và đặc biệt, rất ít tính "bác học" như ca dao Bắc Bộ hoặc ca dao Nghệ Tĩnh. Lối chơi chữ của con người Nam Bộ trong ca dao thường ít lắt léo, ít tính chất sách vở, hài hước một cách nhẹ nhàng, không quá thâm trầm, sâu sắc.
Về tu từ cú pháp, chúng tôi đi sâu ba biện pháp: sóng đôi, lặp và câu hỏi tu từ. Sóng đôi vốn rất đậm tính cổ điển, được văn học viết ưa dùng. Ca dao Nam Bộ sử dụng sóng đôi, nhưng không quá chặt chẽ về hình thức. Có khi sóng đôi thể hiện ở từng vế trong một câu, có khi sóng đôi biểu hiện ở từng cặp câu, do vậy, lời ca vẫn rất phóng túng. Tương tự, phép lặp trong ca dao Nam Bộ cũng rất biến hóa: lặp từ, lặp cụm từ, lặp hình ảnh, lặp vế câu hoặc lặp câu. Về vị trí, có lặp đầu, lặp cuối, lặp vòng, mục đích là nhấn mạnh và gây ấn tượng cho người đọc. Câu hỏi tu từ trong ca dao Nam Bộ cũng không đơn điệu về hình thức. Có khi câu hỏi ở cuối mỗi bài, có khi hỏi dồn dập ở các câu. Tùy trường hợp mà ta có thể cảm nhận được trạng thái tình cảm của chủ thể trữ tình.
Tu từ trong ca dao Nam Bộ là vấn đề khá rộng, những gì chúng tôi đã trình bày trong luận văn này mới chỉ là kết quả khảo sát bước đầu. Có những nội dung đã được tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng, nhưng cũng có những vấn đề đang cần được tiếp tục suy nghĩ. Với những vấn đề đó, hy vọng sau này chúng tôi sẽ có dịp trở lại, tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét