Tiếng sáo đêm xuân - Một điểm sáng nghệ thuật
trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài
... Những đêm tình mùa xuân đã tới…
Sau những
dòng hiện thực, trĩu nặng lòng trắc ẩn trước kiếp người nô lệ, nhà văn Tô Hoài
chuyển ngọn bút bằng câu văn lãng mạn, mộng mơ ấy để mở đầu những phút trỗi dậy
của sức sống tuổi trẻ trong tâm hồn cô Mị - nhân vật chính trong truyện “Vợ chồng
A Phủ”. Từ đó, biết bao câu chữ, bao chi tiết, hình ảnh thẩm mỹ cứ nối nhau
tuôn chảy, cứ gọi nhau ngân vang. Trong những hình ảnh, chi tiết ấy, có lẽ nhà
văn dụng công nhiều nhất khi miêu tả hình ảnh “tiếng sáo đêm xuân”. Chỉ đọc hơn
hai trang truyện, tôi đã đếm được mười ba lần Tô Hoài nói đến tiếng sáo. Trong
đó, có sáu lần tiếng sáo được đặc tả với những sắc độ âm thanh, những ngữ nghĩa
và hiệu quả thẩm mỹ thật là sống động, phong phú.
“… Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi
sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi:
"Mày
có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu…”
Ta đi tìm người yêu…”
Đấy là mấy giai điệu mở đầu của tiếng sáo. Nó từ xa vọng lại,
nhưng nó thiết tha bổi hổi, nghĩa là nó thật gần gũi, da diết, khẩn cầu, nóng ấm
một khát vọng được yêu, có người để yêu thương. Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi…
(ca dao). Vì thế,vừa nghe tiếng sáo, Mị đã nhẩm thầm được lời bài
tình ca, trong đó hiển hiện một nghịch cảnh của cô gái đang khao khát hạnh phúc
lứa đôi: Mày có… Ta không… Mày đi làm nương… Ta đi tìm người yêu. Nói
khác đi, tiếng sáo mở đầu trong những đêm tình mùa xuân ấy là tiếng gọi của bạn
bè. Nó có hai sắc độ thiết tha và bổi hổi, đã đánh thức tâm
hồn đang yên ngủ, an phận, nó nhóm lên khát vọng đang lụi tàn trong ý nghĩ
và tình cảm của Mị, người đàn bà từng có một tuổi trẻ biết yêu, được yêu và
tràn đầy hạnh phúc.
Từ cái chức năng đánh thức, tiếng sáo đã hồi sinh cho tâm hồn và giục giã cô Mị hành động. Từ tiếng sáo ngoài đầu núi, Mị nghe tiếng sáo ở ngay sân chơi trong làng. Mị lén lấy hũ rượu, uống ừng ực, rồi… lịm mặt… và lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi… Dồn dập, nối nhau, sáu lần, nhà văn kể về tiếng sáo. Khi là của Mị, khi của người khác, tiếng sáo cất lên, trong hiện tại, hòa quyện những âm thanh trong quá khứ vọng về. Và cũng dồn dập những sự việc, những niềm vui tuổi trẻ mà Mị từng trải qua, đang sống lại. Đọc văn, ta ngỡ như mỗi từ ngữ, mỗi câu văn cứ ngân lên, rộn ràng tiếng sáo náo nức tình người. Sóng âm thanh khi thì vút cao lên, rủ rê mời gọi, khiến cho Mị thấy phơi phới trở lại, lòng vui sướng, Mị muốn đi chơi…
Khi nó trầm xuống, sẻ chia, vỗ về nỗi đắng cay chua xót bởi cái thân phận phải ép duyên, bán mình của cô gái. Tiếng sáo như thủ thỉ trò chuyện, rồi lắng nghe từng cung bậc tâm trạng của Mị: A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra… Ngọn sóng tủi hờn, bi lụy đang khóc than trong lòng cô gái thì sóng tình yêu và khát vọng của tiếng sáo lại dội lên, lửng lơ bay ngoài đường:
Từ cái chức năng đánh thức, tiếng sáo đã hồi sinh cho tâm hồn và giục giã cô Mị hành động. Từ tiếng sáo ngoài đầu núi, Mị nghe tiếng sáo ở ngay sân chơi trong làng. Mị lén lấy hũ rượu, uống ừng ực, rồi… lịm mặt… và lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi… Dồn dập, nối nhau, sáu lần, nhà văn kể về tiếng sáo. Khi là của Mị, khi của người khác, tiếng sáo cất lên, trong hiện tại, hòa quyện những âm thanh trong quá khứ vọng về. Và cũng dồn dập những sự việc, những niềm vui tuổi trẻ mà Mị từng trải qua, đang sống lại. Đọc văn, ta ngỡ như mỗi từ ngữ, mỗi câu văn cứ ngân lên, rộn ràng tiếng sáo náo nức tình người. Sóng âm thanh khi thì vút cao lên, rủ rê mời gọi, khiến cho Mị thấy phơi phới trở lại, lòng vui sướng, Mị muốn đi chơi…
Khi nó trầm xuống, sẻ chia, vỗ về nỗi đắng cay chua xót bởi cái thân phận phải ép duyên, bán mình của cô gái. Tiếng sáo như thủ thỉ trò chuyện, rồi lắng nghe từng cung bậc tâm trạng của Mị: A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra… Ngọn sóng tủi hờn, bi lụy đang khóc than trong lòng cô gái thì sóng tình yêu và khát vọng của tiếng sáo lại dội lên, lửng lơ bay ngoài đường:
Anh
ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Đấy là lời của tiếng sáo, lời của bài tình ca, lời của
các bạn trai, gái đang yêu nhau, tâm tình bên nhau và… cũng là những tiếng lòng
da diết, mãnh liệt từng bao năm bị chon vùi, kìm nén trong trái tim, trí tuệ của
Mị. Vì thế, nó đã thôi thúc, giục giã Mị hành động. Mị đến góc nhà, lấy ống
mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng
sáo. Mị muốn đi chơi… Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía
trong vách. Lúc này A Sử, tên chồng vũ phu đang đứng ngay trước mặt Mị.
Nhưng cô gái như không nhìn thấy, không thàm quan tâm. Cô thản nhiên làm cái việc
mà cô muốn. Bởi vì, tiếng sáo mùa xuân tuổi trẻ tự trong tâm hồn Mị đã thực sự
ngân lên. Bởi vì khát vọng tình yêu, hạnh phúc và tự do đã trỗi dậy. Những
thanh sắc tình yêu nhân bản từ ngoại cảnh đã đồng vọng cùng thanh sắc của nội lực
bên trong khiến cho cô gái nô lệ, khổ đau ấy hồi sinh, muốn xóa bỏ cái thân phận
hiện tại để trở thành cái quá khứ, cội nguồn vốn rất tự do, trong lành như mùa
xuân, tự do như tiếng sáo những đêm tình… Có thể nói, nghệ thuật miêu tả tiếng
sáo và tâm trạng nhân vật của nhà văn Tô Hoài ở đoạn này rất tài hoa. Tám lần
ông nói tới tiếng sáo, kể về những cô gái, chàng trai thổi sáo, hát tình ca,
nghe sáo, đi theo tiếng sáo. Ba lần ông đặc tả tiếng sáo: văng vẳng tiếng
sáo…, tiếng sáo lửng lơ bay…, trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo…
Những từ tượng thanh, kết hợp nghệ thuật đảo âm tiết (không viết lơ lửng mà viết lửng lơ), đảo từ (động từ văng vẳng trước danh từ tiếng sáo, tính từ lửng lơ trước động từ bay, động tử rập rờn trước danh từ tiếng sáo) khiến cho những âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, có hồn, ấn tượng xiết bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú, cụ thể, logic xiết bao.
Cho đến phút cuối cùng của những đêm tình mùa xuân ấy, khi cô Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà hòng dập tắt khát vọng, sức sống trong tâm hồn cô, thì tiếng sáo vẫn vấn vương… bất diệt: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi… Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách… Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa… những giây phút này, âm thanh của sáo không hiện rõ bằng hình hài, sắc điệu nữa. Nó lịm dần cùng nỗi đau khổ của kiếp người. Nhưng nó không tắt hẳn.Nó lặn vào trong trái tim, nó cựa quậy trong máu thịt của cô Mị, cất lên thành tiếng lòng ru vỗ, an ủi. Cho nên, dù Mị vẫn đang bị trói, tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi. Nó vẫn cùng Mị say sưa hát hát bài tình ca… “Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Khát vọng tuổi trẻ và tình yêu của Mị không trở thành hiện thực thì nó sống trong tâm linh, trong mộng tưởng. Tiếng sáo - tiếng gọi của tự do, hạnh phúc, dây trói nào trói được? Nó đã chắp cánh cho sức mạnh sống của Mị bay lên. Kể cả lúc cái hiện thực phũ phàng hành hạ Mị: Cô cảm thấy chân tay không cựa được, cô nghe thấy tiếng chân ngựa, tiếng chó sủa… thì dường như tiếng sáo vẫn nhắc thầm trong tâm tưởng: lúc này là lúc trai gái rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị lại bồi hồi. Kể cả lúc khắp người Mị bị dây trói thít lại đau nhức, Mị vẫn nồng nàn tha thiết nhớ… Vì cô vẫn nghe thấy tiếng sáo. Trời tang tảng sáng. Có lẽ lúc này, nhưng tiếng sáo hữu hình đã thực sự tắt. Chỉ còn dư âm của nó vang vọng trong lòng người. “Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ. Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay.” (thơ Bạch Cư Dị). Không rõ, khi chuyển ngòi bút từ miêu tả sắc điệu cụ thể của những tiếng sáp ở hai đoạn trên thành phân tích tâm trạng đau xót, khi tuyệt vọng, lúc mộng mơ của nhân vật Mị trong dư âm tiếng sáo của đoạn thứ ba này, nhà văn Tô Hoài có nghĩ tới nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị trong thi phẩm nổi tiếng “Tỳ bà hành” ngày xưa? Dù thế nào, đọc những dòng văn này của ông, tôi vẫn thấy thấm đẫm một chất thơ, khính phục một tài năng miêu tả sự thật và khám phá lòng người. Qua cái vô danh của một nhạc cụ, nhà văn đã tấu lên bao nhiêu thanh sắc của lòng người. Chỉ ba lần nhắc đến tiếng sáo, nhưng mãi mãi, ông khẳng định rằng: khát vọng tuổi trẻ, tình yêu, cái sức sống tiềm tàng ấy của con người không dây trói nào buộc được, không thế lực đen tối nào xóa được…
Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, chúng ta từng biết tới khá nhiều áng văn chương có “tiếng sáo”. Cái âm thanh của thứ nhạc cụ tre trúc đơn sơ ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mỹ với bao nhiêu giai điệu, bao nhiêu ngữ nghĩa đặc sắc. Đó là tiếng sáo của Trương Chi - chàng nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh trong chuyện cổ tích “Trương Chi”. Đó là tiếng sáo của Trương Lương nỉ non tình tự khiến cho Hạng Tịch - vua nước Sở phân vân, không thể giã từ nàng Ngu Cơ xinh đẹp, dẫn đến một bi kịch lớn lao mà thi sĩ lãng mạn Huy Thông đã kể trong bài thơ nổi tiếng “Tiếng địch sông Ô”, năm 1936. Và đây, tiếng sáo của các Kim Đồng trong thơ Thế Lữ:
Những từ tượng thanh, kết hợp nghệ thuật đảo âm tiết (không viết lơ lửng mà viết lửng lơ), đảo từ (động từ văng vẳng trước danh từ tiếng sáo, tính từ lửng lơ trước động từ bay, động tử rập rờn trước danh từ tiếng sáo) khiến cho những âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, có hồn, ấn tượng xiết bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú, cụ thể, logic xiết bao.
Cho đến phút cuối cùng của những đêm tình mùa xuân ấy, khi cô Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà hòng dập tắt khát vọng, sức sống trong tâm hồn cô, thì tiếng sáo vẫn vấn vương… bất diệt: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi… Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách… Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa… những giây phút này, âm thanh của sáo không hiện rõ bằng hình hài, sắc điệu nữa. Nó lịm dần cùng nỗi đau khổ của kiếp người. Nhưng nó không tắt hẳn.Nó lặn vào trong trái tim, nó cựa quậy trong máu thịt của cô Mị, cất lên thành tiếng lòng ru vỗ, an ủi. Cho nên, dù Mị vẫn đang bị trói, tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi. Nó vẫn cùng Mị say sưa hát hát bài tình ca… “Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Khát vọng tuổi trẻ và tình yêu của Mị không trở thành hiện thực thì nó sống trong tâm linh, trong mộng tưởng. Tiếng sáo - tiếng gọi của tự do, hạnh phúc, dây trói nào trói được? Nó đã chắp cánh cho sức mạnh sống của Mị bay lên. Kể cả lúc cái hiện thực phũ phàng hành hạ Mị: Cô cảm thấy chân tay không cựa được, cô nghe thấy tiếng chân ngựa, tiếng chó sủa… thì dường như tiếng sáo vẫn nhắc thầm trong tâm tưởng: lúc này là lúc trai gái rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị lại bồi hồi. Kể cả lúc khắp người Mị bị dây trói thít lại đau nhức, Mị vẫn nồng nàn tha thiết nhớ… Vì cô vẫn nghe thấy tiếng sáo. Trời tang tảng sáng. Có lẽ lúc này, nhưng tiếng sáo hữu hình đã thực sự tắt. Chỉ còn dư âm của nó vang vọng trong lòng người. “Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ. Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay.” (thơ Bạch Cư Dị). Không rõ, khi chuyển ngòi bút từ miêu tả sắc điệu cụ thể của những tiếng sáp ở hai đoạn trên thành phân tích tâm trạng đau xót, khi tuyệt vọng, lúc mộng mơ của nhân vật Mị trong dư âm tiếng sáo của đoạn thứ ba này, nhà văn Tô Hoài có nghĩ tới nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị trong thi phẩm nổi tiếng “Tỳ bà hành” ngày xưa? Dù thế nào, đọc những dòng văn này của ông, tôi vẫn thấy thấm đẫm một chất thơ, khính phục một tài năng miêu tả sự thật và khám phá lòng người. Qua cái vô danh của một nhạc cụ, nhà văn đã tấu lên bao nhiêu thanh sắc của lòng người. Chỉ ba lần nhắc đến tiếng sáo, nhưng mãi mãi, ông khẳng định rằng: khát vọng tuổi trẻ, tình yêu, cái sức sống tiềm tàng ấy của con người không dây trói nào buộc được, không thế lực đen tối nào xóa được…
Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, chúng ta từng biết tới khá nhiều áng văn chương có “tiếng sáo”. Cái âm thanh của thứ nhạc cụ tre trúc đơn sơ ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mỹ với bao nhiêu giai điệu, bao nhiêu ngữ nghĩa đặc sắc. Đó là tiếng sáo của Trương Chi - chàng nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh trong chuyện cổ tích “Trương Chi”. Đó là tiếng sáo của Trương Lương nỉ non tình tự khiến cho Hạng Tịch - vua nước Sở phân vân, không thể giã từ nàng Ngu Cơ xinh đẹp, dẫn đến một bi kịch lớn lao mà thi sĩ lãng mạn Huy Thông đã kể trong bài thơ nổi tiếng “Tiếng địch sông Ô”, năm 1936. Và đây, tiếng sáo của các Kim Đồng trong thơ Thế Lữ:
Khi cao vút tận mây trời
Khi gần,vắt vẻo bên bờ cây xanh
Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không…
Khi gần,vắt vẻo bên bờ cây xanh
Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không…
Trong chuyện “Vợ chồng A Phủ”, tiếng sáo của nhà văn Tô Hoài
như chúng ta vừa cảm nhận cũng đã được chau chuốt bằng sắc màu, âm thanh đẹp đẽ,
uyển chuyển, không thua kém bất cứ một áng thơ nào. Dường như, qua tài năng và
tấm lòng yêu thương con người của ông, ngòi bút văn xuôi trở nên mềm mại, trữ
tình. Hình tượng “tiếng sáo” trong thiên truyện đặc sắc này phong phú độc đáo
và sâu lắng hơn. Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị,
chúng ta không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vì đấy là một
điểm sáng nghẹ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đẫm chất dân tộc và chất thơ.
Bởi vì, đấy cũng là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất
đáng trân trọng của ngòi bút Tô Hoài.
Nhâm Thị Ngọc Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét