Hình tượng Trương Chi trong ca khúc
Trương Chi là một đề
tài thú vị trong văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và Tân nhạc Việt Nam nói
riêng. Bài viết này tiếp cận liên văn bản hình tượng Trương Chi trong ca khúc của
Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương - ba nhạc sĩ với ba phong cách âm nhạc độc
đáo, tiêu biểu cho nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Bằng cách xếp chồng liên văn
bản và liên tưởng mở rộng, mỗi ca khúc là một sự chuyển hoán thú vị, độc đáo
hình tượng Trương Chi trong truyện cổ dân gian. Trương Chi trong nhạc Văn Cao
phảng phất nỗi buồn thân phận của tác giả. Trương Chi của Phó Đức Phương giằng
xé giữa trái tim yêu thương sâu đậm đau đớn đòi gào thét và cái bất cần ngang
tàng của người nghệ sĩ ý thức về mình. Trương Chi trong nhạc Phạm Duy là một
chuyện ca sầu đau về khối tình tương tư. Có thể nói, mỗi tác phẩm đã khơi gợi,
đánh thức những cảm xúc khuất lấp, đã gợi nhắc những trải nghiệm sống và trải
nghiệm nghệ thuật trong lòng người nghe/ đọc, làm tinh tế và sâu sắc hơn tâm hồn
Việt Nam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
V. Shklovski, tác giả công trình Nghệ thuật
như là thủ pháp nổi tiếng thế giới, khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật được tri
giác trong mối liên hệ với những tác phẩm nghệ thuật khác, và những sự kết hợp
mà người ta tiến hành với chúng… Không chỉ có bức tranh mới mô phỏng, mà tất cả
các tác phẩm nghệ thuật đều song song và đối lập với một khuôn mẫu nào đó” [1].
Khẳng định mang tính lý thuyết trên đây là kết quả của những khảo nghiệm thực
hành mà các nhà Hình thức luận Nga (Russian Formalism) đã tiến hành trong suốt
thời kỳ hoạt động sôi nổi của họ đầu thế kỷ XX. Tinh thần của tuyên ngôn này,
được nhắc lại như một thành tựu lý thuyết, qua bài viết của một đại diện tiêu
biểu khác của phái là Eikhenbaum. Với ông: “Tác phẩm nghệ thuật không phải được
tri giác như một sự kiện cô lập, mà hình thức của nó được cảm nhận trong mối
liên hệ với những tác phẩm khác chứ không phải ở bản thân nó” [1]. Phát biểu của
các nhà Hình thức luận Nga đưa đến những nhận thức mang tính chất phương pháp
luận.
Một là, không nên xem tác phẩm nghệ thuật như một cấu trúc tự trị, ổn định,
chỉ biết đến chính nó.
Hai là, không nên xem tác phẩm nghệ thuật chỉ như là con
đẻ của nghệ sĩ hoặc của một hoàn cảnh lịch sử - xã hội nhất định.
Ba là, để
“tri giác” một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, cần đưa nó vào hệ thống/ mạng lưới
các tác phẩm nghệ thuật khác mà chúng có liên hệ.
Bởi vì, như Tynianov khi bàn
về văn học có viết: “từ vựng của một tác phẩm có quan hệ tương tác cùng lúc, một mặt, với từ vựng văn học và từ vựng ngôn
ngữ nói chung, mặt khác, với yếu tố khác của chính tác phẩm đó” [2]. Còn
Shklovski khẳng định mạnh mẽ: “Hình tượng hầu như vẫn cố định; từ thế kỷ này
sang thế kỷ khác, từ miền này sang miền khác, từ nhà thơ này sang nhà thơ khác,
các hình tượng này vẫn thế, không thay đổi. Các hình tượng vừa “không của ai cả”,
vừa là của “thần thánh”. Bạn càng biết rõ thời đại mình, thì càng thấy rõ rằng
những hình tượng mà bạn coi là của một nhà thơ nào đó tạo ra, thật ra anh ta mượn
từ những nhà thơ khác và chúng hầu như không thay đổi” [1]. Do đó, chất liệu của
nghệ thuật không chỉ là hiện tượng đời sống, kinh nghiệm sống do nghệ sĩ khám
phá, nắm bắt, thể hiện mà còn là các yếu tố hình thức như âm thanh, nhịp điệu,
tiết tấu, hình ảnh, hình tượng, màu sắc, ngôn từ, thủ pháp,… của bản thân các
tác phẩm nghệ thuật ra đời trước đó, nay được nghệ sĩ vay mượn, mô phỏng, tái tạo,
cải biến, chuyển hoán. Nói cách khác, mỗi tác phẩm nghệ thuật cụ thể đều có tiềm
năng trở thành chất liệu cho những tác phẩm nghệ thuật khác ra đời sau nó. Đây
chính là cách tiếp cận liên văn bản mà về sau được làm rõ trong các công trình
lý thuyết của M.Bakhtin, J.Kristeva, R.Barthes, M.Riffaterre, H.Bloom…
Thừa nhận tính liên văn bản là thừa nhận rằng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng được tạo dựng từ những hệ thống, những mã và những truyền thống đã được thiết lập bởi các tác phẩm nghệ thuật trước đó; mỗi tác phẩm đều có những liên hệ, liên kết nối, đối thoại và phụ thuộc vào những tác phẩm khác. Tiếp cận liên văn bản (intertextual approach) đòi hỏi khước từ lối đọc thụ động, tuyến tính. Nó biến quá trình đọc thành một quá trình di chuyển giữa các văn bản, quá trình tìm kiếm những vết tích (trace) ngờ ngợ như đã đọc, đã nghe, đã thấy ở đâu đó rồi. Ở cách tiếp cận này, ý nghĩa của văn bản luôn chao đảo, biến động giữa các mối quan hệ liên văn bản (intertextual relationships). Theo Allen, mặc dù từ “văn bản” gợi nhắc chúng ta đến với từ “văn học”, nhưng lý thuyết liên văn bản đã không hạn chế chỉ trong những nghiên cứu văn chương. Nhiều nhà nghiên cứu thế giới đã nhận ra tiềm năng và hứng thú với việc tiếp cận liên văn bản các lĩnh vực như điện ảnh, hội họa, kiến trúc, âm nhạc… Cũng theo Allen, Robert S.Hatten đã có đóng góp riêng trong nghiên cứu âm nhạc từ góc độ liên văn bản. Hatten đã tiếp cận nhà soạn nhạc như một người có khả năng “điều chỉnh các quan hệ liên văn bản một cách thích đáng”. Theo ông, nhà soạn nhạc đã sáng tạo ra các tác phẩm âm nhạc độc đáo bằng cách nắm vững các phong cách âm nhạc “đã biết”, kết hợp và biến đổi các phong cách “đã biết” đó theo một chiến lược riêng. Như thế, mỗi tác phẩm âm nhạc ra đời sau bao giờ cũng có quan hệ liên văn bản thú vị với các tác phẩm âm nhạc ra đời trước đó [3], [4]. Dưới đây chúng tôi thử áp dụng lối “đọc” này để tiếp cận hình tượng Trương Chi trong ca khúc Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương.
Thừa nhận tính liên văn bản là thừa nhận rằng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng được tạo dựng từ những hệ thống, những mã và những truyền thống đã được thiết lập bởi các tác phẩm nghệ thuật trước đó; mỗi tác phẩm đều có những liên hệ, liên kết nối, đối thoại và phụ thuộc vào những tác phẩm khác. Tiếp cận liên văn bản (intertextual approach) đòi hỏi khước từ lối đọc thụ động, tuyến tính. Nó biến quá trình đọc thành một quá trình di chuyển giữa các văn bản, quá trình tìm kiếm những vết tích (trace) ngờ ngợ như đã đọc, đã nghe, đã thấy ở đâu đó rồi. Ở cách tiếp cận này, ý nghĩa của văn bản luôn chao đảo, biến động giữa các mối quan hệ liên văn bản (intertextual relationships). Theo Allen, mặc dù từ “văn bản” gợi nhắc chúng ta đến với từ “văn học”, nhưng lý thuyết liên văn bản đã không hạn chế chỉ trong những nghiên cứu văn chương. Nhiều nhà nghiên cứu thế giới đã nhận ra tiềm năng và hứng thú với việc tiếp cận liên văn bản các lĩnh vực như điện ảnh, hội họa, kiến trúc, âm nhạc… Cũng theo Allen, Robert S.Hatten đã có đóng góp riêng trong nghiên cứu âm nhạc từ góc độ liên văn bản. Hatten đã tiếp cận nhà soạn nhạc như một người có khả năng “điều chỉnh các quan hệ liên văn bản một cách thích đáng”. Theo ông, nhà soạn nhạc đã sáng tạo ra các tác phẩm âm nhạc độc đáo bằng cách nắm vững các phong cách âm nhạc “đã biết”, kết hợp và biến đổi các phong cách “đã biết” đó theo một chiến lược riêng. Như thế, mỗi tác phẩm âm nhạc ra đời sau bao giờ cũng có quan hệ liên văn bản thú vị với các tác phẩm âm nhạc ra đời trước đó [3], [4]. Dưới đây chúng tôi thử áp dụng lối “đọc” này để tiếp cận hình tượng Trương Chi trong ca khúc Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương.
2. HÌNH TƯỢNG TRƯƠNG CHI TRONG CA KHÚC
Trương Chi là một trong những tích truyện
Việt Nam hiếm hoi có cấu trúc và kết thúc rất lạ. Chuyện kể về Trương Chi có tiếng
hát làm mê hoặc lòng người. Tiếng hát Trương Chi làm Mị Nương đắm say mê mẩn đến
mức ốm tương tư. Oái oăm thay khi thấy được vẻ bề ngoài quá xấu xí của chàng
Trương, Mị Nương đã nguôi mộng, dứt mối tương tư. Ngược lại, được thấy dung
nhan tuyệt sắc của Mị Nương, Trương Chi ôm trong lòng khối tình đơn phương
ngang trái, câm nín, tuyệt vọng. Vì tình yêu vô vọng, vì tủi phận nghèo hèn, xấu xí, Trương Chi trẫm mình, hồn cốt
biến thành ngọc nơi tuyền đài. Do tình cờ, Mỵ Nương nâng chén ngọc mà thấy người
hát khi xưa, nàng xót thương rơi lệ, chén ngọc vỡ tan. Ngoài bản kể xuôi, trong
dân gian còn lưu hành một truyện “Trương Chi” bằng thơ lục bát, lời thơ rất
bình dị, tự nhiên:
“Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, hát thì thậm
hay
Cô Mỵ Nương nhà ở lầu Tây.
Từ lâu,
truyện “Trương Chi” đã được nhiều người yêu thích, nhiều nghệ sĩ có tài đã chuyển
thể thành văn thơ, nhạc, kịch (bao gồm cả tuồng, chèo, cải lương, kịch thơ, kịch
nói...). Không chỉ được lưu truyền với nhiều hình thức khác nhau, truyện Trương
Chi còn có rất nhiều dị bản. Có thể nói, chuyện tình đẹp và bi kịch này đã gây
bao cảm xúc nghệ thuật cho các bậc tài hoa anh kiệt. Có thể kể đến vở kịch thơ
Trương Chi của Vũ Hoàng Chương, truyện ngắn Nàng và Trương Chi của Vũ Giang,
truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp, ca khúc Chuyện tình Trương Chi - Mị
Nương của Anh Bằng, ca khúc Hận Trương Chi của Hùng Lân, ca khúc Trương Chi của
Đặng Hữu Phúc, Chuyện anh Trương Chi của Đỗ Thành… Hình tượng Trương Chi và mối
tình Trương Chi đã trở thành biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ sĩ, nghệ thuật
và cuộc đời. Bởi thế, nó là một đề tài lớn và thú vị trong văn học nghệ thuật
Việt Nam.
Truyện cổ “Trương Chi” phản ánh một bi kịch tình yêu trong xã hội
phong kiến Việt Nam, mở đầu bằng trận ốm tương tư trầm trọng của cô gái cấm
cung con nhà giàu sang quyền quý và kết thúc bằng cái chết thất tình của chàng
trai đánh cá nghèo khổ. Nội dung truyện cổ không đi sâu vào miêu tả nội tâm của
các nhân vật, cũng như không làm rõ các tình tiết trong truyện. Ca khúc Trương Chi
của Văn Cao, Khối tình Trương Chi của Phạm Duy và Khúc hát phiêu ly của Phó Đức
Phương dựa trên tích truyện đó nhưng mỗi nhạc sĩ đã có những rung cảm riêng biệt,
tạo nên một “Trương Chi” rất riêng. Là những sáng tạo đặc biệt thú vị trong Tân
nhạc Việt Nam hiện đại, mỗi “chàng ngư phủ nghèo”của họ là kết quả của sự vay
mượn, cải biến, chuyển hóa hình tượng Trương Chi trong di sản văn hóa Việt Nam
truyền thống. Bởi thế, các ca khúc tuy rất độc đáo nhưng cũng rất thân
quen. Trương Chi của Văn Cao huyền ảo, đài các, giàu chất thơ; Khối tình Trương
Chi của Phạm Duy khoan thai, nhẹ nhàng, mơ mộng; Khúc hát phiêu ly của Phó Đức
Phương luyến láy, ray rứt, trăn trở, đau đớn. Từ “vết tích” Trương Chi huyền
thoại, từ cảm thức Trương Chi trong văn hóa Việt, mỗi bản nhạc như một sự chuyển
hoán thú vị, mang tải nỗi niềm tâm sự và tài hoa của người viết, tạo nên một chủ
đề có dấu ấn nhất định trong hành trình nghệ thuật thăng trầm của tân nhạc Việt
Nam gần 80 năm qua.
2.1. Trương Chi của Văn Cao - một tình yêu uất nghẹn, ray rứt
Trương Chi được Văn Cao sáng tác năm 1942 khi nhạc sĩ 20 tuổi. Văn Cao viết
Trương Chi như đang viết về mình và dự cảm về hành trình nghệ thuật lắm truân
chuyên sau này. Nếu Trương Chi trong chuyện cổ là anh chài nghèo với tiếng hát
làm mê hoặc trái tim trinh nguyên của Mỵ Nương thì trong nhạc phẩm này, nhạc sĩ
mượn lời Trương Chi để nói lên những trái
ngang của chính mình. Bằng nét cọ của “tiếng cầm ca”, lời mở đầu vẽ ra bức tranh
của trần gian cổ tích đậm chất thơ: “Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ,
trầm trầm không gian mới rung thành tơ… hoa yến mong chờ… tới bao giờ. Lòng chiều
bơ vơ... đêm khuya thức ai phòng loan… Đây đó từng song the hé đợi đàn”.
Hình tượng Trương Chi xuất hiện với tiếng ca não nùng: “Khoan khoan đò ơi, tương tư tiếng ca chàng Trương Chi cất lên hò khoan.., nhạc ơi thôi đàn” “Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung. Anh thương nhớ, oán trách cuộc từ ly não nùng”. Văn Cao kể một cách từ tốn, trầm tư, nhưng đầy ray rứt mãnh liệt. Bóng dáng Mỵ Nương mê mẫn chìm đắm trong tiếng ca của chàng Trương xuất hiện trong ca khúc Trương Chi của Văn Cao có sự diễm lệ của thăng hoa, giống như khi trăng đã vằng vặc thì phải có mây gió, lá hoa cùng lả nhịp: “Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân hò khoan mơ bóng con đò trôi giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời”.
Trương Chi - Ánh Tuyết | Zing mp3
Câu chuyện được dẫn dắt một cách nhẹ nhàng với không gian thơ mộng lãng mạn, nhưng mang một chút u uất trong cảnh trời se sắt vàng của mùa thu. Giữa sắc thu vàng, giai điệu trầm trầm tơ rung chập chùng len theo mây gió làm chao đôi cánh nhạn rồi len lỏi vào cõi lòng bơ vơ cho bật lên cái tâm thao thức, khắc khoải. Từng câu nhạc như gợi tả lại hình ảnh Trương Chi của ngày xưa trong truyện cổ, nhưng cũng vương vấn đâu đó hình bóng của chàng nhạc sĩ nghèo, dự báo về số phận lênh đênh lắm truân chuyên của mình.Hình tượng Trương Chi xuất hiện với tiếng ca não nùng: “Khoan khoan đò ơi, tương tư tiếng ca chàng Trương Chi cất lên hò khoan.., nhạc ơi thôi đàn” “Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung. Anh thương nhớ, oán trách cuộc từ ly não nùng”. Văn Cao kể một cách từ tốn, trầm tư, nhưng đầy ray rứt mãnh liệt. Bóng dáng Mỵ Nương mê mẫn chìm đắm trong tiếng ca của chàng Trương xuất hiện trong ca khúc Trương Chi của Văn Cao có sự diễm lệ của thăng hoa, giống như khi trăng đã vằng vặc thì phải có mây gió, lá hoa cùng lả nhịp: “Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân hò khoan mơ bóng con đò trôi giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời”.
Nhạc phẩm Trương Chi là
lời bộc bạch của “Chàng Trương”, là tiếng ca ai oán, đau đớn khi phải chịu số
kiếp lầm than, là tiếng ca não lòng khi mang trongmình nỗi xót xa của một con
người bị ruồng bỏ vì vẻ ngoài xấu xí, là nỗi đắng cay đến xắt xé tâm can khi nhận
ra rằng tình yêu không bao giờ đến với một con người xấu xí như mình. Tự kết liễu
đời mình, để dòng nước lạnh lẽo làm đông cứng nỗi đau chính là sự lựa chọn của
chàng Trương. Dường như chỉ có sự lạnh lẽo đó mới thấu hiểu được nỗi lòng khắc
khoải của con người tài hoa này. Trong nhạc phẩm này, Văn Cao đã rất tôn trọng
nguyên tác, không hề vì cảm xúc quá thăng hoa mà vứt bỏ đi một hình tượng
Trương Chi đau đớn, tủi nhục. Có lẽ vì sự đồng cảm mà Văn Cao đã viết một
“Trương Chi” mang thân phận bi ai của người nghệ sĩ nghèo, chịu những truân
chuyên, khổ ải. Bài hát được chia ra nhiều phân đoạn với những tiết nhịp thay đổi
diễn tả những cung bậc tình cảm, cảm xúc đan xen nhau của nhân vật. Phân đoạn một
của bài hát tưởng chừng như đã kết thúc cả ca khúc, cũng như kết thúc chính cuộc
đời nghiệt ngã đau đớn của Trương Chi với câu hát ray rứt, âm vang “Đâu bóng
thuyền Trương Chi?” Câu hát như gợi lên sự tiếc nuối khôn cùng, và cũng gợi lên
nỗi trầm uất, đau đáu của một trái tim muốn được yêu thương. Thế nhưng ca khúc
không dừng lại ở đó. Người chết nhưng tiếng ca vẫn còn vang, người chết nhưng
linh hồn vẫn còn vương vất: “Ngây ngất không gian rên xiết lay bờ. Nhạc còn lưu
ly nhắc ai huyền âm. Lạnh lùng đôi giây tố lan trầm ngâm. Nhạc ơi thôi đàn”.
Nỗi
hờn trách vẫn còn văng vẳng mãi. Cái chết của Trương Chi như càng làm cho tiếng
ca thêm phần ai oán, hờn trách. Câu nhạc quá não nề, mang một vẻ sầu thương, buồn
thảm. Cũng sương khói đó, cũng ánh trăng đó nhưng sao không có cái bảng lảng,
thơ mộng của thiên thai, mà chỉ hiện lên cái mờ đục của tàn phai, buông thõng,
trăng đang rơi lệ! Ta như cảm được tiếng mưa rơi trong từng nốt nhạc, chợt rùng
mình như có ai đang than khóc cùng mưa
gió, hồn chàng Trương đã về? “Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung.
Anh thương nhớ, oán trách cuộc từ ly não nùng. Đò trăng cắm giữa sông vắng, gió
đưa câu ca về đâu? Nhìn xuống đáy nước sông sâu thuyền anh đã chìm đâu!”.
Con
thuyền Trương Chi chìm sâu đáy nước. Hình ảnh này ám ảnh Văn Cao và sau đó cũng
ám vào đời của ông. Anh Trương Chi mang đến cho cuộc đời tiếng hát, làm mê đắm
lòng Mỵ Nương nhưng vì vẻ ngoài xấu xí mà người đẹp từ chối tấm chân tình của
người chèo đò. Tiếng hát chàng Trương chỉ còn là những âm thanh đắng cay còn
vang vọng bên bờ lau lách, chỉ còn là nỗi uất nghẹn chìm sâu. “Thương khúc nhạc
xa vời trong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi… nghe sông than mối tình Trương
Chi… bao tiếng ca ru mùa thu”.
Hồn nghệ thuật đang đòi lại sự nhìn nhận công bằng? Cổ tích xưa đã cho một cái kết có hậu, Mỵ Nương rơi lệ trước khối tình Trương Chi như một sự ân hận, nhưng ở đây Văn Cao tàn nhẫn quá, con thuyền Trương Chi của ông đã chìm sâu chỉ còn bảng lảng bóng người vất vưởng trong gió mưa: “Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn... ai nức nở và than... ai có buồn chăng?… tiếng gió vương, ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa… ai hát dưới trăng ngà… ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta…”. Ông trời ban cho chàng tiếng hát làm mê lòng người, thì cũng có thể cướp đi của chàng tất cả: tình yêu, niềm hy vọng và một trái tim ai oán, than van, có lẽ như tấm tình “hồn trắng tình trong” (chữ của Duy Quang) của chàng ngư phủ - nghệ sĩ họ Trương vậy. Yêu đến thác rồi mà tình vẫn chưa tan, cho đi hết cả tâm hồn mình, đến cạn kiệt cả sức mình, cho dù có không được người đời đáp lại thì tâm hồn yêu ấy cũng vẫn không một lần trách móc, chỉ lặng lẽ, u uẩn kết thành khối ngọc quý dâng đời. Chàng Trương của Văn Cao với nỗi hận thiên thu phả vào trong hương thu, trời trăng, với giọng hát còn mãi với thời gian như một bản nhạc bất hủ.
Hồn nghệ thuật đang đòi lại sự nhìn nhận công bằng? Cổ tích xưa đã cho một cái kết có hậu, Mỵ Nương rơi lệ trước khối tình Trương Chi như một sự ân hận, nhưng ở đây Văn Cao tàn nhẫn quá, con thuyền Trương Chi của ông đã chìm sâu chỉ còn bảng lảng bóng người vất vưởng trong gió mưa: “Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn... ai nức nở và than... ai có buồn chăng?… tiếng gió vương, ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa… ai hát dưới trăng ngà… ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta…”. Ông trời ban cho chàng tiếng hát làm mê lòng người, thì cũng có thể cướp đi của chàng tất cả: tình yêu, niềm hy vọng và một trái tim ai oán, than van, có lẽ như tấm tình “hồn trắng tình trong” (chữ của Duy Quang) của chàng ngư phủ - nghệ sĩ họ Trương vậy. Yêu đến thác rồi mà tình vẫn chưa tan, cho đi hết cả tâm hồn mình, đến cạn kiệt cả sức mình, cho dù có không được người đời đáp lại thì tâm hồn yêu ấy cũng vẫn không một lần trách móc, chỉ lặng lẽ, u uẩn kết thành khối ngọc quý dâng đời. Chàng Trương của Văn Cao với nỗi hận thiên thu phả vào trong hương thu, trời trăng, với giọng hát còn mãi với thời gian như một bản nhạc bất hủ.
Văn Cao sáng tác không nhiều,
nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình
bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc.
Chữ ông dùng không câu nệ vần điệu. Ông dùng nhiều chữ vừa mới lạ, dễ hiểu vừa
vô cùng sâu sắc và nhiều tầng ý nghĩa. Giai điêụ thanh thoát, trữ tình làm
nên phong cách diu dàng, giàu chất thơ của Văn Cao luôn làm xao xuyến
trái tim người nghe. Đúng như giới văn nghệ sĩ đánh giá, Văn Cao là một nghệ
sĩ tài hoa trên cả ba lĩnh vực: thơ, họa, nhạc và âm nhạc của ông được xem là
âm nhạc của thần tiên bay bổng.
2.2. Trương Chi của Phạm Duy - một tấm tình oan
si mơ mộng
Khác với Văn Cao, người đã đem tâm sự của mình vào Trương Chi, Khối
tình Trương Chi của Phạm Duy tái hiện lại tích truyện cổ nhưng với ngôn ngữ quyến
rũ và đầy sức thuyết phục của âm nhạc, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã chạm tới tận
đáy tâm hồn của người nghe. Bản nhạc là một chuyện ca 1 êm dịu và du dương với
tốc độ Moderato 2 như đưa ta vào một không gian sông nước êm ả, có tiếng nhạc
trầm bổng “gây mơ” và mê hoặc lòng người của chàng Trương: “Đêm năm xưa khi
cung đàn lên tơ. Hoa lá quên giờ tàn. Mây trắng bay từng đàn. Hồn người thổn thức trong phòng loan...
Êm êm êm dần lan…. Em yêu ai bờ sông nhớ thương ai trong đàn. Xa xa xa rồi tan,
cung Nam Ai thở than”.
Khối Tình Trương Chi - Hương Lan - NhacCuaTui
Khối Tình Trương Chi - Hương Lan - NhacCuaTui
Trên nền giai điệu lan tỏa dịu dàng như những con sóng
trên mặt nước, như tiếng hát của người ngư phủ thoắt xa thoắt gần trong gió. Ca
khúc là sự hòa hợp đến tinh tế và tài tình giữa ca từ và giai điệu. Ca từ trong
nhạc Phạm Duy luôn mượt mà, đậm chất thơ, đầy tính triết lý nhân sinh, lại vô
cùng dung dị đậm tính chất quê hương.Ý nghĩa và cách dùng chữ của ông cũng rất
độc đáo đã tạo một hình ảnh hoàn toàn mới mẻ, thể hiện một cách nắm bắt hiện thực
phong phú và sáng tạo. Sự tài tình và đặc biệt làm nên một Phạm Duy không trộn
lẫn đó chính là sự kết hợp tinh tế giữa lời và nhạc, ý nhạc đi đôi với ý ca từ
mà Khối tình Trương Chi là một biểu hiện cụ thể. Bản nhạc đưa ta vào một khung
cảnh như thực như mơ, rồi thoắt vút cao như tiếng lòng náo nức của người con
gái đang yêu: “Dứt khúc đàn lòng em thấy đê mê. Ôi tiếng đàn lời không mong ước
thề” và cuối cùng buông trầm, trĩu nặng như nỗi lòng tương tư khi tiếng hát của
người tri kỷ dần xa: “Đã thấy tàn, đời không gió xuân về... Tương tư một khối u
sầu. Đợi chờ trăng lên để tan hết thương đau. Mi em nước mắt hoen màu. Tóc chảy
hàng ngàn môi thắm còn đâu?”. Âm nhạc của Phạm Duy buồn mà không bi lụy.
Bản nhạc này cũng thế, đủ buồn để thương cảm cho một mối tình dang dở “xa cách nhau vì đời, tủi hờn duyên kiếp bao giờ nguôi”, đủ trầm lắng để suy tư về những nghịch lý cuộc đời, về hai chữ “tri âm - tri kỷ”. Cái suy nghĩ trầm tư, chậm rãi, từ tốn của Phạm Duy không khắc khoải, xót xa như Văn Cao, cũng không mê hoặc rợn ngợp linh âm như Phó Đức Phương sau này. Tác giả ca khúc đã rất tinh tế khi chọn lọc những từ ngữ đắt giá đưa vào lời ca. Mối tình của chàng Trương là một mối tình oan: oan trái, oan nghiệt, oan ức. Là mối tình “tri âm nghịch kiếp”. Vậy sao ông không viết “oan hồn” cho đúng với “tình oan”? Nhưng có lẽ đó chính là cái ý đồ tinh tế và chính sự lựa chọn đó thể hiện đúng bản chất con người và âm nhạc của Phạm Duy, khi dùng chữ “âm hồn” thay cho “oan hồn”. Hai chữ “oan hồn” nặng nề, bi thương quá, không phải là Phạm Duy. “Âm hồn” nghe âm u buồn, không thảm thiết, sự nhẹ nhàng, dặt dìu mà vẫn lẩn quất, nhưng lại vô cùng vương vấn, tình tứ ám ảnh người nghe không dứt. Câu chuyện được kể với bốn phân đoạn, ba đoạn đầu được viết dưới giọng trưởng khoan thai, mạnh dạn, sáng. Nhưng đoạn bốn câu hát được chuyển sang giọng thứ với âm điệu buồn, có chút gì đó than lơn, trách hờn nhẹ nhàng. Hình tượng Trương Chi được vẽ nên như một chàng ngư phủ điềm đạm, mang một tấm tình si, mơ mộng, suy tư với trái tim trinh trắng, thật thà của tâm hồn nghệ sĩ [5].
Bản nhạc này cũng thế, đủ buồn để thương cảm cho một mối tình dang dở “xa cách nhau vì đời, tủi hờn duyên kiếp bao giờ nguôi”, đủ trầm lắng để suy tư về những nghịch lý cuộc đời, về hai chữ “tri âm - tri kỷ”. Cái suy nghĩ trầm tư, chậm rãi, từ tốn của Phạm Duy không khắc khoải, xót xa như Văn Cao, cũng không mê hoặc rợn ngợp linh âm như Phó Đức Phương sau này. Tác giả ca khúc đã rất tinh tế khi chọn lọc những từ ngữ đắt giá đưa vào lời ca. Mối tình của chàng Trương là một mối tình oan: oan trái, oan nghiệt, oan ức. Là mối tình “tri âm nghịch kiếp”. Vậy sao ông không viết “oan hồn” cho đúng với “tình oan”? Nhưng có lẽ đó chính là cái ý đồ tinh tế và chính sự lựa chọn đó thể hiện đúng bản chất con người và âm nhạc của Phạm Duy, khi dùng chữ “âm hồn” thay cho “oan hồn”. Hai chữ “oan hồn” nặng nề, bi thương quá, không phải là Phạm Duy. “Âm hồn” nghe âm u buồn, không thảm thiết, sự nhẹ nhàng, dặt dìu mà vẫn lẩn quất, nhưng lại vô cùng vương vấn, tình tứ ám ảnh người nghe không dứt. Câu chuyện được kể với bốn phân đoạn, ba đoạn đầu được viết dưới giọng trưởng khoan thai, mạnh dạn, sáng. Nhưng đoạn bốn câu hát được chuyển sang giọng thứ với âm điệu buồn, có chút gì đó than lơn, trách hờn nhẹ nhàng. Hình tượng Trương Chi được vẽ nên như một chàng ngư phủ điềm đạm, mang một tấm tình si, mơ mộng, suy tư với trái tim trinh trắng, thật thà của tâm hồn nghệ sĩ [5].
2.3. Trương Chi của Phó Đức Phương - một tình yêu dữ dội, ngang tàng
Sau
khi đã nghe Văn Cao, Phạm Duy viết về Trương Chi, người nghe vẫn phải choáng ngợp
trướccách khai thác hình tượng Trương Chi của Phó Đức Phương qua ca khúc Khúc hát
phiêu ly. Trong những sáng tác của Phó Đức Phương không chỉ phần giai điệu mang
âm hưởng dân ca, ca trù mà ngay đến cả phần lời cũng được trau chuốt bởi các từ
Hán - Việt, từ cổ, khiến người nghe luôn thấy được rất rõ phong cách nhạc của
Phó Đức Phương. Khúc hát phiêu ly này là một ca khúc vô cùng ma mị và âm linh,
thể hiện rất rõ phong cách sáng tạo của ông. Bài hát như một lời than trách,
gào thét của oan hồn chàng Trương. “Tôi có tham vọng kể tiếp câu chuyện tình đẹp
nhất và Việt Nam nhất, câu chuyện còn
nhiều bí ẩn. Tôi muốn rằng sau này người ta sẽ nhớ thêm về câu chuyện Trương
Chi từ chùm ca khúc của tôi” - Phó Đức Phương nói [6]. Cảm hứng của ca khúc được
bắt nguồn từ một buổi du ngoạn tìm về với dòng sông Tương quan họ nơi sản sinh
mối tình Trương Chi - Mỵ Nương đầy oan nghiệt. Bài hát chính là sự đau đớn quằn
quại của chàng Trương khi mối tình không thành: “Anh chàng ấy như thế nào sau
khi mối tình bắt đầu tan vỡ? Tôi muốn diễn tả nỗi đau đớn tột cùng ấy”.
Lời bài hát Khúc Hát Phiêu Ly (Phó Đức Phương) [có nhạc nghe]
Tâm trạng giằng xé của Trương Chi sau cái buổi hiện diện trước gia đình của giai nhân trong lần Mỵ Nương ốm tương tư ra sao chính là sự trăn trở, thao thức của nhạc sĩ. Chàng Trương Chi trong truyện cổ dân gian không hề có thái độ uất hận hay ngang tàng nhưng với Khúc hát phiêu ly, Phó Đức Phương đã nhập thân để chàng Trương Chi tự mượn câu hát nói lên nỗi đau đớn vô cùng khi tình duyên tan vỡ. Rõ ràng vẫn hình tượng đó, nhưng nhạc sĩ đã thổi hồn vào cho nhân vật, để Trương Chi của câu chuyện dân gian bước vào khúc ca một cách nhẹ nhàng, sâu sắc nhưng lại rất khác biệt.
Bài hát có những giai điệu vật vã, dữ dội, những tiết tấu thất thường nhằm diễn tả nỗi lòng cay đắng và tâm trạng vô cùng kịch tính của Trương Chi: “Cũng đành, đau lòng u sầu cùng dòng sông hoang vắng nước mây bẽ bàng. Thôi cũng đành, rũ sạch tơ vương, rũ sạch mộng và mơ còn gì mà mong nhớ”. Đây là bài hát mà giữa lời và nhạc thành hai khối mâu thuẫn. Trong lời ca, chàng Trương Chi cố gắng che giấu tâm trạng, tự an ủi chính mình “thôi cũng đành... ta đi ừ ta đi” nhưng giai điệu lại chuyển tải cái bản năng mãnh liệt của kẻ thất tình. Sự bất mãn trước cuộc đời bẽ bàng, trước sự thật đầy đau đớn và oan trái “Giả nghèo làm chi, chèo lái ra đi, vào bến sông chua cay khổ đau, tiếc gì… Một bóng một mình một dòng lênh đênh thì đàn làm chi cho vật vã hát kinh”. Câu nhạc có nhiều đoạn luyến láy, ngắt quãng như chính nỗi lòng quặn thắt đến tột cùng của chàng Trương. Giai điệu của bài hát được viết dựa trên chất liệu của ca trù - một chất liệu nhạc cổ của âm nhạc Việt Nam, tạo sự mê hoặc đến kỳ lạ. Khúc hát phiêu ly thể hiện một Trương Chi ngang tàng, bất cần đời, bản lĩnh và bản năng sống mãnh liệt, dữ dội: “Là Trương Chi ta hát khúc Trương Chi ứ hừ ư hừ. Là Trương Chi ta hát khúc phiêu ly”. Chúng ta có thể thấy chàng rất gần gũi với nhân vật Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp ở thái độ sống bất cần và ngang tàng này. Điểm đặc biệt và nét phá cách của nhạc phẩm chính là sự kết hợp tài tình của nhạc sĩ khi viết một ca khúc mới trên một nền chất liệu cổ để kể một câu chuyện cổ theo cách của mình. Ca khúc với nhịp 4/4 gồm hai đoạn + đoạn coda ngắn gọn nhưng lại vô cùng ma mị và cuốn hút. Nó tạo cảm giác mới mẻ nhưng lại vô cùng thân thuộc và rất phù hợp với thị hiếu người nghe… Mặc dù vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa được lý giải nhưng có thể nói Khúc hát phiêu ly phần nào đã bổ sung vào di sản Trương Chi trong văn hóa Việt.
Lời bài hát Khúc Hát Phiêu Ly (Phó Đức Phương) [có nhạc nghe]
Tâm trạng giằng xé của Trương Chi sau cái buổi hiện diện trước gia đình của giai nhân trong lần Mỵ Nương ốm tương tư ra sao chính là sự trăn trở, thao thức của nhạc sĩ. Chàng Trương Chi trong truyện cổ dân gian không hề có thái độ uất hận hay ngang tàng nhưng với Khúc hát phiêu ly, Phó Đức Phương đã nhập thân để chàng Trương Chi tự mượn câu hát nói lên nỗi đau đớn vô cùng khi tình duyên tan vỡ. Rõ ràng vẫn hình tượng đó, nhưng nhạc sĩ đã thổi hồn vào cho nhân vật, để Trương Chi của câu chuyện dân gian bước vào khúc ca một cách nhẹ nhàng, sâu sắc nhưng lại rất khác biệt.
Bài hát có những giai điệu vật vã, dữ dội, những tiết tấu thất thường nhằm diễn tả nỗi lòng cay đắng và tâm trạng vô cùng kịch tính của Trương Chi: “Cũng đành, đau lòng u sầu cùng dòng sông hoang vắng nước mây bẽ bàng. Thôi cũng đành, rũ sạch tơ vương, rũ sạch mộng và mơ còn gì mà mong nhớ”. Đây là bài hát mà giữa lời và nhạc thành hai khối mâu thuẫn. Trong lời ca, chàng Trương Chi cố gắng che giấu tâm trạng, tự an ủi chính mình “thôi cũng đành... ta đi ừ ta đi” nhưng giai điệu lại chuyển tải cái bản năng mãnh liệt của kẻ thất tình. Sự bất mãn trước cuộc đời bẽ bàng, trước sự thật đầy đau đớn và oan trái “Giả nghèo làm chi, chèo lái ra đi, vào bến sông chua cay khổ đau, tiếc gì… Một bóng một mình một dòng lênh đênh thì đàn làm chi cho vật vã hát kinh”. Câu nhạc có nhiều đoạn luyến láy, ngắt quãng như chính nỗi lòng quặn thắt đến tột cùng của chàng Trương. Giai điệu của bài hát được viết dựa trên chất liệu của ca trù - một chất liệu nhạc cổ của âm nhạc Việt Nam, tạo sự mê hoặc đến kỳ lạ. Khúc hát phiêu ly thể hiện một Trương Chi ngang tàng, bất cần đời, bản lĩnh và bản năng sống mãnh liệt, dữ dội: “Là Trương Chi ta hát khúc Trương Chi ứ hừ ư hừ. Là Trương Chi ta hát khúc phiêu ly”. Chúng ta có thể thấy chàng rất gần gũi với nhân vật Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp ở thái độ sống bất cần và ngang tàng này. Điểm đặc biệt và nét phá cách của nhạc phẩm chính là sự kết hợp tài tình của nhạc sĩ khi viết một ca khúc mới trên một nền chất liệu cổ để kể một câu chuyện cổ theo cách của mình. Ca khúc với nhịp 4/4 gồm hai đoạn + đoạn coda ngắn gọn nhưng lại vô cùng ma mị và cuốn hút. Nó tạo cảm giác mới mẻ nhưng lại vô cùng thân thuộc và rất phù hợp với thị hiếu người nghe… Mặc dù vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa được lý giải nhưng có thể nói Khúc hát phiêu ly phần nào đã bổ sung vào di sản Trương Chi trong văn hóa Việt.
Với một đề tài đã cũ và đã được nhào nặn
rất nhiều như “Trương Chi” thì việc để lại ấn tượng trong lòng người đọc/ người
nghe là vô cùng khó khăn. Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương đã đạt điều này một
cách xuất sắc bởi họ là những nghệ sĩ vô cùng sáng tạo. Không chỉ lấy chất liệu
từ truyện cổ Trương Chi, kết nối với di sản Trương Chi trong văn hóa dân tộc, mỗi
sáng tác của Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương đồng thời là cuộc đối thoại với
người đương thời. Văn Cao đã viết Trương Chi như một cảm thức đồng cảnh ngộ,
ông nhìn thấy số phận cuộc đời mình trong hình tượng “chàng ngư phủ nghèo” nên mới có những đau đớn, tủi hờn trong từng
lời ca, nốt nhạc để từ đó người nghe vừa được sống lại với khung cảnh sông nước
mênh mang, huyễn hoặc của câu chuyện cổ với tiếng sáo chàng Trương nhưng vẫn cảm
nhận được tiếng lòng của anh chàng nghệ sĩ nghèo Văn Cao. Nếu Văn Cao ngụ ý
thân phận thì Phạm Duy đi sâu vào câu chuyện tình tương tư của “chàng ngư phủ
nghèo” bằng lời nỉ non, tha thiết nhưng có gì đó mộng mị, da diết, yêu thương,
trầm tư trên một nền nhạc sang trọng, lả lướt.
Khúc hát phiêu ly của Phó Đức Phương kiến tạo một chàng Trương gánh mối sầu đau đáu, uất hận, bất cần, rồi trút bỏ những yêu đương cho sông nước, gửi niềm hận sầu vào với dòng nước lạnh ngắt giữa dòng sông trôi. Bằng chất liệu ca trù, ca khúc ai oán nhưng vô cùng dứt khoát và mạnh mẽ. Như thế, mỗi ca khúc là một Trương Chi như ta đã biết, đã thấy, đã nghe ở đâu đó rồi nhưng cũng là những Trương Chi rất lạ, rất khác biệt, bồi đắp thêm vào trầm tích văn hóa Việt Nam.
Khúc hát phiêu ly của Phó Đức Phương kiến tạo một chàng Trương gánh mối sầu đau đáu, uất hận, bất cần, rồi trút bỏ những yêu đương cho sông nước, gửi niềm hận sầu vào với dòng nước lạnh ngắt giữa dòng sông trôi. Bằng chất liệu ca trù, ca khúc ai oán nhưng vô cùng dứt khoát và mạnh mẽ. Như thế, mỗi ca khúc là một Trương Chi như ta đã biết, đã thấy, đã nghe ở đâu đó rồi nhưng cũng là những Trương Chi rất lạ, rất khác biệt, bồi đắp thêm vào trầm tích văn hóa Việt Nam.
3. KẾT LUẬN
Hình tượng Trương Chi với
rất nhiều cung bậc cảm xúc, tầng bậc tình cảm, với nhiều màu sắc qua từng cảm
nhận của mỗi nhạc sĩ, huyễn hoặc ray rứt với Trương Chi của Văn Cao, nhẹ nhàng
khoan thai với Khối tình Trương Chi của Phạm Duy và dằn vặt ai oán với Khúc hát
phiêu ly của Phó Đức Phương. Mỗi tác phẩm khơi gợi một thứ cảm xúc khuất lấp mà
trong câu chuyện cổ không hề nhắc đến, nó được thêu dệt từ những áng văn thơ xuất
hiện trước đó, và nhạc sĩ đã lấy cảm hứng từ những câu chuyện đã được nghe qua,
đã được đọc ở đâu đó để chúng ta có một Trương Chi với hình tượng một con người
đau đáu, thống thiết, trằn trọc về kiếp nghèo, về một tình yêu dang dở và một
trái tim thủy chung, son sắt. Nó sẽ luôn và mãi còn là nguồn cảm hứng vô tận
cho văn học nghệ thuật Việt Nam. Sẽ còn nhiều nữa những tác phẩm dựng lên một
cách độc đáo, đặc sắc hình tượng Trương Chi. Và tương tự, với năng lực liên văn
bản, người đọc/ nghe am tường sẽ không ngừng phát hiện thêm những vỉa tầng đa
nghĩa mới của hình tượng Trương Chi trong đời sống tinh thần Việt Nam.
TÀI LIỆU
THAM KHẢO:
[1] Nhiều tác giả (2001). Nghệ thuật như là thủ pháp, Đỗ Lai Thúy
(biên soạn), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr. 102, tr. 103, tr. 142.
[2] Tynianov,
Y. (2007). Hiện tượng văn học - Về sự tiến triển của văn học trong sách Lý luận
phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, tập 1, NXB Giáo dục, tr. 132.
[3] Graham
Allen (2015). Lý thuyết liên văn bản, Nguyễn Văn Thuấn dịch, Tài liệu lưu hành
nội bộ (Nguồn: Graham Allen, Intertextuality, London: Routledge, 2000).
[4]
Nguyễn Văn Thuấn (2013). Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, Luận án
Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện KHXH, Hà Nội.
[5] Phạm Duy (2015). Hồi ký
Phạm Duy,
https://gacsach.com/
[6] Hoàng Nguyên Vũ (2006). Nhạc sĩ Phó Đức Phương kể
chuyện tình Trương Chi,
http://nld.com.vn/.
LÊ THỊ THUYÊN - NGUYỄN VĂN THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét