Vẻ đẹp của sông Hương
Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận
với các nhà thơ, nhà văn tìm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân
trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kỳ, thi, tửu - những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của
mình về những cảnh sắc thiên nhiên của đất nước. Và sông nước chính là một
trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Dòng sông với dòng nước chảy, với lịch
sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng
các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ
thuật. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác phẩm
như thế. Tác phẩm ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của nhà văn.
Tác phẩm được viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa
cuộc đời với mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập
bút kí cùng tên năm 1986.
Đoạn trích được mở đầu bằng một nhận xét mang đậm tính chủ
quan về dòng sông Hương: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường
nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nhà văn không dừng lại ở việc ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành với vẻ đẹp sang trọng,
cổ kính của sông Hương trong thành phố Huế, ông khao khát ngược dòng không
gian, tìm về cội nguồn của dòng sông nơi đại ngàn để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn,
những sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng
sông trước khi nó về với Huế.
Hình ảnh so sánh “bản trường ca của rừng già” khiến sông Hương hiện ra với chiều dài, chiều rộng bao la và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và trân trọng của nhà văn. Phép điệp cấu trúc cùng những động từ giàu sắc thái biểu cảm như tái hiện âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh đối lập làm bật lên những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của sông Hương khúc thượng nguồn.
Hình ảnh so sánh “bản trường ca của rừng già” khiến sông Hương hiện ra với chiều dài, chiều rộng bao la và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và trân trọng của nhà văn. Phép điệp cấu trúc cùng những động từ giàu sắc thái biểu cảm như tái hiện âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh đối lập làm bật lên những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của sông Hương khúc thượng nguồn.
Những cô gái bô hê miêng xinh đẹp và bí ẩn với tính cách mạnh
mẽ, phóng túng, ưa tự do, ca hát, nhảy múa đã được gán cho dòng chảy hoang dã
khiến cho sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ, đắm say. Sự dịu
dàng như một cái bến bình yên sau những thác nghềnh, sóng gió. Nhà
văn lý giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu không
phải bằng những kiến thức địa lý đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy tư, thấm đẫm
tình yêu. Với cách nhìn ấy, sông Hương trong thành Huế vẫn sẽ mang vẻ đẹp bình
lặng nhưng không tẻ nhạt, đơn điệu mà thâm trầm, sâu sắc. Đó là vẻ đẹp kín đáo
của con người tuyệt đối không muốn bộc lộ cái quá khứ của nửa cuộc đời đầu oanh
liệt đã vĩnh viễn ở lại với những cánh rừng đại ngàn. “… hình như không
muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới
chân núi Kim Phụng”.
Tiếp đến là những hình ảnh ngoại vi thành phố Huế. Tác giả sử
dụng một loạt động từ mang sắc thái nhân hóa, sông Hương như bừng thức sức sống
trẻ trung và niềm khát khao thanh xuân. Những cô gái đẹp nằm ngủ trong mơ màng.
Hành trình đầy gian truân để gặp “người tình mong. Đoạn văn miêu tả đã cho thấy
vẻ đẹp của sông Hương chính là sự bắt bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên
nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp
nên thơ cho dòng sông Hương - người con gái dịu dàng của mình Bức tranh
sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật phối
màu. Sông Hương thực sự là một bức tranh với những nét vẽ huyền ảo, những
sắc màu thơ mộng.
Sông Hương hiện ra như một bức tranh lụa huyền ảo với những
đường nét mềm mại, hài hòa, tinh tế. Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương
đẹp như một điệu slow chậm rãi, trữ tình, sâu lắng.
Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh
của chính dòng sông và cảnh.
Chất nhạc trước hết thể hiện ở chính âm hưởng, nhịp điệu, tiết tấu của văn bản ngôn từ. Chất nhạc còn hiện ra qua cách nhà văn miêu tả nhịp điệu dòng chảy của sông Hương. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường, huyền hoặc của tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia Âm thanh nồng ấm thân yêu của những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà Âm thanh không lời của một tình yêu e ấp Âm thanh của chính dòng sông được ví như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya với tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya Âm thanh được gợi ra trong những liên tưởng đến nền âm nhạc cổ điển Huế - một giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô được sinh thành và tồn tại trên chính dòng sông. Sông Hương thực sự như một bản nhạc êm đềm giữa lòng thành phố Huế.
Chất nhạc trước hết thể hiện ở chính âm hưởng, nhịp điệu, tiết tấu của văn bản ngôn từ. Chất nhạc còn hiện ra qua cách nhà văn miêu tả nhịp điệu dòng chảy của sông Hương. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường, huyền hoặc của tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia Âm thanh nồng ấm thân yêu của những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà Âm thanh không lời của một tình yêu e ấp Âm thanh của chính dòng sông được ví như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya với tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya Âm thanh được gợi ra trong những liên tưởng đến nền âm nhạc cổ điển Huế - một giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô được sinh thành và tồn tại trên chính dòng sông. Sông Hương thực sự như một bản nhạc êm đềm giữa lòng thành phố Huế.
Tóm lại, bằng những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng
mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa
thành phố quê hương; vừa dịu dàng, mềm mại như bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha
thiết, đắm say như một bản nhạc êm đềm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét