Thức một miền xanh
Miền thương yêu nhân hậu
Thức một miền xanh là tập thơ thứ 2 tiếp nối tập “Mùa
cây thay lá” của nữ nhà thơ Huệ Triệu. Cái tên của hai tập thơ đã là sự vận động
không ngừng. Từng là một học sinh giỏi văn đoạt giải nhất toàn quốc ở tuổi 18,
hiện là cô giáo dạy chuyên văn giỏi THPT ở một trung tâm giáo dục lớn (thành phố
Hồ Chí Minh), Huệ Triệu đã có những đóng góp nhất định cho văn học, nhất là văn
học nhà trường, ở cả hai lĩnh vực thơ, và lý luận phê bình. Nhưng phải tới khi những
sáng tác suốt mấy chục năm được tập hợp xuất bản, và hình như cũng từ khi có điều
kiện mở rộng giao lưu bè bạn và dành nhiều thời gian cho văn chương, thì ý thức
sáng tạo, ý thức nghiệp viết văn mới dần dần phát lộ. Và dấu ấn chuyên nghiệp
cũng đã được khắc hoạ rõ hơn ở tập Thức một miền xanh. Thay lá, rồi đến thức
một miền xanh, tưởng chỉ là tuần tự theo quy luật. Nhưng không, đó là cách định
danh chính xác chuyển động đáng mừng của thơ Huệ Triệu. Đọc bằng sự tập trung
suy ngẫm một cách hệ thống 50 bài thơ ở tập Thức một miền xanh mới thấy
hết sự vật lộn quyết liệt trong bứt phá tìm tòi của tác giả. Mỗi bài thơ như một
khúc quanh tâm trạng không dễ nắm bắt nhưng dồn nén chất chứa yêu thương trên
nhiều bình diện. Trong hạn chế của bài viết ngắn này, tôi mới chỉ có đôi điều
tâm sự sẻ chia về những rung cảm yêu thương cha mẹ, quê hương và tình thương
yêu đôi lứa của chị. Các bài thơ viết về mảng đề tài này dù ở bất cứ trạng huống,
đối tượng nào nhà thơ cũng có sự quan sát phát hiện sắc sảo và khai thác bằng
bút pháp tinh tế, sung mãn cảm hứng. Nhờ thế mà nhiều đối tượng bạn đọc sẽ nắm
bắt được độ cảm rung chân thành của trái tim nhân hậu, độ lượng, hiếu nghĩa của
thi sĩ mà đồng cảm sẻ chia. Tập thơ nhỏ nhưng chị đã dành nhiều tâm huyết viết
về cha mẹ, quê hương, bài nào cũng cuốn hút nặng lòng. Bao trùm lên là nỗi đau
rứt ruột của đứa con tha hương ngày trở về: “Ngày xa, tháng gọi bàng hoàng/
Xanh hai nấm cỏ, ứa làn khói hương,… Gió đi lạc phía chân trời/ Con đi lạc
giữa muôn lời nhân gian” (Nhớ mẹ mùa đông. Khói hương hay nước mắt của
đứa con trong bơ vơ côi cút không kìm nén được trước 2 nấm mồ cha mẹ cứ ứa ra,
trào ra? Đối với chị, chừng như cha mẹ và quê hương luôn dang rộng vòng tay ôm
ấp, nâng vực nuôi dưỡng tâm hồn mình. Trong các bài thơ: Con về; Nhớ
mẹ; Thương quê…
Hình bóng quê hương, cha mẹ luôn hòa quyện đan cài linh diệu, xúc động đến nao lòng: “Mùa đông gần quá/ Mà đâu mẹ rồi/ Đồi xa vẫn thế/ Dáng cọ mồ côi…” (Nhớ mẹ) rồi: “Vạt rau mẹ trồng - nếp nhà cha dựng/ Nỗi đau vun thành nhỏi đất ông bà/ Nơi ngọn khói dạy cánh diều vỡ giọng/ Con lớn cùng chum vại - lớn rồi xa “(Thương quê). Cũng vẫn mạch đập ngậm ngùi thương xót ấy, giờ được đẩy đến độ quặn thắt xót xa trong bài Cuốn nhật ký của cha qua những câu lục bát se thắt và tài hoa: “Nỗi đau vừa mới thành tên/ Lời cha khóc mẹ hoen trên giấy mờ”. Lời cha hoen trên giấy, hay là nước mắt mặn chát xót đắng của cha tuôn rơi ở nơi xa thẳm nào? Thật thấm thía, sức nặng lặn trong con chữ để níu giữ hồn người. Đọc đến câu: “Phải cha muốn viết gì thêm/ Giấy còn trắng nửa nỗi niềm cha ơi!” Thì tôi giật mình về lời gặng hỏi cha của Huệ Triệu. Đó là sự phát hiện tinh tế và bất ngờ, manh nha về nỗi trắc ẩn éo le trĩu nặng lòng cha, hệ trọng quan thiết lắm. Với cha chắc đây là nỗi dầy vò đau đớn nhất suốt cuộc đời không thể dặn lại, viết ra, chứ không phải cha chưa kịp viết trước khi nhắm mắt. Và rồi cha ra đi mà vẫn như còn lại: “Thêm băn khoăn một ngày mai/ Tổ tiên nguồn cội có ai nhớ, tìm”. Nỗi xót thương, day dứt khôn nguôi đối với đứa con hiếu nghĩa, là không biết liệu rồi mai sau ai còn nhớ và tìm được lời giải nỗi ẩn ức của cha mình để hồn Người được thanh thản, siêu thoát. Chứng kiến tình cha con trong cảnh sinh tử biệt ly này thì sao người đọc có thể cầm lòng, chắc tâm trạng ai cũng sẽ chùng xuống nghẹn ngào cùng nỗi đau tê dại của Huệ Triệu.
Hình bóng quê hương, cha mẹ luôn hòa quyện đan cài linh diệu, xúc động đến nao lòng: “Mùa đông gần quá/ Mà đâu mẹ rồi/ Đồi xa vẫn thế/ Dáng cọ mồ côi…” (Nhớ mẹ) rồi: “Vạt rau mẹ trồng - nếp nhà cha dựng/ Nỗi đau vun thành nhỏi đất ông bà/ Nơi ngọn khói dạy cánh diều vỡ giọng/ Con lớn cùng chum vại - lớn rồi xa “(Thương quê). Cũng vẫn mạch đập ngậm ngùi thương xót ấy, giờ được đẩy đến độ quặn thắt xót xa trong bài Cuốn nhật ký của cha qua những câu lục bát se thắt và tài hoa: “Nỗi đau vừa mới thành tên/ Lời cha khóc mẹ hoen trên giấy mờ”. Lời cha hoen trên giấy, hay là nước mắt mặn chát xót đắng của cha tuôn rơi ở nơi xa thẳm nào? Thật thấm thía, sức nặng lặn trong con chữ để níu giữ hồn người. Đọc đến câu: “Phải cha muốn viết gì thêm/ Giấy còn trắng nửa nỗi niềm cha ơi!” Thì tôi giật mình về lời gặng hỏi cha của Huệ Triệu. Đó là sự phát hiện tinh tế và bất ngờ, manh nha về nỗi trắc ẩn éo le trĩu nặng lòng cha, hệ trọng quan thiết lắm. Với cha chắc đây là nỗi dầy vò đau đớn nhất suốt cuộc đời không thể dặn lại, viết ra, chứ không phải cha chưa kịp viết trước khi nhắm mắt. Và rồi cha ra đi mà vẫn như còn lại: “Thêm băn khoăn một ngày mai/ Tổ tiên nguồn cội có ai nhớ, tìm”. Nỗi xót thương, day dứt khôn nguôi đối với đứa con hiếu nghĩa, là không biết liệu rồi mai sau ai còn nhớ và tìm được lời giải nỗi ẩn ức của cha mình để hồn Người được thanh thản, siêu thoát. Chứng kiến tình cha con trong cảnh sinh tử biệt ly này thì sao người đọc có thể cầm lòng, chắc tâm trạng ai cũng sẽ chùng xuống nghẹn ngào cùng nỗi đau tê dại của Huệ Triệu.
Hình bóng và nỗi nhớ quê hương như được chưng cất, lắng lại ở
những vần lục bát Chùa quê. Chừng cảm xúc được thăng hoa, thơ linh ứng
phân thân, rồi hóa thân giữa cõi trần và Phật, mơ hồ mà khắc khoải: Với
tay chạm khoảng nhói vàng/ Giọt thời gian giọt muộn màng nhặt thưa/ Lại đầy
thêm một xa mơ/ Lại vơi hơn một bến bờ đợi mong… Khói sương lấm áo nâu sồng/ Tiếng
chuông rơi ngược gió sông gọi đò. (Chùa quê). Tâm trạng như được mã hóa bay lượn
biến ảo bằng những câu chữ đa sắc, đa thanh, đa ngữ nghĩa.
Viết về tình yêu, thơ Huệ Triệu tinh tế nồng nàn, trầm, buồn
day dứt mà ám ảnh, nhất là viết về mối tình thuở ngây khờ bỗng bừng sáng trong
hoài niệm thoáng qua: Như lạc lối tới miền quen lạ lắm/ Đá ngàn năm tan chảy
xuống cỏ mềm/ Sông lơi thả đến tận cùng bến bãi/ Hoa cải vàng từ độ giấu tên
em… Cùng nắm tay, ta về giây phút ấy/ Em là ngọn gió lạc hoang cánh đồng/ Anh - tình trẻ lại hay là hư không (Giây phút ấy).
Dịu dàng, sâu kín, bằng thủ pháp đối sánh độc đáo, bất ngờ,
chỉ vỏn vẹn 30 từ, ở bài thơ Lúc này, người đọc phải chặc lưỡi thán phục về
một tình yêu tròn đầy và mãnh liệt. Vẫn là tâm trạng “Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ” của đại thi hào Nguyễn Du xưa, Huệ Triệu đã khéo léo đưa vào
phép đối sánh thơ mình bằng một cách nói khác mang hơi thở thời đại mà vẫn giữ
được nguyên vẹn giá trị biện chứng giữa Cảnh và Tình để lay động hấp dẫn người
đọc. Chỉ có gió và gió/ Chỉ có mưa và mưa/ Một mình em ở giữa/ Giấu lòng
đâu cũng thừa. Dấu lòng đâu cũng thừa, cách nghĩ và nói thật độc đáo sáng
tạo khác thường. Sự đột biến bất ngờ mang lại hiệu quả cho bài thơ lại là sự chọn
lựa hai câu kết: Sau bão giông, em gặp/ Đột ngột vầng trăng xưa. Chắc là
cái vầng trăng đã từng sưởi ấm, thắp sáng trái tim yêu từ thẳm sâu ký ức,
sẽ rực rỡ tròn đầy lắm Lúc này sau bao vần vũ gió mưa mong ngóng cô
đơn đã đột ngột hiện ra giữa bầu trời khao khát.
Tình yêu vốn thiêng liêng không thể sẻ chia. Tâm hồn được
nuôi dưỡng bằng tình yêu đúng nghĩa như vậy sẽ: Ngày gọi ngày qua êm ả/
Trái tim không khoảng trống nào/ Tin nhắn mỗi ngày vẫn đến/ Anh đầy ăm ắp chiêm
bao. Nhưng rồi mọi chuyện đã đảo lộn Mặt đất bỗng nhiên giá lạnh/ Heo
may đến sớm một ngày… Ơ hay! đất trời nông nổi/ Phút giây quên nhắc mùa đi.
Chỉ một điều duy nhất có thể làm nên biến động kinh hoàng, vật đổi sao dời ấy
chính là Nếu không một giây… ánh mắt/ Anh nhìn người ấy xôn xao (Nếu
không). Chỉ một ánh nhìn, một tích tắc trái tim anh lầm lạc, rung động với người
con gái khác thì mặt đất sẽ rùng rùng sụp dưới chân em. Vì yêu nên ghen, và
ghen đến cấp độ này thì người cầm bút viết ra được nó chắc cũng giật thót ngỡ
ngàng, rồi im lặng. Và tôi dám chắc nếu có một người yêu biết nâng niu tôn thờ
tình yêu như thế, thì chẳng anh nào dại gì làm thương tổn đến em. Ở chủ đề này,
tuy không viết về một mối tình cụ thể nhưng những bài thơ: Vọng Phu, Viết
trong ngày Valentine, Nghĩ về Mỵ Châu đều là những bài thơ khá hay. Lấy
những mất mát, hy sinh, khổ đau, thiếu hụt điển hình của những mối tình trong
truyền thuyết để nhà thơ ký thác, gửi gắm tâm sự, những chiết luận tình yêu
giàu tính nhân văn, giúp người đọc luôn biết nâng niu trân trọng và hướng tới một
tình yêu cao đẹp.
Chỉ mới lướt qua tập thơ, dừng lại lâu hơn ít bài, nhưng đã
thấy tính chuyên nghiệp hiện rõ. Rất mừng cả tập thơ khá đều, chắc, chỉ có những
bài được, khá, và hay, không có bài yếu.
Thơ Huệ Triệu, có tứ, với những quan sát phát hiện sắc sảo,
tinh tế, dụng công chắt lọc ngôn từ. Gần như bài thơ nào cũng sử dụng phép đối
sánh rất diệu nghệ giữa Cảnh và Tình nhuần nhuyễn sáng tạo, bất ngờ, làm nên
tính độc đáo khác lạ vừa nữ tính dịu dàng, vừa sâu lắng thâm hậu, thu hút hấp dẫn
được nhiều đối tượng bạn đọc. Chỉ có điều, vì thơ là nghệ thuật của ngôn từ mà
Huệ Triệu yêu chữ, dụng công săn tìm chữ, nên thơ chị bay bổng, biến ảo, đôi
khi pha chút điệu đàng.
Vẫn biết rằng đổi mới cách tân, luôn làm khác mình mới thực sự
tồn tại, song tôi vẫn thích hơn ở Huệ triệu những gì viết ra bằng lao tâm khổ tứ
để đổi mới nội dung, ví như những bài lục bát khá tài hoa để lại dư ba nơi hồn
người đọc. Như vậy, cách tân đâu phải cắt đứt với truyền thống, mà là nhân lên
cái truyền thống trong hiện đại.
Tôi rất tâm đắc với câu nói của nhà thơ Hữu Thỉnh “Nếu nhà
thơ lấy thơ hay là mục đích, thì công chúng là mục đích của mục đích”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét