Mô típ thời gian, mô típ thiên nhiên
trong thơ Hữu Thỉnh
Tác giả không thể không suy ngẫm về thời gian, vì thời gian đầy
những sự bất trắc, cả những sự tráo trở nữa: “Đem cho”… “Đòi lại” (Và “Đòi lại
không hề thương tiếc”), “bày ra” “rồi xóa đi”, “ham chơi và bỏ cuộc… “Thời
gian, ông là ai?” (xem II, tr.21). Với người viết, thời gian càng bất trắc:
Ghi chú:
1. Hữu Thỉnh - Thương lượng với thời gian. Nxb Hội Nhà văn,
2005. Được dẫn từ của cuốn sách này, thì số trang đề là II, tr… Được dẫn từ cuốn
Thơ Hữu Thỉnh, Nxb Hội Nhà văn, 1997, số trang đề là I, tr…
Chưa viết giấy đã cũ
Chưa viết sông đã đầy
Đám cưới đi qua có người đang khóc
Chưa viết chợ đã đông
Chưa viết đồng đã bạc
Người than thở vì mất mùa nhân nghĩa
Trước những sự bất trắc (bất trắc nào cũng ít nhiều thô bạo),
câu thơ hầu như bất lực vì quá mong manh:
Câu thơ đứng giữa trời
Vó nhện cất sương rơi.
(I, tr.153)
Tác giả cảm nhận sâu sắc sự mong manh của đời người và muôn
ngàn sự bất trắc, hiểm nguy rình rập khi con người ta lẽo đẽo đi vào ngõ thu cuộc
đời: “muôn nỗi cánh diều mong manh”, ngày thì mau sập chiều, xoáy vực thì
“chông chênh”, chỉ một cơn gió, bóng mẹ già bỗng thành thiên thu.
Tuy nhiên cũng có những sự bất chợt thú vị:
Bất chợt
được sưởi ấm
từ những ai không quen biết qua đường
Bất chợt
những cánh chim vụt hiện
vẽ đường đi vô định của con người
(xem
II. tr.33)
Mô típ thời gian vĩnh cửu xuyên suốt bài thơ nổi tiếng của Hữu
Thỉnh Phan Thiết có anh tôi:
Vuông đất là không gian hữu hạn, “Đồi”có rộng đến mấy thì
cũng là hữu hạn. Đất và trời Phan Thiết là không gian bao la. Đất và trời
là sự vĩnh cửu. Hình ảnh người anh hòa vào đất và trời vĩnh cửu.
Em chưa hay cánh đồi ấy tên gì
Nhưng em biết ngày ngày anh vẫn đứng.
(tr.164)
Anh không ngủ người đi câu không ngủ
Biển đêm đêm trò chuyện vời hai người.
“Ngày ngày”, “đêm đêm”, “thăm thẳm” (trong câu thơ biển
màu gì thăm thẳm lúc anh đi, “thăm thẳm” thuộc phạm trù thời gian) là những
điệp ngữ của sự vĩnh cửu.
Vẫn không ngờ có một trưa Phan Thiết
Em một mình đứng khóc ở sau xe.
Khoảnh khắc thời gian hữu hạn này làm sống động dòng liên tục
thời gian vô hạn.
Thương lượng với thời gian, tác giả ngổn ngang tâm trạng và
đau đáu nỗi niềm. Đây là một tác phẩm trữ tình. Trong tác phẩm này nổi lên hình
ảnh hoành tráng hai nhân vật“sử thi”: người lính gỡ mìn và người thợ lặn cầu
Thăng Long. Hoành tráng mỗi nhân vật một vẻ. Trong chiến trường chật chội, đấu
tay đôi của người lính gỡ mìn, tính hoành tráng là ở cái biên giới nhỏ nhoi, khắc
nghiệt nằm dưới đầu kim hỏa mỏng như hơi và hiệu quả vô cùng to lớn của công việc
ô cùng nguy hiểm này:
Đất mới thật là đất sau lưng anh
Cỏ mới thật là cỏ sau lưng anh
Anh dọn bữa tiệc xanh
Gọi đàn bê tung vó.
(II, 52)
Hình ảnh người thợ lặn cầu Thăng Long hoành tráng một cách
khác: bộ đồ lặn tám mươi cân, xoáy lũ sông Hồng, đám bùn nhão dưới năm mươi thước,
và:
Cả dòng sông đè lên trái tim anh
(II,
tr.64)
Sóng nặng trĩu thét gào trên mạch máu
(II, tr.65)
Hình ảnh của họ hoành tráng, con người của họ lớn, họ giống
nhau ở một điểm: niềm vui của họ vô cùng giản dị, người lính gỡ mìn trong mấy
phút chỉ ngắn ngủi ngước mắt nhìn “mây tê tê một dải vắt ngang trời/ ngón
tay lấm nghỉ ngơi trên điếu thuốc”, còn người thợ cầu Thăng Long “giật
mình sửng sốt, khi lên bờ bắt gặp lá tre non” (II, tr.66). Họ chỉ là những
người lao động bình thường, những con người vô danh. Xã hội nhìn họ như vậy,
không hơn không kém, có khi vợ con họ và bản thân họ cũng nghĩ vậy vậy thôi. Với
chân dung người lính gỡ mìn và người thợ lặn cầu Thăng Long, Hữu Thỉnh đã
đóng góp cho thơ ca hình ảnh trác việt nhưng anh hùng vô danh thời bình…
Khổ thơ thể hứng cổ điển được kết cấu bởi tương
quan giữa mô típ thiên nhiên và mô típ nhân văn, mô típ thiên nhiên được trình
bày trong những câu đầu, tiếp theo là những câu được trình bày theo mô típ nhân
văn. Chẳng hạn, trong chương I bài Ẩn kỳ lôi (Tiếng sấm ầm ầm), bài
thứ 19 trong Kinh thi, thì 2 câu đầu (Tiếng sấm ầm ầm/ ở phía nam núi nam)
là mô típ thiên nhiên, những câu còn lại là mô-típ nhân văn: tâm trạng chinh phụ
cô quạnh, mong nhớ chồng trở về (Sao chàng một mình rời khỏi chốn này/ Mà không
dám được tí gì rảnh rang). Trong thơ Hữu Thỉnh có những đoạn (hoặc khổ) thơ được
kết cấu theo thể hứng cổ điển.
Chim tha phương đậu xuống bụi chà là
Câu vọng cổ theo người đi mở đất
Trong đoạn thơ này, câu 1 là mô típ thiên nhiên, câu 2
là mô típ nhân văn, giữa câu 1 và câu 2 có một liên hệ lô gích nào đó, không
xác định, chính tính không xác định này tạo ra sự khởi hứng ở người đọc.
Trong khổ thơ sau đây:
Mưa thanh xuân mưa trước cửa thiền
Sông chảy chậm đợi chiều đang bị ướt
Ta khoác chiều mưa
Buồn chẳng vơi thêm
Vui chẳng ngập
(II, tr. 56)
Hai câu đầu là mô típ thiên nhiên, ba câu sau là mô típ nhân văn
(trạng thái an nhiên của người đã hòa nhập vào thiên nhiên).
Nhưng tiêu biểu cho thi pháp Hữu Thỉnh là cách kết cấu ngược
lại với thể hứng cổ điển: mô típ nhân văn đi trước, tiếp theo là mô típ
thiên nhiên.
Có gì mới? Ngày đi hay cát đến?
Có gì vui? Gió thổi lấy lòng cây
Có gì bền? Nhân nghĩa có còn đây?…
Ta im lặng vì quá nhiều mây trắng.
(II, tr. 9)
Ba câu đầu là những câu hỏi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chẳng
hạn, câu thứ hai, trước câu hỏi Có gì vui?. Tác giả đón trước hàng trăm câu
trả lời mà hầu hết chẳng qua chỉ là “Gió thổi lấy lòng cây”.
Câu 4 là một hình ảnh thiên nhiên (“quá nhiều mây trắng”) và
một quan hệ lô gích: trước những câu hỏi nhân văn hệ trọng ta im lặng vì quá
nhiều mây trắng. Một quan hệ lô gích khó hiểu, mỗi người sẽ hiểu một cách,
hoặc chịu, không hiểu nổi. Chính sự không hiểu này tạo ra sự khởi hứng ở người
đọc. Như vậy với một kết cấu ngược lại vẫn đạt được hiệu quả của thể hứng cổ điển.
Ba câu đầu là trạng thái nhân thế và miệng thế. Câu thứ tư là sự im lặng được
giải thích là vì quá nhiều mây trắng. Xem ra tác giả nghi ngờ miệng thế bao
nhiêu thì tin ở mây trắng bấy nhiêu. Mây trắng là biểu tượng của thiên nhiên.
Phép mầu nhiệm nào của thiên nhiên đã cuốn hút lòng tin của nhà thơ?
Trong bài Thấy (II, tr, 11, 12), 5 câu đầu là
mô típ nhân văn: những bộ mặt của sự gian ác, thế thái nhân tình ngày càng khó
sống, một sự trì trệ vô vọng: hóa ra tất cả vẫn nguyên như cũ. Câu 6 chốt khổ
thơ này là mô típ thiên nhiên: Tháng ba đầu cành hoa bưởi còn kia. Tưởng
như là một câu thơ vu vơ. Thực ra trước những điều trông thấy đau lòng cõi nhân
sinh, với một tâm trạng ngao ngán đến tuyệt vọng, tác giả chẳng còn cách nào
khác là níu lấy thiên nhiên, dù chỉ là níu lấy một cành hoa bưởi? Mô típ thiên nhiên
trong thơ Hữu Thỉnh rất khác mô típ thiên nhiên trong những bài hứng cổ điển của Kinh
Thi.
Bức xúc, căm uất, có khi gần như tuyệt vọng trước những sự ngang trái và độc địa, những sự phản phúc và gian trá bày ra trước mắt, lại còn huênh hoang và nghênh ngang nữa, nhà thơ sống không nổi, anh tìm đến thiên nhiên, không phải để tìm những lời giải đáp, thiên nhiên không giải đáp, không giải quyết được bất cứ vấn đề gì. Anh níu lấy thiên nhiên, tựa vào thiên nhiên để lấy lại sự bình tâm, sự an nhiên, sự thanh thản. Không có sự bình tâm này, trước sau sẽ quay cuồng, điên loạn với đa đoan của thế sự và chìm nổi của dâu bể. Mà cũng chẳng có thơ nữa. Quan niệm của Lưu Hiệp: thơ ở lưng chừng giữa động (cảm xúc xao xuyến) và tĩnh (sự bình tâm, an nhiên). Trong mọi sự vật của thiên nhiên đếu có cái gì đó kỳ diệu (Aristote). Kinh tế thị trường man rợ cũng như công nhiệp hóa và hiện đại hóa mù đương tiêu diệt một cách tàn bạo và quy mô toàn cầu năng lực bẩm sinh của con người giao cảm với thiên nhiên kỳ diệu. Hữu Thỉnh dường như còn cảm nhận được cái kỳ diệu của “mây trắng và cành hoa bưởi”, của “tiếng gà trưa” và “nhành sim tươi”, của “trời xanh và mây thắm” của “mặt trăng buồn và những cánh chim vụt hiện”… Anh còn nghe được hoa trong vườn Nguyễn Huệ kẻ sự nghiệp người anh hùng bằng ngôn ngữ của “mùi hương thao thiết” và “mây thắm trên đầu” (xem II, tr.58). Không biết tác giả đã đạt đến minh triết của Walt Whitman chưa: “Sau khi anh đã nếm đủ mùi của kinh doanh, chính trị, tiệc tùng và vân vân, anh thấy được rằng cuối cùng chẳng có món nào làm anh thỏa mãn hoặc có giá trị lâu bền vậy thì còn lại cái gì? Còn lại thiên nhiên”.
Bức xúc, căm uất, có khi gần như tuyệt vọng trước những sự ngang trái và độc địa, những sự phản phúc và gian trá bày ra trước mắt, lại còn huênh hoang và nghênh ngang nữa, nhà thơ sống không nổi, anh tìm đến thiên nhiên, không phải để tìm những lời giải đáp, thiên nhiên không giải đáp, không giải quyết được bất cứ vấn đề gì. Anh níu lấy thiên nhiên, tựa vào thiên nhiên để lấy lại sự bình tâm, sự an nhiên, sự thanh thản. Không có sự bình tâm này, trước sau sẽ quay cuồng, điên loạn với đa đoan của thế sự và chìm nổi của dâu bể. Mà cũng chẳng có thơ nữa. Quan niệm của Lưu Hiệp: thơ ở lưng chừng giữa động (cảm xúc xao xuyến) và tĩnh (sự bình tâm, an nhiên). Trong mọi sự vật của thiên nhiên đếu có cái gì đó kỳ diệu (Aristote). Kinh tế thị trường man rợ cũng như công nhiệp hóa và hiện đại hóa mù đương tiêu diệt một cách tàn bạo và quy mô toàn cầu năng lực bẩm sinh của con người giao cảm với thiên nhiên kỳ diệu. Hữu Thỉnh dường như còn cảm nhận được cái kỳ diệu của “mây trắng và cành hoa bưởi”, của “tiếng gà trưa” và “nhành sim tươi”, của “trời xanh và mây thắm” của “mặt trăng buồn và những cánh chim vụt hiện”… Anh còn nghe được hoa trong vườn Nguyễn Huệ kẻ sự nghiệp người anh hùng bằng ngôn ngữ của “mùi hương thao thiết” và “mây thắm trên đầu” (xem II, tr.58). Không biết tác giả đã đạt đến minh triết của Walt Whitman chưa: “Sau khi anh đã nếm đủ mùi của kinh doanh, chính trị, tiệc tùng và vân vân, anh thấy được rằng cuối cùng chẳng có món nào làm anh thỏa mãn hoặc có giá trị lâu bền vậy thì còn lại cái gì? Còn lại thiên nhiên”.
Cây là biểu tượng của thiên nhiên mà tác giả yêu thích hơn cả.
Hơn một lần anh thích làm cây.
Tôi như cây biết dấu lá vào đâu
Giữa gió bụi cõi người.
(II, tr. 18)
Dường như chỉ có cây là thanh cao, còn con người mãi mãi kiếp
phong trần.
Trong bài thơ ngụ ngôn Một thoáng làm người (II,
tr.35), cây muốn đổi bóng cho người để “được làm người trong chốc lát”, dè đâu “mới
một thoáng làm người cây đã đòi bóng lại”.
Bão trời ta coi khinh
Bão người không chịu nổi
Hữu Thỉnh làm thơ triết lý mà không triết luận.
Không biết bài Thương lượng với thời gian (II,
tr.36) có phải là bài chốt của tập thơ mang tên bài thơ.
Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa.
Đây là thời gian biểu thảm hại của những con người thảm hại
kiếp phong trần. Tuyệt đại đa số không biết số kiếp mình thảm hại:
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
Tác giả phải nhờ đến cây vốn thanh cao, vô tư, thẳng thắn để
biểu lộ đau thương và xót xa cho những con người kiếp phong trần.
Với bài thơ này Hữu Thỉnh vừa quyết liệt, vừa xót xa trước sự
xuống cấp của con người, trước những sự tha hóa và đốn mạt của con người.
Trong bài thơ Lời mẹ, người con mỗi lần lận đận
trên đường đời lại quay về hỏi mẹ. Lời của bà mẹ:
Hãy yêu lấy con người
Dù trăm cay nghìn đắng
Đến với ai gặp nạn.
Bất cứ bà mẹ truyền thống nào cũng có thể đưa ra một lời
khuyên như vậy.
Lời cuối cùng mới quan trọng:
Xong rồi, chơi với cây.
Đây là lời của một nhà hiền triết, một nghệ sĩ.
Xong rồi, chơi với cây là một tứ thơ quý trong thi phẩm
của Hữu Thỉnh.
Hoàng Ngọc Hiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét