Thơ mới đem lại cho nền thi ca Việt Nam
I. NGUỒN GỐC THƠ MỚI
Những người theo tân học hay những du học sinh thuở trước như Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương... đều có học hay đọc thơ của những nhà thơ Pháp, thi pháp của họ cũng có vần nhưng số chữ trong câu không gò bó, nó đã ảnh hưởng, trở thành nhân tố làm cho Thơ mới được khai sinh sau này, kể cả yếu tố Nguyễn Văn Vĩnh dịch ngụ ngôn của La Fontaine bài La Cigale et la Fourmi đăng ở Đông Dương tạp chí, số 40, năm 1914 như sau:
Con Ve Và Con Kiến
Con ve sầu kêu ve ve,
Suốt mùa hè,
Ðến kỳ gió bấc thổi;
Nguồn cơn thật bối rối.
Một miếng cũng chẳng còn.
Ruồi bọ không một con,
Vác miệng chịu khúm núm,
Sang chị kiến hàng xóm,
Xin cùng chị cho vay,
Răm ba hạt qua ngày.
"Từ nay sang tháng hạ,
Em lại xin đem trả.
Trước thu, thề Đất Trời!
Xin đủ cả vốn lời."
Tính kiến ghét vay cậy,
Trăm thói, thói này vì:
"Nắng ráo chú làm gì?"
Kiến hỏi ve như vậy.
Ve rằng: "Luôn đêm ngày,
Tôi hát, thiệt gì bác".
Kiến rằng: "Xưa chú hát?
Nay thử múa coi đây."
Nếu chúng ta quay trở lại ngày trước một thời gian ngắn, chúng ta thấy rằng sĩ tử, hay những nhà trí thức, khoa bảng Việt Nam đều phải học từ chương để thi cử, đạt được thành quả trở thành ông Cử, ông Nghè, ông Cống, "thắng vi quan thối vi sư", người ta đều phải trải qua học làm thi, làm phú, những vần những điệu bị gò ép trong khuôn khổ sẵn có. Trong tiến trình thôn tính Việt Nam của Pháp, Miền Nam đã không còn thi cử theo lối cũ từ năm 1863, Bắc Kỳ bãi bỏ thi cử theo lối cũ năm 1915 và Trung kỳ khóa thi cuối cùng năm 1919. Kể từ đó con đường quan lộ phải học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp để biết đọc biết viết, những người nào muốn học cao hơn, chỉ còn có cách theo nền giáo dục của Pháp, cho nên người ta dễ dàng chịu ảnh hưởng thi pháp của Pháp.
Trong địa hạt Văn học nghệ thuật, người ta thường có kinh nghiệm thấy rằng hình thức quyết định nội dung, chính hình thức chữ Quốc ngữ đã đưa đến khai sinh ra Thơ mới là điều tất nhiên vậy.
Nhưng điều quan trọng là Miền Nam đã chính thức khai sinh ra Thơ mới do ông Phan Khôi (1) khởi xướng, ông đã viết bài đăng trên Phụ Nữ Tân Văn ở Sàigòn, số 122 ngày 10 tháng 3 năm 1932 có tựa là: Một lối Thơ mới trình chánh giữa làng thơ
Trong ấy ông đã viết: “... đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc niêm luật gì hết" và tạm mệnh danh là Thơ mới, ông đem bài thơ dưới đây đăng lên làm thí dụ điển hình:
Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa. Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:
"- Ôi! Ðôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn là không đặng";
"Ðể đến nổi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!"
"- Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?" “Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!”
"Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?"
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau:
Ðôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi.
Than thân
Trời,
Nước vơi
Buồn bấy phận
Xứ lạ quê người
Ai cùng ta tri kỷ
Hai vai nặng ơn sông núi
Một tấm lòng quê chặc nợ đời
Cái chí tang bồng cưu mang oằn gánh
Khách giang hồ giọt hồng đổ hạt châu rơi
Tri Cẩn
Đuốc Nhà Nam số 41 ngày 7-1-1933
Bài báo của ông Phan Khôi được nữ độc giả Liên Hương ở Hội An gửi thư tới hoan nghênh, được Lưu Trọng Lư gửi đăng Thơ mới bài Trên Ðường Thiên Lý và bài Vắng Khách Thơ cũng của Lưu Trọng Lư nhưng ký tên là Thanh Tâm, sau bài thơ nầy được Lưu Trọng Lư đổi tên là Xuân về:
Xuân về
Năm vừa rồi
Chàng cùng tôi
Nơi vùng giáp Mộ
Trong căn nhà cỏ
Tôi quay tơ
Chàng ngâm thơ
Vườn sau oanh giục giã,
Nhìn ra hoa đua nở,
Dừng tay tôi kêu chàng:
"Này, này bạn! xuân sang".
Chàng nhìn xuống mặt hớn hở
Tôi nhìn chàng lòng vồn vã...
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu: phai
Lá vàng: rụng
Ba gian: trống
Xuân đi
Chàng cũng đi
Năm nay xuân còn trở lại
Người xưa không thấy tới.
Sau đợt ba bài thơ mới đó, Phụ nữ Tân Văn còn đăng những bài Thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh, Hồ Văn Hảo và những người khác nữa.
Ngày 26-7-1933, thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh, diễn thuyết tại Hội Khuyến Học Nam Kỳ (SAMIPIC) Sàigòn, để cổ vũ, tán dương Thơ mới, sau đó cũng có những nhà văn đăng dàn diễn thuyết nhằm mục đích phổ biến Thơ mới như Ðỗ Ðình Vượng, Lưu Trọng Lư, Vũ Ðình Liên. Dĩ nhiên có những nhà văn, nhà thơ như Tân Việt, Tản Ðà, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh, Tường Vân và Phi Vân, Tùng Lâm Lê Cương Phụng, Thái Phỉ và Huỳnh Thúc Kháng viết bài đăng trên báo, đăng đàn diễn thuyết, từ Sàigòn ra đến Hà Nội để bênh vực thơ cũ, công kích Thơ mới.
Trong số đó, có một bài công kích Thơ mới đăng ở mục Nhàn đàm trong Phụ Trương Văn Chương của nhật báo Đuốc Nhà Nam số 64 ra ngày 3-7-1933 như sau:
Dịch thơ mới
Đọc đến đầu đề chắc không khỏi có một vài vị độc giả ngộ nhận chữ dịch, đây là traduire của Tây. Như thế là không đúng. “Dịch” đây là cái bịnh rất ghê gớm cũng như dịch hạch, dịch thiên thời, chứng bịnh rất truyền nhiễm ấy tức là dịch thơ mới vậy.
Mấy tháng nay không hiểu từ đâu đem đến mà cái bịnh dịch này nó lan tràn từ Bắc chí Nam mà nhứt là ở Nam nếu ta nói là chỗ chứa (dépôt) bịnh dịch này cũng được.
Cũng nên khảo cứu thử cội rễ của nó ở đâu. Hình như trước kia ông Phan Khôi khi còn viết báo trong Nam ổng dòm miếng đất thi thơ nước nhà coi bé tí quá, nghĩa là cách làm thơ chỉ trong vòng niêm luật đối chọi lôi thôi mà ông phát kiến ra cái "Tình xưa", rồi ổng đem trình qua làng báo. Đại ý ông Phan Khôi nói "Miếng đất thi thơ từ phú ở nhà ta hẹp quá vậy phải khuyếch trương thêm đây tôi xin trình với các ngài lối thơ mới của tôi đây nếu xài được thì nhờ mấy ngài tán thành và hưởng ứng". Tôi xin chép lại vài câu trong đầu bài thơ "Tình xưa" của Phan Khôi như dưới đây cho độc giả thưởng thức.
Hai mươi mấy năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa Trong cái lều tranh nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau mà than thở Ôi! Ðôi ta tình vẫn rất nặng nhưng lấy nhau hẳn đã không đặng Ðể đến nổi tình trước phụ nghĩa sau, chi cho bằng sớm liệu mà xa nhau.
Mấy câu thơ đó ai thì sao tôi không biết chớ riêng về phần tôi, tôi nói nó "mùi" và chan chứa mối tình nhiều lắm.
Đem ra đăng báo không thấy ai hó hé gì hết. Phan tiên sinh giận “dứt giây từ đó về sau xin chừa”. Phan tiên sinh không màng dở chuyện cũ nữa nhưng người sau tiên sinh lại rất chú trọng nên chi bịnh dịch thơ mới cũng bắt đầu thịnh hành từ đó.
Như tôi đã nói ở Nam cái “dịch” đó bành trướng một cách nên ghê sợ lắm, mà người đốc xuất bịnh đó để truyền khắp xa gần lại chính là một thơ văn gái một nữ đồng nghiệp chưn ước chưa ráo ở trong làng báo chúng tôi.
Một mình cô sanh ra vô số thơ mới nghĩa là một thứ thơ không phải là thơ một món văn cũng chưa hẵn là văn, một thứ thơ mà anh phu xe, thằng chệt lẻn kẻn, đứa con nít năm tuổi cũng làm được dư sức.
Thấy ngộ và dể "bửa cũi" mấy nhà nam nữ văn sĩ khác đua nhau hưởng ứng.
Đây tôi xin trích ra một vài đoạn thơ mới để làm quà cho độc giả. NGHE ĐỜN
Nghe
Anh cất tiếng đờn ở mé phòng tây
Tôi lên đến đây
Nghe tiếng đờn
GỬI MẤY HÀNG DƯƠNG TRONG LÀNG TÔI
Hởi mấy hàng dương mọc ở quê hương
Trong thấy tôi thương
Sao các người được rõ tường…
Đọc hai đoạn tôi trích ra trong năm đoạn khác chắc độc giả xem qua không khỏi ôm bụng…
Cái lối thơ gì mà quái gỡ hết sức xem một trăm bài không có bài nào giống với bài nào hết nghĩa là mấy nhà thi sĩ (!) ta hễ nghĩ sao viết vậy rồi tự nhận là lối thơ mới (?)
Nếu muốn trở nên nhà thi sĩ như trở bàn tay thì xã hội Việt Nam mình thì không người nào là không làm được thi sĩ.
Anh bán cà na sẽ trở nên thi sĩ với bài rao của anh:
Trái cà na trái cà na
Bên Tàu mới đem qua
Ở đường Catinat
Số nhà lẽ ba
Con nít có khóc có la
Mua một trái dọng vô miệng nó hết la v.v...
Đứa bé năm tuổi cũng cũng sẽ được làm thi sĩ với mấy câu của nó đòi ăn:
Má ơi! Đừng có đánh
Cho con xin một cái bánh
Rồi con sẽ đi tránh v.v...
Xem đó thì đoán ngay được là tiền đồ hàng năm nước nhà sẽ sản xuất không biết bao nhiêu là thi sĩ. Chừng đó phái cỗ điển như Tản Đà, Á Nam sẽ bị đạo binh lãng mạn trên này đuổi chạy không kịp. TỊNH ĐẾ
Dù có bị phê bình gay gắt như bài Nhàn Đàm trích trên đây, nhưng thực chất Thơ mới phóng khoáng, bình dị, mới mẻ, nên được nhiều người ủng hộ từ phía sáng tác cũng như giới thưởng ngoạn, từ đó Thơ mới có đủ sức bật vượt qua làng thơ cũ, chiếm chỗ đứng xứng đáng trong văn học Việt Nam, ngày nay chúng ta có những bài thơ mới của Tứ Ly, Thế Lữ, Vũ Ðình Liên, Ðoàn Phú Thứ... đã sáng tác trong giai đoạn này.
II. NHỮNG NHÀ THƠ MỚI
1.- Nguyễn Thị Manh Manh (1914- ?)
Thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh thường ký tắt là Manh Manh, còn có bút hiệu là Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ Thủy có lúc dùng tên Nguyễn Thị Kim, cũng có lúc dùng tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại tỉnh Gò Công. Con của tri huyện Nguyễn Đình Trị, tục danh Huyện Trị, Nghị viên thành phố Sàigòn-Chợ Lớn thời bấy giờ.
Thuở nhỏ nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh học ở trường Ecole des Jeunnes Files Annamites, cũng có tên là Nữ Học Đường Sàigòn, thường được gọi là trường Áo Tím, sau đổi là trường Gia Long, sau 1975 đổi tên là trường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi tốt nghiệp bằng Thành Chung, bà dạy học tại trường này một thời gian, đồng thời cộng tác với một số báo như Công Luận, Nữ Lưu, Việt Nam, Phụ Nữ Tân Văn… bà tích cực tham gia hoạt động trong các hội Nữ Lưu Học Hội, Hội Dục Anh, thành lập Hội Cựu Học Sinh Trường Nữ Học Đường Sàigòn, bà giữ chức Tổng Thư Ký hội này.
Hưởng ứng đề xướng Thơ mới của Phan Khôi, nữ sĩ đã sáng tác, đăng đàn diễn thuyết cổ vũ cho phong trào thơ mới, nhờ đó Thơ mới vượt khỏi bao chướng ngại do hàng nghìn năm khuôn sáo của làng "Thơ cũ".
Năm 1937, nữ sĩ kết duyên với ông Trương Tuấn Cảnh, người Hà Tiên, cũng là nhà giáo, nhà thơ với bút hiệu Lư Khê.
Khoảng 1950, nữ sĩ buồn phiền chuyện gia đình, sang Pháp định cư rồi mai danh ẩn tích từ dạo đó.
Trích thơ:
Viếng phòng vắng
Gió lọt phòng không
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng...
Trải đã mấy trăng
Hỡi nhện giăng
Với rêu lan
Tấm vách cũ
Từ khi người chủ
Một giấc lặng trang.
Tan nát vóc xưa
dưới mồ mưa
sương phủ dập!...
Đến hồn nàng
Thôi cũng bặt đàng
Biết sao được gặp!...
Hò hẹn kiếp sau
lại tìm nhau.
Có đặng nào?
Dầu có tin
nàng sẽ tái sinh
ở vũ trụ nào?
Thôi duyên có bấy
nhiêu ngần ấy!...
Hoa để tàn
trong trương sách
hơi lây lách
Như thấm từ hàng;
Nàng tựa đóa hoa
mà người ta
là quyển sách
lật nửa chừng
từ mỗi tờ, bừng
hương lên bay tách...
Gió lọt phòng không
tạt hơi đông
lạnh như đồng
Ngồi tơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng...
(Phụ Nữ Tân Văn, số Mùa Xuân, 19-1-1933)
Hai cô thiếu nữ
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng
(Một cô ở chợ, một cô ở đồng)
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng,
Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen.
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm
(Cô đi chân không, cô đi dép đầm)
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm,
Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Băng đi tha thướt dưới bóng nhành cây.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Cô này bắt cá, cô này hái hoa...
Rồi lại rủ nhau đi về.
Một cô nhẹ nhàng, một cô nặng nề.
Rồi lại rủ nhau đi về.
Giỏ cá cũng gần kề với giỏ bông.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Hai cô mới ngừng để hỏi tỏ tường.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Nghe tỏ tường cả hai động lòng thương.
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Mồ côi cha mẹ, cùng bà bơ vơ...
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Nhà tranh hết gạo biết nhờ cậy ai?
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà ơi, cá ni bán được giá cao."
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà lấy hết đi, bán được khá tiền."
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Thốt ra mấy lời cảm ân thật thà
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Rằng: "Cô thật là tiên xuống cứu tôi."
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Bà ơi, thứ này bán được tiền không? "
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Nếu bà muốn bán, cho bông cháu bà."
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
"Ở đồng có ai mua chi thứ này"
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
"Cháu nhà trông gạo, bông này quản chi."
Xong mới từ hai cô mà đi...
Cấp củm giỏ mây, buổi cơm trẻ nhi.
Xong mới từ hai cô mà đi...
Một cô thì lại nghĩ chi, thở dài...
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng,
Cô ở đồng bay nhẹ bổng tấm lòng.
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng.
Cô áo hồng mang nặng cái giỏ bông...
(Phụ Nữ Tân Văn, 1933)
Canh tàn
Em ơi, nghe lóng nghe
Gió đêm thoáng qua cửa...
Lụn tàn một góc lửa,
Lạnh ngắt chốn buồng the.
Gió đêm thoáng qua cửa...
Não dạ dế tỉ te
Lạnh ngắt chốn buồng the...
Em ơi, khêu chút lửa.
Não dạ dế tỉ te
Gió ru "... thiết chi nữa..."
Em ơi, khêu chút lửa
Rồi lại ngồi đây nghe.
Gió ru "... thiết chi nữa..."
Sụt sùi mấy cành tre
Em ngồi đây có nghe
Tơ lòng chi đứt nữa.
(Trích trong bài diễn thuyết tại Hội Khuyến học Nam Kỳ ở Sài Gòn ngày 26-7-1933)
Bức thư gởi cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới
Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy bạn à!
Lâu quá không làm thơ, mấy bạn cũng "nột dạ"?
Phải, tôi đây Manh Manh, mấy ông à!
Lâu quá không làm thơ, mấy ông lấy làm lạ?...
Bạn yêu tựu hỏi nhỏ: "E... chỉ sợ?
Tội nghiệp chớ! Người thì trẻ nên có hơi khờ "... Bạn ghét xúm hét to: "Á! nó sợ!
Đáng khiếp chửa! Người thì đẹt mà muốn vát cờ" Nghiêng mình thưa: "Hỡi các bạn quí yêu,
Gì mà sợ? Nghe tôi nói nhỏ: Manh chưa "xiều"
Khoanh tay gọi: "Hỡi các ông trớ trêu,
Khoan vinh mặt, đứng ngay cho tôi tỏ mấy điều
Thật, lâu nay tôi vắng đến "làng thơ"
Các bạn ơi, không phải phụ ai mà hởn hờ,
Ừ, lâu nay tôi không có làm thơ,
Các ông ơi, không phải sợ ai mà lu lờ.
Bị lôi cuốn trong chiến trường hoạt động.
Há được ngồi không mà sấp "mấy sợi tơ lòng".
Trước là hành động, thơ không mấy trọng,
Suốt đời nào để nghe quả tim con phập phồng!
Tuy vậy, giữa những lúc đi hăm hở,
Đôi khi tôi giựt mình nhớ đến khách làng thơ.
Ừ, mình nín thinh họ cho nhát dở!
Thôi, lấy "túi văn chương" vét một vài bài thơ.
Bấy lâu đành với tình cảm hởn hờ,
Bây giờ cần tới nó e hồn thơ không tới?
Nói chơi, chớ có gì đâu mà chờ,
Đây một bức thơ, thơ mới! thơ mới! thơ mới!...
Rồi tôi thấy biết bao người rũ tới.
Vừa nghe hô thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh
Người ưa với kẻ ghét lối thơ mới,
Ưa đến nghe, ghét đến "bới" làm tôi tái xanh...
Rồi tôi nghe tiếng cười rộ lớn thêm,
Vớ được chuyện, họ cầm bút viết thôi kịch liệt!
Kẻ nghịch la: "Đả đảo! chẳng để êm!"
Bạn thích gật đầu nói: "Cái lối thơ hay thiệt"
Kết luận chuyện mới gần thành chuyện cũ
Các bạn ơi, cãi với nhau thét đã nhàm rồi
Làng thơ, thơ cũ, thơ mới, có đủ:
Thơ xưa là đất cũ, thơ nay tỷ đất bồi;
Đất trước để yên, đất sau lo xới,
Đất mới thì ít khô khan hơn đất dụng rồi.
Rủ nhau khai phá, cất thêm sở mới,
Nếu thật tình mong cây thơm mọc nhánh đâm chồi.
Bây giờ tôi thử khuyên khách làng thơ:
"Đổi lại, ai ưa thơ mới lo tìm chỗ dở,
Ai ghét, ráng kiếm cái hay của thơ
Vậy, chê, khen, có giá trị hoa mới sẽ nở".
(Phụ Nữ Tân Văn, số 228, ngày 14-12-1933)
Bà La Fugie nhà thám hiểm và họa sĩ
Các anh ơi dẹp lọ, dẹp đèn, dẹp tim, dẹp móc
Để tôi dắt các anh ra mắt một người đàn bà
Một người đàn bà từng bao phen lăn lóc
Giữa tạo vật với phong ba (đây chẳng phải là “tạo vật”
“phong ba” theo nghĩa bóng các anh thường than thở)
Người từng lướt đi chẳng kể nắng nung, tuyết lạnh, đất
nghiêng, đá vỡ
Người ăn vận như bạn trai, ngồi lưng ngựa long chong
Mà qua đèo, xuống hố, lên dốc, lội hào
Cùng một bọn tùy tùng dân lạ, sấn đi giữa non núi chình chòng
Rồi trải qua những ngày phẳng lặng, những đêm hung giông
bão…
Các anh ơi, đó là nhà thám hiểm, lại là giống đàn bà đem
cái trí, cái tài, cái gan của mình để phục vụ khoa học
Sống để đi kiếm trên mặt đất, những góc nào mà loài người
còn cô độc
Những xứ tít mù xa, sống để khảo sát bao la…
Rồi mượn bút họa thần tình mà gộp trong mấy vuông giấy
trắng thế giới bằng phong cảnh, nhân loại bằng hình người
Cái tài nuôi cái chí, người tự tạo người.
Ôi! mấy bức tranh của họa sĩ là một đời in khắc!
Các anh ơi các anh chẳng có biệt tài, có chí cao, có gan lớn
thì tôi chẳng xúi các anh chuyện đi xa.
Tôi chẳng buộc các anh cưỡi ngựa vượt non băng ngàn lưu
linh xứ lạ.
Chống với gió mưa vất vả, với sương tuyết, tơi tả vói băng sơn
Tôi chỉ xin các anh bẻ ống, đập đèn, liệng tim, quăng móc
Tôi chỉ cầu các anh thôi hút, bỏ dứt tật ghiền;
Các anh ưng nghe tôi chăng? Hay là:
Đang lúc tâm hồn tôi rung động vì một bậc anh tài mới
thoáng qua.
Đang lúc tôi hăm hở hát ca cái can đảm, cái khí tiết, cái
hùng dũng
Của một người đàn bà; - mà các anh
vẫn nằm điềm nhiên, vẫn móc, vẫn tim, vẫn hút, vẫn ghiền.
Thì các anh ơi
Đành rằng trọn đời, trên thế giới người ta,
Các anh chẳng là đàn ông, mà các anh cũng chẳng đáng làm
đàn bà.
Phụ Nữ Tân Văn, số ra ngày 20-4-1934
2.- HỒ VĂN HẢO (1917- ?)
Thi sĩ Hồ Văn Hảo cũng là tên thật, sinh ngày 14 tháng 2 năm 1917 tại làng Tân Quy Đông , tỉnh Sa Đéc. Ông bắt đầu làm thơ từ 13 tuổi và chính thức góp mặt trên thi đàn năm 1933, trong khi còn ở ghế nhà trường Trung học Mỹ Tho, nhờ sự khuyến khích và chỉ dẫn của Giáo sư Việt Văn Trần Văn Hương.
Hồ Văn Hảo hưởng ứng bài Tình già của Phan Khôi bằng một loạt bài thơ mới, hoàn toàn mới về dung nội lẫn hình thức, đăng trên tuần báo Phụ Nữ Tân Văn. Hai bài thơ đầu của Hồ Văn Hảo (Tự tình với trăng và Con nhà thất nghiệp) được Nguyễn Thị Manh Manh đem trình bày và phân tích trong một buổi diển thuyết sôi nổi tại nhà Hội Khuyến học Nam Kỳ.
Năm 1934, ông đỗ bằng Thành Chung, đồng thời chiếm giải nhất cuộc thi thơ bằng Pháp văn do Nha Học Chánh tổ chức.
Năm 1935, cộng tác với Cao Văn Chánh tục bản tờ Phụ Nữ Tân Văn, nhưng ít lâu sau báo bị đóng cửa vì những bài đã kích và châm biến Phạm Quỳnh, lúc bấy giờ là Thượng thư ở triều đình Huế.
Năm 1936, đỗ Thủ khoa Kế toán Phòng Thương Mại Sài Gòn, giúp việc tại Đông Dương Ngân Hàng từ đó đến năm 1945.
Năm 1945, ông tham gia kháng chiến và bị Pháp bắt giam ngày 23-9-1945.
Năm 1948, lại bị sở Mật thám quản thúc tại Cam Bốt.
Năm 1950, xuất bản tập Thơ Ý. Từ đó về sau sống với nghề kế toán. Năm 1968, Hồ Văn Hảo sống ẩn dật ở đồng quê, vùng Chợ Lách (Vĩnh Long).
Ông đã soạn xong tập Loạn Lạc nhưng chưa xuất bản...
Trích thơ:
Con nhà thất nghiệp
Ngọn đèn leo lét,
Xác xơ một nóc nhà tranh;
Trên chiếu tan tành
Một trẻ thơ nằm im, xanh mét…
Ngoài, trời mưa xào xạc,
Gió tạt
Vào vách thưa
Mấy hạt mưa
Mảnh mùng tơi tan tác…
Lạnh lùng đứa bé
Cựa mình, cất tiếng ho ran,
Người mẹ vội vàng
Vuốt ve rằng: “Nín đi con nhé!
Cha con gần về tới,
Con ôi, Nín đi nào!"
Dạ như bào,
Miệng cười, hàng lệ xối
Cánh cửa tre từ từ mở…
Một luồng gió lạnh chen vô,
Đèn vụt tắt; tối mò…
- Ai đó?
- Ai? Mình về đây!
Chút nữa đã bị còng;
Mới chen vào, họ la ăn trộm!
Nếu chân không chạy sớm
Mặt vợ con còn thấy chi mong!
Thôi! Bây giờ tiền đâu mua thuốc
Cho con; chết nỗi đi Trời!
Túng quá mới ra nghề nhơ nhuốc
Chắc mai đây nhịn đói lắm, mình ơi!
Hồi làm cu-li, Đến mua, tiệm còn bán chịu;
Nay sở bị đuổi ra, thì
Một đồng điếu
Họ cũng bảo: đi!
Âm thầm, vợ đốt đèn dầu,
Ra chiều buồn bã.
Chồng quên lạnh dạ,
Ngồi thở ra, chắc lưỡi lắc đầu
Ngoài, vẫn mưa xào xạc,
Trong, đứa bé ho ran…
Ngọn đèn tàn,
Hết dầu nên lu lạt...
Phụ Nữ Tân Văn, Sàigòn. Số 208 ngày 20-7-1933
Tình thâm
Đêm đã khuya, nhấp nhô sao trời thay bóng nguyệt;
Tàu con lướt sóng, xôn xao tiếng bủa ầm ầm.
Ngon giấc nồng, thêm cơn gió thoảng lạnh đêm thâm
Kẻ đắp chiếu, người trùm mền, nằm im la liệt.
Một làn sóng to ác nghiệt,
Từ từ đập táp vào hông;
Nghiêng… rồi ngã… chú tài công
La trời: "Úy! Mau mau chết!"
Người kịp thức, thấy mình giam vào trong bễ tối,
Giờ cuối cùng trông sao chớp, giã kiếp ngàn thu;
Kẻ dưới hầm hay nước phỏng, lung túng trong tù,
Chưa kịp thở, cũng không giây nào cho trăn trối,
Trong bể sống, một người đang lội,
Những người theo tân học hay những du học sinh thuở trước như Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương... đều có học hay đọc thơ của những nhà thơ Pháp, thi pháp của họ cũng có vần nhưng số chữ trong câu không gò bó, nó đã ảnh hưởng, trở thành nhân tố làm cho Thơ mới được khai sinh sau này, kể cả yếu tố Nguyễn Văn Vĩnh dịch ngụ ngôn của La Fontaine bài La Cigale et la Fourmi đăng ở Đông Dương tạp chí, số 40, năm 1914 như sau:
Con Ve Và Con Kiến
Con ve sầu kêu ve ve,
Suốt mùa hè,
Ðến kỳ gió bấc thổi;
Nguồn cơn thật bối rối.
Một miếng cũng chẳng còn.
Ruồi bọ không một con,
Vác miệng chịu khúm núm,
Sang chị kiến hàng xóm,
Xin cùng chị cho vay,
Răm ba hạt qua ngày.
"Từ nay sang tháng hạ,
Em lại xin đem trả.
Trước thu, thề Đất Trời!
Xin đủ cả vốn lời."
Tính kiến ghét vay cậy,
Trăm thói, thói này vì:
"Nắng ráo chú làm gì?"
Kiến hỏi ve như vậy.
Ve rằng: "Luôn đêm ngày,
Tôi hát, thiệt gì bác".
Kiến rằng: "Xưa chú hát?
Nay thử múa coi đây."
Nếu chúng ta quay trở lại ngày trước một thời gian ngắn, chúng ta thấy rằng sĩ tử, hay những nhà trí thức, khoa bảng Việt Nam đều phải học từ chương để thi cử, đạt được thành quả trở thành ông Cử, ông Nghè, ông Cống, "thắng vi quan thối vi sư", người ta đều phải trải qua học làm thi, làm phú, những vần những điệu bị gò ép trong khuôn khổ sẵn có. Trong tiến trình thôn tính Việt Nam của Pháp, Miền Nam đã không còn thi cử theo lối cũ từ năm 1863, Bắc Kỳ bãi bỏ thi cử theo lối cũ năm 1915 và Trung kỳ khóa thi cuối cùng năm 1919. Kể từ đó con đường quan lộ phải học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp để biết đọc biết viết, những người nào muốn học cao hơn, chỉ còn có cách theo nền giáo dục của Pháp, cho nên người ta dễ dàng chịu ảnh hưởng thi pháp của Pháp.
Trong địa hạt Văn học nghệ thuật, người ta thường có kinh nghiệm thấy rằng hình thức quyết định nội dung, chính hình thức chữ Quốc ngữ đã đưa đến khai sinh ra Thơ mới là điều tất nhiên vậy.
Nhưng điều quan trọng là Miền Nam đã chính thức khai sinh ra Thơ mới do ông Phan Khôi (1) khởi xướng, ông đã viết bài đăng trên Phụ Nữ Tân Văn ở Sàigòn, số 122 ngày 10 tháng 3 năm 1932 có tựa là: Một lối Thơ mới trình chánh giữa làng thơ
Trong ấy ông đã viết: “... đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc niêm luật gì hết" và tạm mệnh danh là Thơ mới, ông đem bài thơ dưới đây đăng lên làm thí dụ điển hình:
Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa. Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:
"- Ôi! Ðôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn là không đặng";
"Ðể đến nổi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!"
"- Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?" “Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!”
"Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?"
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau:
Ðôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi.
Nhà văn Phan Khôi (1887-1960)
Trên Phụ Trương Văn Chương
của nhật báo Đuốc Nhà Nam phát hành tại Sàigòn, một độc giả hưởng ứng, sáng tác
bài Thơ mới sau đây: Than thân
Trời,
Nước vơi
Buồn bấy phận
Xứ lạ quê người
Ai cùng ta tri kỷ
Hai vai nặng ơn sông núi
Một tấm lòng quê chặc nợ đời
Cái chí tang bồng cưu mang oằn gánh
Khách giang hồ giọt hồng đổ hạt châu rơi
Tri Cẩn
Đuốc Nhà Nam số 41 ngày 7-1-1933
Bài báo của ông Phan Khôi được nữ độc giả Liên Hương ở Hội An gửi thư tới hoan nghênh, được Lưu Trọng Lư gửi đăng Thơ mới bài Trên Ðường Thiên Lý và bài Vắng Khách Thơ cũng của Lưu Trọng Lư nhưng ký tên là Thanh Tâm, sau bài thơ nầy được Lưu Trọng Lư đổi tên là Xuân về:
Xuân về
Năm vừa rồi
Chàng cùng tôi
Nơi vùng giáp Mộ
Trong căn nhà cỏ
Tôi quay tơ
Chàng ngâm thơ
Vườn sau oanh giục giã,
Nhìn ra hoa đua nở,
Dừng tay tôi kêu chàng:
"Này, này bạn! xuân sang".
Chàng nhìn xuống mặt hớn hở
Tôi nhìn chàng lòng vồn vã...
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu: phai
Lá vàng: rụng
Ba gian: trống
Xuân đi
Chàng cũng đi
Năm nay xuân còn trở lại
Người xưa không thấy tới.
Sau đợt ba bài thơ mới đó, Phụ nữ Tân Văn còn đăng những bài Thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh, Hồ Văn Hảo và những người khác nữa.
Ngày 26-7-1933, thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh, diễn thuyết tại Hội Khuyến Học Nam Kỳ (SAMIPIC) Sàigòn, để cổ vũ, tán dương Thơ mới, sau đó cũng có những nhà văn đăng dàn diễn thuyết nhằm mục đích phổ biến Thơ mới như Ðỗ Ðình Vượng, Lưu Trọng Lư, Vũ Ðình Liên. Dĩ nhiên có những nhà văn, nhà thơ như Tân Việt, Tản Ðà, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh, Tường Vân và Phi Vân, Tùng Lâm Lê Cương Phụng, Thái Phỉ và Huỳnh Thúc Kháng viết bài đăng trên báo, đăng đàn diễn thuyết, từ Sàigòn ra đến Hà Nội để bênh vực thơ cũ, công kích Thơ mới.
Trong số đó, có một bài công kích Thơ mới đăng ở mục Nhàn đàm trong Phụ Trương Văn Chương của nhật báo Đuốc Nhà Nam số 64 ra ngày 3-7-1933 như sau:
Dịch thơ mới
Đọc đến đầu đề chắc không khỏi có một vài vị độc giả ngộ nhận chữ dịch, đây là traduire của Tây. Như thế là không đúng. “Dịch” đây là cái bịnh rất ghê gớm cũng như dịch hạch, dịch thiên thời, chứng bịnh rất truyền nhiễm ấy tức là dịch thơ mới vậy.
Mấy tháng nay không hiểu từ đâu đem đến mà cái bịnh dịch này nó lan tràn từ Bắc chí Nam mà nhứt là ở Nam nếu ta nói là chỗ chứa (dépôt) bịnh dịch này cũng được.
Cũng nên khảo cứu thử cội rễ của nó ở đâu. Hình như trước kia ông Phan Khôi khi còn viết báo trong Nam ổng dòm miếng đất thi thơ nước nhà coi bé tí quá, nghĩa là cách làm thơ chỉ trong vòng niêm luật đối chọi lôi thôi mà ông phát kiến ra cái "Tình xưa", rồi ổng đem trình qua làng báo. Đại ý ông Phan Khôi nói "Miếng đất thi thơ từ phú ở nhà ta hẹp quá vậy phải khuyếch trương thêm đây tôi xin trình với các ngài lối thơ mới của tôi đây nếu xài được thì nhờ mấy ngài tán thành và hưởng ứng". Tôi xin chép lại vài câu trong đầu bài thơ "Tình xưa" của Phan Khôi như dưới đây cho độc giả thưởng thức.
Hai mươi mấy năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa Trong cái lều tranh nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau mà than thở Ôi! Ðôi ta tình vẫn rất nặng nhưng lấy nhau hẳn đã không đặng Ðể đến nổi tình trước phụ nghĩa sau, chi cho bằng sớm liệu mà xa nhau.
Mấy câu thơ đó ai thì sao tôi không biết chớ riêng về phần tôi, tôi nói nó "mùi" và chan chứa mối tình nhiều lắm.
Đem ra đăng báo không thấy ai hó hé gì hết. Phan tiên sinh giận “dứt giây từ đó về sau xin chừa”. Phan tiên sinh không màng dở chuyện cũ nữa nhưng người sau tiên sinh lại rất chú trọng nên chi bịnh dịch thơ mới cũng bắt đầu thịnh hành từ đó.
Như tôi đã nói ở Nam cái “dịch” đó bành trướng một cách nên ghê sợ lắm, mà người đốc xuất bịnh đó để truyền khắp xa gần lại chính là một thơ văn gái một nữ đồng nghiệp chưn ước chưa ráo ở trong làng báo chúng tôi.
Một mình cô sanh ra vô số thơ mới nghĩa là một thứ thơ không phải là thơ một món văn cũng chưa hẵn là văn, một thứ thơ mà anh phu xe, thằng chệt lẻn kẻn, đứa con nít năm tuổi cũng làm được dư sức.
Thấy ngộ và dể "bửa cũi" mấy nhà nam nữ văn sĩ khác đua nhau hưởng ứng.
Đây tôi xin trích ra một vài đoạn thơ mới để làm quà cho độc giả. NGHE ĐỜN
Nghe
Anh cất tiếng đờn ở mé phòng tây
Tôi lên đến đây
Nghe tiếng đờn
GỬI MẤY HÀNG DƯƠNG TRONG LÀNG TÔI
Hởi mấy hàng dương mọc ở quê hương
Trong thấy tôi thương
Sao các người được rõ tường…
Đọc hai đoạn tôi trích ra trong năm đoạn khác chắc độc giả xem qua không khỏi ôm bụng…
Cái lối thơ gì mà quái gỡ hết sức xem một trăm bài không có bài nào giống với bài nào hết nghĩa là mấy nhà thi sĩ (!) ta hễ nghĩ sao viết vậy rồi tự nhận là lối thơ mới (?)
Nếu muốn trở nên nhà thi sĩ như trở bàn tay thì xã hội Việt Nam mình thì không người nào là không làm được thi sĩ.
Anh bán cà na sẽ trở nên thi sĩ với bài rao của anh:
Trái cà na trái cà na
Bên Tàu mới đem qua
Ở đường Catinat
Số nhà lẽ ba
Con nít có khóc có la
Mua một trái dọng vô miệng nó hết la v.v...
Đứa bé năm tuổi cũng cũng sẽ được làm thi sĩ với mấy câu của nó đòi ăn:
Má ơi! Đừng có đánh
Cho con xin một cái bánh
Rồi con sẽ đi tránh v.v...
Xem đó thì đoán ngay được là tiền đồ hàng năm nước nhà sẽ sản xuất không biết bao nhiêu là thi sĩ. Chừng đó phái cỗ điển như Tản Đà, Á Nam sẽ bị đạo binh lãng mạn trên này đuổi chạy không kịp. TỊNH ĐẾ
Dù có bị phê bình gay gắt như bài Nhàn Đàm trích trên đây, nhưng thực chất Thơ mới phóng khoáng, bình dị, mới mẻ, nên được nhiều người ủng hộ từ phía sáng tác cũng như giới thưởng ngoạn, từ đó Thơ mới có đủ sức bật vượt qua làng thơ cũ, chiếm chỗ đứng xứng đáng trong văn học Việt Nam, ngày nay chúng ta có những bài thơ mới của Tứ Ly, Thế Lữ, Vũ Ðình Liên, Ðoàn Phú Thứ... đã sáng tác trong giai đoạn này.
II. NHỮNG NHÀ THƠ MỚI
1.- Nguyễn Thị Manh Manh (1914- ?)
Thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh thường ký tắt là Manh Manh, còn có bút hiệu là Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ Thủy có lúc dùng tên Nguyễn Thị Kim, cũng có lúc dùng tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại tỉnh Gò Công. Con của tri huyện Nguyễn Đình Trị, tục danh Huyện Trị, Nghị viên thành phố Sàigòn-Chợ Lớn thời bấy giờ.
Thuở nhỏ nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh học ở trường Ecole des Jeunnes Files Annamites, cũng có tên là Nữ Học Đường Sàigòn, thường được gọi là trường Áo Tím, sau đổi là trường Gia Long, sau 1975 đổi tên là trường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi tốt nghiệp bằng Thành Chung, bà dạy học tại trường này một thời gian, đồng thời cộng tác với một số báo như Công Luận, Nữ Lưu, Việt Nam, Phụ Nữ Tân Văn… bà tích cực tham gia hoạt động trong các hội Nữ Lưu Học Hội, Hội Dục Anh, thành lập Hội Cựu Học Sinh Trường Nữ Học Đường Sàigòn, bà giữ chức Tổng Thư Ký hội này.
Hưởng ứng đề xướng Thơ mới của Phan Khôi, nữ sĩ đã sáng tác, đăng đàn diễn thuyết cổ vũ cho phong trào thơ mới, nhờ đó Thơ mới vượt khỏi bao chướng ngại do hàng nghìn năm khuôn sáo của làng "Thơ cũ".
Năm 1937, nữ sĩ kết duyên với ông Trương Tuấn Cảnh, người Hà Tiên, cũng là nhà giáo, nhà thơ với bút hiệu Lư Khê.
Khoảng 1950, nữ sĩ buồn phiền chuyện gia đình, sang Pháp định cư rồi mai danh ẩn tích từ dạo đó.
Trích thơ:
Viếng phòng vắng
Gió lọt phòng không
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng...
Trải đã mấy trăng
Hỡi nhện giăng
Với rêu lan
Tấm vách cũ
Từ khi người chủ
Một giấc lặng trang.
Tan nát vóc xưa
dưới mồ mưa
sương phủ dập!...
Đến hồn nàng
Thôi cũng bặt đàng
Biết sao được gặp!...
Hò hẹn kiếp sau
lại tìm nhau.
Có đặng nào?
Dầu có tin
nàng sẽ tái sinh
ở vũ trụ nào?
Thôi duyên có bấy
nhiêu ngần ấy!...
Hoa để tàn
trong trương sách
hơi lây lách
Như thấm từ hàng;
Nàng tựa đóa hoa
mà người ta
là quyển sách
lật nửa chừng
từ mỗi tờ, bừng
hương lên bay tách...
Gió lọt phòng không
tạt hơi đông
lạnh như đồng
Ngồi tơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng...
(Phụ Nữ Tân Văn, số Mùa Xuân, 19-1-1933)
Hai cô thiếu nữ
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng
(Một cô ở chợ, một cô ở đồng)
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng,
Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen.
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm
(Cô đi chân không, cô đi dép đầm)
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm,
Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Băng đi tha thướt dưới bóng nhành cây.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Cô này bắt cá, cô này hái hoa...
Rồi lại rủ nhau đi về.
Một cô nhẹ nhàng, một cô nặng nề.
Rồi lại rủ nhau đi về.
Giỏ cá cũng gần kề với giỏ bông.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Hai cô mới ngừng để hỏi tỏ tường.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Nghe tỏ tường cả hai động lòng thương.
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Mồ côi cha mẹ, cùng bà bơ vơ...
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Nhà tranh hết gạo biết nhờ cậy ai?
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà ơi, cá ni bán được giá cao."
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà lấy hết đi, bán được khá tiền."
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Thốt ra mấy lời cảm ân thật thà
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Rằng: "Cô thật là tiên xuống cứu tôi."
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Bà ơi, thứ này bán được tiền không? "
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Nếu bà muốn bán, cho bông cháu bà."
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
"Ở đồng có ai mua chi thứ này"
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
"Cháu nhà trông gạo, bông này quản chi."
Xong mới từ hai cô mà đi...
Cấp củm giỏ mây, buổi cơm trẻ nhi.
Xong mới từ hai cô mà đi...
Một cô thì lại nghĩ chi, thở dài...
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng,
Cô ở đồng bay nhẹ bổng tấm lòng.
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng.
Cô áo hồng mang nặng cái giỏ bông...
(Phụ Nữ Tân Văn, 1933)
Canh tàn
Em ơi, nghe lóng nghe
Gió đêm thoáng qua cửa...
Lụn tàn một góc lửa,
Lạnh ngắt chốn buồng the.
Gió đêm thoáng qua cửa...
Não dạ dế tỉ te
Lạnh ngắt chốn buồng the...
Em ơi, khêu chút lửa.
Não dạ dế tỉ te
Gió ru "... thiết chi nữa..."
Em ơi, khêu chút lửa
Rồi lại ngồi đây nghe.
Gió ru "... thiết chi nữa..."
Sụt sùi mấy cành tre
Em ngồi đây có nghe
Tơ lòng chi đứt nữa.
(Trích trong bài diễn thuyết tại Hội Khuyến học Nam Kỳ ở Sài Gòn ngày 26-7-1933)
Bức thư gởi cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới
Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy bạn à!
Lâu quá không làm thơ, mấy bạn cũng "nột dạ"?
Phải, tôi đây Manh Manh, mấy ông à!
Lâu quá không làm thơ, mấy ông lấy làm lạ?...
Bạn yêu tựu hỏi nhỏ: "E... chỉ sợ?
Tội nghiệp chớ! Người thì trẻ nên có hơi khờ "... Bạn ghét xúm hét to: "Á! nó sợ!
Đáng khiếp chửa! Người thì đẹt mà muốn vát cờ" Nghiêng mình thưa: "Hỡi các bạn quí yêu,
Gì mà sợ? Nghe tôi nói nhỏ: Manh chưa "xiều"
Khoanh tay gọi: "Hỡi các ông trớ trêu,
Khoan vinh mặt, đứng ngay cho tôi tỏ mấy điều
Thật, lâu nay tôi vắng đến "làng thơ"
Các bạn ơi, không phải phụ ai mà hởn hờ,
Ừ, lâu nay tôi không có làm thơ,
Các ông ơi, không phải sợ ai mà lu lờ.
Bị lôi cuốn trong chiến trường hoạt động.
Há được ngồi không mà sấp "mấy sợi tơ lòng".
Trước là hành động, thơ không mấy trọng,
Suốt đời nào để nghe quả tim con phập phồng!
Tuy vậy, giữa những lúc đi hăm hở,
Đôi khi tôi giựt mình nhớ đến khách làng thơ.
Ừ, mình nín thinh họ cho nhát dở!
Thôi, lấy "túi văn chương" vét một vài bài thơ.
Bấy lâu đành với tình cảm hởn hờ,
Bây giờ cần tới nó e hồn thơ không tới?
Nói chơi, chớ có gì đâu mà chờ,
Đây một bức thơ, thơ mới! thơ mới! thơ mới!...
Rồi tôi thấy biết bao người rũ tới.
Vừa nghe hô thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh
Người ưa với kẻ ghét lối thơ mới,
Ưa đến nghe, ghét đến "bới" làm tôi tái xanh...
Rồi tôi nghe tiếng cười rộ lớn thêm,
Vớ được chuyện, họ cầm bút viết thôi kịch liệt!
Kẻ nghịch la: "Đả đảo! chẳng để êm!"
Bạn thích gật đầu nói: "Cái lối thơ hay thiệt"
Kết luận chuyện mới gần thành chuyện cũ
Các bạn ơi, cãi với nhau thét đã nhàm rồi
Làng thơ, thơ cũ, thơ mới, có đủ:
Thơ xưa là đất cũ, thơ nay tỷ đất bồi;
Đất trước để yên, đất sau lo xới,
Đất mới thì ít khô khan hơn đất dụng rồi.
Rủ nhau khai phá, cất thêm sở mới,
Nếu thật tình mong cây thơm mọc nhánh đâm chồi.
Bây giờ tôi thử khuyên khách làng thơ:
"Đổi lại, ai ưa thơ mới lo tìm chỗ dở,
Ai ghét, ráng kiếm cái hay của thơ
Vậy, chê, khen, có giá trị hoa mới sẽ nở".
(Phụ Nữ Tân Văn, số 228, ngày 14-12-1933)
Bà La Fugie nhà thám hiểm và họa sĩ
Các anh ơi dẹp lọ, dẹp đèn, dẹp tim, dẹp móc
Để tôi dắt các anh ra mắt một người đàn bà
Một người đàn bà từng bao phen lăn lóc
Giữa tạo vật với phong ba (đây chẳng phải là “tạo vật”
“phong ba” theo nghĩa bóng các anh thường than thở)
Người từng lướt đi chẳng kể nắng nung, tuyết lạnh, đất
nghiêng, đá vỡ
Người ăn vận như bạn trai, ngồi lưng ngựa long chong
Mà qua đèo, xuống hố, lên dốc, lội hào
Cùng một bọn tùy tùng dân lạ, sấn đi giữa non núi chình chòng
Rồi trải qua những ngày phẳng lặng, những đêm hung giông
bão…
Các anh ơi, đó là nhà thám hiểm, lại là giống đàn bà đem
cái trí, cái tài, cái gan của mình để phục vụ khoa học
Sống để đi kiếm trên mặt đất, những góc nào mà loài người
còn cô độc
Những xứ tít mù xa, sống để khảo sát bao la…
Rồi mượn bút họa thần tình mà gộp trong mấy vuông giấy
trắng thế giới bằng phong cảnh, nhân loại bằng hình người
Cái tài nuôi cái chí, người tự tạo người.
Ôi! mấy bức tranh của họa sĩ là một đời in khắc!
Các anh ơi các anh chẳng có biệt tài, có chí cao, có gan lớn
thì tôi chẳng xúi các anh chuyện đi xa.
Tôi chẳng buộc các anh cưỡi ngựa vượt non băng ngàn lưu
linh xứ lạ.
Chống với gió mưa vất vả, với sương tuyết, tơi tả vói băng sơn
Tôi chỉ xin các anh bẻ ống, đập đèn, liệng tim, quăng móc
Tôi chỉ cầu các anh thôi hút, bỏ dứt tật ghiền;
Các anh ưng nghe tôi chăng? Hay là:
Đang lúc tâm hồn tôi rung động vì một bậc anh tài mới
thoáng qua.
Đang lúc tôi hăm hở hát ca cái can đảm, cái khí tiết, cái
hùng dũng
Của một người đàn bà; - mà các anh
vẫn nằm điềm nhiên, vẫn móc, vẫn tim, vẫn hút, vẫn ghiền.
Thì các anh ơi
Đành rằng trọn đời, trên thế giới người ta,
Các anh chẳng là đàn ông, mà các anh cũng chẳng đáng làm
đàn bà.
Phụ Nữ Tân Văn, số ra ngày 20-4-1934
2.- HỒ VĂN HẢO (1917- ?)
Thi sĩ Hồ Văn Hảo cũng là tên thật, sinh ngày 14 tháng 2 năm 1917 tại làng Tân Quy Đông , tỉnh Sa Đéc. Ông bắt đầu làm thơ từ 13 tuổi và chính thức góp mặt trên thi đàn năm 1933, trong khi còn ở ghế nhà trường Trung học Mỹ Tho, nhờ sự khuyến khích và chỉ dẫn của Giáo sư Việt Văn Trần Văn Hương.
Hồ Văn Hảo hưởng ứng bài Tình già của Phan Khôi bằng một loạt bài thơ mới, hoàn toàn mới về dung nội lẫn hình thức, đăng trên tuần báo Phụ Nữ Tân Văn. Hai bài thơ đầu của Hồ Văn Hảo (Tự tình với trăng và Con nhà thất nghiệp) được Nguyễn Thị Manh Manh đem trình bày và phân tích trong một buổi diển thuyết sôi nổi tại nhà Hội Khuyến học Nam Kỳ.
Năm 1934, ông đỗ bằng Thành Chung, đồng thời chiếm giải nhất cuộc thi thơ bằng Pháp văn do Nha Học Chánh tổ chức.
Năm 1935, cộng tác với Cao Văn Chánh tục bản tờ Phụ Nữ Tân Văn, nhưng ít lâu sau báo bị đóng cửa vì những bài đã kích và châm biến Phạm Quỳnh, lúc bấy giờ là Thượng thư ở triều đình Huế.
Năm 1936, đỗ Thủ khoa Kế toán Phòng Thương Mại Sài Gòn, giúp việc tại Đông Dương Ngân Hàng từ đó đến năm 1945.
Năm 1945, ông tham gia kháng chiến và bị Pháp bắt giam ngày 23-9-1945.
Năm 1948, lại bị sở Mật thám quản thúc tại Cam Bốt.
Năm 1950, xuất bản tập Thơ Ý. Từ đó về sau sống với nghề kế toán. Năm 1968, Hồ Văn Hảo sống ẩn dật ở đồng quê, vùng Chợ Lách (Vĩnh Long).
Ông đã soạn xong tập Loạn Lạc nhưng chưa xuất bản...
Trích thơ:
Con nhà thất nghiệp
Ngọn đèn leo lét,
Xác xơ một nóc nhà tranh;
Trên chiếu tan tành
Một trẻ thơ nằm im, xanh mét…
Ngoài, trời mưa xào xạc,
Gió tạt
Vào vách thưa
Mấy hạt mưa
Mảnh mùng tơi tan tác…
Lạnh lùng đứa bé
Cựa mình, cất tiếng ho ran,
Người mẹ vội vàng
Vuốt ve rằng: “Nín đi con nhé!
Cha con gần về tới,
Con ôi, Nín đi nào!"
Dạ như bào,
Miệng cười, hàng lệ xối
Cánh cửa tre từ từ mở…
Một luồng gió lạnh chen vô,
Đèn vụt tắt; tối mò…
- Ai đó?
- Ai? Mình về đây!
Chút nữa đã bị còng;
Mới chen vào, họ la ăn trộm!
Nếu chân không chạy sớm
Mặt vợ con còn thấy chi mong!
Thôi! Bây giờ tiền đâu mua thuốc
Cho con; chết nỗi đi Trời!
Túng quá mới ra nghề nhơ nhuốc
Chắc mai đây nhịn đói lắm, mình ơi!
Hồi làm cu-li, Đến mua, tiệm còn bán chịu;
Nay sở bị đuổi ra, thì
Một đồng điếu
Họ cũng bảo: đi!
Âm thầm, vợ đốt đèn dầu,
Ra chiều buồn bã.
Chồng quên lạnh dạ,
Ngồi thở ra, chắc lưỡi lắc đầu
Ngoài, vẫn mưa xào xạc,
Trong, đứa bé ho ran…
Ngọn đèn tàn,
Hết dầu nên lu lạt...
Phụ Nữ Tân Văn, Sàigòn. Số 208 ngày 20-7-1933
Tình thâm
Đêm đã khuya, nhấp nhô sao trời thay bóng nguyệt;
Tàu con lướt sóng, xôn xao tiếng bủa ầm ầm.
Ngon giấc nồng, thêm cơn gió thoảng lạnh đêm thâm
Kẻ đắp chiếu, người trùm mền, nằm im la liệt.
Một làn sóng to ác nghiệt,
Từ từ đập táp vào hông;
Nghiêng… rồi ngã… chú tài công
La trời: "Úy! Mau mau chết!"
Người kịp thức, thấy mình giam vào trong bễ tối,
Giờ cuối cùng trông sao chớp, giã kiếp ngàn thu;
Kẻ dưới hầm hay nước phỏng, lung túng trong tù,
Chưa kịp thở, cũng không giây nào cho trăn trối,
Trong bể sống, một người đang lội,
Tay bồng con, tay nương vợ, chới với hụp
trồi;
"Mình ơi, phải số nơi trời
Thì…" Làn sóng chẳng để người vợ nối:
Một búng máu hồng
Nhuộm trang phận bạc;
Tấm thân bèo dạt Nghĩ khổ cho chồng.
"Mình ôi, ôm lấy trẻ thơ,
Thà em cam thác, còn giờ cứu con;
Chỉ lo cho
trẻ vuông tròn…"
Im hơi lặng… từ từ chìm đáy nước,
Muốn kéo vợ, trông mình
đã kiệt sức,
Ráng nâng con lặn lội thẳng vào bờ.
Trông ra một dãi mịt mờ,
Xác
người vô phúc dật dờ nơi nao?
Mấy hôm sau
Mặt rầu rầu,
Anh viếng mộ;
Ôi tình!
Ôi nghĩa! Ôi nợ duyên ôi!
Cảm long em, anh dạ ngùi ngùi.
Gió chiều ù thổi,
Ấy hồn
ta dung ruổi ngàn lau.
Đứa bé dàu dàu,
Trông tuồng ngơ ngẩn;
Dưới vuông khăn trắng,
Hai má ướt dầm…
Cô phần một nấm ngàn năm,
Rằng: đây có mảnh “tình thâm"
chôn vùi!
Phụ Nữ Tân Văn, Sàigòn. Số 210 ngày 3-8-1933
Tình không
Khách lạ, xin
dừng bước lãng du!
Lòng ta mang nặng một trời thu;
Bâng khuâng htương nhớ gì xa
vắng,
Ôm khói tình không đến bạc đầu.
Vì bởi vô duyên với phấn hương,
Đau
thương đành rải gió trăng ngàn
Muôn năm sông núi còn u uất
Ngậm ý thơ buồn gởi
bốn phương.
Tim ai thổn thức chốn xa xôi
Khi biết lòng ta, đã muộn rồi!
Có kẻ
vô tình, trong khiển hứng,
Ngâm nga nhắc lại mấy vần thôi.
(Thơ Ý, 2-4-1943)
Có lẽ nào?
Qua cửa sổ, gió lùa bao sinh khí,
Lá và hoa cợt với nắng hanh
vàng;
Chim trên cành vui cất tiếng ca vang;
Không khí hợp chất gì trong trẻo
quá.
Nay là phút lòng tôi chia đôi ngã,
Bên thì nghe tiếng gọi của Tử thần,
Bên
gượng cười nấn ná cảnh trời xuân;
Hoa trong lọ sắp tàn cũng còn ráng nở.
Chết
giữa lúc ngày xanh còn rực rỡ!
Chết khi lời chưa trút cạn tâm can,
Của ái ân
chưa cạn một cung đàn,
Của da thịt chưa nếm mùi hương phấn!
Có lẽ nào? Trong
không gian vô tận,
Khi lòng trinh hé nụ với hoa đào,
Khi muôn tim hòa khúc nhạc
tiêu đạo.
Muôn lá phổi thắm nhuần qua gió rộng,
Tôi cam chịu nghìn năm không cử
động,
Mồ con còn ghi thân lớn, lẻ loi,
Da thắm tươi sẽ lúc nhúc rơi đói?
Cả vũ
trụ tiêu tan còn chi nữa!
Người chớ bảo: Chết là buôn hết nợ,
Linh hồn sang một
thế giới thần tiên;
Quá tham lam, đòi hạnh phúc nhãn tiền.
Tôi nâng chén thời
gian chưa muốn cạn.
Tôi là kẻ đắm thuyền còm ôm váng,
Sợ mặt trời tắt hẳn trên đầu
tôi;
Sắp xa đời, tôi lại thấy yêu đời.
(Thơ Ý, 12-1934)
Bị đày
Trời đã bắt xuống
trần làm thi sĩ,
Lại đầy tôi vào khoảng đất khô khan,
Thu không về, mà xuân
cũng dở dang,
Đông kém rét; chỉ thấy toàn Mưa, Nắng
Nắng rất thấp nên hồn
tôi trũi nặng
Mưa dầm dề, ngày đỗi thê lương.
Người lạ chi khi thấy kẻ bên đường
Đi thơ thẩn lượm từng cảm hứng?
Ấy là lúc ánh dương vừa chín ửng,
Một buổi mai,
bừng dậy tiếng chim ca;
Gió ngọt ngào phơn phớt rợn làn da;
Tôi ngây ngất nhìn
trời qua kẽ lá.
Nghĩ tội nghiệp cho linh hồn xa lạ
Buồn ly hương, cố níu phút
giây vàng!
Ca hát mau, kẻo giờ thắm tiêu tan.
Chiều sẽ đến, âm u và chán nản.
Và đêm nữa, sao lạnh lùng vô hạn.
Chẳng làm say mạnh mẽ giác quan ta?
Nằm trong
người, ta lặng giữa canh gà
Lời huyền bí của lòng ta thỏ thẻ.
Sao ít thế, và
sao hờ hững thế?
Tim nồng nàn đem gởi chốn thờ ơ!
Kể làm chi người đẹp nói
trong thơ;
Nàng cũng vậy, vô tình và phản trác,
Người trong mộng tạo ra vài khoảng
khắc
Để mà nguôi quạnh quẽ của thời xuân.
Đau đớn thây cho kẻ lạc vườn trần,
Nhìn ngơ ngác, than ôi! đời tẻ lạnh.
Chim còn nhỏ, ai nỡ vanh cánh,
Khiến
ngăn đôi hồn rộng với không gian.
(Thơ Ý, 26-3-1944)
Ngày xưa
Tựa chớp mắt,bỗng
thoảng qua trí nhớ
- Ta đâu ngờ! - một kỷ niệm xa xôi,
Vừa êm tươi vừa vui sướng
nhất đời,
Với tất cả mơ hồ trong rực rỡ
Một cảm giác như ru lòng tự ái.
Thơm như hoa và trong trẻo như thơ,
Đến hồn ta những lúc tình cờ,
Rồi vụt mất ,
không dấu gì lưu lại.
Ôi! trí nhớ của người, thô sơ quá!
Không tinh vi chạy bắt
những ngày xưa
Mà từ đây ta chẳng gặp bao giờ,
- Để thêm hạn sự trầm ngâm vô
gía.
(Thơ Ý, 23-5-1939)
3.- ĐÔNG HỒ (1906-1969)
Thi sĩ chính danh là Lâm Kỳ Phác (kỳ: lạ; phác: ngọc còn trong đá), hộ tịch chép là Tấn Phác. Ông bác đặt tiểu tự Quốc Tỷ (truyền quốc ngọ tỷ), lại có tự là Trác Chi (chữ ở sách Mạnh Tử; Hữu phác ngọc, nghi sử ngọc nhân điêu trác chi).
Sinh năm Bính Ngọ (1906) tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, một tỉnh nhỏ ở cực Tây Việt Nam, giáp biên giới Cao Miên và vịnh Thái Lan. Lúc mới lên ba thì cha mẹ qua đời, ông được người bác ruột nuôi cho ăn học, ông thi đậu bằng Sơ học Pháp Việt tại Sàigòn, rồi về học ở Cần Thơ thì bà bác mất, Tấn Phác vâng lời bác ruột thôi học về cưới vợ để sanh con, nối dõi tông đường, người vợ của ông là Thái Linh Phượng. Cưới vợ xong, Lâm Tấn Phác được bổ làm thầy giáo ở Hà Tiên, ông viết bài, cộng tác với báo Nam Phong ở Hà Nội của Phạm Quỳnh từ năm 1923. Ông mở Trí Đức Học Xá năm 1926, chủ trương rèn luyện chữ Việt cho những thanh niên hiếu học thời bấy giờ. Vì nhà tổ tiên truyền mấy đời, đều ở ven Đông Hồ Ấn Nguyệt, là một thắng cảnh trong Hà Tiên Thập Cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ ông đã lấy hiệu Đông Hồ.
Năm 1928 vợ ông, Thái Linh Phượng mất, để lại cho ông cô con gái là Mỹ Tuyên, Đông Hồ đã thương khóc vợ với bài "Linh Phượng" đăng trên Nam Phong Tạp Chí số 128 - Tháng 4 năm 1928, Thượng Chi đã viết lời giới thiệu "Nước Tàu kia có bài văn khóc cháu của Hàn Thoái Chi, nước Nam ta há lại không có tập văn khóc vợ của Lâm Trác Chi đó sao?"
Năm 1929, Đông Hồ tục huyền với Lâm Nhàn Liên, hai năm sinh cho Đông Hồ một cô con gái đặt tên là Mỹ Diễm (cách viết của Đông Hồ là Yiễm), rồi thêm một người con trai, nhưng không nuôi được, sau đó bà Nhàn Tiên bị bệnh tâm thần, phải điều trị ở Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, điều trị một thời gian không khỏi, bà được đưa về nhà ở Hà Tiên, em của bà là Lâm Thái Úc phải chăm sóc chị và nuôi cháu.
Năm 1945, Đông Hồ tham gia kháng chiến chống Nhật ở Hà Tiên, sau khi Anh Pháp trở lại giải giới Nhật, Đông Hồ phải lên Sàigòn tiếp tục sự nghiệp kháng chiến thì vợ ở nhà mất, sau khi chôn cất Lâm Nhàn Tiên rồi, Đông Hồ mới trở về lần nữa khóc vợ.
Mười sáu năm một gánh gian nan
Đau yếu ngót mười năm, bệnh chẳng dưỡng nuôi.
Chết không chôn cất
Tuyền đài mẹ Yiễm hữu tâm tri.
Về sau Đông Hồ chấp nối với cô em út của Lâm Nhàn Tiên, là Lâm Thái Úc cũng là học trò ở Trí Đức Học Xá của ông, tức nhà thơ nữ Mộng Tuyết
Sau năm quốc biến 1945, dời nhà lên ở Sài Gòn, ông lại có biệt hiệu là Thủy Cổ Nguyệt (chiết tự chữ Hồ), là Đại Ẩn Am (đại ẩn am thành thị), là Nhị Liễu Tiên Sinh (vì khi ở xóm Lan Chi trước nhà có trồng hai cây liễu).
Do sinh trưởng ở nơi xa xôi cách trở, không được học nhiều nên biết ít chữ Pháp và chữ Hán, nhờ chuyên luyện chữ Việt mà thành văn nhân.
Có tiếng từ năm 1923 đến 1933, mười năm, viết cho báo Nam Phong xuất bản ở Hà Nội, biên soạn, khảo cứu, ký sự, tùy bút; trong đó làm văn nhiều hơn làm thơ. Nhân mười năm là biên tập báo Nam Phong đó mà các nhà làm Văn Học Sử Việt Nam xếp vào văn phái nhóm Nam Phong.
Trong các bài đăng báo Nam Phong, được nổi tiếng có hai bài: một bài nhật ký là bài Linh Phượng tức là Trác Chi lệ ký tập và một bài cổ văn là bài Phú Đông Hồ, đều làm trong năm 1928.
Thi sĩ chính danh là Lâm Kỳ Phác (kỳ: lạ; phác: ngọc còn trong đá), hộ tịch chép là Tấn Phác. Ông bác đặt tiểu tự Quốc Tỷ (truyền quốc ngọ tỷ), lại có tự là Trác Chi (chữ ở sách Mạnh Tử; Hữu phác ngọc, nghi sử ngọc nhân điêu trác chi).
Sinh năm Bính Ngọ (1906) tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, một tỉnh nhỏ ở cực Tây Việt Nam, giáp biên giới Cao Miên và vịnh Thái Lan. Lúc mới lên ba thì cha mẹ qua đời, ông được người bác ruột nuôi cho ăn học, ông thi đậu bằng Sơ học Pháp Việt tại Sàigòn, rồi về học ở Cần Thơ thì bà bác mất, Tấn Phác vâng lời bác ruột thôi học về cưới vợ để sanh con, nối dõi tông đường, người vợ của ông là Thái Linh Phượng. Cưới vợ xong, Lâm Tấn Phác được bổ làm thầy giáo ở Hà Tiên, ông viết bài, cộng tác với báo Nam Phong ở Hà Nội của Phạm Quỳnh từ năm 1923. Ông mở Trí Đức Học Xá năm 1926, chủ trương rèn luyện chữ Việt cho những thanh niên hiếu học thời bấy giờ. Vì nhà tổ tiên truyền mấy đời, đều ở ven Đông Hồ Ấn Nguyệt, là một thắng cảnh trong Hà Tiên Thập Cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ ông đã lấy hiệu Đông Hồ.
Năm 1928 vợ ông, Thái Linh Phượng mất, để lại cho ông cô con gái là Mỹ Tuyên, Đông Hồ đã thương khóc vợ với bài "Linh Phượng" đăng trên Nam Phong Tạp Chí số 128 - Tháng 4 năm 1928, Thượng Chi đã viết lời giới thiệu "Nước Tàu kia có bài văn khóc cháu của Hàn Thoái Chi, nước Nam ta há lại không có tập văn khóc vợ của Lâm Trác Chi đó sao?"
Năm 1929, Đông Hồ tục huyền với Lâm Nhàn Liên, hai năm sinh cho Đông Hồ một cô con gái đặt tên là Mỹ Diễm (cách viết của Đông Hồ là Yiễm), rồi thêm một người con trai, nhưng không nuôi được, sau đó bà Nhàn Tiên bị bệnh tâm thần, phải điều trị ở Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, điều trị một thời gian không khỏi, bà được đưa về nhà ở Hà Tiên, em của bà là Lâm Thái Úc phải chăm sóc chị và nuôi cháu.
Năm 1945, Đông Hồ tham gia kháng chiến chống Nhật ở Hà Tiên, sau khi Anh Pháp trở lại giải giới Nhật, Đông Hồ phải lên Sàigòn tiếp tục sự nghiệp kháng chiến thì vợ ở nhà mất, sau khi chôn cất Lâm Nhàn Tiên rồi, Đông Hồ mới trở về lần nữa khóc vợ.
Mười sáu năm một gánh gian nan
Đau yếu ngót mười năm, bệnh chẳng dưỡng nuôi.
Chết không chôn cất
Tuyền đài mẹ Yiễm hữu tâm tri.
Về sau Đông Hồ chấp nối với cô em út của Lâm Nhàn Tiên, là Lâm Thái Úc cũng là học trò ở Trí Đức Học Xá của ông, tức nhà thơ nữ Mộng Tuyết
Sau năm quốc biến 1945, dời nhà lên ở Sài Gòn, ông lại có biệt hiệu là Thủy Cổ Nguyệt (chiết tự chữ Hồ), là Đại Ẩn Am (đại ẩn am thành thị), là Nhị Liễu Tiên Sinh (vì khi ở xóm Lan Chi trước nhà có trồng hai cây liễu).
Do sinh trưởng ở nơi xa xôi cách trở, không được học nhiều nên biết ít chữ Pháp và chữ Hán, nhờ chuyên luyện chữ Việt mà thành văn nhân.
Có tiếng từ năm 1923 đến 1933, mười năm, viết cho báo Nam Phong xuất bản ở Hà Nội, biên soạn, khảo cứu, ký sự, tùy bút; trong đó làm văn nhiều hơn làm thơ. Nhân mười năm là biên tập báo Nam Phong đó mà các nhà làm Văn Học Sử Việt Nam xếp vào văn phái nhóm Nam Phong.
Trong các bài đăng báo Nam Phong, được nổi tiếng có hai bài: một bài nhật ký là bài Linh Phượng tức là Trác Chi lệ ký tập và một bài cổ văn là bài Phú Đông Hồ, đều làm trong năm 1928.
Ông cũng viết bài đăng các báo Trung Bắc Tân Văn, Đông Pháp Thời Báo, Kỳ
Lâm Báo, Phụ Nữ Tân Văn, Tự Do (Do Phan Văn Hùm chủ trương, năm 1939), Mai, Văn
Học Tạp Chí, Khai Trí Tiến Đức Tập San, Tri Tân. Khi phong trào Thơ mới ra đời,
ông hưởng ứng sáng tác nhiều bài thơ mới, xuất bản thành tập thơ mới "Cô
Gái Xuân"
Năm 1935, báo Nam Phong đình bản, nghỉ viết báo Nam Phong, tự chủ
trương và làm chủ bút tuần báo Sống, tự lực xuất bản ở Sài Gòn, báo Sống không
tự túc nổi, đình bản.
Từ năm 1936, về Hà Tiên ẩn cư cho đến năm 1945 quốc biến.
Sau quốc biến trở lại Sài Gòn.
Năm 1953, làm giám đốc Nhân Loại tập san, xuất bản
ở Sài Gòn để làm cơ quan cho nhà xuất bản Bốn Phương và nhà sách Yiễm Yiễm Thư
Trang sáng lập từ năm 1950. Đến giữa năm 1964, cho ngưng hoạt động nhà sách
cũng như cơ sở xuất bản, về ở ngoại ô Gia Định cạnh Hồ tắm Chi Lăng.
Những năm
về sau, vừa làm văn vừa làm thơ, thường viết về văn học, về lịch sử đăng ở các
tạp chí xuất bản ở Sài Gòn như Văn Hóa nguyệt san, Bách Khoa, Văn,… Phần nhiều
khảo cứu về văn học miền Nam, đặc biệt là văn học Hà Tiên. Từ niên khóa 1964-1965, đựơc mời làm giảng viên trường Đại Học Văn Khoa, phụ trách môn Văn học miền
Nam. Thỉnh thoảng đăng đàn diễn thuyết.
Thành tích đáng chi nhớ hơn hết là từ
năm 1926 đến năm 1934, mở nhà nghĩa học trên bờ Đông hồ, lấy tên là "Trí Đức
Học Xá" tự mình làm trưởng giáo, chủ trương chuyên dạy toàn tiếng Việt,
luôn luôn cổ động khuyến khích cho học trò và bạn bè tin vào tương lai Việt Ngữ.
Trường này dụng ý theo lối giáo dục đạo học, sống gần thiên nhiên như nhà tịnh
xá Santiniketan của thi hào R.Tagore ở Ấn Độ.
Trường mở cả lớp hàm thụ để cho học
trò ở xa Hà Tiên cũng có thể tập luyện tiếng Việt, cho nên, trong mấy năm liền,
đã gây được ảnh hưởng ở miền Nam.
Biểu hiệu của Trí Đức Học Xá, in trên các thư
giấy hàm thụ là một ngòi lông thỏ và một ngọn lông chim, tượng trưng cho bút
long và bút sắt.
Tác phẩm đã xuất bản thành sách:
- Úc Viên Thi Thoại (1909)
-
Hà Tiên Mạc thị sử (1929),
- Thơ Đông Hồ gồm các bài từ khi mới làm thơ năm
1922 đến năm 1932. (Nam ký thư quán Hà Nội xuất bản năm 1932).
- Lời Hoa, nhuận
sắc các bài tập Việt văn của họ trò Trí Đức Học Xá. Hợp thái trong ba tập: Bông
hoa đầu mùa, Bông hoa đua nở, Bông hoa cuối mùa (Trí Đức Học Xá Hà Tiên xuất bản,
năm 1934).
- Linh Phượng, đã đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1928 (Nam ký thư quán
Hà Nội xuất bản năm 1934).
- Cô Gái Xuân, thơ mới, làm trong khoảng 1932-1935
(Vị Giang văn khố Nam Định xuất bản năm 1935).
- Những Lỗi Thường Lầm Trong Sự
Học Quốc Văn, biên soạn chung với Trúc Hà (Trí Đức Học Xá xuất bản, năm 1936).
- Hà Tiên Thập Cảnh, in chung với Đường Vào Hà Tiên của Mộng Tuyết thất tiểu muội
(Xuất bản Bốn Phương, Sài Gòn, năm 1960).
- Trinh Trắng, thi tuyển (Xuất bản Bốn
Phương, Sài Gòn, năm 1961).
- Truyện Song Tinh, khảo cứu và sao lục Song Tinh bất
dạ truyện, diễn ca của Nguyễn Hữu Hào hồi đầu thế kỷ 18 (Xuất bản Bốn Phương,
Sài Gòn, năm 1962).
- Chi Lan Đào Lý, tùy bút tâm tình, viết về tình bè bạn
và nghĩa sư sanh (trích tạp chí Bách khoa thời đại, tháng 7 năm 1965).
- Năm ba
điều nghĩ về Truyện Kiều, thuyết trình nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du
(trích Văn hóa nguyệt san, tháng 10-11, năm 1965).
- Văn Học Miền Nam: Văn Học
Hà Tiên (1970)
Trích thơ:
Cô gái xuân
Trong xóm làng trên, cô gái thơ,
Tuổi
xuân mơn mởn vẽ đào tơ,
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia vẫn hững
hờ.
Lững thững lên trường buổi sớm chiều,
Tập tành nghiên bút, học may thêu.
Quần
đen, áo trắng, khăn hồng nhẹ,
Ngọn xõa ngang vai, tóc bỏ đều.
Lá rợp cành xoài
bóng ngã ngang,
Cô em dừng bước nghỉ bên đường,
Cởi khăn phẩy giọt mồ hôi trán,
Gió mát lòng cô cũng nhẹ nhàng.
Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh,
Lòng cô phất phới
biết bao tình.
Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh.
Áo trắng khăn hồng gió phất phơ,
Nhẹ nhàng vui vẻ nét ngây thơ.
Trông cô hớn hở
như đàn bướm,
Thong thả trời xuân mặc nhởn nhơ.
Đàn bướm bay cao cô trở về,
Sửa
khăn, cắp sách lại ra đi,
Thản nhiên, cô chẳng lòng thương tiếc,
Vì bướm ngày
xuân chẳng thiếu chi!
Cũng xóm làng trên, cô gái thơ,
Tuổi xuân hơn hớn vẻ
đào tơ.
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia náo nức chờ.
Tưng bừng
hoa nở, bóng ngày xuân,
Rực rỡ lòng cô, hoa ái ân.
Như đợi, như chờ, như nhớ tưởng,
Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng tình quân.
Tình quân cô: ấy sự thương yêu,
Đằm thắm,
xinh tươi, lắm mỹ miều.
Khao khát đợi chờ, cô chửa gặp,
Lòng cô cảm thấy cảnh
điều hiu.
Một hôm chợt thấy bóng tình quân,
Gió lộng, mây đưa thoáng đến gần.
Dang cánh tay tình, cô đón bắt,
Vô tình mây gió cuốn xa dần.
Gót ngọc phăng
phăng cô đuổi theo:
"Tình quân em hỡi! Hỡi người yêu!
“Gió mây xin để tình
quân lại:
“Chậm chậm cho em nói ít điều…”
Than ôi! Mây gió vẫn vô tình
Cuồn cuộn
bay trên ngọn núi xanh.
Nhìn ngọn núi xanh, mây khói tỏa,
Mắt cô, đôi lệ giọt
long lanh.
Lá rợp cành xoài bóng ngã ngang,
Cô em dừng bước nghỉ bên đường,
Cởi
khăn phẩy giọt mồ hôi trán,
Gió mát lòng cô cũng cảm thương
Lủi thủi bên đường,
cô ngẩn ngơ
Chốn này, đuổi bắt bướm ngày xưa,
Cô buồn, cô tiếc, cô ngùi ngậm,
Cô nhớ ngày xuân, nhớ tuổi thơ:
“Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh,
"Lòng
cô phất phới biết bao tình.
"Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
“Thoăn thoắt theo
liền đàn bướm xinh…"
“Đàn bướm bay cao cô trở về,
“Sửa khăn, cắp sách lại
ra đi,
"Thản nhiên, cô chẳng lòng thương tiếc,
"Vì bướm ngày xuân chẳng
thiếu chi!…"
Ái tình nào phải bướm ngày xuân,
Tình ái ngày xuân chỉ một lần
Một thoáng bay qua không trở lại
Gái xuân đỏ lệ khóc tình quân!
(Cô Gái Xuân)
Tuổi xuân
Kể từ khi quen nhau,
Vừa mười ba tuổi đầu
Tuổi xuân, tuổi vui sướng,
Nào có biết chi sầu.
Quen nhau thì yêu nhau,
Yêu nhau quấn quít nhau.
Quây quần
trong một tổ,
Như đôi chim bồ câu.
Ngày tháng chỉ mong cầu
Gần nhau được dài
lâu.
Sum vầy lòng những ước
Ly biệt có ngờ đâu.
Muốn thế, vẫn được thế,
Ai khéo
chiều nhau tệ,
Bao những cuộc vui cười.
Cùng nhau cùng chia sẻ:
"Anh ơi!
em muốn học,
Anh hãy dạy em đọc.
Dạy em không? Hở anh?
Không dạy em, em
khóc.
- Em đừng làm nũng chứ!
Hãy nói anh nghe thử,
Em muốn học chữ gì?
- Em muốn
học Quốc ngữ
Quốc ngữ chữ Việt Nam,
Này thơ em, anh xem.
- Anh nghe, em cứ đọc!
- Thơ rằng: "Anh yêu em!…"
"Em muốn dạy anh thêu,
- Yêu em, anh
phải chiều,
- Chỉ kim, anh thử lựa,
Nghe lời em, em yêu.
Này! Anh thêu khéo
chán,
Ngàn mây đôi chiếc nhạn
Chắp cánh tung trời bay,
Trăm năm cùng kết bạn.
-
Tươi thắm bức lụa là,
Đôi chim nhạn không già,
Đời mình âu cũng thế,
Ngày xuân ở
với ta…"
"Này anh! Buổi thư nhàn
Em dạy anh học đàn.
Khoan nhặt đôi đường tơ
Lay động đôi lòng
thơ.
Gảy nên khúc tình ái.
Khúc dứt, lòng ngẩn ngơ…
Buông bắt trên tơ trúc,
Nhìn em, năm ngón ngọc;
Năm búp măng nõn nà,
Mãi nhìn đàn chửa thuộc…
"Anh
ơi! Em muốn chơi,
Non nước chốn này vui…"
Âu, yếm cầm tay dắt,
Cùng
nhau thưởng cảnh trời,
Ngày lặng, màu hoa cỏ,
Đêm thanh, thú trăng gió.
Cảnh trời
với lòng người
Biết bao lần gặp gỡ,
"Anh! Em muốn chơi thuyền,
Một ngày ta
làm tiên…"
Buông buồm theo ngọn gió,
Sóng nước những triền miên.
Trời biển
cảnh lồng lộng,
Đôi tấm lòng rung động.
Kề vai sẽ tựa nhau,
Chập chờn trong giấc
mộng.
Bên rừng chiếc lá rơi,
Mặt nước cánh hoa trôi.
Chòm mây bay tản mác
Đàn
nhạn rẽ phương trời.
Trông cảnh. Em ngậm ngùi
Nhìn em, anh thở dài,
Cảm nghỉ
chuyện dời đổi
Giọt lệ bắt đầu rơi!…
Biết đời từ hôm ấy
Tuổi lớn, ngày dần thấy:
Chuyện buồn đưa đến thường,
Ngày vui không có mấy
Đôi lứa cũng xa nhau,
Tuổi
xuân còn mãi đâu.
Biệt ly này mới biết,
Chi xiết nỗi thương đau
Giọt lệ một lần
ứa,
Biết bao lần chan chứa;
Một lần khi bắt đầu,
Biết bao lần sau nữa!
Chốc, mười
mấy năm trời,
Trăm nghìn cảnh đổi dời,
Nói đến chuyện gặp gỡ,
Sóng ngược lại
bèo xuôi!
Cuộc đời những lăn lóc,
Tiếng cười đổi tiếng khóc.
Nào đâu bạn trẻ
thơ,
Cùng ta kề mái tóc?
Buồn nhớ cảnh năm xưa,
Lòng riêng những thẫn thờ.
Tóc
xanhh hồ đã bạc,
Luống tiếc tuổi ngây thơ!
(Cô Gái Xuân)
Bốn cái hôn
"… Em
nhớ: một sáng ngày mùa đông,
Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng.
Theo khe cửa sổ, gió thổi rít.
Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng!
Em cuốn mình trong làn chăn đệm,
Đệm cỏ, chăn bông em chẳng ấm,
Bỗng như có một ánh than hồng
Chạm vào trán em chạy vào lòng.
Lòng em ấm áp, hơi lạnh tan,
Em nằm sung sướng mà bàng hoàng.
Sờ tay lên trán em mới biết:
Hơi ấm âu yếm mẹ em hôn…
… Em nhớ: một buổi chiều mùa thu,
Bấy giờ mẹ em mất đã lâu.
Trông chiếc lá rơi, em ũ rũ,
Hơi may hiu hắt, em buồn rầu.
Mất mẹ, em mất tình âu yếm,
Lạnh lùng, em thiếu hơi hôn ấm.
Đứng tựa bên vườn, em ngẩn ngơ,
Trông nước, trông mây, em đợi chờ…
Chợt thấy cha em về trước sân,
Áo quần lấm áp vết phong trần,
Chạy ra mừng rỡ đưa tay đón,
Cúi xuống mái đầu, cha em hôn.
Từ hôm em được cha em hôn,
Đầm ấm lòng em bớt nỗi buồn.
Nhưng cha em mãi bận xuôi ngược,
Rày đó mai đây việc bán buôn…
… Em nhớ: một buổi trưa mùa hạ,
Buổi trưa nặng nề, trời oi ả.
Tựa của lớp học, em rầu rầu,
Nghe tiếng ríu rít đàn chim sâu.
Trước sân, bè bạn em nô đùa.
Riêng em buồn cảm thân bơ vơ:
Mẹ mất, còn cha, cha ít gặp,
Một năm chỉ hai lần rước đưa!…
Cô giáo, thấy em đứng một mình,
Đi qua, gọi em hỏi sự tình.
Cầm tay cô dắt lại bàn học,
Ân cần, thương yêu vuốt mái tóc.
Rồi cô âu yếm hôn tay em.
Lộng qua cửa lớp cơn gió nồm,
Bao nỗi buồn bực, gió thổi mát,
Cái hôn như ngọn gió êm đềm…
Nay em đang giữa cảnh đêm xuân,
Gió trăng tình tứ đêm thanh tân.
Trước vùng trời biển cảnh lồng lộng,
Cùng anh trao đổi tình ái ân.
Khoác tay anh đi trên bãi cát.
Cát bãi, trăng soi màu trăng mát.
Nghiêng đầu lơi lả tựa vai anh,
Lặng nghe sóng bãi đưa rào rạt.
Nước mây êm ái bóng trăng sao,
Say sưa em nhìn lên trời cao,
Buông khúc đàn lòng theo nhịp gió.
Giờ phút thần tiên, hồn phiêu dao.
Một hơi thở mát qua, dịu dàng,
Như cơn gió biển thoảng bay ngang,
Rồi luồng điện ấm chạy trên má:
Ân ái môi anh kề nhẹ nhàng.
Nũng nịu, anh ngã vào lòng anh,
Ngẩn ngơ ngừng lặng giây cảm tình.
Tóc em xõa tung, tay gió lướt,
Bàng hoàng em nhớ chuyện sau trước:
Đời em khoảng hai mươi năm hơn,
Được hưởng bốn lần âu yếm hôn.
Bốn lần em thấy em vui sướng,
Mưa gió đời em đỡ lạnh buồn.
Nhưng từ khi em thôi học rồi,
Cùng cô giáo em không gặp gỡ.
Mà rồi, từ đó em lớn khôn,
Cha em cũng chẳng hôn em nữa.
Ba lần hôn kia em mất rồi,
Lần này biết có lâu dài được
Nước bèo em nghĩ đời chia biệt,
Mà lệ sầu em thổn thức rơi!…"
(Cô Gái Xuân)
Mua áo
“Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi,
Em đâu còn mặc áo đi chơi.
Bán thơ nhân dịp anh ra chợ,
Đành gửi anh mua chiếc mới thôi!
- Hàng bông mai biếc màu em thích,
Màu với hàng, em đã dặn rồi.
Còn thước tấc, quên! em chửa bảo:
Kích tùng bao rộng, vạt bao dài?
- Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
Thước tấc anh còn lựa hỏi ai.
Rộng hệp, tay anh bồng ẳm đó,
Ngắn dài, người mới tựa bên vai!"
(Cô Gái Xuân)
Xuân Bất tận
Không quá khứ, không vị lai,
Thời gian xuân giữ thắm tươi hoài.
Từ lâu xuân vẫn mơn cành liễu,
Và mãi vàng luôn đượm cánh mai.
Cuộc thế mị thường cơn mộng lớn,
Nguồn xuân bất tận suối thơ dài.
Làm chi năm một lần khai bút.
Bút đã khai từ thiên địa khai.
(Tuyển tập Trinh Trắng)
Mộng Tuyết tên thật là Lâm Thái Úc (lẽ ra tên Út vì nữ sĩ có sáu người anh, nên sau này có bút hiệu Thất Tiểu Muội), sinh ngày 9 tháng 1 năm 1918 tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên.
Năm 1926, sau khi học hết bực Sơ đẳng, nữ sĩ bắt đầu luyện văn ở Trí Đức Học Xá (do thi sĩ Đông Hồ điều khiển), và sáng tác những bài văn ngắn dưới bút hiệu Thái Nữ Mộng Tuyết, góp lại thành tập Bông Hoa Đua Nở, đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1930.
Năm 1935, Mộng Tuyết thường xuyên viết truyện ngắn đăng trên tuần báo Sống (Sài Gòn).
Những năm kế tiếp, nữ sĩ tập làm thơ và gởi dự cuộc thi thơ do tự Lực văn đoàn tổ chức. Tập thơ Phấn Hương Rừng được giải khuyến khích năm 1939 (Ban Giám khảo gồm nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ , Hoàng Đạo, Thạch Lam Tú Mỡ).
Năm 1943, Cùng với nữ sĩ Vân Đài, Hằng Phương, Anh Thơ in chung một tập thi tuyển Hương Xuân do nhà Nguyễn Du ở Hà Nội xuất bản.
Sáng tác của Mộng Tuyết đã đăng trên các báo: Tiểu Thuyết Thứ Năm, Hà Nội báo, Con Ong, Đông Tây, Trung Bắc Chủ Nhật, Tri Tân, Gió Mùa, Ánh sáng, Nhân Loại Tập San, Bách Khoa, Văn, Văn Học. Nữ sĩ có nhiều bút hiệu: Mộng Tuyết, Hà Tiên Cô, Thất Tiểu Muội, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ…
Nữ sĩ Mộng Tuyết đã từ giã cõi đời vào lúc 8 giờ 05 ngày 1-7-2007, tại bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang, hưởng thọ 89 tuổi.
Đã xuất bản:
- Đường Vào Hà Tiên (tùy bút, Bốn phương, Sàigòn, 1960)
- Nàng Ái Cơ Trong Chậu Úp (Ký sự lịch sử, Bốn phương, Sàigòn, 1961)
- Truyện Cổ Đông Tây (1969)
- Dưới Mái Trăng Non (thơ, 1969)
- Núi Mộng Giang Hồ (hồi ký, Nxb Trẻ, Tp HCM)
Trích thơ:
Em bị cười
Mơ màng nghe có tiếng người yêu
Réo rắt bên hè thổi khúc tiêu,
Nhanh nhẹn tung chăn, em nhổm dậy
Bàng hoàng ngái ngủ, vội em kêu:
- Anh ơi! Anh đợi tí! Cho em
Còn sửa sang qua nếp áo xiêm.
Vuốt lại tóc em buông bối rối,
Điểm qua lượt phấn, chút hồng thêm…
Cửa mở. Em tìm chẳng thấy ai
Người yêu em đã phới xa rồi;
Bên rào còn để đôi hoa thắm
Hờ hững cười em mê ngủ thôi!
(Hà Nội báo, số 2, 3-6-1936)
Em trả thù
- Anh ơi! Em thích đời thi sĩ
Vui lòng, anh dạy em làm thơ?
- Em đừng chúng chứng, cười anh bảo,
Thơ thẩn gì em? Khéo ngẩn ngơ!…
… Một nàng tiên nữ đẹp như em,
Là một bài thơ, một quả tim.
Là áng hồng son, là gió lướt,
Là hoa xuân thắm, bóng trăng đêm…
… Thi sĩ, em ơi! đó lại là,
Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng.
Theo khe cửa sổ, gió thổi rít.
Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng!
Em cuốn mình trong làn chăn đệm,
Đệm cỏ, chăn bông em chẳng ấm,
Bỗng như có một ánh than hồng
Chạm vào trán em chạy vào lòng.
Lòng em ấm áp, hơi lạnh tan,
Em nằm sung sướng mà bàng hoàng.
Sờ tay lên trán em mới biết:
Hơi ấm âu yếm mẹ em hôn…
… Em nhớ: một buổi chiều mùa thu,
Bấy giờ mẹ em mất đã lâu.
Trông chiếc lá rơi, em ũ rũ,
Hơi may hiu hắt, em buồn rầu.
Mất mẹ, em mất tình âu yếm,
Lạnh lùng, em thiếu hơi hôn ấm.
Đứng tựa bên vườn, em ngẩn ngơ,
Trông nước, trông mây, em đợi chờ…
Chợt thấy cha em về trước sân,
Áo quần lấm áp vết phong trần,
Chạy ra mừng rỡ đưa tay đón,
Cúi xuống mái đầu, cha em hôn.
Từ hôm em được cha em hôn,
Đầm ấm lòng em bớt nỗi buồn.
Nhưng cha em mãi bận xuôi ngược,
Rày đó mai đây việc bán buôn…
… Em nhớ: một buổi trưa mùa hạ,
Buổi trưa nặng nề, trời oi ả.
Tựa của lớp học, em rầu rầu,
Nghe tiếng ríu rít đàn chim sâu.
Trước sân, bè bạn em nô đùa.
Riêng em buồn cảm thân bơ vơ:
Mẹ mất, còn cha, cha ít gặp,
Một năm chỉ hai lần rước đưa!…
Cô giáo, thấy em đứng một mình,
Đi qua, gọi em hỏi sự tình.
Cầm tay cô dắt lại bàn học,
Ân cần, thương yêu vuốt mái tóc.
Rồi cô âu yếm hôn tay em.
Lộng qua cửa lớp cơn gió nồm,
Bao nỗi buồn bực, gió thổi mát,
Cái hôn như ngọn gió êm đềm…
Nay em đang giữa cảnh đêm xuân,
Gió trăng tình tứ đêm thanh tân.
Trước vùng trời biển cảnh lồng lộng,
Cùng anh trao đổi tình ái ân.
Khoác tay anh đi trên bãi cát.
Cát bãi, trăng soi màu trăng mát.
Nghiêng đầu lơi lả tựa vai anh,
Lặng nghe sóng bãi đưa rào rạt.
Nước mây êm ái bóng trăng sao,
Say sưa em nhìn lên trời cao,
Buông khúc đàn lòng theo nhịp gió.
Giờ phút thần tiên, hồn phiêu dao.
Một hơi thở mát qua, dịu dàng,
Như cơn gió biển thoảng bay ngang,
Rồi luồng điện ấm chạy trên má:
Ân ái môi anh kề nhẹ nhàng.
Nũng nịu, anh ngã vào lòng anh,
Ngẩn ngơ ngừng lặng giây cảm tình.
Tóc em xõa tung, tay gió lướt,
Bàng hoàng em nhớ chuyện sau trước:
Đời em khoảng hai mươi năm hơn,
Được hưởng bốn lần âu yếm hôn.
Bốn lần em thấy em vui sướng,
Mưa gió đời em đỡ lạnh buồn.
Nhưng từ khi em thôi học rồi,
Cùng cô giáo em không gặp gỡ.
Mà rồi, từ đó em lớn khôn,
Cha em cũng chẳng hôn em nữa.
Ba lần hôn kia em mất rồi,
Lần này biết có lâu dài được
Nước bèo em nghĩ đời chia biệt,
Mà lệ sầu em thổn thức rơi!…"
(Cô Gái Xuân)
Mua áo
“Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi,
Em đâu còn mặc áo đi chơi.
Bán thơ nhân dịp anh ra chợ,
Đành gửi anh mua chiếc mới thôi!
- Hàng bông mai biếc màu em thích,
Màu với hàng, em đã dặn rồi.
Còn thước tấc, quên! em chửa bảo:
Kích tùng bao rộng, vạt bao dài?
- Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
Thước tấc anh còn lựa hỏi ai.
Rộng hệp, tay anh bồng ẳm đó,
Ngắn dài, người mới tựa bên vai!"
(Cô Gái Xuân)
Xuân Bất tận
Không quá khứ, không vị lai,
Thời gian xuân giữ thắm tươi hoài.
Từ lâu xuân vẫn mơn cành liễu,
Và mãi vàng luôn đượm cánh mai.
Cuộc thế mị thường cơn mộng lớn,
Nguồn xuân bất tận suối thơ dài.
Làm chi năm một lần khai bút.
Bút đã khai từ thiên địa khai.
(Tuyển tập Trinh Trắng)
Đôi thi nhân Đông Hồ và Mộng Tuyết
(trên đường phố Sàigòn vào thập niên 50)
4.- MỘNG TUYẾT (1918-2007)Mộng Tuyết tên thật là Lâm Thái Úc (lẽ ra tên Út vì nữ sĩ có sáu người anh, nên sau này có bút hiệu Thất Tiểu Muội), sinh ngày 9 tháng 1 năm 1918 tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên.
Năm 1926, sau khi học hết bực Sơ đẳng, nữ sĩ bắt đầu luyện văn ở Trí Đức Học Xá (do thi sĩ Đông Hồ điều khiển), và sáng tác những bài văn ngắn dưới bút hiệu Thái Nữ Mộng Tuyết, góp lại thành tập Bông Hoa Đua Nở, đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1930.
Năm 1935, Mộng Tuyết thường xuyên viết truyện ngắn đăng trên tuần báo Sống (Sài Gòn).
Những năm kế tiếp, nữ sĩ tập làm thơ và gởi dự cuộc thi thơ do tự Lực văn đoàn tổ chức. Tập thơ Phấn Hương Rừng được giải khuyến khích năm 1939 (Ban Giám khảo gồm nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ , Hoàng Đạo, Thạch Lam Tú Mỡ).
Năm 1943, Cùng với nữ sĩ Vân Đài, Hằng Phương, Anh Thơ in chung một tập thi tuyển Hương Xuân do nhà Nguyễn Du ở Hà Nội xuất bản.
Sáng tác của Mộng Tuyết đã đăng trên các báo: Tiểu Thuyết Thứ Năm, Hà Nội báo, Con Ong, Đông Tây, Trung Bắc Chủ Nhật, Tri Tân, Gió Mùa, Ánh sáng, Nhân Loại Tập San, Bách Khoa, Văn, Văn Học. Nữ sĩ có nhiều bút hiệu: Mộng Tuyết, Hà Tiên Cô, Thất Tiểu Muội, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ…
Nữ sĩ Mộng Tuyết đã từ giã cõi đời vào lúc 8 giờ 05 ngày 1-7-2007, tại bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang, hưởng thọ 89 tuổi.
Đã xuất bản:
- Đường Vào Hà Tiên (tùy bút, Bốn phương, Sàigòn, 1960)
- Nàng Ái Cơ Trong Chậu Úp (Ký sự lịch sử, Bốn phương, Sàigòn, 1961)
- Truyện Cổ Đông Tây (1969)
- Dưới Mái Trăng Non (thơ, 1969)
- Núi Mộng Giang Hồ (hồi ký, Nxb Trẻ, Tp HCM)
Trích thơ:
Em bị cười
Mơ màng nghe có tiếng người yêu
Réo rắt bên hè thổi khúc tiêu,
Nhanh nhẹn tung chăn, em nhổm dậy
Bàng hoàng ngái ngủ, vội em kêu:
- Anh ơi! Anh đợi tí! Cho em
Còn sửa sang qua nếp áo xiêm.
Vuốt lại tóc em buông bối rối,
Điểm qua lượt phấn, chút hồng thêm…
Cửa mở. Em tìm chẳng thấy ai
Người yêu em đã phới xa rồi;
Bên rào còn để đôi hoa thắm
Hờ hững cười em mê ngủ thôi!
(Hà Nội báo, số 2, 3-6-1936)
Em trả thù
- Anh ơi! Em thích đời thi sĩ
Vui lòng, anh dạy em làm thơ?
- Em đừng chúng chứng, cười anh bảo,
Thơ thẩn gì em? Khéo ngẩn ngơ!…
… Một nàng tiên nữ đẹp như em,
Là một bài thơ, một quả tim.
Là áng hồng son, là gió lướt,
Là hoa xuân thắm, bóng trăng đêm…
… Thi sĩ, em ơi! đó lại là,
Người đi theo dõi bóng thiên nga,
Ước
mơ, yêu thích và ca ngợi,
Những cái mà em đã có thừa!
- Nhưng không, em muốn học
làm thơ
Để trả thù anh đã hững hờ:
Rồi phút say sưa anh có lại,
Hôn em… Em sẽ đẩy
anh ra.
Bấy giờ, em cũng bảo anh rằng:
"Em bận làm thơ", anh nhớ
chăng?
Hôm nọ; bên anh, em nũng nịu,
Lạnh lùng anh cứ mãi nhìn trăng.
(Hà Nội
báo, số 7, 29-4-1936)
Dương liễu tân Thanh
Trân trọng mạ giao hành kháh thủ.
Đoản
trường tình tự kỷ ân cần
Lê Bích Ngô
"Dương liễu mười bài" chép gửi
anh.
Ly hoài ai khéo gởi cho mình.
Bích ngô âu cũng lòng thôn nữ
Chung với
nghìn xưa một mối tình.
"Bên đường qua lại bao nhiêu khách;
"Riêng bẻ
cành xuân đưa tặng nhau.
"Sung sướng Giang nam chàng phới ngựa,
"Tháng ngày bóng liễu rủ tơ sầu…
“Lả lướt đợi ngày xuân trở lại:
"Ngày xuân trở lại, hỏi bao ngày!
“Năm canh lạnh lẽo kinh sương gió,
"Ngùi ngậm tàn xuân hoa rụng đầy…"
Nét mực vừa khô, lệ ướt dầm,
Lời xưa
thêm gợi nỗi từ tâm.
Biệt ly còn bận đời thi sĩ;
Huống chốn buồng the khách chỉ
kim.
(Phấn Hương Rừng)
Vì anh Thọ Xuân
Để tặng anh Đông Hồ bộ Việt Pháp Tự điển
Vì ai, đề tặng sách cho ai:
Rồi lại vì ai cảm tạ người;
Bởi sợ nhà thơ nghèo đến
chữ,
Yêu nhau, đưa tặng mấy muôn lời
Tiếng nhà, của sẵn kho vô tận,
Mặc sức
tiêu hoang, mặc sức chơi:
Mưa bốn phương trời mây nước đẹp,
Mua nghìn năm cảnh
cỏ hoa tươi.
Hãy còn thừa thải, tiêu chưa hết,
Mua lấy, trần gian, tiếng khóc
cười.
Trước hết, đã mua rồi một món:
Thành Phương - hương điểm mối tình dài
(Phấn Hương Rừng)
Mười Khúc Đoạn Trường
1. Giá gạo Tràng An
Nghe nói Trường An
giá gạo cao
Đói cơm cửu hạn khát mưa đào
Bà con ta ở miền Trung Bắc
Thóc gạo Đồng
Nai những ước ao
Tổ quốc bâng khuâng hồn nghệ sĩ
Cô em rủ chị học làm thơ
Em
vui bẻ mực dầm ngòi thỏ
Chị mãi rừng văn xây lối mơ
Cấp báo về đây tự nẻo xa
Người đang ngoắc ngoải đợi chờ ta
Vốn nghèo biết giúp gì em nhỉ
Ngã mại Kỳ
văn nhĩ mại hoa
2. Tin miền Bắc
Quốc vận bình minh hằng nắng vàng
Mừng vui chưa
dứt tiếng reo vang
Xa xăm những đợi tin miền Bắc
Cơ cẩn kìa đâu tin bỗng sang
Khắp lòng vui lại để lo âu
Đói khát bao nhiêu nỗi thảm sầu
Trời đất chửa tan
màu khói lửa
Anh em đang gặp cảnh thương đau
Máu mủ tình kia đã bảo ta
Đưa tay
nâng đỡ chị em nhà
Giống nòi chưa chết lòng chưa chết
Non nước hồn vang tiếng
thiết tha
3. Hồng Hà không phải sông vô địch
Con cháu Rồng Tiên họ một nhà
Ai
làm non nước chuyện chia ba
Cho hồn Tổ Quốc bâng khuâng lắm
Tai biến nhìn nhau
thêm xót xa
Êm ái Nhà Bè nước chảy chia hai
Gạo cơm Cần đước nước Đồng Nai
Hồng
Hà không phải sông vô địch
Mà vẫn bờ sông xương trắng phơi
No ấm miền Nam trong
lúc này
Bát cơm bữa bữa được bưng đầy
Ai ơi nghĩ nhớ người đang đói
Muỗng cháo
cầm hơi đợi phút giây
4. Những linh hồn bơ vơ
Trạm Bắc đưa về tin xót xa
Lang
thang thê thảm kẻ không nhà
Đồng quê khốn khó tìm ra chợ
Bồng bế con thơ dắt
díu già
5. Xẻ cháo nhường cơm
Hồng Lạc nguời chung một giống nòi
Có đâu Nam
Bắc đất chia hai
Xót tình máu mủ cơn nguy biến
Xẻ cháo nhường cơm ai hỡi ai
Máu
chảy ruột mềm đau xót lắm
Rách lành đùm bọc lấy cho nhau
Trong nhà đang có người
kêu đói
Xẻ cháo nhường cơm mau hãy mau
Nạn đất tai trời đành đã vậy
Nhưng mà chị
ngã hãy còn em
Có rồi nhưng cũng chưa là đủ
Tai mới nghe qua lòng thổn thức
Xác người xe nhặt mỗi ban mai
Còn bao nhiêu nữa đang quằn quại
Hấp hối chờ cơm hơi mỏn hơi
Gốc rạ cọng rơm vơ
mót sạch
Dây khoai củ chuối món cao lương
Vỏ cây dây lá không còn nữa
Đất trụi
đồng trơ nuốt thảm thương
Thoi thóp tàn chơ cứu tế
Hột cơm khi đói khi no
Giàu
nghéo ai cũng thừa tâm huyết
Nhiều ít nài chi hãy cứu cho
7. Cấm yên
Vật uống
món ăn đành đã hết
Có tiền không gạo biết đâu mua
Ruộng vườn trống trải đồng
không cỏ
Không vụ chiêm không vụ mùa
Mạ mới gieo xong đã gặt liền
Mái tranh
không sợi khói vươn lên
Thử thì bất tỉ thanh minh tiết
Để sự trù trung đã cấm
yên
8. Ai đắp điếm
Làng mạc đìu hiu cảnh não nùng
Bờ ao lặng ngắt tiếng côn
trùng
Sân vườn vắng bóng loài gia súc
Cửa ngỏ lều không ôi lạnh lùng
Nhan nhản
ngoài đồng xác chết phơi
Xôn xao đàn quạ liệng đen trời
Mùi tanh theo gió bay
lan khắp
Hơi sức ai còn đắp điếm ai
Đồng loại còn thương huống ruột rà
Bà con
nhau đó có ai xa
Đem lòng ta đói thương người đói
Thì thấy lòng ta bao thiết
tha
9. Đúc chuông
Nhớ chuyện đời xưa lễ đúc chuông
Xa gần góp lại của thiên môn
Có người sốt sắng mua âm đức
Bạc nén vàng thoi cũng góp luôn
Lửa đỏ nung tan cả
vạc đồng
Người quăng đôi xuyến kẻ đôi vòng
Muốn vo quả phúc cho tròn trặn
Gửi cả
vào đây vạn ước mong
Nay đã gặp rồi mùa Cứu khổ
Đúc chuông ngày trước phước về
đâu
Ai ơi hãy nhớ câu nhà Phật
Một mạng người hơn chín nhịp cầu
10. Nạn đói nước Ngô
Nước Việt ngày xưa muốn phục thù
Đem toàn lúa hấp trả về Ngô
Thấy là lúa tốt
cho gieo giống
Năm ấy bên Ngô bị mất mùa
Nạn đói làm bại nước Ngô
Gương kia Còn
để tự bao giờ
Nay không hấp giống cho mùa mất
Đốt thóc thay vì đốt củi khô
Giặc đói xâm lăng nước mình
Hột cơm cứu đói; đạo tinh binh
Ngày đêm hãy gấp đường
ra Bắc
Tiếng khải triền vang khúc thái bình
Mười khúc đoạn trường
(Mùa đói năm
1945)
III.- KẾT LUẬN
Thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, đời sống dân chúng trù phú lại được nhiều tự do, những yếu tố ấy giúp cho Miền Nam dễ dàng phát triển kinh tế, là đòn bẩy giúp cho văn học nghệ thuật có điều kiện tiến triển. Chủ trương phổ biến chữ Quốc ngữ của nhà cầm quyền Pháp để dễ dàng cai trị thuộc địa, là một cơ hội tốt cho các nhà văn, nhờ đó Miền Nam đã sáng tạo được những đường lối mới, phù hợp với hình thái đơn giản của chữ Quốc ngữ. Trong bối cảnh đó Thơ mới đã ra đời, đem lại cho nền thi ca Việt Nam một thời kỳ vàng son rực rỡ.
Người có công lớn khai sơn phá thạch cho Thơ mới là nhà văn Phan Khôi, người có công hô hào cổ vũ Thơ mới, làm cho nhiều người khác hưởng ứng từ Bắc chí Nam, đó là thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh. Tiếc thay Miền Nam thời đó chỉ có Thi sĩ Ðông Hồ, Mộng Tuyết, Hồ Văn Hảo và Nguyễn Thị Manh Manh còn để lại tên tuổi trong thi ca, riêng thi sĩ Đông Hồ tên tuổi ông rạng rở trong Văn học Việt Nam.
Chú thích:
1. Phan Khôi (1887-1960) gốc người Bắc, cháu ngoại của Tổng Đốc Hoàng Diệu, vào Nam làm báo, có tài nên được đất dụng võ trên tờ Phụ Nữ Tân Văn. Ông còn có các bút danh: Chương Dân, Thông Reo, Tú Sơn (phiên âm chữ Pháp "tout suel" có nghĩa là một mình) Ông có viết tiểu thuyết Trở Vỏ Lửa (1936), nhưng ngòi bút ông không thành công hơn là những bài báo.
Ông đã từng cộng tác với các báo: Đăng Cổ Tùng Báo, Nam Phong, Thực Nghiệp Dân Báo, Hữu Thanh, Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn, Phụ Nữ Thời Đàm, Đông Pháp Thời Báo, Trung Lập, Đông Tây, Tràng An, Hà Nội Báo, Tào Đàn, Tri Tân, chủ trương tờ Sông Hương (1936-1939).
Sau 1954, làm Chủ nhiệm báo Nhân Văn, ông viết những bài: Phê bình lãnh đạo văn nghệ, Ông Bình Vôi (Giai phẩm mùa thu, 1956), Ông Năm Chuột (Văn, 1958). Là tác giả “Ông Năm Chuột”, nên ông là nạn nhân của Ðảng trong Vụ án Nhân Văn giai phẩm ở miền Bắc, bị khai trừ khỏi Hội nhà Văn năm 1958.
2. Bài này trong Thi Nhân Việt Nam và Luật Thơ Mới trình bày khác nhau, phần nầy trình bày theo Thi Nhân Việt Nam. Sách tham khảo: - Hoài Thanh Hoài Chân Thi nhân Việt Nam VH, Sàigòn, 1988 Minh Huy Luật Thơ Mới Khai Trí, Sàigòn, 1961 - Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, Sống Mới, Sàigòn, 1968 - Nhiều Tác Giả Thơ Mới 1932-1945 Tác Giả và Tác Phẩm, NXBHNV, Việt Nam, 2004.
Sách tham khảo:
- Hoài Thanh Hoài Chân Thi nhân Việt Nam VH,
Sàigòn, 1988 Minh Huy Luật Thơ Mới Khai Trí, Sàigòn, 1961.
- Nguyễn Tấn Long -
Nguyễn Hữu Trọng Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, Sống Mới, Sàigòn, 1968.
- Nhiều
Tác Giả Thơ Mới 1932-1945 Tác Giả và Tác Phẩm, NXBHNV, Việt Nam, 2004.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét