Đây là một bài thơ làm theo thể ngũ ngôn. Những câu thơ cân
xứng vần điệu, thiết tha, hồn nhiên, thơ mộng và không kém phần đắm say. Tứ
thơ hay. Thi ý ngọt ngào. Từ cảm xúc dạt dào thi nhân viết một mạch mười khổ
thơ đầy sắc thái biểu cảm. Tỏ ra là cây bút có kinh nghiệm thể hiện qua cách lập
tứ, chọn lọc thi liệu, thi ảnh kết hợp các biện pháp tu từ ví von, so sánh,
tương phản, đối lập... được vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ tình đầy
sắc điệu thẫm mỹ.
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu “Em không là Tôn Nữ”. Như chúng ta đã biết
“Tôn Nữ” là một dòng dõi Hoàng Tộc thuộc Triều Nguyễn- Triều đại cuối cùng ở Cố
Đô Huế. Dẫu em không là Tôn Nữ thì điều đó cũng chẳng sao khi em vẫn chứa đủ
những phẩm hạnh “hiền thục”, “mặn mà”… Hiền thục là từ dùng để chỉ phẩm hạnh, Mặn
mà, kiêu sa là từ dùng để nói đến dung nhan. Đối với nhân vật trữ tình trong
thơ “em” có đủ cả dung nhan và phẩm hạnh. Lắng động nét kiêu sa cho thấy vẻ đẹp
đài các mà đằm thắm mặn mà. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ để nhốt hồn anh trong đáy
mắt rồi không cần gì hơn nữa.
“Em không là Tôn Nữ
Nhưng hiền thục mặn mà
Lắng đọng nét kiêu sa
Bắt hồn anh cất giữ”
Khổ thơ đầu chỉ với bốn câu, gợi ít, tả nhiều. Ngôn ngữ chọn lọc bằng những cặp từ ghép và từ láy: kiêu sa, mặn mà diễn tả nhân vật trữ tình trong thơ nếu không là giai nhân thì cũng là một gương mặt dễ nhìn và quyễn rũ. Tiếp nối mạch cảm xúc dâng trào qua khổ thơ thứ hai. Những rung động của thi nhân qua trí tưởng tượng phong phú, bóng hồng đó được tác giả ví như là hiện thân của “tiên nữ” lạc xuống trần gian. Ở đây tác giả lồng vào màu sắc thần tiên, huyền ảo cho câu thơ mang vẻ đẹp của mơ mộng. Có lẽ ai cũng từng gặp hình ảnh cô tiên trong các câu chuyện cổ tích mà tuổi thơ chúng ta một thời mê đắm. Đến đây người đọc cũng có thể cảm thông cho thi nhân bởi khi yêu bao giờ cũng đẹp và cũng bởi bóng hồng đã lọt vào trong xao xuyến của hồn thơ.
“Em hiện thân tiên nữ
Lạc xuống chốn trần gian
Mang bi ái lạc hoan
Nhuộm đời anh bảy sắc”
Từ cõi nào rơi xuống phía trần gian nàng “tiên” ấy mang đủ những buồn vui, yêu thương và vô tình “nhuộm đời anh” thành những màu sắc lấp lánh như cầu vồng sau mưa. Cách dùng từ tinh tế qua ngôn ngữ và cách kết cấu âm .Khổ thơ này tác giả đã dùng hình ảnh ví von và so sánh làm tăng giá trị biểu đạt cho câu thơ... Tình yêu hay đang hướng tới tình yêu chưa nắm bắt được. Nó vẫn còn là một điều gì đó huyền diệu và mơ màng “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu) hay cái phút giây giao duyên của đôi lứa “Khi nào ta yêu nhau” (Xuân Quỳnh) không dễ xác định và lý giải một cách rành mạch được.
Thơ của tác giả Trần Kim Định là tiếng lòng của một trái tim nồng hậu, chan chứa yêu thương qua thi ý chân thành, táo bạo bộc lộ tự nhiên, không hề giấu giếm những rung động, những khát khao mãnh liệt. Đó là điều cần có để đưa vào thơ những cung bậc cần thiết cho những áng thơ tình. Nếu không có những đắm say và nồng nàn, lãng mạn thì làm sao có thơ tình? Cho nên có thể nói tác giả đã thành công khi sáng tác thi phẩm mang sắc thái thơ tình “Vẫn mãi là em”.
Tình yêu chân chính bao giờ cũng hướng đến hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu cũng là nhu cầu tất yếu của con người từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ và tin rằng còn mãi tới mai sau. Nó tồn tại từ lứa tuổi thanh xuân hay đến lúc đã trưởng thành, chín chắn đầy chiêm nghiệm của cuộc đời, tình yêu đều có sức hấp dẫn riêng của nó và cũng đều trẻ trung tươi mới.
Nếu khổ thơ thứ hai chúng ta vừa khám phá có vẻ lung linh trong lớp sương khói mờ ảo như thực, như mộng thì khổ thơ thứ ba tiếp sau đâu kéo chúng ta trở về thực tại. Tác giả ngầm giới thiệu một cách tế nhị, kín đáo rằng tâm hồn anh vẫn còn bỏ ngỏ, trái tim thi nhân vẫn còn đơn côi qua hình ảnh ẩn dụ “vòng tay đơn”
“Vòng tay đơn khép chặt
Muốn ôm trọn cuộc tình
Lưu giữ một bóng hình
Mà người ơi... khó quá!”
Vòng tay “muốn ôm trọn cuộc tình”, là bày tỏ nguyện vọng và khát khao vươn tới hạnh phúc. Muốn một bóng hình mình yêu mến thuộc về trong vòng tay của mình. Nhưng “Người ơi… khó quá!” Thi nhân dùng một câu cảm thán để người đọc không khỏi ngậm ngùi cho thi nhân. Biết bao giờ thì hạnh phúc mới ở trong tầm tay? Qua khổ thơ này người đọc cảm nhận được rằng hiện thời hạnh phúc mà tác giả khát khao hướng đến chưa chạm đến tầm tay, nó vẫn còn mong manh xa vời quá!
“Ông trăng già cắc cớ
Xui mình gặp nhau chi
Để mỏi cánh thiên di
Mà sao mai chưa mọc”
“Em không là Tôn Nữ
Nhưng hiền thục mặn mà
Lắng đọng nét kiêu sa
Bắt hồn anh cất giữ”
Khổ thơ đầu chỉ với bốn câu, gợi ít, tả nhiều. Ngôn ngữ chọn lọc bằng những cặp từ ghép và từ láy: kiêu sa, mặn mà diễn tả nhân vật trữ tình trong thơ nếu không là giai nhân thì cũng là một gương mặt dễ nhìn và quyễn rũ. Tiếp nối mạch cảm xúc dâng trào qua khổ thơ thứ hai. Những rung động của thi nhân qua trí tưởng tượng phong phú, bóng hồng đó được tác giả ví như là hiện thân của “tiên nữ” lạc xuống trần gian. Ở đây tác giả lồng vào màu sắc thần tiên, huyền ảo cho câu thơ mang vẻ đẹp của mơ mộng. Có lẽ ai cũng từng gặp hình ảnh cô tiên trong các câu chuyện cổ tích mà tuổi thơ chúng ta một thời mê đắm. Đến đây người đọc cũng có thể cảm thông cho thi nhân bởi khi yêu bao giờ cũng đẹp và cũng bởi bóng hồng đã lọt vào trong xao xuyến của hồn thơ.
“Em hiện thân tiên nữ
Lạc xuống chốn trần gian
Mang bi ái lạc hoan
Nhuộm đời anh bảy sắc”
Từ cõi nào rơi xuống phía trần gian nàng “tiên” ấy mang đủ những buồn vui, yêu thương và vô tình “nhuộm đời anh” thành những màu sắc lấp lánh như cầu vồng sau mưa. Cách dùng từ tinh tế qua ngôn ngữ và cách kết cấu âm .Khổ thơ này tác giả đã dùng hình ảnh ví von và so sánh làm tăng giá trị biểu đạt cho câu thơ... Tình yêu hay đang hướng tới tình yêu chưa nắm bắt được. Nó vẫn còn là một điều gì đó huyền diệu và mơ màng “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu) hay cái phút giây giao duyên của đôi lứa “Khi nào ta yêu nhau” (Xuân Quỳnh) không dễ xác định và lý giải một cách rành mạch được.
Thơ của tác giả Trần Kim Định là tiếng lòng của một trái tim nồng hậu, chan chứa yêu thương qua thi ý chân thành, táo bạo bộc lộ tự nhiên, không hề giấu giếm những rung động, những khát khao mãnh liệt. Đó là điều cần có để đưa vào thơ những cung bậc cần thiết cho những áng thơ tình. Nếu không có những đắm say và nồng nàn, lãng mạn thì làm sao có thơ tình? Cho nên có thể nói tác giả đã thành công khi sáng tác thi phẩm mang sắc thái thơ tình “Vẫn mãi là em”.
Tình yêu chân chính bao giờ cũng hướng đến hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu cũng là nhu cầu tất yếu của con người từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ và tin rằng còn mãi tới mai sau. Nó tồn tại từ lứa tuổi thanh xuân hay đến lúc đã trưởng thành, chín chắn đầy chiêm nghiệm của cuộc đời, tình yêu đều có sức hấp dẫn riêng của nó và cũng đều trẻ trung tươi mới.
Nếu khổ thơ thứ hai chúng ta vừa khám phá có vẻ lung linh trong lớp sương khói mờ ảo như thực, như mộng thì khổ thơ thứ ba tiếp sau đâu kéo chúng ta trở về thực tại. Tác giả ngầm giới thiệu một cách tế nhị, kín đáo rằng tâm hồn anh vẫn còn bỏ ngỏ, trái tim thi nhân vẫn còn đơn côi qua hình ảnh ẩn dụ “vòng tay đơn”
“Vòng tay đơn khép chặt
Muốn ôm trọn cuộc tình
Lưu giữ một bóng hình
Mà người ơi... khó quá!”
Vòng tay “muốn ôm trọn cuộc tình”, là bày tỏ nguyện vọng và khát khao vươn tới hạnh phúc. Muốn một bóng hình mình yêu mến thuộc về trong vòng tay của mình. Nhưng “Người ơi… khó quá!” Thi nhân dùng một câu cảm thán để người đọc không khỏi ngậm ngùi cho thi nhân. Biết bao giờ thì hạnh phúc mới ở trong tầm tay? Qua khổ thơ này người đọc cảm nhận được rằng hiện thời hạnh phúc mà tác giả khát khao hướng đến chưa chạm đến tầm tay, nó vẫn còn mong manh xa vời quá!
“Ông trăng già cắc cớ
Xui mình gặp nhau chi
Để mỏi cánh thiên di
Mà sao mai chưa mọc”
Thi nhân trở về trách nhẹ nhàng tạo hóa trêu ngươi qua hình ảnh”
trăng già cắc cớ” xui nên cuộc gặp gỡ mà chi để rồi ôm mộng tưởng.
“Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không.” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Cánh chim thiên di đã bao lần mỏi cánh để tìm điều kỳ diệu sẽ đến nhưng phía chân trời “sao mai vẫn chưa mọc” hạnh phúc chưa mỉm cười với thi nhân. Tác giả bồi hồi nhớ về những kỷ niệm. Qua những câu thơ bằng phương pháp liệt kê, gợi và tả ở cả hai khổ thơ sau đây:
“Những chiều em tan học
Góc phố ai đứng trông
Chân mây phủ nắng hồng
Nắng không về cuối ngõ
Phải chi là cơn gió
Sẽ lùa tóc em bay
Cho đôi má hây hây
Mùa xuân về trong mắt”
Hai khổ thơ được tác giả chọn đưa vào thơ những thi liệu và thi ảnh đẹp để gợi và tả. Hình ảnh chiều “tan học”, có người “đứng trông”, phía chân mây phủ vệt “nắng hồng” quả là hình ảnh rất tươi sáng, nên thơ. Thi nhân ước “Phải chi là cơn gió” nếu anh là cơn gió sẽ lùa từng ngón tay vào những sợi tóc em bay, ngắm nhìn đôi má đỏ hây hây thẹn thùng e lệ… và đôi mắt trong trẻo mơ màng như mùa xuân vừa tới. Những hình ảnh: mây, gió, tóc, mùa xuân… không phải là mới. Đây là những thi liệu người ta đã từng gặp trong thi ca cổ điển và thi ca từ thế kỷ trước. Điều đáng nói là tác giả đã chọn lọc, đưa vào thơ và vận dụng để diễn đạt cảm xúc một cách đầy sáng tạo làm cho vần thơ dồi dào sức sống, tươi mới và trẻ trung. Chắc hẳn độc giả cũng đã đọc nhiều bài thơ tình đăng trên trang các nhân của anh trong thời gian gần đây để thấy rằng quả thực anh có tài trong sáng tác thơ tình.
Tình yêu vẫn còn là một thử thách lớn. Nó chứa chan hi vọng với ngọt ngào khao khát nhưng cũng không ít đắng cay khi tình yêu chưa đến được trong tầm tay, vẫn còn là một điều bí ẩn và xa vời. Đến đây giọng thơ chùng xuống man mác buồn.
“Gác vắng buồn hiu hắt
Hồn ở đậu mất rồi
Rơi trên mắt trên môi
Nơi cô nàng xứ Huế”
Tác giả sử dụng cặp từ láy “hiu hắt“ ở đây thật đắt để nói đến nỗi buồn khi trở về căn gác đối diện với chính mình. Người ở đây mà hồn ở tận nơi nao? Hồn đã thoát để đậu lên mắt môi người thiếu nữ. Thi nhân chỉ đích danh và địa chỉ là “cô nàng xứ Huế”. Như vậy nỗi nhớ mong đã có địa chỉ hẳn hoi chứ không còn bâng quơ “Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai” nữa. Đọc khổ thơ này tôi chợt nhớ đến hai câu “Học trò trong Quảng ra thi/ Thấy cô gái Huế chân đi không đành”.
Đó cũng là nỗi lòng của Xuân Tâm, của một thời “học trò xứ Quảng”. Sau này hai câu này được lưu truyền rộng rãi như ca dao chắc ai cũng nhớ. Và thi nhân cũng là một “Học trò xứ quảng” đã đến Huế và tâm hồn Huế đã “trói buộc” anh bằng môt ánh mắt, nụ cười xứ Huế. Nhà Thơ Thu Bồn cũng đã từng rung cảm khi đến Huế và để lại một áng thơ tuyệt tác là “Tạm biệt Huế” đó chăng?
“Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia.”
Như vậy “tâm hồn hóa đá” vì ai không chỉ một mình thi nhân đâu mà từ xưa đến nay không ít tao nhân mặc khách đến Huế một lần rồi ngơ ngẩn tơ vương.
Chúng ta hãy tiếp tục khám phá khổ thơ tiếp theo, tác giả đan xen hài hòa giữa chất tự sự xen lẫn trong cảm hứng trữ tình. “Trời vừa nghiêng bóng xế
Anh lên xứ Nguyệt Biều
Chờ em suốt canh chiều
Đợi trăng về lấp lánh”
Như vậy sự “phải lòng” đã đưa bước chân thi nhân tìm đến nơi “bóng hồng” đang trú ngụ để gặp gỡ thỏa nỗi mong chờ hay cơn cớ tương tư? Thời gian lúc này không tính được bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút mà “suốt canh thâu”. Đợi từ chiều “nghiêng bóng xế” đến “canh thâu” để đợi ánh trăng về lấp lánh. Phải nói rằng hình tượng trăng thường gặp trong thơ tình nên đây cũng không phải là điều mới lạ nhưng sự vận dụng và đưa vào ý thơ đúng chỗ đã làm cho vần thơ có giá trị biểu đạt cao. Tăng nên vẻ đẹp tao nhã của ý thơ bởi Trăng - từng là “nhân chứng" của bao nhiêu cuộc tình trên thế gian.
“Bến sông đêm sương lạnh
Nửa vầng trăng đơn côi
Bao giờ ta chung đôi
Cho trăng đầy soi bóng”
Thi nhân đợi chờ trăng hay chờ ai? Có gặp người không? cảm giác bơ vơ trên bến sông lạnh. Không gặp được bóng hồng nên “Nửa vầng trăng đơn côi”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ tâm trạng cô đơn của chủ thể trữ tình. Vâng chỉ một mình anh đứng đó và thầm hỏi” biết bào giờ chung đôi” Khi nào ta chung đôi thì vầng trăng mới tỏa đầy soi bóng là một hình tượng đẹp. Tác giả sử dụng ánh trăng để tả cảnh ngụ tình.Trăng quả là một thi ảnh sinh động trong thơ tình. Khi cô đơn thì:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”…
“Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không.” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Cánh chim thiên di đã bao lần mỏi cánh để tìm điều kỳ diệu sẽ đến nhưng phía chân trời “sao mai vẫn chưa mọc” hạnh phúc chưa mỉm cười với thi nhân. Tác giả bồi hồi nhớ về những kỷ niệm. Qua những câu thơ bằng phương pháp liệt kê, gợi và tả ở cả hai khổ thơ sau đây:
“Những chiều em tan học
Góc phố ai đứng trông
Chân mây phủ nắng hồng
Nắng không về cuối ngõ
Phải chi là cơn gió
Sẽ lùa tóc em bay
Cho đôi má hây hây
Mùa xuân về trong mắt”
Hai khổ thơ được tác giả chọn đưa vào thơ những thi liệu và thi ảnh đẹp để gợi và tả. Hình ảnh chiều “tan học”, có người “đứng trông”, phía chân mây phủ vệt “nắng hồng” quả là hình ảnh rất tươi sáng, nên thơ. Thi nhân ước “Phải chi là cơn gió” nếu anh là cơn gió sẽ lùa từng ngón tay vào những sợi tóc em bay, ngắm nhìn đôi má đỏ hây hây thẹn thùng e lệ… và đôi mắt trong trẻo mơ màng như mùa xuân vừa tới. Những hình ảnh: mây, gió, tóc, mùa xuân… không phải là mới. Đây là những thi liệu người ta đã từng gặp trong thi ca cổ điển và thi ca từ thế kỷ trước. Điều đáng nói là tác giả đã chọn lọc, đưa vào thơ và vận dụng để diễn đạt cảm xúc một cách đầy sáng tạo làm cho vần thơ dồi dào sức sống, tươi mới và trẻ trung. Chắc hẳn độc giả cũng đã đọc nhiều bài thơ tình đăng trên trang các nhân của anh trong thời gian gần đây để thấy rằng quả thực anh có tài trong sáng tác thơ tình.
Tình yêu vẫn còn là một thử thách lớn. Nó chứa chan hi vọng với ngọt ngào khao khát nhưng cũng không ít đắng cay khi tình yêu chưa đến được trong tầm tay, vẫn còn là một điều bí ẩn và xa vời. Đến đây giọng thơ chùng xuống man mác buồn.
“Gác vắng buồn hiu hắt
Hồn ở đậu mất rồi
Rơi trên mắt trên môi
Nơi cô nàng xứ Huế”
Tác giả sử dụng cặp từ láy “hiu hắt“ ở đây thật đắt để nói đến nỗi buồn khi trở về căn gác đối diện với chính mình. Người ở đây mà hồn ở tận nơi nao? Hồn đã thoát để đậu lên mắt môi người thiếu nữ. Thi nhân chỉ đích danh và địa chỉ là “cô nàng xứ Huế”. Như vậy nỗi nhớ mong đã có địa chỉ hẳn hoi chứ không còn bâng quơ “Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai” nữa. Đọc khổ thơ này tôi chợt nhớ đến hai câu “Học trò trong Quảng ra thi/ Thấy cô gái Huế chân đi không đành”.
Đó cũng là nỗi lòng của Xuân Tâm, của một thời “học trò xứ Quảng”. Sau này hai câu này được lưu truyền rộng rãi như ca dao chắc ai cũng nhớ. Và thi nhân cũng là một “Học trò xứ quảng” đã đến Huế và tâm hồn Huế đã “trói buộc” anh bằng môt ánh mắt, nụ cười xứ Huế. Nhà Thơ Thu Bồn cũng đã từng rung cảm khi đến Huế và để lại một áng thơ tuyệt tác là “Tạm biệt Huế” đó chăng?
“Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia.”
Như vậy “tâm hồn hóa đá” vì ai không chỉ một mình thi nhân đâu mà từ xưa đến nay không ít tao nhân mặc khách đến Huế một lần rồi ngơ ngẩn tơ vương.
Chúng ta hãy tiếp tục khám phá khổ thơ tiếp theo, tác giả đan xen hài hòa giữa chất tự sự xen lẫn trong cảm hứng trữ tình. “Trời vừa nghiêng bóng xế
Anh lên xứ Nguyệt Biều
Chờ em suốt canh chiều
Đợi trăng về lấp lánh”
Như vậy sự “phải lòng” đã đưa bước chân thi nhân tìm đến nơi “bóng hồng” đang trú ngụ để gặp gỡ thỏa nỗi mong chờ hay cơn cớ tương tư? Thời gian lúc này không tính được bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút mà “suốt canh thâu”. Đợi từ chiều “nghiêng bóng xế” đến “canh thâu” để đợi ánh trăng về lấp lánh. Phải nói rằng hình tượng trăng thường gặp trong thơ tình nên đây cũng không phải là điều mới lạ nhưng sự vận dụng và đưa vào ý thơ đúng chỗ đã làm cho vần thơ có giá trị biểu đạt cao. Tăng nên vẻ đẹp tao nhã của ý thơ bởi Trăng - từng là “nhân chứng" của bao nhiêu cuộc tình trên thế gian.
“Bến sông đêm sương lạnh
Nửa vầng trăng đơn côi
Bao giờ ta chung đôi
Cho trăng đầy soi bóng”
Thi nhân đợi chờ trăng hay chờ ai? Có gặp người không? cảm giác bơ vơ trên bến sông lạnh. Không gặp được bóng hồng nên “Nửa vầng trăng đơn côi”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ tâm trạng cô đơn của chủ thể trữ tình. Vâng chỉ một mình anh đứng đó và thầm hỏi” biết bào giờ chung đôi” Khi nào ta chung đôi thì vầng trăng mới tỏa đầy soi bóng là một hình tượng đẹp. Tác giả sử dụng ánh trăng để tả cảnh ngụ tình.Trăng quả là một thi ảnh sinh động trong thơ tình. Khi cô đơn thì:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”…
Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”
(Nguyễn Du dùng để tả cảnh biệt ly ghi lại giây phút từ biệt của Thúc Sinh và Thúy Kiều)
Khi hạnh phúc viên mãn thì vầng trăng mới tròn đầy tỏa sáng.
Khổ thơ cuối trong ánh trăng phảng phất hương hoa bưởi nhưng không thể làm vơi đi nỗi sầu. Khi nói với về hương bưởi, tác giả tỏ ra rất am hiểu mảnh đất nơi đây. Nhắc đến Nguyệt Biều, thi nhân không thể quên hương bưởi. Thanh trà, bưởi là những đặc sản vùng này. Đó là loại trái cây ngọt, thanh là niềm tự hào của Nguyệt Biều - thành phố Huế.
“Hương bưởi trong gió lộng
Không vơi được nỗi sầu
Chừ em ở nơi đâu
Đường về xa hun hút...“
Khép lại bài thơ bằng một nỗi buồn vô vọng. “chừ em ở nơi đâu? Câu hỏi tu từ. Thi nhân hỏi không phải để đợi một lời đáp mà chỉ để giải bày. Câu hỏi xoáy sâu vào nỗi buồn, cho thấy là mối tình đơn phương chưa gặp gỡ. Bóng hình đó vẫn còn mịt mù xa xăm bởi cuộc tình mỏng manh như sương khói, không nắm bắt được. Vì vậy đường trở về “xa hun hút”. Đường đi hăm hở bao nhiêu vì vui vẻ, chứa chan hy vọng nên thấy gần, còn đường trở về khi không gặp gỡ thì trở nên xa tắp đến thế! Từ láy “hun hút” tác giả dùng ở đây rất đắt. Nó miêu tả được tâm trạng đơn côi và nỗi buồn vô vọng.
Câu cuối tác giả gợi cho chúng ta liên tưởng đến hai câu thơ trong bài “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính: Khi đi thì:
“Thôn Đoài cách có một thôi đê“
Khi không gặp người mình mong đợi thì trở về mà cảm thấy đoạn đường sao dài thế: “Có ngắn gì đâu một dải đê!”
Đó là không gian tâm trạng. Dù thi nhân bày nỗi niềm của chính mình hay nói hộ lòng người thì người đọc vẫn tìm thấy sự đồng cảm bởi sẽ thấy bóng hình mình trong đó. Bởi vì ai trong chúng ta mà chưa một lần nếm trải.
Cái tài của thi nhân là biết cài cắm đan xen gợi và tả “tả cảnh ngụ tình” với vốn từ khá phong phú. Lựa chọn ngôn từ có giá trị biểu đạt. Các hình ảnh: gió, mây, trăng, sương… là những thi ảnh lựa chọn ngẫu nhiên để diễn đạt cảm hứng trữ tình. Nhưng cảm hứng lại tuân theo quy luật và không gian tâm trạng Từ cảnh vật, lần theo cảm xúc chúng ta đi tới nỗi lòng của thi nhân từ chờ đợi. tìm kiếm, hy vọng…đến vô vọng. Bài thơ tả cảnh ngụ tình là bài thơ viết hồn nhiên chân thực. Tác giả viết một mạch mười khổ thơ theo cảm xúc trào dâng lên câu chữ đồng nhất liên tiếp các khổ thơ. Ở đây sự liền mạch vốn từ trong cảm hứng nghệ thuật. Những bài thơ viết theo bố cục phải cao tay mới giữ được sự liền mạch đó.
Đây là một bài thơ tình hay! Giai điệu man mác buồn được viết lên từ một tâm trạng, từ một cảm xúc bất chợt được tác giả giải bày lên câu chữ. Ở đó có nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ độc đáo, sáng tạo mang vẻ đẹp trang nhã mà se sắt lòng người .bằng những biện pháp nghệ thuật: tu từ, ẩn dụ, so sánh, ví von… đầy biểu cảm. Tất cả liên kết thành một chỉnh thẻ khá chặt chẽ. Trong cái nhìn thấm đầy cảm xúc thì sự vật và hình ảnh của thiên nhiên đều là nơi gửi gắm tâm trạng. Bài thơ với cảm hứng trữ tình lãng mạn, thoáng chút mơ màng với bao liên tưởng thi vị, bộc lộ một hồn thơ tài hoa trong dùng từ tạo câu, gieo vần. Giọng thơ mượt mà, lãng mạn đã đem đến cho độc giả những vần thơ lay động lòng người. VẪN MÃI LÀ EM là một bài thơ hay, diễn đạt đủ ý, không thừa không thiếu. Và tôi cũng đã được đọc qua nhiều bài thơ khác nữa của anh, cho thấy ở hồn thơ TKĐ mạch cảm xúc bao giờ cũng dạt dào và vốn từ phong phú. Tuy nhiên tôi vẫn có mạo muội đề nghị tác giả trong những sáng tác mới có thể tăng tính hàm súc trong thơ để vần thơ ít lời mà nhiều ý. (Vẫn biết rằng để viết nhiều, viết dài không phải là chuyện dễ, phải có cảm xúc, có vốn từ phong phú như đã nói ở trên). Mong rằng trong thời gian tới tác giả không ngừng sáng tạo để tiếp tục đem đến chođời những thi phẩm hay!
(Nguyễn Du dùng để tả cảnh biệt ly ghi lại giây phút từ biệt của Thúc Sinh và Thúy Kiều)
Khi hạnh phúc viên mãn thì vầng trăng mới tròn đầy tỏa sáng.
Khổ thơ cuối trong ánh trăng phảng phất hương hoa bưởi nhưng không thể làm vơi đi nỗi sầu. Khi nói với về hương bưởi, tác giả tỏ ra rất am hiểu mảnh đất nơi đây. Nhắc đến Nguyệt Biều, thi nhân không thể quên hương bưởi. Thanh trà, bưởi là những đặc sản vùng này. Đó là loại trái cây ngọt, thanh là niềm tự hào của Nguyệt Biều - thành phố Huế.
“Hương bưởi trong gió lộng
Không vơi được nỗi sầu
Chừ em ở nơi đâu
Đường về xa hun hút...“
Khép lại bài thơ bằng một nỗi buồn vô vọng. “chừ em ở nơi đâu? Câu hỏi tu từ. Thi nhân hỏi không phải để đợi một lời đáp mà chỉ để giải bày. Câu hỏi xoáy sâu vào nỗi buồn, cho thấy là mối tình đơn phương chưa gặp gỡ. Bóng hình đó vẫn còn mịt mù xa xăm bởi cuộc tình mỏng manh như sương khói, không nắm bắt được. Vì vậy đường trở về “xa hun hút”. Đường đi hăm hở bao nhiêu vì vui vẻ, chứa chan hy vọng nên thấy gần, còn đường trở về khi không gặp gỡ thì trở nên xa tắp đến thế! Từ láy “hun hút” tác giả dùng ở đây rất đắt. Nó miêu tả được tâm trạng đơn côi và nỗi buồn vô vọng.
Câu cuối tác giả gợi cho chúng ta liên tưởng đến hai câu thơ trong bài “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính: Khi đi thì:
“Thôn Đoài cách có một thôi đê“
Khi không gặp người mình mong đợi thì trở về mà cảm thấy đoạn đường sao dài thế: “Có ngắn gì đâu một dải đê!”
Đó là không gian tâm trạng. Dù thi nhân bày nỗi niềm của chính mình hay nói hộ lòng người thì người đọc vẫn tìm thấy sự đồng cảm bởi sẽ thấy bóng hình mình trong đó. Bởi vì ai trong chúng ta mà chưa một lần nếm trải.
Cái tài của thi nhân là biết cài cắm đan xen gợi và tả “tả cảnh ngụ tình” với vốn từ khá phong phú. Lựa chọn ngôn từ có giá trị biểu đạt. Các hình ảnh: gió, mây, trăng, sương… là những thi ảnh lựa chọn ngẫu nhiên để diễn đạt cảm hứng trữ tình. Nhưng cảm hứng lại tuân theo quy luật và không gian tâm trạng Từ cảnh vật, lần theo cảm xúc chúng ta đi tới nỗi lòng của thi nhân từ chờ đợi. tìm kiếm, hy vọng…đến vô vọng. Bài thơ tả cảnh ngụ tình là bài thơ viết hồn nhiên chân thực. Tác giả viết một mạch mười khổ thơ theo cảm xúc trào dâng lên câu chữ đồng nhất liên tiếp các khổ thơ. Ở đây sự liền mạch vốn từ trong cảm hứng nghệ thuật. Những bài thơ viết theo bố cục phải cao tay mới giữ được sự liền mạch đó.
Đây là một bài thơ tình hay! Giai điệu man mác buồn được viết lên từ một tâm trạng, từ một cảm xúc bất chợt được tác giả giải bày lên câu chữ. Ở đó có nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ độc đáo, sáng tạo mang vẻ đẹp trang nhã mà se sắt lòng người .bằng những biện pháp nghệ thuật: tu từ, ẩn dụ, so sánh, ví von… đầy biểu cảm. Tất cả liên kết thành một chỉnh thẻ khá chặt chẽ. Trong cái nhìn thấm đầy cảm xúc thì sự vật và hình ảnh của thiên nhiên đều là nơi gửi gắm tâm trạng. Bài thơ với cảm hứng trữ tình lãng mạn, thoáng chút mơ màng với bao liên tưởng thi vị, bộc lộ một hồn thơ tài hoa trong dùng từ tạo câu, gieo vần. Giọng thơ mượt mà, lãng mạn đã đem đến cho độc giả những vần thơ lay động lòng người. VẪN MÃI LÀ EM là một bài thơ hay, diễn đạt đủ ý, không thừa không thiếu. Và tôi cũng đã được đọc qua nhiều bài thơ khác nữa của anh, cho thấy ở hồn thơ TKĐ mạch cảm xúc bao giờ cũng dạt dào và vốn từ phong phú. Tuy nhiên tôi vẫn có mạo muội đề nghị tác giả trong những sáng tác mới có thể tăng tính hàm súc trong thơ để vần thơ ít lời mà nhiều ý. (Vẫn biết rằng để viết nhiều, viết dài không phải là chuyện dễ, phải có cảm xúc, có vốn từ phong phú như đã nói ở trên). Mong rằng trong thời gian tới tác giả không ngừng sáng tạo để tiếp tục đem đến chođời những thi phẩm hay!
Kính mời bạn đọc thưởng thức đầy đủ trọn ven văn bản của bài thơ:
EM MÃI LÀ EM
Em không là Tôn Nữ
Nhưng hiền thục mặn mà
Lắng đọng nét kiêu sa
Bắt hồn anh cất giữ
Nhưng hiền thục mặn mà
Lắng đọng nét kiêu sa
Bắt hồn anh cất giữ
Vòng tay đơn khép chặt
Muốn ôm trọn cuộc tình
Lưu giữ một bóng hình
Mà người ơi...khó quá!
Muốn ôm trọn cuộc tình
Lưu giữ một bóng hình
Mà người ơi...khó quá!
Ông trăng già cắc cớ
Xui mình gặp nhau chi
Để mỏi cánh thiên di
Mà sao mai chưa mọc
Xui mình gặp nhau chi
Để mỏi cánh thiên di
Mà sao mai chưa mọc
Những chiều em tan học
Góc phố ai đứng trông
Chân mây phủ nắng hồng
Nắng không về cuối ngõ
Góc phố ai đứng trông
Chân mây phủ nắng hồng
Nắng không về cuối ngõ
Phải chi là cơn gió
Sẽ lùa tóc em bay
Cho đôi má hây hây
Mùa xuân về trong mắt
Sẽ lùa tóc em bay
Cho đôi má hây hây
Mùa xuân về trong mắt
Gác vắng buồn hiu hắt
Hồn ở đậu mất rồi
Rơi trên mắt trên môi
Nơi cô nàng xứ Huế
Hồn ở đậu mất rồi
Rơi trên mắt trên môi
Nơi cô nàng xứ Huế
Trời vừa nghiêng bóng xế
Anh lên xứ Nguyệt Biều
Chờ em suốt canh chiều
Đợi trăng về lấp lánh
Anh lên xứ Nguyệt Biều
Chờ em suốt canh chiều
Đợi trăng về lấp lánh
Bến sông đêm sương lạnh
Nửa vầng trăng đơn côi
Bao giờ ta chung đôi
Cho trăng đầy soi bóng
Nửa vầng trăng đơn côi
Bao giờ ta chung đôi
Cho trăng đầy soi bóng
Hương bưởi trong gió lộng
Không vơi được nỗi sầu
Chừ em ở nơi đâu
Đường về xa hun hút...
Không vơi được nỗi sầu
Chừ em ở nơi đâu
Đường về xa hun hút...
Đà Nẵng ngày 14/5 2019
Trần Kim Định
Trần Kim Định
Tphố Huế, ngày 15 /5/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét