"Hoa văn thổ cẩm"
Chắc nhà thơ Lò Ngân Sủn chả bao giờ tự coi mình là một nhà phê bình văn chương. Trời cho anh chất khác, gần với phê bình, nhưng chưa phải là phê bình. Do đời đòi hỏi, anh đã gắng gượng gánh vác: “28 đầu sách lù lù trước mặt. Nhiệm vụ của tôi là phải đọc, phải nhận xét từng tập sách. Một công việc có thể nói là quá lớn, quá sức, quá sự hiểu biết cuả tôi. Nhưng biết làm sao được, nhiệm vụ là nhiệm vụ. Thôi thì đành nhắm mắt liều mình bước chân vào khu rừng dậm đầy chông gai, hiểm chở, và đầy những bí ẩn đang chờ ở trước mắt” (I. tr.87). Trọng trách buộc anh phải làm, khi thì ở hội đồng chấm giải, khi thì ở cương vị quản lý. “Tôi không thông thạo cái công việc viết giới thiệu phê bình sách… - Lần khác, Lò Ngân Sủn bộc bạch - Nhưng mà thôi, dù sao tôi cũng phải đọc sách của tất cả các nhà văn DTTS” (II. tr.117). Rõ rồi, anh là người biết lắng nghe tiếng nói của đời, và kịp thời, và tự giác lên tiếng đáp lại với trách nhiệm, với nghị lực phải nói là đáng nể phục. Tôi, ban đầu như một người ngoài cuộc, đọc biết cho vui, thế là dần dần đã bị (hay là “được”?) nỗi đam mê trước phận sự xã hội thiêng liêng của anh cuốn theo, đến như không thể nào cưỡng nổi. Và, tôi xin được viết những cảm nhận của tôi từ hai tập Hoa văn thổ cẩm” (Nxb Văn hóa Dân tộc, 1998 và 1999) của anh trong tâm thế ấy. Đừng cho tôi là quá say, để rồi lơi lỏng sự tỉnh táo như thường có, và như tính chất công việc đòi hỏi.
Thú thật là qua tập sách của Lò Ngân Sủn, tôi được hiểu thêm nhiều, đúng hơn là rất nhiều về bộ phận văn chương các DTTS Việt Nam đa dạng và độc đáo như “hoa văn thổ cẩm” của mọi miền trên dải đất thân yêu của Tổ quốc chúng ta. Những nhận định bao quát và những gương mặt tiêu biểu; thế hệ đi trước mở đường và thế hệ đi sau kế tục; cái hay đáng chiêm ngưỡng và cái dở cần vượt qua… Lại được viết bằng một lối nghĩ trung thực, cách cảm hồn nhiên, kiểu nói cụ thể, hầu như vượt thoát mọi ràng buộc, khuôn phép, để thật sự là mình, như cái mình có, như cái mình muốn có. Một vẻ đẹp không luật lệ/ Sự bất thường chen nhau về hội tụ (Thơ Dư Thị Hoàn). Lần đầu tiên tôi nghe một người xứng đáng là chủ nhân của thi ca miền núi bảo: “Cũng lạ, những bài thơ hay của các tác giả DTTS thường là ngắn, có khi rất ngắn” (II. tr.96). Tôi tin ngay! Cứ lấy thơ của Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn… và của chính Lò Ngân Sủn làm bằng cớ. Như bài Người đẹp đấy! Chưa đầy một trang. Người không khát thơ, đọc xong thấy khát. Và lạ thay, càng uống càng khát. Cũng lần đầu tiên, tôi thấy một người dám thẳng thừng tỏ vẻ không hài lòng đối với thơ của một bậc trưởng lão “nhiều khi đến gượng gạo, gán ghép, vô duyên khi ông chỉ chăm lo làm cái công việc cổ động tuyên truyền, giáo dục, khuyên dăn, dạy bảo…” (II. tr.15). Cố nhiên trước đó, Lò Ngân Sủn cũng đã từ tốn chắt lọc ra từ tập thơ những vần, những câu đáng khen đáng học.
Lò Ngân Sủn thuộc thế hệ văn nghệ sĩ các DTTS trưởng thành sau 1975. Điều kiện để vươn rộng tầm nhìn ra quốc gia và quốc tế, họ có. Nhiều người trong số họ, chân đi nhiều, mắt đọc nhiều, tay viết nhiều, và đầu óc ấp ủ nhiều nghĩ suy và ước vọng. Tôi hiểu vì sao anh có thể nhận ra khá rõ vai trò của nghề như thế này: “Cái gì nghề khác khó làm được hoặc không thể làm được thì nghề viết lại làm được… Tôi nghĩ đó là cái kỳ diệu của văn học, của nghệ thuật” (I, tr.77). Lò Ngân Sủn đã chọn lựa và đã chứng tỏ tính đúng đắn của sự chọn lựa. Anh thuộc trong số người may mắn ở đời. Giờ có dịp nhìn lại, chao ôi, quá nhiều trắc trở và đắng cay. Trước mắt, để đi tới những đỉnh cao, lại càng không được phép nản chí nản lòng: “Tất nhiên, tôi mới chỉ nhích lên từng tý một, cũng y như một vận động viên nhảy cao ấy, chiều cao thì không cùng tận” (I. tr.75).
Tôi tin những người như anh sẽ có cơ sở đến được đích. Anh là người có học, lại biết cách chuyển sự học thành sự hiểu của bản thân. Nghe anh phát biểu quan niệm về thơ văn xuôi cứ như một nhà lý luận chính hiệu: “Phải chăng thơ văn xuôi thực ra là thơ tự do, thơ không vần được mở rộng, kéo dài, phát triển gần với văn xuôi hơn, cho nên cũng rất dễ sa vào kể lễ, dài dòng, dậm lời, luyễn loãng, dàn trải (I. tr.100). Anh đặt giả thiết phải chăng, đúng như bản tính thận trọng và khiêm nhường của mình. Sự trải nghiệm trong đời và trong nghề dạy anh điều đó. Cái riêng muôn vẻ, biến hóa đến khó lường tồn tại cùng cái chung, nhưng bao giờ cũng phong phú hơn cái chung: “Trong sáng tác nhiều khi rất ngẫu hứng, tình cờ, bản năng, bôt phát, xuất thần” (II. tr.56). Nhưng cuối cùng vẫn là những thành quả, vẫn phải có văn hay thơ hay. Lò Ngân Sủn sớm nhận ra sự thật sau: “Tất nhiên cái còn lại với cuộc đời, với thời gian không phải là đã viết được bao nhiêu bài, viết trong bao nhiêu thời gian, mà là các bài thơ, câu thơ, chữ thơ đã gieo vào được lòng người, được người đời lưu nhớ” (II, tr.19). Anh muốn nói đến cái tinh đi liền với cái chất của văn chương qua sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian của bạn đọc. Chính từ khởi điểm này, anh đến với đời sống văn chương với đầu óc độc lập, chỉ nói những điều mình nghĩ mình tin. Anh mạnh dạn đặt vấn đề đi thực tế theo một cách khác: “Tham quan nơi điển hình tiên tiến là hay, là đẹp, là tốt rồi, cái đó khỏi phải bàn. Nhưng sao lại không dám tổ chức tham quan cả điển hình kém nát. Như thế đã là biện chứng, khách quan chưa?” (I. tr.77-78). Có thể lý lẽ còn khô cứng, sách vở, nhưng thật khó bác bỏ cho nổi. Cái đẹp quả dễ nhận ra qua sự đối chiếu với cái xấu, và rồi chúng ta sẽ trân trọng, nâng niu cái đẹp hơn chứ sao!
Bao giờ cũng nghĩ bằng cái đầu của mình, và bao giờ cũng nói những gì mà cái đầu mách bảo - ở đây không chỉ tùy thuộc về bản lĩnh mà còn tùy thuộc vào lòng can đảm. Điều này đặc biệt cần đối với một người làm quản lý như anh. Những quan niệm nghệ thuật giản đơn thô thiển đây đó vẫn còn chế ngự đầu óc của nhiều người, không loại trừ cả những cán bộ lãnh đạo. Nhiều khi anh phải dũng cảm đứng ra, mạnh dạn bảo vệ những cái đúng của thứ nghệ thuật đích thực bị ngộ nhận, bị quy chụp.
Lò Ngân Sủn ý thức rõ rằng: “Tiếc thay, loại người sáng tác thật sự vốn đã ít và hiếm hoi, thường lại hay bị rầy rà từ nhiều phía, có khi luôn bị dằn vặt, khổ đau oan trái - thậm chí chết rồi cũng phải đến hàng mấy chục năm sau lịch sử mới có cơ hội minh oan cho họ được” (I, tr.84). Bằng chứng thực tế thì nhiều lắm. Qua sách báo, qua người khác, Lò Ngân Sủn biết, chính anh cũng từng chứng kiến, từng trải qua. Truyện ngắn Ông già trên núi chè tuyết và đứa cháu xa quê của Bùi Nguyên Khiết, và Thế hệ tôi mong ước đến mùa xuân cuả Pờ Sảo Mìn đấy. “Bản thân tôi cũng đã từng gặp phải - Anh chân tình kể lại - những trường hợp tương tự như thế, đó là vào những năm 80, có một ông cùng giới làm thơ đã đi kiện tôi ở Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn với thành tích là: một người ngoài Đảng (như ông) đã phát hịên ra một đảng viên (là tôi) làm thơ chống Đảng, chống chế độ mà bằng chứng là bài thơ Người dân tộc nói cuả tôi” (I, tr.72). Anh chua chát nhớ lại những kỷ niệm buồn liên quan đến bạn bè và bản thân. May thay, chỉ là ý kiến thô bạo của một đôi người. Tác hại không phải vì thế mà nhỏ, và có thể xem thường. Biết vậy để anh có thêm quyết tâm đứng ra bảo vệ bạn văn khi họ gặp phải tai nạn nghề nghiệp. Có người kết án Bài ca thứ hai của Y Phương là “bôi bác dân tộc”. Băng cớ? Đây, đoạn đầu dựng nên hình ảnh: Quế/ Anh chiến sĩ áo chàm/ Trán dô/ Mũi thô/ Môi dày/ Chân đi dép 42 vẫn thừa năm ngón. Họ không chú ý đến đoạn tiếp. Cố tình hay vô ý? Thiện chí hay ác tâm? Dẫu thế nào cũng đều tai hại. Lò Ngân Sủn biện bác: “Nhưng bài thơ đâu chỉ dừng ở đó, mà chính từ cái bệ phóng trông có vẻ thô kệch ấy, bài thơ đã bay lên đầy kiêu hãnh: Nhịn đói không kêu/ Ốm đau không kêu/ Nhớ mẹ quá thì ngồi trên đá/ Nhớ rồi khóc không cho ai biết/ Trốn ra sông vầy nước/ Vẽ lên lên cát hình thù dãy núi quê hương…/ Chỉ có cát mới hiểu nổi lời của Quế (II, tr.29 -30). Cảm thông đến thế thì quả thật anh đã biến thành “cát” tri âm tri kỷ để hiểu ý thơ sâu xa của bạn mình rồi.
Lò Ngân Sủn ý thức rõ rằng: “Tiếc thay, loại người sáng tác thật sự vốn đã ít và hiếm hoi, thường lại hay bị rầy rà từ nhiều phía, có khi luôn bị dằn vặt, khổ đau oan trái - thậm chí chết rồi cũng phải đến hàng mấy chục năm sau lịch sử mới có cơ hội minh oan cho họ được” (I, tr.84). Bằng chứng thực tế thì nhiều lắm. Qua sách báo, qua người khác, Lò Ngân Sủn biết, chính anh cũng từng chứng kiến, từng trải qua. Truyện ngắn Ông già trên núi chè tuyết và đứa cháu xa quê của Bùi Nguyên Khiết, và Thế hệ tôi mong ước đến mùa xuân cuả Pờ Sảo Mìn đấy. “Bản thân tôi cũng đã từng gặp phải - Anh chân tình kể lại - những trường hợp tương tự như thế, đó là vào những năm 80, có một ông cùng giới làm thơ đã đi kiện tôi ở Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn với thành tích là: một người ngoài Đảng (như ông) đã phát hịên ra một đảng viên (là tôi) làm thơ chống Đảng, chống chế độ mà bằng chứng là bài thơ Người dân tộc nói cuả tôi” (I, tr.72). Anh chua chát nhớ lại những kỷ niệm buồn liên quan đến bạn bè và bản thân. May thay, chỉ là ý kiến thô bạo của một đôi người. Tác hại không phải vì thế mà nhỏ, và có thể xem thường. Biết vậy để anh có thêm quyết tâm đứng ra bảo vệ bạn văn khi họ gặp phải tai nạn nghề nghiệp. Có người kết án Bài ca thứ hai của Y Phương là “bôi bác dân tộc”. Băng cớ? Đây, đoạn đầu dựng nên hình ảnh: Quế/ Anh chiến sĩ áo chàm/ Trán dô/ Mũi thô/ Môi dày/ Chân đi dép 42 vẫn thừa năm ngón. Họ không chú ý đến đoạn tiếp. Cố tình hay vô ý? Thiện chí hay ác tâm? Dẫu thế nào cũng đều tai hại. Lò Ngân Sủn biện bác: “Nhưng bài thơ đâu chỉ dừng ở đó, mà chính từ cái bệ phóng trông có vẻ thô kệch ấy, bài thơ đã bay lên đầy kiêu hãnh: Nhịn đói không kêu/ Ốm đau không kêu/ Nhớ mẹ quá thì ngồi trên đá/ Nhớ rồi khóc không cho ai biết/ Trốn ra sông vầy nước/ Vẽ lên lên cát hình thù dãy núi quê hương…/ Chỉ có cát mới hiểu nổi lời của Quế (II, tr.29 -30). Cảm thông đến thế thì quả thật anh đã biến thành “cát” tri âm tri kỷ để hiểu ý thơ sâu xa của bạn mình rồi.
Người viết khi nào cũng trông cậy vào sự cảm thông nơi bạn đọc. Khi có được mối giao cảm này thì dẫu người đọc có khe khắt trước những khiếm khuyết, non dại của trang viết, nhà văn cũng thấy yên lòng. Đây là bạn ta, có khó tính với ta cũng là vì ta, mong ta luôn tự vượt mình, vươn tới những chân trời cao rộng. Lò Ngân Sủn thiện tâm, lại thành tâm nên phần nhiều những tiếng chê của anh nghe lọt tai, thấm vào tim óc. Anh khen tên bài thơ Hiến pháp ban hành như mùa xuân của Mã Thế Vinh “gợi” và “lạ”, nhưng “khi đọc lời dịch ra tiếng Việt tôi lại thấy dáng dấp cuả một bài diễn ca vì thiếu sự dồn nén, thiếu chất bay bổng, thiếu chất thơ” (I, tr.113). Về ý nghĩa xã hội, sức mạnh của hiến pháp biến thành diễn ca trong tâm tưởng của đồng bào dân tộc như nhà thơ người Nùng ấy đã làm thì thật quý. Lò Ngân Sủn chỉ mong giá nó song hành với chất văn chương, biến thành sự tuyên truyền một cách nghệ thuật thì sẽ còn quý hơn nhiều.
Anh còn lấy làm nuối tiếc khi nhà thơ Pờ Sảo Mìn chưa triển khai đến cùng ý thơ trong bài Cái rễ cây: “Nhưng tiếc thay, có thể do chưa thật đào sâu suy nghĩ, có thể do công sức bỏ ra chưa hết mình, nên có thể đã dễ dãi, vội vàng, tạm bằng lòng với mình chăng, nên có thể đã bỏ lỡ cơ hội tung hứng” (II, tr.48). Anh cả quyết trong ý tứ mà nhũn nhặn ở lời nói, không cả giọng, không ép uổng. Có lẽ vì vậy mà ít gây phật ý, mất lòng. Ngay cả khi việc vạch lá tìm sâu của anh chưa thật trúng, thật đúng cho lắm. Tôi chắc ở những trường hợp này, bạn thơ của anh nếu có tấm tức thì khi có dịp nghĩ lại thể nào cũng dễ cho qua vì thấy anh không phải thuộc hạng người ác tâm, ác ý. Ở đời, chê bai có lúc trúng lúc trật là sự thường, huống hồ đây là lãnh địa của cái đẹp, của nghệ thuật, vô biên vô định biết nhường nào! Chỉ xin nêu một dẫn chứng: bài Người làm đồng của Dương Thuấn. Lò Ngân Sủn đề nghị cắt bỏ 2 câu đầu và 2 câu cuối của bài thơ mà anh cho là “không cần thiết”:
Anh còn lấy làm nuối tiếc khi nhà thơ Pờ Sảo Mìn chưa triển khai đến cùng ý thơ trong bài Cái rễ cây: “Nhưng tiếc thay, có thể do chưa thật đào sâu suy nghĩ, có thể do công sức bỏ ra chưa hết mình, nên có thể đã dễ dãi, vội vàng, tạm bằng lòng với mình chăng, nên có thể đã bỏ lỡ cơ hội tung hứng” (II, tr.48). Anh cả quyết trong ý tứ mà nhũn nhặn ở lời nói, không cả giọng, không ép uổng. Có lẽ vì vậy mà ít gây phật ý, mất lòng. Ngay cả khi việc vạch lá tìm sâu của anh chưa thật trúng, thật đúng cho lắm. Tôi chắc ở những trường hợp này, bạn thơ của anh nếu có tấm tức thì khi có dịp nghĩ lại thể nào cũng dễ cho qua vì thấy anh không phải thuộc hạng người ác tâm, ác ý. Ở đời, chê bai có lúc trúng lúc trật là sự thường, huống hồ đây là lãnh địa của cái đẹp, của nghệ thuật, vô biên vô định biết nhường nào! Chỉ xin nêu một dẫn chứng: bài Người làm đồng của Dương Thuấn. Lò Ngân Sủn đề nghị cắt bỏ 2 câu đầu và 2 câu cuối của bài thơ mà anh cho là “không cần thiết”:
Mặt trời hôm nay như hôm qua
Ngày mai mặt trời không mới
Mặt trời ngày nào cũng lên rồi lặn
Buồn vui xưa ở đâu
Mây bay trắng đỉnh đầu
Ngoài đồng người đàn bà túc tắc
Gánh chiều lần theo chân rạ
Mặt thông reo với gió
Mặt ai buồn với mây (II, tr.44)
Hai câu đầu tôi không có ý kiến gì. Tuy nếu bỏ hai câu cuối như là điểm tựa của ý tứ bài thơ tôi e tác phẩm sẽ rất dễ chông chiêng…
May thay, phần nhiều cảm nhận thi ca của Lò Ngân Sủn là có thể chấp nhận được. Không ít trường hợp còn gợi nhiều hứng thú nơi người đọc nhờ phát hiện tinh nhạy, bén sắc của anh. Không khí câu thơ bình dị Hôm nay Cao Bắc Lạng cười vang trong bài Dọn về làng của nhà thơ Nông Quốc Chấn được sống lại thật sát hợp trong tưởng tượng của anh là “toát lên được khí thế cách mạng Cao Bằng Bắc Cạn Lạng Sơn lúc bấy giờ” (I, tr.130). Lò Ngân Sủn có ý thức phát hiện ra bản sắc riêng của các cây bút bước đầu thành đạt. Chỉ những ai đạt tới độ chín nhất định trong hành nghề phê bình mới ý thức đi theo hướng này. Bàn luận về phong cách sáng tác trong trường hợp nào cũng không dễ. Cái nhìn phải bao quát, kiến thức phải rộng. Rồi lại phải được trang bị lý luận đến độ cần thiết. Lò Ngân Sủn đã vượt qua nhiều thách thức để có thể đưa ra những nhận định, chẳng hạn về “cái tạng, cái duyên, vẻ đẹp” của thơ Dương Thuấn ở “cái thô mộc của sự trau chuốt, chắt lọc, gọt dũa, ít mà nhiều, chật mà rộng, ngắn mà dài” (II. tr.39).
Cố nhiên, Lò Ngân Sủn cũng cần đề phòng khuynh hướng lấn lướt của cái chủ quan nghệ sĩ khi viết phê bình. Ví như, tôi, ít nhiều quan tâm tới thơ Mai Liễu, chưa thật tin vào nhận xét sau của anh: “Cũng có lúc Mai Liễu muốn vươn lên để đột phá, quẫy đạp, ngụp lặn trong dòng chảy thơ ca. Nhưng xem ra, cái tạng của anh vẫn là cái tạng đồng đều, trôi chảy, chưa đủ sức làm nên sấm nổ, lốc cuốn, mưa đổ, lũ tràn” (II, tr.69). Thơ một người, như con người ấy, dễ nắm bắt phong thái, dáng dấp; khí cốt, tính cách bao giờ cũng khó nắm bắt hơn nhiều. Anh cũng nên học cách im lặng của đá quê hương mình. Đôi khi tôi thấy anh hơi nhiều lời, nên khó tránh khỏi lặp ngôn, thừa chữ. Chẳng hạn đoạn văn anh viết về bài Rượu của Cầm Bá Lai: “Đây là một kiểu uống, một cách uống không bình thường, hay nói cách khác đây là một kiểu cách uống rượu độc đáo và phi thường” (II, tr.95). Những “không bình thường”, “phi thường”, cũng như những “kiểu uống”, “cách uống” rõ ràng là trùng lặp.Tuy nhiên, trước sau, khi nào tôi cũng tin vào cái tâm trong, nhất là cái chí mạnh của Lò Ngân Sủn.
Cố nhiên, Lò Ngân Sủn cũng cần đề phòng khuynh hướng lấn lướt của cái chủ quan nghệ sĩ khi viết phê bình. Ví như, tôi, ít nhiều quan tâm tới thơ Mai Liễu, chưa thật tin vào nhận xét sau của anh: “Cũng có lúc Mai Liễu muốn vươn lên để đột phá, quẫy đạp, ngụp lặn trong dòng chảy thơ ca. Nhưng xem ra, cái tạng của anh vẫn là cái tạng đồng đều, trôi chảy, chưa đủ sức làm nên sấm nổ, lốc cuốn, mưa đổ, lũ tràn” (II, tr.69). Thơ một người, như con người ấy, dễ nắm bắt phong thái, dáng dấp; khí cốt, tính cách bao giờ cũng khó nắm bắt hơn nhiều. Anh cũng nên học cách im lặng của đá quê hương mình. Đôi khi tôi thấy anh hơi nhiều lời, nên khó tránh khỏi lặp ngôn, thừa chữ. Chẳng hạn đoạn văn anh viết về bài Rượu của Cầm Bá Lai: “Đây là một kiểu uống, một cách uống không bình thường, hay nói cách khác đây là một kiểu cách uống rượu độc đáo và phi thường” (II, tr.95). Những “không bình thường”, “phi thường”, cũng như những “kiểu uống”, “cách uống” rõ ràng là trùng lặp.Tuy nhiên, trước sau, khi nào tôi cũng tin vào cái tâm trong, nhất là cái chí mạnh của Lò Ngân Sủn.
Một lần, vào tháng 10 năm 1995, nhà thơ Hoàng Hưng có hỏi Lò Ngân Sủn: “Trong hai thứ tiếng: dân tộc (Dáy) và tiếng phổ thông (Việt), anh giỏi tiếng nào?”, anh khiêm nhường đáp: “Cả hai thứ tiếng, tôi đều chưa giỏi”. Còn nếu giờ tôi có dịp hỏi anh là làm thơ và phê bình thơ, anh hài lòng với công việc nào? thì chắc sẽ cũng nhận được câu trả lời tương tự: “Cả hai công việc, tôi đều chưa giỏi”. Nhà thơ Vương Trung viết: “Thành đạt không dễ có”. Ông còn viết:
Cứ mơ đi! Mặt trời sắp lặn
Cứ mơ đi! Mặt trời sắp lên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét