Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Thơ là lửa

Thơ là lửa...
Nhà thơ nổi tiếng Tây Ban Nha Garcia Lorca để lại một câu nói rất đáng nhớ: Thơ là ngọn lửa, mà đã là lửa thì khó giải thích.
Về bản chất, thơ và truyện không khác nhau: đều là văn chương. Nhưng chúng lại có sự khu biệt về thể loại. Do chính đời sống của con người đòi hỏi đấy thôi! Nét riêng dễ nhận thấy nhất của thơ so với truyện là sự bùng cháy của cảm xúc. Không thể bảo chỉ thơ mới giàu xúc cảm. Có khác chăng là ở cách thức biểu hiện. Chất trữ tình nống đượm của thơ đòi hỏi vậy. Cảm xúc trong truyện thường bộc lộ gián tiếp một cách trung tính: qua hình tượng tự sự. Nói thơ là lửa là theo nghĩa ấy chăng? Mà đã là lửa thì thật khó nương theo bản tính để giải thích, do không thật xác định. “Khó giải thích” chứ không phải “không thể giải thích” được. Vì như ngọn lửa bập bùng kia, “hình” tản, nhưng “thần” không được phép tản. Ấy là những bài thơ hay, cấu tứ chặt. Cần qua “hình” để lột tả “thần”. Khó ở chỗ “hình” tản. Khó nhưng không phải là không thể vượt qua!
Ý nghĩa của nhận định này thật rõ: phải ứng xử sao cho hợp với thơ (và văn chương nói chung!). Đừng nên quá rạch ròi (cái kiểu chính xác “toán học” ấy!). Cũng chớ nên qua tự tin, chỉ cho cách hiểu, cách giải thích của mình là duy nhất đúng. Có lẽ yêu cầu chính trong cảm nhận thi ca là “sâu”, “hợp” và “thật”. Vì vậy mà những áng thơ hay thường chinh phục trái tim và khối óc của người đọc hầu như cùng một lúc. Như trạng thái hữu cơ: trong hiểu có cảm, và trong cảm có hiểu. Chúng nương tựa vào nhau, đưa đẩy cho nhau đến không thể tách rời. Để rồi những áng thơ giá trị bập bùng trong tâm trí ta, hóa thành máu thịt của tâm hồn ta tự lúc nào!.
Phạm Quang Trung
      Theo https://sites.google.com/
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập truyện ngắn Thạch Tâm

Tập truyện ngắn Thạch Tâm CÁI BÈ - QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU Nằm cách Sài Gòn khoảng hơn 100Km có một làng quê yên tĩnh suốt bốn mù...