“Tôi nhớ từng mái tranh nghèo, từng bụi tre làng, từng
con đường nhỏ. Bất kỳ nhắc tới nơi đâu và ở thời điểm nào trong tôi cũng đầy ắp
những kỷ niệm. Và một điều thật thiêng liêng, sâu sắc luôn đè nặng trái tim, đó
là tình người. Nỗi nhớ trong tôi, vì thế, càng trở nên tha thiết, mênh mang và
đôi khi quặn thắt xé lòng”.
Cầu Tình (Karluv) tại thủ đô Praha,
Cộng hòa Czech - Ảnh: Internet
(Thân tặng những người bạn lưu lạc của tôi)
Trước những chuyển vận của trời đất báo hiệu Xuân về nơi quê hương, dẫu biết rằng
đó chỉ là một điểm phân chia ước lệ của dòng đời không ngừng tuôn chảy, một định
luật tự nhiên của tạo hóa, mà sao trong sâu thẳm trong hồn tôi vẫn nghe có chút
gì đó rạo rực và xốn xang nhè nhẹ. Phải chăng đó là niềm thương nhớ khôn nguôi
về cái thuở đẹp nhất mà tôi vẫn cứ muốn qua mặt thời gian để lưu lại trong cuộc
đời mình?
Thế là lại một mùa Xuân, lại một lần nữa khe khẽ hé mở vùng ký ức để đón nhận thêm những bâng khuâng, những xúc cảm, những hoài niệm mới mẻ về mảnh đất - nơi mẹ cho tôi tiếng khóc chào đời. Có cái gì đó vừa cụ thể, lại cũng vừa trừu tượng. Tôi nhớ từng mái tranh nghèo, từng bụi tre làng, từng con đường nhỏ. Bất kỳ nhắc tới nơi đâu và ở thời điểm nào trong tôi cũng đầy ắp những kỷ niệm. Và một điều thật thiêng liêng, sâu sắc luôn đè nặng trái tim, đó là tình người. Nỗi nhớ trong tôi, vì thế, càng trở nên tha thiết, mênh mang và đôi khi quặn thắt xé lòng.
Năm nào cũng thế, khi những ồn ào trong bữa cơm tất niên với bạn bè lắng xuống, tôi lại như vỡ vụn ra với nỗi bùi ngùi thương cảm về ngàn vạn điều không thể đổi thay, để rồi giấu đi trong tận đáy lòng mọi lặng thầm của những điều không thể nói hết, không thể nói cùng cho bất kỳ ai. Sớm hôm sau, nếu mồng Một Tết không trùng vào ngày nghỉ, tàu điện ngầm lại nuốt tôi vào lòng, nuốt cả chút hương xuân chạm rát cả một vùng ký ức. Tôi lại hòa vào dòng người hối hả chen chân túa đến trường học, đến công sở, túa đi tìm cho mình một hướng đi, một ngã rẽ.
Xuân trong lòng như lui xa nhường cho một ngày dường như mình không còn là mình. Thẫn thờ và tê dại trong mỗi bước đi. Tự hỏi, trong dòng người xuôi ngược kia, ai biết được quê tôi đang vào Xuân? Nhớ có lần Anna hỏi tôi: “Bây giờ thì bạn coi đâu là quê hương?”. Trớ trêu thay, “Kde domov muj” - “Quê hương của tôi đâu” lại là tên bản quốc ca của mảnh đất nơi tôi đang cư ngụ. “Bạn hỏi khó cho tôi quá, liệu bạn có thể bằng lòng với câu trả lời: “Ở đâu có gia đình, ở đó là quê hương tôi?”. Anna hiểu chữ “gia đình” với nghĩa là “mái ấm” tôi dùng trong câu nên không hỏi thêm gì nữa. Chúng tôi lặng lẽ uống trà.
Có những năm, trong giây khắc giao thời, hàn thử biểu châu Âu tụt xuống độ âm. Buồn và lạnh thấm tái tê da thịt. Thấp thoáng trong gió tuyết bóng bạn bè mang đến cho nhau chút tình quê nhà. Một chút thôi cũng đủ làm nên những ngơ ngác, những nôn nao. Ði đâu cũng vấp vào nỗi nhớ, nhìn đâu cũng thấy chơi vơi. Màu tuyết khi ấy có trắng đẹp đến mấy cũng trở nên vô duyên và hiu hắt quá chừng, vì nó gợi lên cái trống, cái lạnh của cõi nhân sinh, của kiếp sống tha hương. Cười nói đó mà ai ai cũng thoáng những ngậm ngùi. Mới thấy, những sự việc, những kỷ niệm nhỏ nhoi thực ra đã được nâng niu ấp ủ và nhớ mãi. Nhớ mãi...
Nhớ chiều Tết năm trước, tôi hòa vào dòng người lang thang trên cây cầu Karluv nổi tiếng của Praha. Tôi đã lặng ngắm người nghệ sĩ với cây bút chì trong tay đang lăng xăng tỉa tót cho cuộc đời nghệ thuật của mình. Thành quách, lâu đài, phố cổ, hàng tượng Thánh, dòng Vltava và một khoảng trời yên bình... hiện lên dần dần sau những nét phác họa tài hoa. Tôi biết, tôi yêu thành phố này. Nhớ đến hôm ấy mà không nhắc đến tiếng vĩ cầm của người nghệ sĩ già thì thật là có lỗi với ông.
Tôi nhớ mãi hình ảnh người đàn ông say sưa với thế giới âm thanh của mình. Dưới chân ông, hộp vĩ cầm mở rộng, trên gắn mảnh giấy nhỏ “Not for money!”. Ông chỉ muốn mang đến cho đời một giai điệu, một niềm vui. Thế thôi. Và tôi đã nhận cho mình làm món quà mừng tuổi. Ví thử ông chơi đoản khúc “Vltava” trong nhạc phẩm “My Country” của B. Smetana chắc tôi khóc mất. Bởi tôi yêu đoản khúc này, đoản khúc về dòng Vltava lúc hiền hòa lúc dữ dội chảy theo suối nhạc ngược vào lòng, cho tôi “Trở về dòng sông tuổi thơ”, trở về bến sông Châu ì oạp mái chèo khua trong lời ca ấm áp vọng niệm của Ngọc Tân:
Thế là lại một mùa Xuân, lại một lần nữa khe khẽ hé mở vùng ký ức để đón nhận thêm những bâng khuâng, những xúc cảm, những hoài niệm mới mẻ về mảnh đất - nơi mẹ cho tôi tiếng khóc chào đời. Có cái gì đó vừa cụ thể, lại cũng vừa trừu tượng. Tôi nhớ từng mái tranh nghèo, từng bụi tre làng, từng con đường nhỏ. Bất kỳ nhắc tới nơi đâu và ở thời điểm nào trong tôi cũng đầy ắp những kỷ niệm. Và một điều thật thiêng liêng, sâu sắc luôn đè nặng trái tim, đó là tình người. Nỗi nhớ trong tôi, vì thế, càng trở nên tha thiết, mênh mang và đôi khi quặn thắt xé lòng.
Năm nào cũng thế, khi những ồn ào trong bữa cơm tất niên với bạn bè lắng xuống, tôi lại như vỡ vụn ra với nỗi bùi ngùi thương cảm về ngàn vạn điều không thể đổi thay, để rồi giấu đi trong tận đáy lòng mọi lặng thầm của những điều không thể nói hết, không thể nói cùng cho bất kỳ ai. Sớm hôm sau, nếu mồng Một Tết không trùng vào ngày nghỉ, tàu điện ngầm lại nuốt tôi vào lòng, nuốt cả chút hương xuân chạm rát cả một vùng ký ức. Tôi lại hòa vào dòng người hối hả chen chân túa đến trường học, đến công sở, túa đi tìm cho mình một hướng đi, một ngã rẽ.
Xuân trong lòng như lui xa nhường cho một ngày dường như mình không còn là mình. Thẫn thờ và tê dại trong mỗi bước đi. Tự hỏi, trong dòng người xuôi ngược kia, ai biết được quê tôi đang vào Xuân? Nhớ có lần Anna hỏi tôi: “Bây giờ thì bạn coi đâu là quê hương?”. Trớ trêu thay, “Kde domov muj” - “Quê hương của tôi đâu” lại là tên bản quốc ca của mảnh đất nơi tôi đang cư ngụ. “Bạn hỏi khó cho tôi quá, liệu bạn có thể bằng lòng với câu trả lời: “Ở đâu có gia đình, ở đó là quê hương tôi?”. Anna hiểu chữ “gia đình” với nghĩa là “mái ấm” tôi dùng trong câu nên không hỏi thêm gì nữa. Chúng tôi lặng lẽ uống trà.
Có những năm, trong giây khắc giao thời, hàn thử biểu châu Âu tụt xuống độ âm. Buồn và lạnh thấm tái tê da thịt. Thấp thoáng trong gió tuyết bóng bạn bè mang đến cho nhau chút tình quê nhà. Một chút thôi cũng đủ làm nên những ngơ ngác, những nôn nao. Ði đâu cũng vấp vào nỗi nhớ, nhìn đâu cũng thấy chơi vơi. Màu tuyết khi ấy có trắng đẹp đến mấy cũng trở nên vô duyên và hiu hắt quá chừng, vì nó gợi lên cái trống, cái lạnh của cõi nhân sinh, của kiếp sống tha hương. Cười nói đó mà ai ai cũng thoáng những ngậm ngùi. Mới thấy, những sự việc, những kỷ niệm nhỏ nhoi thực ra đã được nâng niu ấp ủ và nhớ mãi. Nhớ mãi...
Nhớ chiều Tết năm trước, tôi hòa vào dòng người lang thang trên cây cầu Karluv nổi tiếng của Praha. Tôi đã lặng ngắm người nghệ sĩ với cây bút chì trong tay đang lăng xăng tỉa tót cho cuộc đời nghệ thuật của mình. Thành quách, lâu đài, phố cổ, hàng tượng Thánh, dòng Vltava và một khoảng trời yên bình... hiện lên dần dần sau những nét phác họa tài hoa. Tôi biết, tôi yêu thành phố này. Nhớ đến hôm ấy mà không nhắc đến tiếng vĩ cầm của người nghệ sĩ già thì thật là có lỗi với ông.
Tôi nhớ mãi hình ảnh người đàn ông say sưa với thế giới âm thanh của mình. Dưới chân ông, hộp vĩ cầm mở rộng, trên gắn mảnh giấy nhỏ “Not for money!”. Ông chỉ muốn mang đến cho đời một giai điệu, một niềm vui. Thế thôi. Và tôi đã nhận cho mình làm món quà mừng tuổi. Ví thử ông chơi đoản khúc “Vltava” trong nhạc phẩm “My Country” của B. Smetana chắc tôi khóc mất. Bởi tôi yêu đoản khúc này, đoản khúc về dòng Vltava lúc hiền hòa lúc dữ dội chảy theo suối nhạc ngược vào lòng, cho tôi “Trở về dòng sông tuổi thơ”, trở về bến sông Châu ì oạp mái chèo khua trong lời ca ấm áp vọng niệm của Ngọc Tân:
Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà
Có những phút giao thừa xa quê, bật máy tính lên, trịnh trọng bày đặt trò khai
bút. Những tưởng viết được nhiều lắm, ai dè gõ được vài dòng rồi bồi hồi ngơ ngẩn
để mặc lòng mon men đến bên bờ ký ức. Không phải tôi không thể viết, nhưng Tết
bao giờ cũng gắn liền với những hoài niệm êm ái, mà sau này tôi chỉ muốn giữ
chúng cho riêng mình để dệt tấm áo choàng lên nỗi cô đơn mỗi khi Tết về nơi quê
ấy. Tết năm nay rồi cũng như năm trước mất thôi, tôi lại ngồi xuống viết vài
dòng cầu may bớt rủi, vài dòng rũ bỏ những muộn phiền, và vô vàn lời chúc phúc
đến người thân, bạn bè...
Biết cầu gì cho năm nay đây? Thôi thì...
Biết cầu gì cho năm nay đây? Thôi thì...
Xin đất trời dang vòng tay độ lượng
Cho thế nhân đừng tủi phận riêng ai...
Cho thế nhân đừng tủi phận riêng ai...
Âu cũng là một lần khai bút sang xuân vậy.
16/1/2004
Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét