Chùa ở đảo Song Tử Tây - Trường Sa
Ảnh: LÊ ĐỨC QUANG
Ngôi
chùa gắn liền với đời sống văn hóa ngàn đời của dân tộc, không chỉ là điểm tựa
tinh thần cho người đang sống mà còn là nơi trú ngụ anh linh bao lớp người đã
khuất vì sự tồn tại của giống nòi. Ngày xuân ai đi lễ chùa xin hãy cẩn trọng
trong mọi ứng xử…
NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT
Hiểu được vị trí của ngôi chùa trong lịch sử văn hóa dân tộc mới cảm nhận được sự linh thiêng của chốn tôn nghiêm. Ngôi chùa không bao giờ là nơi để cầu tài, cầu danh, cầu thăng quan tiến chức. Ngôi chùa càng không phải là nơi để lợi dụng cho những mưu đồ lợi ích cá nhân. Hãy đến với ngôi chùa bằng tâm hồn thanh thản và tấm lòng từ bi, bác ái, hỉ xả để cầu nguyện cho cuộc sống yên vui hơn.
Nhìn dòng người đông đúc đi chùa đầu xuân, một nhà báo nước ngoài tỏ vẻ ngạc nhiên khi được tôi cho biết rằng phần đông những người đi lễ chùa không phải Phật tử. Ngoài dâng hương cúng Phật, đây còn là dịp để người Việt bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và những người đã mất. Đó cũng là nghĩa cử “Uống nước nhớ nguồn” theo đạo lý truyền thống dân tộc…
Hiểu được vị trí của ngôi chùa trong lịch sử văn hóa dân tộc mới cảm nhận được sự linh thiêng của chốn tôn nghiêm. Ngôi chùa không bao giờ là nơi để cầu tài, cầu danh, cầu thăng quan tiến chức. Ngôi chùa càng không phải là nơi để lợi dụng cho những mưu đồ lợi ích cá nhân. Hãy đến với ngôi chùa bằng tâm hồn thanh thản và tấm lòng từ bi, bác ái, hỉ xả để cầu nguyện cho cuộc sống yên vui hơn.
Nhìn dòng người đông đúc đi chùa đầu xuân, một nhà báo nước ngoài tỏ vẻ ngạc nhiên khi được tôi cho biết rằng phần đông những người đi lễ chùa không phải Phật tử. Ngoài dâng hương cúng Phật, đây còn là dịp để người Việt bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và những người đã mất. Đó cũng là nghĩa cử “Uống nước nhớ nguồn” theo đạo lý truyền thống dân tộc…
Đầu Công nguyên, Phật giáo từ Ấn Độ sớm du nhập vào nước ta
nhưng đã được bản địa hóa, có nhiều khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy, trở
thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống văn hóa tinh
thần. Lịch sử và truyền thuyết cho thấy nhiều sự tích ở Việt Nam gắn liền với
Phật giáo, như Chử Đồng Tử theo học đạo với một nhà sư Ấn Độ, hoặc thành Luy
Lâu ở Bắc Ninh xưa kia vừa là trị sở của quận Giao Chỉ vừa là trung tâm Phật
giáo quan trọng mà đến nay vẫn còn tồn tại nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng như
chùa Dâu, chùa Dạm, Phật Tích, Bút Tháp… Không chỉ dân thường mà nhiều vị vua
quan, tướng soái sau khi hoàn thành nghĩa vụ với đất nước đã thoát tục, quy y
tam bảo trở thành những danh tăng lừng lẫy, trong đó tiêu biểu nhất là Phật
hoàng Trần Nhân Tông, một anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.
Khởi đầu một năm mới, dù là Phật tử hay người thường, ai cũng
lắng lòng nhớ về cội nguồn, mà ngôi chùa chính là điểm tựa quan trọng cho đời sống
tâm linh lâu đời của người Việt. Đi chùa đã thành một nhu cầu tất yếu, như
trong tác phẩm Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, nhà văn Sơn Nam từng viết:
“Tháng Giêng, tuy không là Phật tử, người Việt thấy mình có phận sự đi chùa, khấn
vái, thắp nhang một lần. Đó là cử chỉ để nhớ đạo đức dân tộc, trong ấy có lòng
yêu Tổ quốc. Sân chùa, Phật đài chứng kiến bao thế hệ người đã qua, hoặc cha mẹ
ông bà mình, nay không còn. Đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh mà ngôi
chùa hãy còn, dần được phục hồi là quý giá rồi. Đi chùa tháng Giêng còn là thái
độ đoàn kết với đồng bào thôn xóm, phố phường, hẹn nhau sẽ cố gắng giữ thái độ
lạc quan, cùng tô điểm cho đất nước phồn vinh hơn, nhất là sự ổn định gọi là cảnh
thanh bình”.
Những điều trải nghiệm của nhà văn hóa Sơn Nam cũng chính là
sự khác biệt từ việc “bản địa hóa” của Phật giáo Việt Nam, trong hoàn cảnh đất
nước luôn chống chọi với các cuộc ngoại xâm, nhiều lớp người ngã xuống để đổi lấy
“cảnh thanh bình”!
SUM VẦY DƯỚI MÁI CHÙA CONG CONG KHÓI HƯƠNG
Khi nói đến chùa và đi lễ chùa, người Việt thường liên tưởng
đến bài thơ nổi tiếng Chùa Hương của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp được nhạc sĩ, ca
sĩ Trung Đức và Giáo sư Trần Văn Khê phổ nhạc, với hình ảnh thơ mộng của thiếu
nữ:
“Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Đâu chỉ người cao niên mà từ xưa nam thanh nữ tú lẫn các em
nhỏ người Việt cũng đã siêng năng đi lễ chùa. Và chẳng những chùa Hương nổi tiếng
ở đất Bắc, mà ngày nay trên khắp nước ta, từ miền xuôi đến miền núi và cả hải đảo
xa xôi, ở đâu cũng có chùa. Ngoài phần nhiều các ngôi chùa của người Việt, còn
có những chùa do người Hoa, người Ấn, người Khmer tạo dựng. Bên cạnh các ngôi
chùa do hòa thượng trụ trì thì cũng có những chùa do các ni sư, ni cô tự quản.
Chẳng những là địa chỉ tôn giáo mà các ngôi chùa hiện nay đều hoạt động từ thiện,
mở các lớp dạy học miễn phí từ mẫu giáo đến trung học, góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho xã hội…
Xuân về tết đến, tôi và gia đình đều đi lễ chùa để dâng hương
tưởng nhớ tiền nhân, cầu nguyện sức khỏe, bình an cho mẹ tôi và mọi người. Những
năm gần đây, sau khi thăm Trường Sa trở về, mỗi dịp lễ chùa trong tôi lại luôn
hiện lên hình ảnh những ngôi chùa cùng những nhà sư, chiến sĩ, ngư dân ở hải đảo
đầu sóng ngọn gió. Họ đang thầm lặng canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Và ngôi
chùa âm vang tiếng chuông nguyện cầu không chỉ là một trong những điểm tựa tinh
thần cho người đang sống mà còn là nơi trú ngụ cho hồn thiêg những người đã
anh dũng hy sinh giữa lòng biển cả:
“Ở một vùng đảo khơi lắm điều kỳ diệu
gương mặt phụ nữ ngư dân thánh thiện như lời ru của sóng
trẻ con chắc nịch lớn nhanh trong thanh âm tiếng chuông nguyện
cầu
những đàn cá mải mê bay lên níu cánh hải âu
nghe tiếng chuông cũng vội cúi mình im lặng...
Hồn sương nương đường chuông ngân
bao anh linh trẻ rời phiên gác mộ sóng
lặng lẽ bước gió trở về
sum vầy dưới mái chùa cong cong khói hương
rầm rì chuyện gieo trồng cày cấy
rì rầm chuyện học hành thi cử
như trở về dưới mái nhà xưa mẹ già thắc thỏm chờ con mỗi bữa
cơm chiều...”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét