Xuân về, mọi thứ bỗng trở nên sống động. Cây cối đâm chồi nảy lộc sau những tháng dài mùa đông lạnh giá, thu mình. Lòng người cũng như tươi trẻ lại, nụ cười rạng rỡ…
Cây bàng mồ côi suốt mùa đông, cành gân guốc
như bàn tay giơ ra giữa gió sương tê tái,
bồng cựa quậy bật chồi. Ảnh HOÀNG MẠNH CƯỜNG
Ngày bé, nhìn những cành cây trụi lá, những mảng trời xám lạnh vào mùa đông... thấy thật buồn bã, pha chút tiếc nuối. Nhưng khi lớn, tôi hiểu rằng cái cây khô kia không chết. Nó đang âm thầm ấp ủ từng giọt nhựa sống trong cơ thể để chờ một sớm xuân về. Mưa xuân cũng về theo. Từ trong lớp vỏ già nua khô cứng ấy nảy ra những búp xuân xanh trong như ngọc.
Ảnh KIM THANH
Ngoài vườn, cây cối cũng cựa mình, ứa nhựa, đâm chồi. Những mầm xinh thức dậy cùng lá xinh, gọi chim về chuyền cành ríu rít, gọi màu xanh về khắp muôn nơi.
Xuân về trong công viên
Bách Thảo. Ảnh PHẠM HẢI
Đó là lúc cả vùng đồng bằng Bắc Bộ căng tràn nhựa sống. Đó là lúc cả đất trời mù trong mưa bụi giăng giăng. Đó là lúc cỏ cây hoa lá hít căng tinh khí đất trời, lớn nhanh như thổi. Xanh biếc. Màu mỡ. Hây hẩy.
Ảnh VIẾT THÀNH
Hà Nội hớn hở một màu xanh
Sáng nay, ngồi ngắm lộc vừng ra lá non ở Hồ Gươm, tôi chợt nhớ đến đoạn độc thoại nội tâm của chàng công tước Andrey Bolkonsky về “cây sồi già” trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy.
Ảnh VIẾT THÀNH
Một ngày đầu xuân, chàng công tước Andrey Bolkonsky đi xe song mã từ điền trang đến Moscow, qua khu rừng già, khi các loài cây khác đều đâm chồi xanh biếc, thì riêng cây sồi già vẫn trụi lá. Chàng nghĩ rằng cây sồi chính là mình, đang chán chường thất vọng, chẳng còn bận tâm tới muôn sắc xuân xanh tươi. Thế nhưng, sau gần một tháng lưu lại Moscow trong lâu đài của bá tước Rostov, chàng quay trở về điền trang của mình, và một lần nữa, đi xe song mã qua khu rừng ấy thì một cảnh tượng lạ lùng bỗng hiện ra trước mắt chàng: Cây sồi kia như được tái sinh, nảy lộc tươi xanh, tỏa rộng cả một mảng rừng. Chàng thấy mình như được hồi xuân, trẻ lại vì tâm trạng chàng đã đổi khác, chàng đã gặp được Natasha Rostova…
Xuân về, lộc vừng trổ nhiều chồi biếc khiến ai
đi qua cũng phải ngắm nhìn. Ảnh VIẾT THÀNH
Hồ Gươm không có sồi nhưng tôi thấy dường như mùa xuân đang được gom hết trong những chồi lộc vừng biếc kia. Sức xuân căng đầy, sung mãn, đâu đâu cũng cảm thấy sự non tơ, tươi trẻ, rạo rực…
10/3/2019
THU HẰNG
Nguồn: Nhịp Sống Hà Nội
|
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020
Sự kỳ diệu của mùa xuân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét