Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Hồng lâu mộng 19

Hồng lâu mộng 19
Hồi 91:
Định thỏa lòng dâm, Bảo Thiềm bày mưu kế;
Bày ra nghi trận, Bảo Ngọc bàn đạo thiền.
Tiết Khoa đang ngờ vực, bỗng nghe ngoài cửa sổ có tiếng cười khanh khách, liền giật nẩy mình, nghĩ bụng: Không phải Bảo Thiềm chắc là Kim Quế. Mình cứ mặc họ, xem họ giở trò gì? Giờ lâu lại thấy im lặng. Tiết Khoa cũng không dám uống rượu, ăn quả, bèn đóng cửa lại. Vừa định cởi áo đi nằm, bỗng nghe ở mảnh giấy dán cửa sổ có tiếng động khe khẽ. Tiết Khoa vừa bị Bảo Thiềm quấy rầy xong, trong bụng lo lắng không biết nên làm thế nào. Thấy tờ giấy dán cửa sổ rung động, nhìn kỹ lại im lặng, không có gì, Tiết Khoa đâm ra ngờ vực, ngồi trước đèn suy nghĩ miên man; lại cầm lên một quả, lật đi lật lại xem kỹ. Chợt ngoảnh đầu lại thấy mảnh giấy trên cửa sồ ướt một chỗ, hắn liền chạy lại ghé mắt nhìn, bất thình lình ở ngoài có người thổi phụt vào một cái, làm hắn giật mình. Nghe ngoài có tiếng cười khanh khách, Tiết Khoa vội vàng thổi tắt đèn, nín hơi nằm. Bỗng bên ngoài có tiếng người nói:
- Cậu Hai không ăn quả uống rượu mà đã đi ngủ?
Đúng là giọng của Bảo Thiềm, Tiết Khoa giả vờ ngủ không đáp. Một lát lại nghe có tiếng nói tức tối:
- Thiên hạ lại có hạng người vô tình đến thế?
Tiết Khoa nghe câu ấy giống như giọng nói của Bảo Thiềm, mà cũng giống như giọng nói của Kim Quế, lúc đó mới rõ ý tứ của bọn họ. Tiết Khoa trằn trọc mãi đến canh năm mới ngủ.
Giời vừa sáng thì thấy có người gõ cửa. Tiết Khoa vội hỏi: Ai thế? Chẳng thấy ai trả lời, Tiết Khoa đành phải dậy mở cửa ra xem thì thấy Bảo Thiềm đầu vấn tóc, che bụng, mình mặc một cái áo chẽn viền gấm, thắt lưng màu hoa tùng đã hơi cũ, bên dưới chỉ mặc cái quần lót màu thạch lựu, chân đi đôi giày đỏ mới thêu. Thì ra nó sợ người ngoài trông thấy, nên chưa kịp chải đầu rửa mặt đã vội đến lấy đồ đựng quà hôm qua đưa đến. Tiết Khoa thấy nó ăn mặc như thế, lòng cũng nao nao, liền cười hỏi:
- Chị dậy sớm thế?
Bảo Thiềm đỏ mặt không nói, chỉ đem các thứ quả trút chung vào cái đĩa lớn, rồi bưng lấy hộp đi ra.
Tiết Khoa thấy thế, biết là vì câu chuyện đêm qua, nghĩ bụng: Cũng được, nếu chị ta giận, bỏ hẳn cái thói ấy đi, không đến quấy rầy nữa, mình cũng rảnh. Nghĩ như thế hắn thấy yên tâm, sai người múc nước rửa mặt, định ngồi yên trong nhà vài hôm, một là để khoan khoái tinh thần, hai là sợ đi ra lại có người tìm hỏi lôi thôi.
Những kẻ trước kia đi lại với Tiết Bàn, thấy nhà họ Tiết thiếu người, chỉ còn có một mình Tiết Khoa coi việc, tuổi lại còn trẻ, nên họ sinh lòng dòm ngó. Có người muốn luồn lụy để chạy chọt; có người biết làm đơn hoặc quen một vài người thơ lại, muốn nhận việc lo lót trên dưới; thậm chí có người định nhân dịp này bớt xén; có người lại bịa đặt những chuyện không đâu để dọa dẫm hắn, thật là mỗi người một cách. Tiết Khoa thấy bọn họ thì tránh xa, nhưng lại không dám từ chối thẳng, sợ gây ra tai vạ bất ngờ, cho nên cứ ngồi lì trong nhà để chờ giấy tờ trình lên quan trên xem sao.
Đêm qua Kim Quế sai Bảo Thiềm đưa rượu và quả cho Tiết Khoa để dò la ý tứ. Bảo Thiềm trở về kể lại bộ dạng của Tiết Khoa cho Kim Quế nghe. Kim Quế thấy việc này không ổn, sợ vỡ chuyện, bị Bảo Thiềm khinh, định kiếm chuyện lấp liếm cho qua; nhưng lại không nở bỏ người ấy đi, thành ra trong bụng lúng túng, chỉ ngồi thừ người ra. Còn Bảo Thiềm cũng nghĩ rằng Tiết Bàn khó lòng về nhà, đang định tìm con đường khác. nhưng lại sợ Kim Quế bắt tội, nên không dám để lộ ra. Nay thấy Kim Quế lâm như thế, tức là đã mở đường trước rồi. Nó định nhân gió buông buồm, nắm Tiết Khoa vào tay mình trước, không sợ Kim Quế cản trở nữa, nên dùng lời khêu gợi. Xem Tiết Khoa không phải là người vô tình, nhưng cũng khó bắt mồi, nên nó không dám sỗ sàng. Sau thấy Tiết Khoa tắt đèn đi ngủ, nó bực bội quay về nói lại với Kim Quế, xem Kim Quế có cách gì không, rồi sẽ liệu. Đến khi thấy Kim Quế ngồi thừ ra, hình như không có mưu kế gì cả. Bảo Thiềm đành phải dọn dẹp cùng Kim Quế đi ngủ. Nhưng cả đêm nó không sao ngủ được, nghĩ mãi mới ra một kế: “Chi bằng sáng dậy mình giả làm bộ đi lấy hộp đựng ăn mặc quần áo hoa hòe lộng lẫy, cũng không chải đầu rửa mặt cho thêm vẻ yêu kiều, để ý xem Tiết Khoa ra sao, còn mình thì giả làm bộ giận dỗi không thèm nhìn. Nếu Tiết Khoa có lòng ăn năn, thế nào hắn cũng dời thuyền theo bến, thì lo gì mình chả vớ được trước.” Bảo Thiềm định sẵn mưu mô như thế. Khi vào phòng Tiết Khoa lấy hộp, thấy hắn vẫn giữ ý như đêm qua, không có tình tứ gì cả, đành phải lấy giả làm thật, bưng cái hộp về, nhưng lại cố ý để hồ rượu lại, lần sau lấy cớ đến ve vãn. Về đến phòng, bỗng thấy Kim Quế hỏi:
- Cô đem quà đi, có ai thấy không?
- Không ạ.
- Cậu Hai cũng không hỏi gì à?
- Không ạ.
Kim Quế suốt đêm không ngủ, cũng không tìm ra được kế gì trong bụng nghĩ thầm: “Mình làm việc ấy giấu người khác chứ không thể giấu Bảo Thiềm được. Chi bằng ta chia cho nó một phần thì nó không nói gì nữa. Vả lại, mình không thể đi được thế nào cũng phải nhờ nó làm tay trong. Tốt hơn cả là cùng nó bàn định kế hoạch cho ổn thỏa.” Kim Quế nghĩ vậy rồi cười hối:
- Cô xem cậu Hai là người thế nào?
- Xem ra là người hồ đồ lắm.
Kim Quế nghe nói. liền cười:
- Tại sao cô dám nói xấu các cậu như thế?
- Cậu ta phụ lòng mợ thì tôi có quyền nói chứ!
- Cậu ta phụ lòng tôi như thế nào, cô nói xem nào?
- Mợ đưa của ngon cho cậu ta ăn mà cậu ta không ăn, không phải phụ lòng mợ là gì.
Nói đến đó Bảo Thiềm lườm Kim Quế một cái rồi cười.
- Cô đừng nghĩ tầm bậy. Tôi đưa quà cho cậu ta là vì việc cậu Cả. Cậu ta không ngại khó nhọc cho nên tôi mới kính trọng, lại sợ người ngoài nói nhảm, nên mới hỏi cô. Cô nói những câu ấy với tôi tôi chẳng hiểu ra thế nào cả.
- Mợ đừng ngờ vực, tôi là người hầu mợ. không lẽ lại có hai lòng hay sao ? Nhưng việc ấy phải thật kín đáo mới được; nếu lộ ra thì chẳng phải chuyện chơi đâu.
Kim Quế thấy má mình nóng bừng lên, liền nói:
- Con này tệ thật ! Chừng bụng mày cũng thích cậu ấy rồi nên đem tao ra làm bung xung phải không?
- Mợ nghĩ thế thôi, chứ riêng tôi thì tôi bực thay cho mợ. Nếu mợ thích cậu Hai thì tôi sẽ có một cách. Mợ nghĩ mà xem, mèo nào lại chẳng ăn vụng mỡ? Cậu ấy chẳng qua chỉ sợ việc không kín đáo xẩy ra chuyện không hay thì bẽ mặt đấy thôi. Theo ý
tôi mợ đừng có vội. Ngày thường cậu ta thiếu thốn cái gì, mợ cứ để ý trông nom giúp. Cậu ta là em chồng, lại chưa có vợ, nếu mợ tận tâm giúp đỡ ít nhiều, ăn ở cho thân mật, người khác cũng chẳng nói được gì. Ít lâu cậu ấy cảm ơn mợ, thế nào cũng đến tạ ơn. Lúc đó, mợ lại sấp sẵn ít món ăn trong nhà, tôi sẽ giúp mợ đổ rượu cho cậu ấy say mèm đi, thì cậu ấy có chạy đằng trời? Nếu cậu ta không bằng lòng thl chúng ta sẽ dọa là cậu ấy đến đùa ghẹo mợ. Cậu ta sợ, thế nào cũng phải nghe theo chúng ta. Nếu không nghe thì cũng chẳng phải là con người nữa, mà chúng mình cũng không đến nỗi muối mặt một cách vô ích! Mợ thấy thế nào?
Kim Quế mới nghe mấy câu ấy, hai gò má đỏ ửng lên, cười và mắng:
- Con ranh này. Chắc mày đã thầm vụng với nhiều thằng con trai rồi thì phải! Chả trách khi cậu Cả ở nhà, không rời được mày!
Bảo Thiềm bĩu môi một cái, cười nói:
- Thôi đi! Người ta đang bày vẽ cho mợ. Mợ lại nói với chúng tôi những câu ấy!
Từ đó về sau, Kim Quế cứ một mực níu chặt lấy Tiết Khoa, không nghĩ gì đến việc làm ầm ĩ, nên trong nhà hơi được yên tĩnh. Ngày hôm đó, Bảo Thiềm vào phòng Tiết Khoa lấy hồ rượu, vẫn làm ra vẻ đứng đắn, mặt mày có vẻ nghiêm chỉnh lắm.
Tiết Khoa liếc mắt trong thấy, trong lòng ăn năn: “Có lẽ mình nghi bậy cho họ cũng chưa biết chừng. Nếu quả như vậy thì mình đã phụ lòng tốt của họ, biết đâu vài hôm nữa họ chả quấy rầy, như thế chẳng phải là vì mình gây nên sao?”
Vài ngày sau, trong nhà rất yên tĩnh, Tiết Khoa hễ gặp Bảo Thiềm thì chị ta cúi đầu mà đi, không hề ngước mắt nhìn; gặp Kim Quế thì lại hết sức thân mật. Tiết Khoa thấy thế lại càng áy náy trong lòng.
Mẹ con Bảo Thoa thấy mấy hôm nay Kim Quế yên tĩnh, đối đãi với mọi người, lại có vẻ thân mật thì đều cho là việc hiếm có. Tiết phu nhân mừng rỡ nghĩ bụng: “Chắc là khi Tiết Bàn cưới vợ có xung khắc gì đó, cho nên mấy năm trời be bét như thế. Nay xảy tai vạ, may nhờ trong nhà mình có tiền lại được phủ Giả giúp sức, nên mới có hy vọng. Thế rồi bỗng nhiên con dâu yên tĩnh khác trước, hoặc giả thằng Bàn đến lúc gặp may cũng chưa biết chừng. Bà ta cho là đều lạ lùng hiếm có.
Ngày hôm đó, sau khi ăn cơm. Tiết phu nhân vịn vai a hoàn Đồng Quý định đến phòng Kim Quế chơi. Đến giữa sân, chợt nghe có tiếng đàn ông đang nói chuyện với Kim Quế. Đồng Quý nhanh ý:
- Bà đã đến mợ Cả ạ.
Vừa nói thì Tiết phu nhân đã đến cửa phòng, bỗng thấy có bóng người chạy trốn phía sau cửa. Tiết phu nhân giật mình bước lui ra.
Kim Quế nối:
- Mời mẹ vào trong nhà ngồi, không có ai lạ, đó là em nuôi của con. Nó ở thôn quê. không quen gặp người lạ. Hôm nay nó mới đến, nên chưa kịp đến chào mẹ.
- Có phải là cậu thì mời cậu ra nói chuyện chứ can gì.
Kim Quế liền gọi em ra chào Tiết phu nhân. Hắn vái chào và hỏi thăm sức khoẻ, Tiết phu nhân cũng chào hỏi lại rồi ngồi nói chuyện.
Tiết phu nhân nói:
- Cậu tới kinh bao lâu rồi?
Hạ Tam nói:
- Tháng trước đây mẹ cháu không có người trông nom việc nhà, gọi cháu đến lập tự. Hôm trước cháu tới kinh; hôm nay đến thăm chị cháu.
Tiết phu nhân thấy hắn có vẻ không đứng đắn, nên chỉ ngồi một lát rồi đứng dậy nói:
- Mời cậu ngồi chơi.
Lại ngoảnh lại bảo Kim Quế:
- Cậu mới đến lần đầu, mời ở đây ăn cơm đã rồi hãy về.
Kim Quế vâng lời, đoạn tiễn Tiết phu nhân ra về. Kim Quế thấy mẹ chồng đi về rồi. liền nói với Hạ Tam:
- Em hãy ngồi đã. Hôm nay thế là đã rõ ràng minh bạch rồi đấy. Khỏi để cậu Hai nhà đây phải xét hỏi. Bây giờ chị nhờ em mua cho một ít đồ vật, nhưng đừng cho ai biết. - Chị cứ giao mặc em. Chị muốn gì. Có tiền là sẽ mua được tất.
- Đừng có nói láo, mua mà bị họ lừa cho thì chị không nhận đâu.
Hai người lại cười cợt hồi lâu. Sau đó Kim Quế ngồi ăn cơm với Hạ Tam, lại bảo hắn mua mấy thức hàng, dặn dò một lúc Hạ Tam ra về.
Từ đó Hạ Tam đi lại luôn luôn. Tuy có một ông già canh cửa, nhưng biết hạ Tam là cậu nên cũng không mấy khi trình với Tiết phu nhân. Do đó, sau nầy xảy ra lắm chuyện rắc rối.
Một hôm Tiết Bàn gửi thư về, Tiết phu nhân mở ra bảo Bảo Thoa xem, thấy trong thư viết: “ Con ở trong huyện cũng không đến nỗi khổ. Xin mẹ cứ yên tâm. Hôm qua nghe ông thơ lại ở huyện nói, trên phủ đã y án, chắc là ta đã lo lót đến nơi. Không ngờ khi phủ tư lên trên đạo lại bác đi. May nhờ ông thơ lại coi việc văn thơ ớ huyện có lòng tốt, tức khắc làm một công văn trình lên, ở đạo lại có công văn gửi xuống quở trách quan huyện. Hiện giờ trên đạo định bắt lên xét hỏi lại. Nếu bị giải lên đạo thì con lại chịu khổ. Chắc nhà ta chưa lo lót ở đạo. Vậy tiếp thư này mẹ mau mau nhờ người lo với quan đạo, lại phải bảo em Khoa đến đây ngay, không thì sẽ bị giải
đi. Tiền lo thiếu không được đâu! Hỏa tốc! Hóa tốc!“
Tiết phu nhân nghe đọc xong lại khóc một hồi. Bảo Thoa và Tiết Khoa vừa khuyên vừa nói:
- Việc này không nên để chậm!
Tiết phu nhân đành phải bảo Tiết Khoa đi lo liệu mọi việc rồi sai người sắm sửa hành lý, cân một số bạc cùng một người làm việc ở hiệu đi ngay đêm ấy. Tuy có người nhà lo liệu mọi việc. Nhưng Bảo Thoa lại sợ họ thu xếp không đến nơi đến chốn, nên tự tay giúp họ thu xếp, sắm sửa, đến canh tư mới đi nghỉ. Bảo Thoa con nhà giàu, được nuông chiù quen, qua một đêm lo lắng khó nhọc, đến hôm sau đâm phát nóng, không ăn uống được gì. Oanh Nhi liền trình với Tiết phu nhân. Tiết phu nhân liền tới xem thì thấy Bảo Thoa mặt đỏ bừng, người nóng như lửa. Không nói năng gì cả. Tiết phu nhân rụng rời tay chân khóc đến nỗi chết đi sống lại. Bảo Cầm chạy lại khuyên giải. Thu Lãng thấy thế cũng nước mắt ràn ruạ. Cứ đứng một bên khóc. Bảo Thoa nói
không được, chân tay cũng không cử động được. mắt khô mũi ngạt. Mọi người vội vàng mời thầy thuốc đến chữa. Bảo Thoa dần dần tỉnh lại. Tiết phu nhân và mọi người mới hơi yên tâm. Lúc đó cả hai phủ Vinh, Ninh đều đã biết.
Trước hết. Phượng Thư sai người đưa thuốc thập hương phản hổn đan. Sau đó
Vương phu nhân lại đưa “chí bảo đan” đến. Giả mẫu, Hình phu nhân, Vương phu nhân và bọn Vưu Thị đều sai a hoàn đến thăm hỏi, nhưng đều giấu không cho Bảo Ngọc biết. Chữa luôn bảy tám ngày vẫn không bớt. Cuối cùng, Bảo Thoa nghĩ đến Lãnh hương hoàn, ăn hai viên, bệnh mới khỏi. Khi Bảo Ngọc biết, thì Bảo Thoa cũng đã khỏi bệnh rồi nên cũng không đến thăm.
Tiết Khoa lại viết thư về. Tiết phu nhân xem qua. Nhưng sợ Bảo Thoa lo lắng, nên không cho biết. Rồi đến cầu cứu với Vương phu nhân, và kể bệnh tình Bảo Thoa.
Tiết phu nhân về rồi. Vương phu nhân lại xin với Giả Chính.
Giả Chính nói:
- Việc này bên trên có thể nhờ được, còn bên dưới thì khó, cần phải lo lót mới xong.
Vọng phu nhân lại nhắc đến việc Bảo Thoa và nói:
- Con cháu ấy, cũng khổ lắm. Đã là người nhà mình cũng nên cưới về sơm sớm, đừng để nó bị dày vò...
- Tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng bên nhà họ công việc rối bời, và lại gần hết nửa đông. Năm hết tết đến. Ai cũng phải lo liệu nhiều việc nhà. Vậy mùa đông này hãy dạm hỏi cho nhất định. Mùa xuân sang năm sẽ đưa lễ. Rồi sau ngày sinh nhật cụ, sẽ
định ngày cưới. Bà hãy đem những việc ấy nói cho dì Tiết biết đã.
Vọng phu nhân vâng lời. Hôm sau, Vương phu nhân đem lời của Giả Chính nói lại
cho Tiết phu nhân nghe. Tiết phu nhân cũng cho là phải.
Sau bữa ăn. Vương phu nhân cùng đi với Tiết phu nhân sang nhà Giả mẫu. Mọi người mời nhau ngồi. Giả mẫu hỏi:
- Bà dì mới sang à.
- Cháu sang từ chiều hôm qua. Vì trời tối chưa đến thăm sức khỏe cụ được.
Vương phu nhân đem câu chuyện Giả Chính nói chiều hôm qua, thuật lại cho Giả mẫu nghe. Giả mẫu rất mừng.
Đang nói chuyện thì Bảo Ngọc đến. Giả mẫu liền hỏi:
- Cháu ăn cơm chưa?
- Cháu vừa về. Ăn cơm xong lại định đi học, nhưng đến đây để hầu bà đã. Nghe nói dì đến, nên cháu qua đây chào dì.
Nói đến đó. Bảo Ngọc lại hỏi Tiết phu nhân:
- Chị Bảo đã thật khỏe chưa?
Tiết phu nhân cười nói:
- Khỏe rồi.
Lúc đó mọi người đang nói chuyện, thấy Bảo Ngọc đến nên đều im không nói nữa. Bảo Ngọc ngồi một lát. Thấy Tiết phu nhân không tỏ vẻ thân mật như trước, trong bụng ngờ vực. “Dù rằng dì ấy đang lo lắng, nhưng không lẽ tất cả đều không nói năng gì...“ Bảo Ngọc nghĩ vậy rồi đi học. Chiều về gặp mọi người rồi đi đến quán Tiêu Tương. Bảo Ngọc vén màn bước vào. Tử Quyên ra đón. Thấy trong nhà không có ai. Bảo Ngọc hỏi:
- Cô gì đâu?
- Cô tôi lên trên nhà. Nghe nói dì Tiết đến. Cô tôi đi hỏi thăm sức khỏe rồi! Cậu Hai không lên trên nhà à?
- Tôi cũng có lên nhưng không thấy cô đâu cả.
- Cô tôi không ở đấy à?
- Không. Vậy cô ấy đi đâu?
- Thế thì tôi cũng không biết được.
Bảo Ngọc vừa muốn đi ra. Bỗng thấy Đại Ngọc cùng Tuyết Nhạn thướt tha đi vào. Bảo Ngọc nói:
- Cô em về đây rồi.
Liền đi theo Đại Ngọc trở lại.
Đại Ngọc đi vào nhà trong, mời Bảo Ngọc ngồi. Tử Quyên lấy một cái áo khoác ngoài cho Đại Ngọc thay rồi Đại Ngọc ngồi xuống, hỏi Bảo Ngọc:
- Anh lên trên ấy có gặp dì không?
- Gặp rồi.
- Dì có nói gì đến tôi không?
- Dì chẳng những không nói gì đến cô, mà ngay đối với tôi cũng không thân mật như trước. Tôi hỏi bệnh chị Bảo. Dì chỉ cười không đáp. Không lẽ dì giận tôi mấy hôm nay không đến hỏi thăm chị ấy hay sao?
- Anh có đến hỏi thăm chị Bảo không?
- Mấy hôm đầu tôi không biết. Hai hôm nay tôi biết, nhưng không đi.
- Thế là thế nào ?
- Vì họ không bảo tôi đi. Mẹ tôi không bảo tôi đi. Cha tôi cũng không bảo tôi đi. Tôi đâu dám đi. Nếu cái cửa nhỏ kia còn qua lại được như trước thì một ngày đến hỏi thăm chị ấy mười lần cũng không khó gì. Bây giờ muốn qua bên ấy phải đi vòng ra
ngoài, cho nên không tiện.
- Chị Bảo làm sao biết được duyên cớ ấy?
- Chị Bảo là người biết lượng thứ cho tôi.
- Anh đừng có nghĩ lầm. Chị Bảo càng không thể lượng thứ cho anh được. Không phải dì ốm mà là chị ấy ốm. Lâu nay chúng ta ở chung trong vườn, làm thơ, thưởng hoa, uống rượu, vui vẻ biết mấy ! Giờ ở cách biệt ra, anh cũng biết nhà chị ấy xảy ra
tai nạn, chị ấy lại ốm đến thế mà anh cứ như người dưng. Làm sao chị ấy không giận được?
- Thế thì không lẽ chị Bảo lại không than với tôi nữa à: “Chị ta có thân với anh hay không, tôi không biết, tôi chỉ theo lý mà nói thôi.”
Bảo Ngọc nghe nói, trừng mắt nhìn, ngần ngơ một lúc. Đại Ngọc thấy thế cũng mặc kệ, gọi người đốt hương và mở sách ra xem. Bỗng thấy Bảo Ngọc cau mày dậm chân mà nói.
- Tôi nghĩ: sinh ra mình để làm gì. Trong trời đất này chẳng có tôi càng rảnh.
- Đã có mình thì sẽ có nhiều người, đã có nhiều người thì sinh ra vô số chuyện phiền não: Sợ hãi, lừa dối, tơ tưởng cỏn biết bao nhiêu điều rắc rối khác nữa. Điều tôi vừa
nói là câu chuyện đùa, chẳng qua anh thấy dì Tuyết thẩn thờ, buồn bả. Tại sao anh lại có thể ngờ cho chị Bảo được? Dì qua đấy là vì việc anh Tiết Bân, nên bụng dạ như tơ vò, còn đầu óc đâu mà chuyện trò với anh, chỉ vì anh khéo nghĩ vơ nghĩ vấn, đâm ra ngớ ngẩn đấy thôi.
Bảo Ngọc nghe thấy sáng ra, liền cười nói:.
- Đúng lắm, đúng lắm. Cô thông minh hơn tôi nhiều. Chả trách năm trước, lúc tôi tức giận, cô hỏi tôi mấy câu đạo lý nhà Phật tôi đối đáp không được là phải. Dù tôi là ông Phật mình mình vàng trượng sáu (Theo sách Phật, phật tổ như lai tu hanh, mình vàng trượng sáu) cũng là một nhánh của cô mà hóa ra đấy.
Đại Ngọc nhân dịp liền nói:
- Giờ tôi hỏi anh, anh trả lời nhé.
Bảo Ngọc ngồi xếp tròn, chắp tay nhắm mắt, nhếch mép lên má nói:
- Cô nói đi..
- Chị Bảo thân với anh thì anh sẽ như thế nào? Nếu chị Bảo không thân với anh thì anh thế nào? Chị Bảo trước kia thân với anh, nay không thân nữa thì anh sẽ như thế nào? Chị Bảo nay thân với anh sau này không thân với anh nữa, thì anh sẽ như
thế nào? Nếu anh muốn thân với chi mà chị ta lại không thân với anh thì anh sẽ như thế nào? Nếu anh không muốn thân với chị ta. Chị ta lại muốn thân với anh thì anh sẽ như thế nào?
Bảo Ngọc ngớ ngẩn một lúc. Bỗng phá lên cười, nói:
- Dù cho nước Nhược (nước Nhược ở cõi trên, không chứa nổi vật gì. Thuyền bè qua lại đều đắm cả) ba ngàn. Tôi chỉ lấy một bầu mà thôi.
- Nếu bầu trôi theo nước thì anh làm thế nào?
- Không phải bầu trôi theo nước, mà nước tự chảy. Bầu cứ trôi đấy thôi.
- Nếu như nước đứng mà ngọc chìm thì anh làm thế nào?
- Lòng thiền đã hóa tơ vương bụi, Vờn gió thu chi nữa giá cô - Điều răn thứ nhất của đạo thiền là không được nới dối.
- Trên có Tam Bảo.(Những câu Đại Ngọc nói có ý khêu gợi Bảo Ngọc, nếu gặp tại vạ gì không lấy được nhau thì sẽ liều thân.)
Đại Ngọc cúi đầu im lặng. Bỗng nghe ngoài thềm có tiếng quạ kêu quạc, quạc rồi bay về phía đông nam.
Bảo Ngọc nói:
- Tiếng kêu ấy chả biết lành hay dữ?
- Lành dữ là ở người. Không phải ở tiếng chim.
Bỗng thấy Thu Văn chạy đến nói:
- Mời cậu đi về, ông lớn sai người vào vườn, hỏi cậu đi học đã về chưa. Chị Tập Nhân nói đã về rồi. Vậy cậu về nhanh.
Bảo Ngọc sợ hãi vội vàng đi ra. Đại Ngọc cũng không dám giữ lại.
Hồi 92:
Bàn chuyện gái hiền, Xảo Thư mến người trinh thục;
Xem hạt châu lớn, Giả Chính tính chuyện hợp tan.
Bảo Ngọc ở quán Tiêu Tương đi ra, vội vàng hỏi Thu Văn:
- Ông lớn gọi tôi làm gì?
- Ông lớn có gọi gì đâu. Chị Tập Nhân bảo tôi mời cậu. Sợ cậu không chịu về, nên nói dối cậu đấy thôi.
Bảo Ngọc nghe nói mới yên lòng, liền nói:
- Các chị gọi tôi cũng được. Nhưng sao lại dọa tôi?
Đang chuyện trò thì đã về đến Viện Di Hồng. Tập Nhân hỏi:
- Từ nãy cậu đi đâu?
- Tôi ở bên cô Lâm. Nhân nói đến việc chị Bảo bên nhà anh Tiết nên ngồi lâu.
- Nói những việc gì nào?
Bảo Ngọc đem việc hai người nói chuyện theo kiểu sách Phật kể lại cho Tập Nhân nghe. Tập Nhân nói:
- Cậu thật chẳng ra sao cả. Đáng lẽ nói chuyện nhà, chuyện thơ văn có được không. Sao lại nói đến chuyện nhà Phật.
- Hai người có phải đi tu đâu?
- Chị không biết. Chúng tôi có chuyện riêng của chúng tôi người ngoài không thể nói xen vào được.
- Các người nói chuyện nhà Phật. Nói lung tung, rồi lại khiến chúng tôi không còn biết mối nào mà gỡ.
- Trước kia tôi còn ít tuổi. Cô Lâm cũng hãy trẻ con, có khi tôi không để ý, nói những câu không suy nghĩ: nên cô ta mới giận. Nay tôi ăn nói giữ gìn, cô ta cũng chẳng có gì mà giận nữa. Nhưng lâu nay cô ta ít qua đây. tôi lại bận học hành, tình cờ gặp nhau, có vẻ xa lạ thế nào ấy.
- Phải như thế mới được. Cả hai người đều đã lớn, cứ làm như trẻ con thì coi sao được.
Bảo Ngọc gật đầu nói:
- Tôi cũng biết thế. Thôi. Đừng nói việc ấy nữa. Tôi hỏi chị nhé. Bên cụ có sai người đến nói gì không?
- Không thấy nói gì.
- Chắc là cụ quên rồi đấy. Ngày mai có phải là mùng một tháng mười một không? Năm nào bên cụ cũng có sẵn tục lệ. cứ đến ngày đó là bày biện tiệc tiểu hàn. Bà con ngồi lại với nhau, uống rượu nói chuyện vui. Hôm nay tôi đã xin phép nhà trường rồi. Thế thì ngày mai có nên đi học hay không ? Nếu đi thì chẳng hóa mình bịa ra mà xin phép, nếu không đi, ông nhà mà biết thì lại bảo là lười học.
- Cứ ý tôi cậu đi học là phải. Mới được mấy bữa. Chưa chi đã muốn nghỉ. Tôi khuyên cậu cũng nên chăm chỉ hơn nữa mới được. Hôm qua nghe bà Hai nói anh Lan học rất chăm, ở trường học về, dọc đường vẫn đọc sách làm văn. Đêm nào cũng đọc đến canh tư mới đi ngủ. Cậu lớn hơn anh ấy nhiều, lại là bậc chú. Nếu không theo kịp, thì sẽ làm cho cụ bà giận, chi bằng ngày mai cậu cứ đi học thôi.
Xạ Nguyệt nói:
- Trời rét như thế này, đã xin phép rồi lại đi học, thì ở trường người ta sẽ nói: “đã thế thì đừng xin phép. Rõ ràng là xin phép quấy để lần lựa trốn học.” Theo ý tôi. được nghỉ một ngày thì cứ nghỉ đã. Dù sao cụ có quên đi, ở đây chúng ta lại không sửa được hội Tiêu hàn hay sao? Chúng ta cũng cứ bày ra hội lại không hơn à?
Tập Nhân nói:
- Chị cứ làm đầu têu thế thì cậu Hai còn chịu đi gì nữa.
- Tôi thì vui được ngày nào hay ngày ấy, bằng đâu được chị. Cố giữ tiếng tốt để một tháng kiếm thêm hai lạng bạc.
Tập Nhân nhổ toẹt nói:
- Đồ ranh con! Người ta nói chuyện đứng đắn. Mày lại vơ quàng chuyện ở đâu vào!
- Tôi không vơ quàng đâu. Tôi nói đây là vì chị đấy.
- Vì tôi cái gì?
- Khi cậu Hai đi học thì chị cứ lẩm bẩm nhắc nhở luôn, chỉ trông mong sao cho cậu Hai về sơm sớm để mà cười mà nói. Bây giờ chị lại làm ra bộ mình trong sạch lắm. - Tội gì thế? Tôi biết thừa đi rồi!
Tập Nhân định mắng Xạ Nguyệt thì thấy Giả mẫu sai người đến nói:
- Cụ bảo ngày mai cậu Hai đừng đi học. Cụ sẽ mời dì Tiết sang để giải buồn. Có lẽ các cô đều về cả. Đã mời cô Sử, cô Hình, cô Lý rồi. Nghe nói là dự tiệc vui “Tiêu hàn” gì đấy.
Bảo Ngọc nghe chưa dứt lời, đã mừng rỡ bảo:
- Tôi đã nói mà! Bà tôi rất là cao hứng! Ngày mai không đi học, việc này rõ ràng lắm rồi.
Tập Nhân cũng không tiện nói gì nữa. Người a hoàn kia ra về.
Bảo Ngọc chăm học một ngày chỉ mong được nghỉ chơi một ngày, lại nghe nói Tiết phu nhân sang, nghĩ thế nào Bảo Thoa cũng đến, nên trong bụng vui mừng liền nói:
- Đi ngủ mau, mai còn dậy sớm.
Hôm sau Bảo Ngọc dậy sớm đi đến thăm Giả mẫu. Giả Chính và Vương phu nhân. Trước đó, Bảo Ngọc đến trình với Giả Chính về việc là bảo hôm nay nghĩ học. Giả Chính cũng không nói gì. Bảo Ngọc từ từ đi ra mấy bước liền chạy một mạch đến phòng Giả mẫu. Tới nơi Bảo Ngọc thấy chưa có ai đến, chỉ có vú nuôi và mấy a hoàn bên nhà Phượng Thư dắt Xảo Thư đến hỏi thăm sức khỏe Giả mẫu, và nói:
- Mẹ chắt bảo chắt đến hỏi thăm sức khỏe của cố. Nói chuyện với cố một lát rồi mẹ chắt sẽ đến.
Giả mẫu cười nói:
- Chắt ngoan lắm. Cố dậy đã sớm. Chờ mãi chả ai đến. Chỉ có chú Hai chắt đến thôi.
Vú nuôi nói với Xảo Thư:
- Em hỏi thăm sức khỏe chú đi.
Xảo Thư vâng lời. Bảo Ngọc cũng nói:
- Cháu cũng ngoan chứ?
- Hôm qua nghe mẹ cháu nói, muốn mời chú tới nói chuyện.
- Nói chuyện gì?
- Mẹ cháu nói. Cháu học mặt chữ với bà Lý mấy năm, không biết có nhớ chữ nào không. Cháu nói cháu nhớ cả, để cháu chỉ cho mẹ cháu xem. Mẹ cháu bảo cháu chỉ sai nên không tin, lại bảo cháu chơi cả ngày, làm gì mà nhớ được mặt chữ. Cháu
xem những chứ ấy cũng chẳng khó khăn gì. Ngay sách Nữ hiếu kinh cũng dễ đọc thôi. Mẹ cháu bảo cháu nói dối, định mời chú lúc nào rảnh, đến xem cháu học thế nào.
Giả mẫu nghe xong cười. nói:
- Chắt ạ, mẹ chắt không biết chữ, cho nên bảo chắt nói dối. Hôm sau nói với chú đến tra xem thì mẹ cháu sẽ phải tin thôi.
Bảo Ngọc hỏi:
- Cháu học được mấy chữ rồ ?
- Cháu học được hơn ba ngàn chữ rồi. Đã đọc một quyển Nữ hiếu kinh. Trước đây nửa tháng. Cháu lại đọc Liệt nữ truyện.
- Cháu đọc có hiểu không ? Nếu không hiểu thì để chú giảng cho mà nghe.
Giả mẫu nói:
- Làm chú cũng nên giảng cho cháu nó nghe.
Bảo Ngọc nói:
- Các bà hậu phi của vua Văn Vương chẳng cần phải kể làm gì. Bà Khương hậu (8) rút trâm chịu tội. Bà Vô Diệm (9) nước Tề, dù xấu xí, lại tài trị nước yên nhà. Đó là những người hiền tốt trong số các bà hậu phi đấy. Nếu nói đến tài thì phải kể đến Tào Đại Cô, Ban Tiệp Dư. Thái Vãn Cơ. Tạ Đạo Uẩn (10) Mạnh Quang quần vải thoa gai, vợ Bảo Tuyên (11) thang nồi gánh nước. Mẹ Đào Khản (12) cắt tóc bán lấy tiền thếch khách. Lại có những người lấy bút lau dạy con. (13) Những người ấy không chê nghèo đói đấy. Lại có những người chịu khổ như công chúa Nhạc Xương (14), gương vỡ lại lành; Tô Huệ (15) thêu gấm thành thơ. Người có hiếu thì rất nhiều, như Mộc Lan (16) đi lính thay cha, Tào Nga (17) gieo mình xuống nước với thây cha, khó mà nói hết được. Lại như chuyện nước Ngụy nàng Tào Thị (18) cầm dao cắt mũi và còn nhiều người giữ trinh tiết nữa. Người đẹp thì Vương Tường, Tây Tử, Phàn Tố. Tiểu Man (19) Giáng Tiên. Hay ghen thì có người cạo trọc đầu nàng hầu (20) Hay là oán giận như Lạc Thẩn cũng không là ít. Còn như Văn Quân, Hồng Phật đều là những bậc hào kiệt trong đám con gái.
Giá mẫu nghe đến đây liền nói:
- Đủ rồi đấy, đừng nói nữa. Cháu nói nhiều quá, nó nhớ sao được !
Xảo Thư nói:
- Những điều chú Hai vừa nói, cũng có chuyện cháu đọc rồi, cũng có chuyện cháu chưa đọc. Chuyện nào cháu đọc rồi, chú Hai nói là cháu nhớ ngày.
Báo Ngọc nói:
- Còn mặt chữ thì nhắc là cháu nhớ rồi, không cần phải xem lại nữa. Ngày mai chú còn phải đi học.
Xảo Thư nói:
- Cháu còn nghe mẹ cháu nói. Chị Tiểu Hồng trước ở bên nhà chú được mẹ cháu gọi sang, vẫn chưa có người thế vào cho chú. Mẹ cháu nói định đưa chị Năm nhà bà Liễu nào đó đến, không biết chú có bằng lòng không?
Bảo Ngọc nghe nói càng vui mừng, cười nói:
- Cháu nghe mẹ cháu nói à? Muốn thế ai thì thế, cần gì hỏi. Cha có bằng lòng không.
Bảo Ngọc lại cười nói, với Giả mẫu:
- Cháu xem con bé này còn nhỏ mà đã thông minh như thế có lẽ sau này nó hơn cả chị Phượng nữa đấy; mà lại hơn ở chỗ biết chữ.
Giả mẫu nói:
- Con gái biết chữ cũng tốt, nhưng nữ công may vá là cần hơn nhất.
Xảo Thư nói:
- Cháu cũng học bà Lưu biết tết hoa này, thêu thùa này, tuy chưa khéo, nhưng đã làm được ít nhiều.
Giả mẫu nói:
- Trong gia đình ta, cố nhiên là không phải cái gì mình cũng làm lấy. Nhưng có biết thì sau mới khỏi bị người ta bắt nạt.
Xảo Thư vâng lời, còn muốn nhờ Bảo Ngọc giảng giải liệt nữ truyện. Nhưng thấy Bảo Ngọc ngồi ngẩn người nên không dám hỏi nữa.
Về phần Bảo Ngọc, nghe nói con Năm sắp vào Viện Di Hồng nên cứ ngồi nghĩ vơ nghĩ vẩn. Lần đầu tiên con Năm ốm không vào được, lần thứ hai, vì Vương phu nhân đuổi Tỉnh Văn nên ai là người có nhan sắc đều không dám chọn vào. Sau đó Bảo Ngọc đến nhà Ngô Quỳ thăm Tỉnh Văn gặp con Năm cũng theo mẹ đưa đồ vật cho Tình Văn. Thấy nó có vẻ thướt tha xinh đẹp, nay được Phượng Thư nhớ đến, định đem nó thế chân Tiểu Hồng, thật là điều mừng ngoài ý nghĩ của mình, nên Bảo Ngọc đâm ra ngớ ngẩn.
Giả mẫu đợi mãi không thấy ai đến, lại cho a hoàn đi mời. Ngay sau đó, chị em Lý Hoàn,Thám xuân,Tích Xuân, Tương Văn, Đại Ngọc đều đến. Mọi người hỏi thăm Giả mẫu và chào hỏi nhau. Chỉ có Tiết phu nhân chưa đến. Giả mẫu lại sai người đi mời lần nữa, rồi Tiết phu nhân và Bảo Cầm đến. Bảo Ngọc hỏi thăm sức khỏe Tiết phu nhân và chào hỏi Bảo Cầm, chỉ không thấy Bảo Thoa và Hình Tụ Yên. Đại Ngọc hỏi:
- Tại sao chị Bảo không đến?
Tiết phu nhàn nói dối Bảo Thoa trong người không được khỏe. Còn Hình Tụ Yên thì biết Tiết phu nhân ở đấy cho nên không đến.
Bảo Ngọc buồn bực vì Bảo Thoa không đến. Nhưng thấy Đại Ngọc ở đó, cũng tạm gác tấm lòng nhớ Bảo Thoa. Chẳng bao lâu Hình Phu Nhân và Vương phu nhân cũng đến. Phượng Thư thấy các bà đến rồi, mình đến sau sợ khó coi, đành phải sai Bình Nhi đến xin phép trước.
- Mợ cháu định đến thì trong người phát sốt. Một chốc nữa sẽ đến sau.
Giả mẫu nói:
- Nếu người nó không khỏe thì không đến cũng được. Bây giờ chúng ta nên ăn cơm đi.
Bọn a hoàn vần các chậu than ra phía sau, rồi đặt hai bàn ăn lên trước giường của Giả mẫu. Mọi người theo thứ tự ngồi xuống ăn. Cơm xong, họ lại vây quanh lò than ngồi nói chuyện suông.
Phượng Thư sở dĩ không đến, trước hết là nghĩ mình đến sau Hình phu nhân, và Vương phu nhân thì sợ khó coi, sau nữa là vị vợ Lai Vượng đến nói:
- Bên nhà cô Nghênh Xuân sai người đến hỏi thăm mợ, lại nói là không đến bên nhà ông Cả, chỉ đến chỗ mợ thôi.
Phượng Thư nghe nói đâm bực mình, nghĩ không biết có việc gì đây, liền cho gọi ngừơi ấy vào hỏi:
- Cô ở bên nhà có khoẻ không?
- Có việc gì đâu. Tôi không phải là người cô Nghênh Xuân sai đến, mà là mẹ Tư Kỳ nhờ đến xin với mợ một việc.
- Tư Kỳ từ hôm bị đuổi ra, cả ngày cứ khóc lóc. Bỗng một hôm người anh ngoại đến. Bà mẹ chị ta giận lắm, nói anh ấy làm hại Tư Kỳ, rồi nắm lại định đánh; anh ta không dám nói năng gì. Ai ngờ Tư Kỳ nghe thấy vội vàng chạy ra, chẳng quản gì xấu hổ, nói với mẹ: “ Con vì anh ấy mà phải về đây. Con cũng giận anh ta tệ bạc. Nay anh ấy đã đến, mẹ hỏi xem thế nào. Nếu anh ấy không thay lòng đổi dạ, con xin chắp tay lạy mẹ. Mẹ cứ xem như con đã chết rồi. Anh ấy đi đâu, con theo đến đấy, dầu có ăn mày ăn xin con cũng cam lòng. Bà mẹ nghe nói giận quá, vừa khóc vừa mắng: “Mày là con gái tao. tao nhất định không gả cho nó. Mày dám làm gì ? Không ngờ con Tư Kỳ lú lẫn ấy nghe nói thế, đâm đầu vào tường, vỡ óc, máu chảy chết tươi. Mẹ chị ta cứu không được khóc ầm lên, định bắt anh kia đền mạng. Anh kia cũng lạ, nói một cách điềm nhiên: “Bà đừng hoảng lên làm gì.Tôi ở ngoài làm ăn phát tài, vì nhớ chị ấy nên mới về đây. Lòng tôi thực thà như thế. Nếu bà không tin thì xem đây !” Nói xong, hấn lấy cái hộp trong bọc ra, toàn là đồ trang sức bông vàng và hạt châu. Bà mẹ Tư Kỳ mừng híp cả mắt nói: Mày đã có lòng. Sao không nói trước ? Anh kia nói: “Con gái thường trăng hoa yếu đuối, thay đổi tính tình. Nếu tôi nói có tiền thì cô ta có thể vì ham tiền mà theo tôi. Nay cô ấy như thế thật là hiếm có. Tôi xin để đồ trang sức lại cho bà. Tôi đi mua quan tài về liệm cô ấy.” Bà mẹ Tư Kỳ nắm được mớ đồ trang sức, cũng chẳng nghĩ gì đến con gái nữa, cứ mặc cho anh kia đi. Không ngờ anh ta lại mua về những hai cỗ quan tài. Mẹ Tư Kỳ thấy thế, lấy làm lạ hỏi: “Tại sao anh lại phải mua hai cỗ quan tài ?” Anh ta cười: “Một cỗ không đủ. Phải hai cỗ mới được. Mẹ Tư Kỳ thấy anh ta không khóc, cứ tưởng anh ta đau xót quá, đâm ra ngớ ngẩn. Không ngờ liệm Tư Kỳ xong. Anh ta chẳng khóc lóc gì cả, lừa lúc không có ai, liền cầm con dao nhỏ đâm ngay vào cổ họng chết tươi. Mẹ Tư Kỳ thấy vậy hối hận quá, khóc lóc không biết bao nhiêu mà kể. Bây giờ xóm giềng biết chuyện định báo quan. Bà ta hoảng sợ, nhờ tôi đến xin mợ nói giúp cho. Sau này bà ta xin lạy tạ.
Phượng Thư nghe nói lấy làm lạ, nói:
- Cái con ngốc lại khéo gặp thằng ngốc như thế, chả trách hôm lục soát các đồ tang vật. Nó vẫn bình tĩnh xem như chẳng có việc gì. Quả là một người tính tình cứng rắn ! Kể ra thì tôi cũng chẳng công đâu mà dây vào những việc ấy. Có điều như chị vừa nói đó việc này cũng đáng thương. Thôi thì chị về nói với bà ấy để tôi bàn với cậu Hai sẽ sai anh Lai Vượng đến thu xếp cho xong.
Phượng Thư cho người ấy về rồi, mới sang nhà Giả mẫu.
Một hôm Giả Chính đang ngồi đánh cờ với Thiềm Quang, được thua không xê xích nhau mấy. Chỉ còn một góc chưa rõ ra sao, đang còn giằng co nhau. Bỗng thấy người hầu trai vào trình:
- Ở ngoài, cậu cả Phùng muốn vào gặp ông lớn.
- Mời vào đây.
Người hầu trai ra mời. Phùng Tử Anh đi vào. Giả Chính vội vàng ra đón, mời vào thư phòng ngồi. Tử Anh thấy ông ta đang đánh cờ, liền nói:
- Xin bác cứ việc đánh. Cháu cũng tới xem chơi.
Thiềm Quang nói:
- Cờ của tôi thì kém lắm, chẳng có gì đáng xem cả.
Tử Anh nói:
- Ông nói khiêm tốn! Xin cứ đánh thôi.
Giả Chính nói:
- Có việc gì cần không?
Tử Anh nói:
- Không có việc gì cần. Bác cứ đánh, cháu ngồi xem, học ít nước.
Giả Chính nói với Thiềm Quang:
- Cậu Cả đây là bạn thân của chúng tôi, nếu không có gì cần. Thì chúng ta đánh cho xong ván này rồi sẽ nói, bây giờ cậu Cả ngồi đây xem cho vui.
Tử Anh hỏi:
- Có đánh cuộc không?
Thiềm Quang nói:
- Có đấy.
Tử Anh nói:
- Nếu có đánh cuộc thì không nên nói nhiều.
Giả Chính nói:
- Nói nhiều cũng không can gì. Ông ta có thua mười lạng bạc đi nữa cũng chẳng chịu đưa ra đâu. Sau này chỉ có cách phạt ông ta phải sửa bữa chén thôi.
Thiềm quang cười nói:
- Cái ấy thì được lắm.
Tử Anh nói:
- Bác và ông Thiềm đánh ngang quân phải không ?
Giả Chính nói:
- Trước kia đánh ngang quân, ông ta thua; giờ chấp cho hai quân, ông ta cũng thua, thường lại xin hoãn đôi nước, không cho hoãn thì ông ta cứ cuống lên.
Thiềm Quang cũng cười nói:
- Làm gì có thế.
Giả Chính nói:
- Anh cứ nhìn mà xem.
Vừa nói vừa đánh xong ván cờ. Tính ra thì Thiềm Quang thua mất bảy quân.
Phùng Tử Anh nói:
- Ván cờ này mà thua là vì bí nước. Cờ bác ít bí nước, cho nên chồng.
Giả Chính nói với Tứ Anh:
- Xin lỗi. Bây giờ chúng ta nói chuyện thôi.
Tử Anh nói:
- Cháu mấy hôm nay không gặp hai bác. Vậy một là đến thăm. Hai là có ông quan quen biết ở tỉnh Quảng Tây vừa đến kinh bệ kiến Hoàng thượng. Ông ta có đưa đến bốn thứ hàng nước ngoài, có thể làm vật tiến cống được. Một cái bình phong có hai mươi bốn bức, đều bằng gỗ đàn chạm, ở giữa tuy không phải ngọc, nhưng là thứ đá rất quý. Trên mặt đá chạm trổ sông núi, người, lâu đài, hoa cỏ, chim chóc. Một bức có năm sáu mươi hình người, đều là con gái, mặt đồ trong cung gọi là Sáng mùa xuân trong cung Hán. Những hình người ấy, mặt mày mũi miệng, taychân, nếp áo đều chạm rất kỹ càng tinh xảo. Cách bố trí và điểm xuyết đều rất khéo léo công phu. Cháu nghĩ ở trong vườn Đại Quan nhà bác đặt bức bình phong nầy là rất hợp. Lại có một cái đồng hồ cao chừng hơn ba thước, có một đứa trẻ con cầm cái thẻ giờ, đến giờ nào nó báo giờ ấy. Trong đồng hồ lại có người máy đánh bài nữa. Hai cái ấy nặng nề nên không đưa đến. Hiện cháu đem đến đây hai cái lại còn hay hơn.
Nói đoạn, hắn lấy bên mình ra một cái hộp gấm, ngoài bọc mây tầng lụa, mở ra thì thấy tầng thứ nhất là một cái hộp pha lê ở trong lót bằng lụa đỏ, trên đặt một hạt châu lớn, chói lói rực rỡ. Từ Anh nói:
- Theo ông ta nói thì cái này là hạt châu mẹ.
Nói đến đấy hắn bảo đưa lại đây cái khay. Thiềm Quang vội vàng cầm cái khay trà sơn đen.
- Cái này có được không ?
Phùng Tử Anh nói:
- Được đấy.
Thế rồi hắn lại lấy trong bọc ra một cái gói bằng lụa trắng, đem những hạt châu nhỏ đựng trong gói đó tung ra giữa khay, đặt hạt châu mẹ vào giữa, rồi để khay lên trên bàn. Bỗng thấy những hạt châu nhỏ lăn lại bên hạt châu lớn, giơ cao hạt
châu lớn lên thì bao nhiêu hạt châu nhỏ đều gần liền với hạt châu lớn, chẳng sót một hạt nào.
Thiềm Quang nói:
- Lạ thật !
Giả Chính nói:
- Gọi là hạt châu mẹ cũng có lý. vì nó là mẹ của các hạt châu kia.
Phùng Tử Anh quay lại bảo đứa hầu trai đi theo:
- Cái tráp kia đâu rồi ?
Người hầu vội vàng đưa lại một cái tráp bằng gỗ hoa. Mở ra xem thì thấy trong tráp lót gấm, trên gấm chồng một xếp lụa màu lam.Thiềm Quang nói:
- Cái này là cái gì ?
Phùng Từ Anh nói:
- Cái này gọi là Trướng giao, ở trong tráp lấy ra thì xếp lại chiều dài không đầy năm tấc chiều dầy không đầy nửa tấc. Phùng Tử Anh đem giăng ra từng lớp, giăng đến lớp thứ mười thì trên bàn đã chật không có chỗ để trải ra nữa. Phùng Tử Anh nói:
- Các ngài xem đấy, trong này còn có hai xếp nữa, cần phải có một cái nhà thật cao mới giăng ra hết được. Trướng này dệt bầng thứ tơ giao. Khi trời nóng, treo ở trong nhà, không một con ruồi con muỗi nào vào được, vừa nhẹ lại vừa sáng.
Giả Chính nói:
- Đừng giăng ra làm gì. Sợ xếp lại tốn công.
Thiềm Quang và Phừng Tử Anh xếp lại cẩn thận và cất đi. Phùng Tử anh nói:
- Bốn vật này giá cũng không cao lắm, được hai vạn lạng bạc thì ông ta sẽ bán. Hạt châu mẹ giá một vạn lạng, trướng giao năm ngàn lạng, bức bình phong và cái đồng hồ giá năm ngàn lạng.
Giả Chính nói:
- Tiền đâu mà mua nổi !
- Nhà bác đây là chỗ quốc thích, không lẽ trong cung không dùng được à ?
- Cố nhiên là dùng được. Nhưng làm gì có số tiền to như thế. Để tôi bảo đem vào nhà trong cho cụ tôi xem.
- Phải đấy.
Giả Chính liền gọi Giả Liễn đem hai vật báu ấy vào trong nhà. Giả mẫu mời bọn Hình phu nhân, Vương phu nhân, Phượng Thư đến và đem hai vật ấy cho họ xem.
Giả Liễn nói:
- Còn hai vật nữa, một cái bình phong và một cái đồng hồ. Tất cả giá bán là hai vạn lạng bạc.
Phượng Thư vội đỡ lời:
- Các vật ấy cố nhiên là tốt. Nhưng ta làm gì có thừa tiền ấy. Chúng ta lại không phải là quan tổng đốc, tuần phủ ở ngoài quan hải sẵn đưa vật tiến cống.. Lâu nay cháu đã nghĩ nhiều, như nhà mình đây. Cần có những thứ gì làm căn cơ lâu dài mới được: hoặc là ruộng tế tự, hoặc là trang trại giúp người nghèo trong họ, hoặc là dựng một ít nhà cửa ở nơi nghĩa địa. Sau này con cháu nhỡ có gặp việc không may, cũng còn có chút căn cơ, không đến nỗi ngặt; ý cháu như thế không biết ý bà và các ông các mẹ nghĩ như thế nào. Nếu chú ở ngoài muốn mua thì cứ mua. Giả mẫu cùng mọi người đều bảo.
- Nói thế cũng đúng đấy.
Giả Liễn nói:
- Trả lại cho họ thôi. Chú bảo đưa cho bà xem, vì có thể dâng vào cung, chứ ai nói mua để ở nhà. Bà còn chưa nói, mà mợ đã thốt ra một tràng khó chịu.
Nói đoạn, hắn liền đưa hai đồ vật ấy ra và nói với Giả Chính:
- Bà không mua.
Rồi hắn lại nói với Phùng Tử Anh:
- Hai vạt này tốt thì tốt thật, Nhưng ở nhà tôi không có tiền mua. Tôi xem có ai mua sẽ tin cậu biết.
Phùng Từ Anh đành phải cất đi rồi ngồi lại nói chuyện suông, cảm thấy không có hứng thú gì nên định ra về.
Giả Chính nói:.
- Cậu ở đây ăn cơm đã rồi hãy về.
- Thôi ạ, khi nào đến cũng làm phiền bác.
- Sao lại nói thế ?
Đang nói thì có người vào thưa:
- Ông Cả đến.
Giả Xá vào đến nơi. Mọi người chào hỏi lẫn nhau. Một chốc bưng rượu lên, đồ nhắm bày ra la liệt. Mọi người cùng ngồi uống rượu. Sau bốn năm tuần rượu, lại nhắc đến chuyện món hàng nước ngoài. Phùng Tử Anh nói:
- Những đồ vật ấy vốn khó bán, trừ những nhà như nhà bác đây mới có thể mua được, ngoài ra thì cũng khó:
Giả Chính nói:
- Không nhất thiết như thế.
Giá Xá nói:
- Nhà chúng tôi đây không phải như trước nữa, chẳng qua chỉ có cái bộ mặt bề ngoài đó thôi.
Phùng Tử Anh lại hối:
- Ông Cả Trân ở phủ Đông có khỏe không ? Trước đây tôi gặp ông ta, nhân tiện nói đến việc nhà. Nghe nói cô dâu mới sau nầy kém mợ Tần trước nhiều. Thế thì người mới cưới sau này con cái nhà ai ? Tôi cũng quên không hỏi ?
Giả Chính nói:
- Nhà cháu dâu chúng tôi đây cũng là một đại gia ở vùng này. Con gái ông Hồ, trước đã làm quan ở đạo Kinh Kỳ.
Phùng Tử Anh nói:
- Tôi có biết ông ta, xem chừng gia giáo của nhà ông ấy cũng chẳng ra sao..Nhưng mà thôi, cốt sao cô con khá là được.
Giả Liễn nồi:
- Nghe người ở nội các nói ông Giả Vũ Thôn lại sắp được thăng chức đấy.
Giả Chính nói:
- Thế cũng tốt, nhưng chưa biết có chắc hay không ?
Giả Liễn nói:
- Có lẽ chắc đấy.
Phùng Tử Anh nói:
- Hôm nay tôi ở trong bộ lại cũng nghe nói như thế. Vậy là ông Vũ Thôn có phải là người họ bác không ?
Giả Chính nói:
- Phải.
Phùng Tử Anh nói:
- Là bà con có để trở hay không ?
Giả Chính nói:
- Chuyện này kể ra thì dài lắm. Ông ta vốn quê quán ở phủ Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Sau dời sang ngụ ở Tô Châu, ban đầu lận đận mãi. Ở đấy có ông Chân Sĩ ẩn thân, với ông ta hay giúp đỡ. Sau ông ta đỗ tiến sĩ, được bổ làm tri huyện, cưới người a hoàn họ Chân làm vợ. Bà Cả lúc này không phải là vợ chính. Không ngờ ông Chân Sĩ ẩn lại gặp tai nạn, gia đình tan tác, ông ấy cũng lưu lạc chẳng biết ở đâu. Sau khi ông Giả Vũ Thôn bị cách chức, còn chưa quen biết gì với nhà chúng tôi. Nhân lúc người em rễ tôi là Lâm Như Hải giữ chức diêm chính ở Dương Châu, có mời ông ta đến dạy cháu ngoại của chúng tôi. Khi ông ta nghe tin được phục chức, định lên kinh, thì vừa gặp lúc cháu ngoại chúng tôi cũng định về kinh thăm bà con. Ông Lâm liền nhờ ông ta trông nom hộ và viết một bức thư nhờ tôi giúp ông ta. Lúc đó, tôi thấy ông ta người cũng đứng đắn, cho nên hay đi lại. Không ngờ ông ta cũng có cái lạ là các vị thế trong họ chúng tôi, kể từ dòng chữ Đại trở xuống, từ nhân khẩu nhà cửa cho đến mọi việc ăn ở, điều gì ông ta cũng thông thuộc rõ ràng. Vì thế, chúng tôi càng cảm thấy thân mật.
Nói đến đấy Giả Chính lại cười:
- Mấy năm nay, kể ra ông ta cũng chịu khó luồn lọt đấy. Từ chức tri phủ thăng chức ngự sử, chẳng mấy chốc leo đến lại bộ thị lang, rồi binh bộ thượng thư. Vì can chút việc bị giáng ba cấp nay lại sắp thăng đấy.
Phùng Tử Anh nói:
- Đời người ta sướng khổ, công danh lên xuống, rốt cuộc cũng là việc khó định trước.
- Việc trong thiên hạ đều theo một nguyên lý như nhau cả. Ví như hạt chậu vừa rồi, hạt châu lớn cũng giống như con người có phúc, những hạt châu nhỏ đều nhờ khí thiêng của nó hộ vệ cho. Nếu hạt châu lớn mà không còn thì các hạt châu nhỏ kia cũng chẳng bíu vào đâu. Cũng giống như nhà người ta, khi người chủ nhà gặp việc không may thì cốt nhục cũng chia ly, bà con cũng rời rạc, cho đến bầu bạn tốt cũng đều tan tác, sướng khổ xoay vần trong nháy mắt, chúng khác gì như mây mùa xuân hay lá mùa thu ! Các ông nghĩ xem, làm quan có gì là thú vị ? Được như Vũ Thôn là khá lắm rồi. Như nhà họ Chân kia, ví với nhà chúng ta, không khác gì mấy. Trước đây cũng công lao, cũng thế tập cũng ăn ở như nhau. chúng tôi cũng thường thường qua lại. Mấy năm gần đây, gia đình họ tới kinh, còn sai người đến nhà chúng tôi hỏi thăm. rất là thân mật. Thế rồi chả bao lâu, gia tài ở nguyên quán bị tịch thu, đến nay tin tức vắng bặt. Không biết hiện nay tình cảnh ra sao bụng tôi thật là băn khoăn tưởng nhớ. Như vậy có đáng sợ không ?
Giả Xá nói:
- Nhà chúng ta thì chừng như thế đâu.
Phùng Tử Anh nói:
- Thật thế. Quý phủ đây thì không sợ: thứ nhất là có quý phi ở trong cung; thứ hai là bà con nhiều, bạn bè tốt; thứ ba là ở trong phủ đây, từ cụ bà cho đến các cậu, không có người nào điêu ngoa khắc bạc.
Giả Chính nói:
- Dầu không có ai điêu ngoa khắc bạc đi nữa. Nhưng không có đức hạnh tài năng, cứ ngồi xuống mà sống bằng tô thuế, sao cho xứng đáng ?
Giả Xá nói:
- Chúng ta không cần nói những việc ấy. Uống rượu thôi !
Mọi người lại uống mấy chén rượu nữa rồi dọn cơm ăn. Ăn uống xong, tên hầu nhỏ nhà họ Phùng chạy lại nói thầm bên tai Phùng Tử Anh. Phùng Tử anh liền muốn cáo từ.
Giả Xá hỏi người hầu nhỏ:
- Mày nói gì thế ?..
Người hầu nhỏ thưa:
- Bên ngoài trời đã đổ tuyết. Mõ khắc canh đã bắt đầu rồi.
Giả Chính sai người ra xem. thì tuyết đã đổ xuống dầy hơn một tấc.
Giả Chính hỏi:
- Hai vật kia đã thu xếp tử tế chưa ?
Phừng Tử Anh nói:
- Thu xếp tử tế rồi. Nếu quý phủ dùng, thì giá cả cố nhiên là có thể bớt ít nhiều.
Giả Chính nói:
- Vâng, để tôi xem đã.
Phùng Tử Anh:
- Tôi xin chờ tin. Trời rét lắm. tôi xin cáo, xin đừng đưa chân nữa.
Giả Xá và Giả Chính sai Giả Liễn tiễn chân Phùng Tử Anh ra về.
Chú thích:
1. Khương Hậu là vợ vua Tuyên vương nhà Chu. Vua tuyên vương thường dậy muộn ra hầu chậm. Khương hậu cho là tội tự mình rút trâm, bỏ trang sức chịu tội.
2. Bà Chung Lý Xuẩn là vợ của vua Tuyên vương nước Tề, can ngăn vua Tề chăm nom công việc nước nhà. Bà được phong là Vô Diềm quân.
3. Tào Đại Cô tức Ban Chiêu, em Ban cố đời Hán, Ban Cố soạn bộ Hán thư chưa xong thì mất. Vua Hán cho Ban Chiêu làm tiếp. Ban Tiệp Dư là cung nữ đời Hán thánh đế giỏi về thi ca. Thái Văn Cơ tức là Thái Diễm đời Hán giỏi về âm nhạc. Tạ Đạo Ủân là con gái Tạ Dịch đời Tấn, có tài hùng biện.
4. Mạnh Quang người Đông hán, ba mươi tuổi mới lấy chồng. Nàng ăn mặc lộng lẫy. Chồng bảy ngày không nói chuyện với nàng. Sau hỏi ra ăn mặc đồ vải, hết sức kính trọng chồng.
5. Đời Hậu hán, Bảo tuyên lấy Hòang Thiếu Quân. Khi về nhà chồng, Thiếu Quân đưa về những quần áo đẹp, của rất nhiều. Bảo tuyên nói: “Nàng sống cảnh giàu sang đã quen. Nay ta nghèo hèn, không dám nhận những thứ ấy.” Thiếu Quân bèn thay quần áo vải, tự tay múc nước làm việc như mọi người.
6. Đời Tần, mẹ Đào Khăn thường mời những người có danh tiếng đến nhà đế con học tập và kết bạn. Một hôm Phạm Quỳ đến chơi, bà ta không có tiền, liền cắt tóc bán cho người hàng xóm đế lấy tiền làm cơm rượu tiếp khách.
7. Âu Dương Tu đời Tống, bố chết sớm, nhà nghèo, mẹ thường lấy vây lau vạch xuống đất thành chữ cho con học.
8. Nhạc Xương công chúa là con vua Trần. Nàng lấy Trần Đức Ngổn. biết nước Trần sắp mất. hai người không thể sống chung với nhau được. Liền bẻ mảnh gương làm đôi. Hẹn ngày nào đó sẽ gặp. Sau nàng bị Dương Tố bắt về làm nàng hầu, rất đỗi yêu mến. Đúng hẹn, Đức Ngổn đến kinh; thấy người bán hai mảnh gương, đem kháp thấy đúng. Nhân đề thơ, công chúa đọc thơ xong, khóc lóc không ăn uống gì. Dựơng Tố biết chuyện; liền gọi Đức ngôn vào cho hai vợ chồng lại đoàn viên như cũ.
9. Tô Huệ người đời Tấn, thương chổng đi xa, nàng dệt bức gấm thành thơ gửi cho chồng.
10. Mộc lan không biết ở thời đại nào, thương cha già; nàng ra lính thay cha, mười hai năm trời ở nơi biên giới.
11. Tào Nga, người Đông Hán. Cha Tào Nga chết đuối không tìm thấy xác. Nàng mới mười bốn tuổi, cứ theo bờ sông khóc. Sau nàng nhảy xuống sông chết. Ít ngày sau, người ta thấy xác Tào Na ôm xác cha nối trên mặt nước.
12. Tào Thị tên là Lệnh Nữ lấy em Tào Sáng. Chồng nàng chết sớm. Người chú định đem nàng về gả chồng. Nghe tin, nàng cắt hai tai. Sau Tào Sáng bị giết, người chú lại định gã chồng cho nàng. Nhân lúc không đề phòng, nàng vào nhà ngủ đắp chăn kín rồi cắt mất mũi.
13. Vương Tường tức Vương Chiêu Quân. Phàn Tố, Tiểu Man là gái hầu của Bạch Cư Dị.
14. Nhiệm Hoàn đời Đường; được vua yêu và cho hai cung nữ. Vợ Nhiệm Hoàn là Liễu Thị có tính cả ghen. bắt cạo trọc đầu hai cung nữ. Vua Đường nghe thấy cho Liễu thị chai rượu và dặn: “Uống vào sẽ chết, nếu thôi ghen thì đừng uống.” Liễu thị lạy và nói: “Tôi cùng Nhiệm Hoàn trước đây đều sống cảnh nghèo hèn; nay được vinh hiển, lại đâm có nhiều người yêu, chẳng thà chết đi cho xong”. Nàng uống hết chai rượu. Té ra không phải là thuốc độc.
Hồi 93:
Người họ Chân đến nương nhờ họ Giả
Am Thủy Nguyệt vỡ lở án gió trăng.
Sau khi Phùng Tử Anh về. Giả Chính gọi người canh cửa vào hỏi:
- Hôm nay bên phủ Lâm An Bá mời ta đến uống rượu. Anh có biết có việc gì không?
Người canh cửa nói:
- Chúng con hỏi thì ra không có việc vui mừng gì cả. Chẳng qua có một ban hát trẻ vừa đến phủ Nam An Vương, ai cũng khen là hay, cụ Lâm An Ba cao hứng bày việc hát trò hai ngày, mời các vị quen biết đến xem cho vui. Có lẽ ta không cần đưa lễ đến.
Giả Xá hỏi Giả Chính:
- Mai chú có đi không?
- Người ta có lòng tốt, mình không đi, coi sao tiện?
Vừa nói thì ngoài cửa có người vào thưa:
- Có người thơ lại đến mời ông lớn ngày mai đến nha môn. Quan trên có việc sai phái, cần phải đến sớm một tí.
Giả Chính nói:
- Biết rồi.
Vừa nói đến đó thì hai người nhà coi việc địa tô ở trại đi vào cúi đầu hỏi thăm sức khỏe rồi đứng hầu một bên.
Giả Chính nói:
- Các anh là người ở trại Hách phải không?
Hai người vâng dạ. Giả Chính cũng không hỏi nữa, rồi cùng Giả Xá nói chuyện. Một chốc người nhà thắp đèn, đưa Giả Xá về.
Lúc đó Giả Liễn mới gọi bọn coi địa tô, bảo:
- Có việc gì các anh nói đi.
Người kia nói:
- Địa tô tháng mười, con đã đòi đủ đưa về. Đáng lẽ ngày mai có thể tới đây. không ngờ những người bắt xe ở ngoài kinh đô không cho phân trần gì cả, đem các vật chở trên xe đổ xuống đất. Con bảo họ, đây là xe của phủ ta thu tô, không phải là xe buôn bán, nhưng họ không nghe. Con bảo bọn kia cứ đẩy xe đi, mấy người nha dịch đánh họ một trận túi bụi, rồi lấy đi hai cỗ. Vì thế con phải về trước trình. Xin sai người đến nha môn đòi lại xe mới. Vả lại, cũng nên trừng trị bọn sai dịch một phen. Chúng coi trời bằng vung, chẳng có phép tắc gì cả. Cậu chưa biết đấy. Tội nghiệp nhất là những xe buôn bán ! Chúng cứ vất bừa hàng hóa của người buôn xuống đất rồi kéo xe chạy. Nếu ai nói năng là chúng đánh cho vỡ đầu xẻ tai.
Giả Liễn nghe nói quát mắng:
- Như thế còn ra gì nữa!
Bèn viết ngay một tờ thiếp, gọi người nhà đến bảo:
- Mày cầm thiếp này đến nha môn đòi lấy xe và cả những đồ vật trên xe cho ta. Nếu thiếu một vật gì là ta không nghe đâu. Và mau mau gọi Chu Thụy vào đây.
Người nhà gọi Chu Thụy. Chu Thụy không có ở nhà. Lại gọi Lại Vượng. Lại Vượng cũng đi vắng đâu chưa về. Giả Liễn nói:
- Bọn vô loại này. chẳng đứa nào ở nhà. Hàng năm chúng nó ăn lương mà không chịu trông nom công việc gì cả.
Rồi bảo bọn hầu trai:
- Chúng bay mau mau tìm họ về cho ta.
Nói xong hắn về phòng ngủ.
Hôm sau, Lâm An Bá sai người đến mời. Giả Chính nói với Giả Xá:
- Tôi bận việc ở nha môn, cháu Liễn phải ở nhà chờ việc bắt xe, cũng không đi được. Vậy bác đem cháu Bảo Ngọc đi, gọi là thù tiếp cho qua chuyện.
Giả Xá gật đầu nói:
- Thế cũng được.
Giả Chính sai người bảo Bảo Ngọc:
- Hôm nay con theo bác sang bên phủ Lâm An Bá nghe hát. Bảo Ngọc mừng rỡ thay áo quần, dẫn bọn Bồi Dính, Tảo Hồng. Sử Dược ra chào và hỏi thăm Giả Xá rồi lên xe đến phủ Lâm An Bá..
Người canh cửa vào trình, một lúc đi ra nói:
- Ông lớn bảo mời vào.
Giả Xá dẫn Bảo Ngọc đi vào trong sân, thấy khách khứa ồn át. Giả Xá dẫn Bảo Ngọc đến chào Lâm An Bá và các vị tân khách, rồi cùng nói chuyện một lúc. Bỗng thấy một người coi ban hát cầm một bản kê tên các vở hát, và một cái hốt ngà (1), cúi mình chào các tân khách, và nói:
- Xin các vị chấm vở hát.
Trước hết, mời các vị khách qúy chấm. Đến lượt mình, Giả Xá cũng chấm một vở. Người coi hát thấy Bảo Ngọc, vội bước tới, cúi chào và nói:
- Xin cậu chấm cho vài vở.
Bảo Ngọc thấy người ấy mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ tựa tô son, đẹp như hoa sen trên mặt hồ, thướt tha như cây ngọc rung rinh trước gió, thì ra chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Tưởng Ngọc Hàm. Hôm trước Bảo Ngọc nghe nói anh ta dẫn một ban
hát nhỏ vào kinh, nhưng không đến chỗ nhà mình. Lúc đó, trông thấy Ngọc Hàm, Bảo Ngọc định đứng dậy, nhưng không tiện, đành chỉ cười, hỏi:
- Anh về đây đã bao lâu?
Tưởng Ngọc Hàm nhìn hai bên một cái, rồi cười khẽ và nói:
- Cậu không biết sao?
Bảo Ngọc thấy người đông, khó lòng nói chuyện, chỉ chấm quàng một vở.
Tưởng Ngọc Hàm đi rồi, liền có mấy người bàn tán:
- Người ấy là ai?
Có người nói:
- Anh ta lâu nay đóng vai nữ, bây giờ tuổi đã lớn, không chịu đóng vai ấy nữa, chỉ ở trong phủ coi ban hát thôi. Và trước đây có đóng vai học trò. Tuy gom góp được một số tiền, trong nhà đã có hai ba cưả hàng, nhưng anh ta chưa chịu bỏ nghề, vẫn
cứ coi ban hát như trước.
Có người nói:
- Chừng anh ta cưới vợ rồi thì phải.
Có người nói:
- Anh ta chưa lấy vợ, vì cho rằng: việc lấy vợ quan hệ cả một đời người. Không cứ gì là tôn ti, sang hèn, cần phải xứng đáng mới được. Vì thế, đến nay anh ta vẫn chưa lấy vợ.
Bảo Ngọc nghĩ thầm: Không biết sau này con gái nhà ai lấy anh này ? Nếu lấy được con người xinh đẹp như thế, cũng không uổng một đời “.
Lúc đó, bắt đầu hát, gồm đủ các điệu Côn, điệu Dặc, điệu cao và điệu tuồng, rất là vui nhộn. Đến trưa, bày tiệc uống rượu.
Giả Xá lại xem một lúc nữa rồi định về. Lâm An Bá tới giữ lại và nói:
- Trời còn sớm, nghe Kỳ Quan nói có vở “Chiếm Hoa Khôi” (2) là vở hay nhất của họ đấy.
Bảo Ngọc nghe nói cứ mong sao Giả Xá khoan về. Giả Xá nghe vậy cũng ngồi ráng lại một lúc. Quả Nhiên thấy Tưởng Ngọc Hàm đóng vai anh chàng họ Tần bán dầu phô diiễn cái vẻ nâng niu hoa khôi sau khi say rượu, biểu lộ cái tình tứ tiếc ngọc thương hoa rất mực khéo léo. Sau đó, hai người cùng uống, cùng hát, hết sức thiết tha trìu mến.
Bảo Ngọc không nhìn hoa khôi mà cứ đăm đăm đôi mắt nhìn thẳng vào anh chàng họ Tần. Hơn nữa, tiếng hát của Tưởng Ngọc Hàm trong trẻo véo von theo đúng phách địêu là mcho đầu óc Bảo Ngọc ngây ngất say sưa. Sau vở hát ấy, Bảo Ngọc càng thấy Tưởng Ngọc Hàm là người rất chung tình, bọn con hát tầm thường không thể sánh được. Bảo Ngọc liền nghĩ: “Trong sách Nhạc Ký nói: ‘Tình động trong lòng nên biểu hiện ra ở tiếng nói, tiếng nói thành văn chương nên gọi là âm điệu. Vì thế, muốn biết tiếng, biết âm, biết nhạc, cần phải nghiền ngẫm rất nhiều.’ Ngùôn gốc của thanh âm không thể không xét kỹ. Thơ và từ chỉ có thể truyền đạt tình cảm, không thể làm cho nó ăn sâu vào xương vào tuỷ. Sau này có lẽ mình cần phải nghìên ngẫm về môn âm luật.”
Bảo Ngọc đang nghĩ ngợi mơ màng thì Giả Xá đứng dậy cáo từ. Chủ nhà không thể giữ lại. Bảo Ngọc chẳng biết làm sao, đành phải theo về.
Tới nàh, Giả xá về nhà mình, còn Bảo Ngọc thì tới gặp Giả Chính. Giả Chính vừa ở nha môn về, đang hỏi Giả Liễn về việc bắt xe. Giả Liễn nói:
- Hôm nay sai người cầm thiếp đi, quan huyện đi vắng. Bọn người nhà ông ta nói:”Việc nầy quan huyện tôi không biết, và cũng không cho bài ra bắt xe. Đó là bọn côn đồ ở ngoài tìm cách lừa dối để lấy tiền. Đã là của ở phủ ông lớn thì chúng tôi sẽ lập tức sai người tra xét. Ngày mai nhất định sẽ đưa cả xe và đồ vật đến, nếu chậm trễ một chút, sẽ bẩm với quan tôi nghiêm ngặt trừng trị. Lúc này quan tôi còn vắng, Xin quan lớn thấu tình cho. Nếu có thể, không cho quan chúng tôi biết thì lại càng hay”.
Giả Chính nói:
- Đã không có bài quan thì bọn nào lại dám gây chuyện như thế ?
Giả Liễn nói:
- Chú không biết, chứ ở ngoài kia đều như thế cả. Chắc rằng đến mai thế nào họ cũng đưa đến trả.
Giả Liễn nói xong đi ra. Bảo Ngọc tới chào. Giả Chính hỏi mấy câu rồi bảo sang nhà Giả mẫu.
Vì hôm qua, không gọi được ai, nên Giả Liễn bắt bọn người nhà hôm nay phải đến chực đầy đủ. Giả Liễn quát mắng một trận rồi gọi đại tổng quản là Lại Đại đến bảo:
- Anh đem danh sách người nhà soát lại một lượt rồi viết một tờ thông báo cho bọn họ biết. Nếu đứa nào chưa hề xin phép mà tự ý bỏ ra ngoài, gọi cũng không đến, để nhỡ việc công, thì sẽ đánh đòn và đuổi ngay.
Lại Đại vâng dạ, ra ngoài nhắc nhở mọi người, ai nấy đều răm rắp tuân theo.
Được ít hôm, thấy một người đầu đội mũ lông, mặc áo vải xanh, đi giày rách, đến ngoài cửa chào mọi người. Bọn đầy tớ ngắm kỹ bộ dạng anh ta một lúc rồi nói:
- Anh ở đâu đến thế?
- Tôi ở bên phủ Chân miền Nam tới, có cả lá thư của ông tôi nữa, nhờ các anh trình với ông lớn giúp.
Mọi người thấy anh ta là người nhà họ Chân đến, mới đứng dậy mời ngồi, và nói:
- Anh đi mệt, hãy ngồi đây để chúng tôi vào trình.
Nói xong, một người vào thưa với Giả Chính và trình bức thư lên. Giả Chính mở thư ra xem. Thư viết:
- “ Tình xưa nghĩa cũ, thân thiết từ lâu, xa tưởng dung nghi, nhớ mong khôn xiết ! Em nay kém tài mắc tội, xét mình muốn chết khôn đền, ơn rộng được tha, chịu tội ớ ngoài bờ cõi. Hiện nay cửa ngõ điêu tàn, người nhà tan tác. Có tên đầy tớ Bao Dũng, vẫn từng sai khiến bấy lâu, tuy chẳng tài giỏi gì, nhưng tính nết hiền lành trung hậu. Nếu được anh thu dùng sai bảo, có chỗ nương thân, thương đến phận bọt bèo, thì em xin đội ơn khôn xiết ! Những điều
chi tiết, xin sẽ nói sau ! “
Chân Ứng Gia cúi đầu.
Giả Chính xem xong, cười:
- Ở đây đã thừa người, nhà họ Chân lại đưa người đến, nhưng ta từ chối cũng không tiện. - Liền bảo người canh cửa:
- Gọi anh ấy vào đây, ta sẽ tùy tài mà dùng.
Người canh cửa đi ra dẫn Bao Dũng vào yết kiến Giả Chính. Anh ta sụp lạy ba lạy rồi đứng dậy nói:
- Ông con gửi lời hỏi thăm sức khỏe ông lớn.
Rồi lại cúi mình chào nói:
- Con là Bao Dũng, xin kính thăm sức khỏe ông lớn.
Giả Chính cũng hỏi thăm sức khỏe ông Chân. Khi nhìn kỹ thì thấy Bao Dũng mình cao hơn năm thước, vai rộng, lưng bằng, mày rậm, mất lồi, trán cao, râu dài. Hình thù cục mịch, đen đủng, buông tay đứng hầu. Giả Chính hỏi:
- Anh lâu nay vẫn ở trong nhà ông Chân hay mới đến mấy năm ?
- Con lâu nay vẫn ở trong nhà ông Chân.
- Tại sao bây giờ lại xin ra ?
- Con không chịu ra. Nhưng ông con cứ bảo con ra, ông con nói rằng: “con không chịu đi đâu là phải, nhưng bên nhà ông lớn đây thì cũng như ở nhà”, nên con mới đến.
- Nhà ông chủ anh đáng lẽ không nên có việc ấy để đến nông nỗi nước này.
- Lẽ ra con không được nói. Thực ra ông con chỉ vì tốt quá. Với ai cũng thật thà, nên mới mang lấy vạ vào thân.
- Thật thà là tốt nhất còn gì ?
- Vì thật thà quá nên không ai ưa, mà lại làm cho người ta chán cũng có.
Giả Chính cười rồi nói:
- Đã thế thì trời cũng sẽ không phụ ông ta.
Bao Dũng còn muốn nói nữa thì Giả Chính lại hỏi:
- Nghe nói cậu con bên phủ nhà anh cũng gọi là Bảo Ngọc phải không ?
- Dạ. vâng ạ !
- Cậu ta có lo cố gắng để tiến thủ gì không ?
- Ông lớn mà hỏi đến cậu ấy thì thật là một câu chuyện lạ. Tính khí cậu ta cũng như ông nhà con, hết sức thực thà, lúc nhỏ chỉ thích chơi với các chị em, ông bà con đánh mấy bận cậu ấy cũng không sửa được. Năm nọ bà con vào kinh, cậu ta bị ốm nặng đã chết đi nửa ngày. Làm cho ông con không còn hồn vía. Các đồ khâm liệm đều đã sắm đủ, may sao lại khỏi. Cậu con kể lại rằng cậu ấy đến một cái lầu, gặp một cô gái. Cô ta dẫn đến một cái miếu, thấy có mấy cái tủ, trong tủ thấy có ấy quyển sổ.
Lại đến một cái nhà, thấy vô số con gái. Họ bỗng hóa ra ma quỷ, cũng có người thì hóa ra bộ xương người. Cậu ấy sợ quá khóc ầm lên. Ông con biết cậu tỉnh lại, vội vàng chạy chữa, dần dần khỏe hắn. Ông con lại bảo cậu ấy chơi bời với bọn chị em. Nhưng tính khí của cậu ấy lại đổi hẳn. Cậu ấy không thiết gì đến tất cả những trò chơi trước khi chưa ốm, chỉ chăm đọc sách. Dẫu có ai đến rủ rê. Cậu ấy cũng chẳng mảng lòng. Bây giờ dần dần cậu ấy đã giúp ông nhà con lo liệu được ít việc nhà.
Giả Chính nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Anh hãy đi nghỉ. Chờ có việc, ta sẽ giao cho làm.
Bao Dũng vâng lời theo người nhà đi ra. Một hôm Giả Chính dậy sớm, vừa định đi đến nha môn làm việc, bỗng thấy bọn coi cửa to nhỏ chuyện gì với nhau, hình như có ý muốn cho Giả Chính biết, nhưng lại không dám nói rõ, chỉ lầm rầm hàn tán với nhau. Giả Chính gọi lại hỏi:
- Bọn bay có việc gì mà thậm thậm thụt thụt như thế ?
- Chúng con không dám nói.
- Tại sao lại không dám nói ?
- Sáng nay chúng con dậy mở cửa, thấy ngoài cửa dán một tờ giấy trắng, trong đó viết nhiều chuyện bậy bạ.
- Sao lại có chuyện như thế ? Nó viết thế nào ?
- Nó nói chuyện bẩn thỉu ở am Thủy Nguyệt.
- Đưa đây ta xem.
- Chúng con định bóc xuống, nhưng nó dán chặt quá, không bóc được, đành phải sao chép lại rồi rửa sạch vết đi. Vừa rồi anh Lý Đức lại bóc được một tờ đưa cho chúng con xem, cũng in như tờ dán trên cửa này, chúng con không dám dấu ông lớn.
Nói xong, họ trình tờ giấy lên. Giả Chính cầm xem, thấy viết:
-“Tây bồi thảo cân “(3) đang tủôi xanh.
Trong am Thủy Nguyệt coi ni tăng.
Một người con trai, nhiều gái trẻ
Đĩ thỏa, cờ bạc, lắm trò ranh.
Con em hư hỏng cho coi việc.
Câu chuyện lạ đời trong phủ Vinh ! “
Giả Chính xem xong tức quá, đầu choáng, mắt hoa, liền bảo bọn họ không được rêu rao lên, khẽ sai người đi tìm ở các tường xung quanh hai phủ Vinh và Ninh xem còn có giấy như thế nữa không. Đoạn, ông tạ lại cho người gọi Giả Liễn. Giả Liễn vội vàng đến, Giả Chính hỏi:
- Lâu nay cháu có xem xét gì đến bọn ni cô và đạo cô ở am Thủy Nguyệt không ?
- Thưa không. Lâu nay cháu Cần ở đó trông nom.
- Cháu biết thằng Cần có trông nom được hay không ?
- Chú hỏi như thế, chắc hẳn cháu Cần có việc gì lôi thôi ở đấy.
Giả Chính thở dài:
- Cháu xem cái giấy nầy viết gì đây!
Giả Lĩên xem xong nói:
- Lại có những việc như thế nầy à ?
Đang nói, bỗng thấy Giả Dung chạy đến, cầm một phong thư, trên đề: “Gửi ông Hai – Mật”. Mở ra xem thì lại một bức nặc danh giống như lá thư dán trên cửa.
Giả Chính nói:
- Mau mau gọi Lại Đại đem ba bốn cổ xe đến am Thuỷ Nguyệt, kéo bọn ni cô, đạo cô về đây, không được nói lỡ chuyện, chỉ nói là trong phủ gọi.
Bọn ni cô và đạo cô nhỏ ở am Thuỷ Nguyệt, lúc đầu mới đến, đều do một ni cô già cai quản, hàng ngày dạy một ít kinh. Về sau Nguyên phi không dùng nữa, nên việc học tập của họ ngày một lười dần. Bọn con gái nhỏ ấy dần dần lớn lên, đều biết đôi chút tình đời. Giả Cần lại là người phong lưu, nghĩ rằng bọn Phương Quan đi tu chỉ là vì tính trẻ con, liền đến tìm cách đùa ghẹo. Không ngờ Phương Quan quả thật thành tâm tu hành. Giả Cần không dỗ dành được nó, liền đem mối tình ấy khêu gợi bọn ni cô, đạo cô. Trong bọn ni cô có con Thám Hương và trong bọn đạo cô có con Hạc Tiên là có vẻ yêu kiều xinh đẹp. Giả Cần liền dan díu với chúng, lúc nhàn rỗi cũng dạy họ đàn hát. Vào khoảng giữa tháng mười. Giả Cần lãnh lương tháng cho các ni cô ở am Thuỷ Nguyệt, liền nghĩ ra một kế, bảo bọn họ:
- Tôi đem tiền lương ra cho các cô, bây giờ trở vào thành không kịp, đành phải nghỉ lại đây. Trời rét quá, làm thế nào bây giờ? Hôm nay tôi có đưa theo ít rượu quả, chúng ta uống rượu một đêm có được không ?
Bọn con gái đều cao hứng, liền bày đặt bàn, mời bọn ni cô ở am lại. Chỉ có Phương Quan không đến. Giả Cần uống vài chén rượu, liền bảo chơi tửu lệnh. Bọn Thám Hướng nói:
- Chúng tôi đều không biết tửu lệnh ra sao cả. Chi bằng chơi đánh toan, ai thua phải phạt một chén rượu, như thế không khoái chí hơn sao ?
Người ni cô ở am ấy nói:
- Trời mới trưa, uống bậy, nói bậy như thế, khó coi lắm. Hãy uống tạm vài chén. ai muốn về thì về, ai muốn tiếp cậu Cần thì đến tối, tha hồ mà uống tôi cũng mặc.
Đang nói thì thấy đạo bà vội vàng chạy vào nói:
- Bỏ mau đi, ông Lại ở trong phủ đã đến !
Bọn ni cô vội vã thu dọn rồi bảo Giả Cần tránh đi. Giả
Cần nhân uống mấy chén rượu, hăng lên nói:
- Tôi đưa lương tháng đến, sợ cái gì ?
Nói chưa xong, đã thấy Lại Đại đi vào. Lại Đại thấy thế giận lắm. Nhưng vì Giả Chính dặn: “không được lộ chuyện”, nên đành giả vờ cười hỏi vớ vẩn:
- Cậu Cần cũng ở đây à ?
Giá Cần vội vàng đứng dậy nói:
- Ông Lại đến dây làm gì thế ?
- Được cậu ở đây càng hay, mau mau bảo bọn ni cô và đạo cô thu xếp lên xe vào thành. trong cung truyền gọi đấy.
Giả Cần không biết vì sao, còn muốn hỏi kỹ. Lại Đại nói:
- Trời chiều rồi. Mau lên để vào thành cho kịp.
Bọn con gái đành phải cùng nhau lên xe. Lại Đại cưỡi lừa vội vàng dẫn họ vào thành.
Từ lúc nghe thấy việc ấy, Giả Chính giận quá, không đến nha môn nữa. Một mình ngồi trong thư phòng than thở. Giả Liễn cũng không dám đi đâu. Bỗng thấy người coi cửa vào thưa:
- Trong nha môn đêm nay đáng lẽ ông Trương phải túc trực. Nhưng ông Trương ốm, có đưa tin đến nhờ ông lớn thay hộ mỗi đêm.
Giả Chính định chờ Lại Đại về để xử việc Giả Cần. Không ngờ lúc đó lại phải đến nha môn túc trực, trong bụng bực bội cũng chẳng nói năng gì.
Giả Liễn tới thưa:
- Lại Đại sau bữa cơm trưa mới đi ra, am Thủy Nguyệt lại cách thành những hai mươi dặm, dẫu đi nhanh, cũng đến canh hai mới về đến nhà. Hôm nay chú lại phải đến phủ túc trực giúp cho người ta. Vậy xin chú cứ đi. Lại Đại mà về thì cháu bảo anh ta giữ bọn chúng lại. Đừng nói gì cả. Đợi ngày mai chú về sẽ phân xử. Nếu thằng Cần có đến, cũng không cần nói rõ. Xem ngày mai khi gặp chú. Nó sẽ nói thế nào ?
Giả Chính nghe nói có lý, đành phải đi túc trực ở nha môn. Giả Liễn nhân lúc rỗi định về phòng, vừa đi vừa giận thầm. Vì việc dùng Giả Cần là do vợ mình, muốn trách vợ thì hiện vợ vẫn ốm đành phải tạm thời chịu nhịn.
Bọn người hầu cứ thế một truyền mười, truyền đến nhà trong. Bình Nhi biết trước, vội vàng nói với Phượng Thư. Phượng Thư hôm nọ bị khiếp sợ quá, ngủ không được, trong mình mỏi mệt sững sờ, đang nghĩ đến câu chuyện ở chùa Thiết Hạm. Nghe nói ở bên ngoài có người dán giấy nặc danh, chị ta giật nẩy mình hỏi:
- Giấy dán nói việc gì ?
Bình Nhi buột miệng trả lời, vì không để ý nên nói lầm:
- Có gì quan trọng đâu. Chỉ là câu chuyện ở am Mạn Đầu đấy thôi.
Phượng Thư vốn lo lắng sẵn, nghe nói là câu chuyện ở am Mạn Đầu. Có tật giật mình, sợ quá, nói không ra lời, hỏa bốc mạnh, mắt hoa, ho sù sụ, khạc ra một cục máu. Bình Nhi hoảng hốt lên nói:
- Ở am Thủy Nguyệt thì chẳng qua là việc bọn ni cô, đạo cô đấy thôi. Mợ làm gì mà hoảng lên thế ?
Phượng Thư thấy nói là am Thủy Nguyệt, tinh thần mới trấn tĩnh liền nói:
- Ái chà. Đồ ngu ngốc ở đâu ! Thế thì am Thủy Nguyệt hay là am Mạn Đầu ?
- Ban đầu tôi nghe lầm, nói là am Mạn Đầu. Sau mới vỡ lẽ không phải là am Mạn Đầu mà là am Thủy Nguyệt, nên vừa rồi tôi quen miệng nói lầm là am Mạn Đầu.
- Ta cũng biết là am Thủy Nguyệt. Chứ am Mạn Đầu thì can gì đến ta ! Việc ở am Thủy Nguyệt nguyên là ta bảo cháu Cần trông nom, chắc hẳn nó hớt xén lương tháng của họ chứ gì ?
- Tôi nghe hình như không phải là chuyện lương tháng mà là câu chuyện bẩn thỉu.
- Kệ xác nó ! Cậu Hai đâu rồi ?
- Nghe nói ông lớn nổi giận nên cậu Hai cũng phải ở luôn bên ấy. Tôi nghe câu chuyện rắc rối, có dặn bọn họ không được làm ầm lên. Không rõ các bà đã biết chưa. Lại nghe nói ông lớn sai ông Lại đi bất bọn con gái ấy rồi. Giờ để tôi ra ngoài nghe ngóng xem sao. Theo ý tôi mợ hiện ốm, đừng nên nghĩ đến việc
vớ vẩn của họ.
Đang nói thì Giả Liễn đi vào, Phượng Thư định hỏi nhưng thấy chồng sắc mặt hầm hầm, nên vờ làm như không biết.
Giả Liễn ăn cơm chưa xong thì Lai Vượng vào nói:
- Ngoài ấy mời cậu.
Lại Đại đã về rồi.
Giả Liễn nói:
- Thằng Cần có đến không?
- Có ạ.
- Anh đi ra nói với Lại Đại là ông lớn đi vắng, hãy đem bọn con gái ấy giữ tạm trong vườn đợi mai ông lớn về sẽ đưa vào cung. Chỉ bảo thằng Cần ở lại trong thư phòng chờ tôi.
Lai Vượng vâng lời đi ra.
Giả Cần vào thư phòng, thấy bọn người hầu thì thầm chỉ trỏ với nhau, chẳng biết họ nói gì. Xem tình hình này, Giả Cần thấy không phải trong cung gọi người, muốn hỏi thì lại không tiện, trong bụng nhờ vực, bỗng thấy Giả Liễn đi ra. Giả Cần hỏi thăm sức khỏe rồi buông tay đứng hầu, nói:
- Không biết quý phi truyền gọi bọn con gái vào cung tức khắc có việc gì, làm chúng cháu phải chạy bở hơi tai. May hôm nay cháu lại đưa tiền tháng cho họ, còn chưa về liền cùng ông Lại đi về đây. Chắc chú đã biết.
- Tao biết thế nào được. Chỉ mày mới biết chứ !
Giả Cần không biết đầu đuôi ra sao cũng không dám hỏi nữa. Giả Liễn nói:
- Việc mày làm giỏi thật ? Ông đang giận đầy ruột đấy !
- Nào cháu có làm gì đâu. Tiền tháng này cũng phát đầy đủ; bọn con gái thì kinh kệ cũng đều thuộc cả.
Giả Liễn thấy nói không ngờ đến việc xảy ra, lại hàng ngày hay chung chạ cười đùa với nhau, liền thở dài một tiếng nói:
- Tao muốn tát cho mày một cái ! Mày xem đây này ?
Nói xong. Hắn rút cái giấy nặc danh ở trong ống giày vứt ra cho nó xem.
Giả Cần cầm xem xong, tái mặt đi, nói:
- Ai làm thế này ? Cháu có làm gì bậy bạ đâu mà họ giết cháu ? Mỗi tháng cháu chỉ đưa tiền đi một lần. Đâu có những việc ấy ? Nếu ông về, đánh hỏi cháu, thì cháu đến chết mất ? Mẹ cháu mà biết lại càng đánh chết cháu.
Nói đến đó, hắn thấy không có ai, liền quỳ xuống, kêu xin:
- Chú ơi ? Chú cứu cháu với ?
Hắn gục đầu lạy lia lịa, nước mắt chảy tràn trề. Giả Liễn  nghĩ thầm:
- Chú mình rất ghét những chuyện này. Nếu hỏi ra mà có thật, thì chắc chú giận lắm. Việc này vở lở ra đã rất khó coi, lại làm cho đứa dán thư nặc danh càng đắc ý. Sau này việc nhà mình còn nhiều, chi bằng nhân khi chú đi vắng, mình cùng Lại Đại bàn bạc, cho qua quýt đi thì có thể yên ổn vô sự. Vả lại hiện nay chẳng có ai chứng kiến việc này cả.
Giả Liễn nghĩ vậy rồi nói:
- Mày đừng có giấu tao nữa ? Việc mày làm vụng trộm. Mày tưởng tao không biết à. Muốn vô sự thì khi ông có đánh hỏi. Mày phải nhất định cắn răng chối hết mới được. Đồ mặt dày kia ! Dậy đi ?
Nói xong, Giả Liễn sai người gọi Lại Đại. Một chốc, Lại
Đại đến. Giả Liễn đem chuyện ấy bàn với ông ta. Lại Đại nói:
- Cậu Cần làm thật khó coi quá. Hôm nay lúc tôi đến am, thì bọn họ đang uống rượu. Câu chuyện viết trên thư nặc đanh nhất định là có.
Giả Liễn nói:
- Thằng Cần đã nghe chưa? Không lẽ ông Lại cũng vu cho mày à?
Lúc đó.. Giả Cần mặt đỏ lên, không dám nói một lời. Giả Liễn lại phải nắm tay Lại Đại xin hộ:
- Ông giúp nó một tí. Ông sẽ nói là tìm nó ở nhà đến. Ông đưa nó đi và nói là không gặp tôi. Đến mai ông thưa với ông lớn cũng không cần hỏi đến bọn con gái nữa. Chỉ gọi bà mối đến đem bán họ đi là xong. Lúc nào quý phi cần đến, chúng ta lại đi mua.
Lại Đại nghĩ bụng nếu sinh chuyện ra cũng vô ích. Chỉ thêm mang tiếng xấu, nên đành vâng lời.
Giả Liễn bảo Giả Cần:
- Mày đi theo ông Lại, nghe ông ta bày vẽ cho. Rồi cứ thế mà làm.
- Giả Cần cúi đầu tạ ơn rồi theo Lại Đại đi ra, đến chỗ vắng người. Giả Cần lại sụp lạy Lại Đại. Lại Đại nói:
- Cậu ơi cậu làm khó coi quá. Không biết mang tội với ai mới sinh ra chuyện thế này. Cậu nghĩ xem có ai thù oán gì cậu không.
Giả Cần nghĩ một lúc. Thân không có ai thù oán cả, đành phải tiu nghỉu đi theo Lại Đại.
Chú thích:
1. Ngày xưa những người diễn kịch viết các tên vở vào cái hốt ngà đưa cho
người xem chấm vở nào là họ hát vở ấy.
2. Lấy tích Tần Trọng, một anh bán dầu, lấy được nàng Dao Cầm là một hoa khôi trong đám làng chơi.
3. “Tây bồi” là chừ “Giả“. “Thảo cân” là chử Cầm. Tức là nói về Giả Cần.
Hồi 94:
Giả mẫu bày tiệc, thưởng Hải Đường nở hoa;
Bảo Ngọc mất ngọc, biết tai ương sắp đến.
Lại Đại dắt Giả Cần ra, chờ Giả Chính về phân xử. Đêm ấy chẳng có việc gì. Bọn ni cô, đạo cô được vào vườn, hết sức vui mừng, muốn đi chơi khắp vườn và sửa soạn để mai vào cung.
Không ngờ Lại Đại dặn bọn bà già coi vườn và bọn hầu trai canh giữ, chỉ đem cho họ một ít cơm nước, chứ không cho đi đâu nửa bước. Bọn con gái kia chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, đành phải ngồi đợi chí đến lúc trời sáng. Bọn a hoàn trong vườn tuy có biết việc đem bọn ni cô, đạo cô đến để trong cung sai khiến, nhưng cũng
không rõ đầu đuôi cho lắm.
Đến sáng hôm sau, Giả Chính hết phiên ra về, thì trên bộ đưa xuống sổ sách chi tiêu về công trình kiến trúc hai tỉnh, cần phải kiểm tra lập tức, nên không thể về nhà ngay. Giả Chính liền sai người về báo Giả Liển:
- Khi Lại Đại về thì phải tra hỏi rõ ràng, nên xử trí ra sao thì cứ xử trí, đừng có đợi ta.
Giả Liễn vâng lời, mừng thầm cho Giả Cần. Sau lại nghĩ:
- Nếu mình xử trí mà không có một tí dấu nào hết gì thì sợ chú ngờ vực; chi bằng cứ trình với thím, theo ý thím mà làm, dầu không hợp với ý của chú, mình cũng không đến nỗi chịu lỗi. Hắn bèn vào trình với Vương phu nhân:
- Hôm qua chú thấy giấy nặc danh, rồi nổi giận, đã bắt thằng Cần và bọn ni cô, đạo cô về phủ để tra xét. Hôm nay chú bận không có thì giờ tra hỏi, nên bảo cháu thưa với thím nên xử trí ra sao?
Vuơng phu nhân nghe vậy, ngạc nhiên bảo:
- Cháu nói gì thế? Nếu thằng Cần mà như thế, thì còn ra người nhà mình sao được? Nhưng cái quân nào dán giấy nặc danh ấy cũng đáng ghét! Những việc ấy có phải là việc nói càng được đâu. Cháu hỏi thằng Cần xem có thật như thế hay không?
- Cháu cũng hỏi nó rồi, chưa nói là nó không làm, dầu có làm đi nữa thì một người đã làm bậy, khi nào nó lại chịu nhận? Nhưng cháu nghĩ thằng Cần cũng không dám làm việc ấy. Nó cũng biết rằng có khi quý phi còn gọi đến bọn cô gái ấy, nếu sinh chuyện ra thì làm thế nào ? Theo ý cháu, muốn tra hỏi nó cũng chẳng khó khăn gì. Nhưng tra hỏi ra rồi thì xử trí ra sao?
- Giờ bọn con gái ấy đâu rồi?
- Cháu đều giữ chặt ở trong vườn?
- Họ có biết không?
- Họ cũng chí huyết là sắm sửa để vào cung thôi, chứ bên ngoài không ai nói gì cả.
- Phải đấy ! Bọn ấy một giờ cũng không nên giữ lại. Trước kia ta đã bảo cho chúng nó về, các anh không nghe. Giờ đây chẳng xảy ra chuyện là gì ? Cháu bảo Lại Đại đem bọn chúng ra hỏi xem nhà nó có còn bà con nào không, và đem giấy tờ cũ tra xét, rồi chịu tốn mấy chục lạng bạc, thuê chiếc thuyền, sai người đưa họ về quê, cẩn thận trả lại tất cả giấy tờ cho họ, cứ làm như thế là xong chuyện. Nếu vì một vài đứa
không tốt mà bắt cả bọn đều phải hoàn tục thì sẽ mắc tội đấy. Nếu giao họ cho bọn bà mối, ở đây luỵ mình, không đòi tiền nhưng bọn họ thế nào cũng đem đi bán, còn ai sống chết mặc kệ. Thằng Cần thì cháu mắng cho nó một trận, bảo nó biết: “Ngoài lúc tế tự hiếu hỷ, còn cấm không được đến đây. Coi chừng mà chạm phải cơn giận của chú thì liệu hồn, kẻo chạy không kịp đấy.” Cháu cũng nói với phòng kế toán bớt khoản chi tiêu ấy đi, rồi sai người truyền cho am Thủy Nguyệt biết rằng: “ông lớn bảo từ nay ngoài những khi đốt vàng thăm mộ, nếu các cậu có ai đến đấy thì không được tiếp đón, hễ còn một chút tiếng xấu tung ra, thì ngay cả ni cô già cũng phải đuổi đấy.
Giả Liễn vâng lời đi ra, thuật lời Vương phu nhân cho Lại Đại biết và nói:
- Ý của bà lớn bảo ông cứ làm như thế. Xử trí xong, ông nói lại với tôi, để tôi thưa lại với bà lớn. Ông xử trí nhanh lên. Khi ông lớn về, ông cứ theo như lời bà lớn mà trình.
Lại Đại nghe xong liền nói:
- Bà lớn thật là nhân từ như đức Phật! Bọn người như thế mà còn sai người đưa về! Bà lớn đã có lòng tốt thì ta cũng phải chọn người tốt mà giao việc. Anh Cần thì xin cậu bảo ban giúp. Còn cái thằng dán giấy thì để tôi tìm cách tra cho ra, trị nó một mẻ mới được.
Giả Liễn gật đầu nói:
- Phải đấy.
Liền gọi Giả Cần đến xử lý. Lại Đại cũng vội lĩnh ni cô ra theo ý Vương phu nhân mà làm.
Đến chiều, Giả Chính về. Giả Liễn và Lại Đại trình lại.
Giả Chính vốn là người không hay sinh chuyện, nghe nói xong cũng cho qua. Riêng có bọn vô lại nghe nói phủ Giả cho ra hai mươi bốn con gái trẻ, ai mà chẳng mơ tưởng. Rút cuộc, bọn con gái ấy có về được đến nhà hay không, không ai biết và cũng khó lòng mà đoán trước được.
Tử Quyên thấy Đại Ngọc bệnh đã khỏi, ở trong vườn cũng chẳng có việc gì. Nghe nói sắp sứa đưa bọn ni cô vào cung, chị ta không biết là việc gì, liền đến bên nhà Giả mẫu để dò xem. Vừa gặp khi Uyên Ương rảnh việc đi ra, hai người ngồi nói chuyện phiếm, khi nhắc đến việc ni cô. Uyên ương lấy làm lạ nói:
- Tôi chẳng nghe gì cả, để rồi hỏi mợ Hai thì biết.
Đang nói thì có hai người đàn bà bên nhà Phó Thí sai sang hỏi thăm sức khỏe của Giả mẫu. Uyên ương định mời lên nhà. Hai người thấy Giá mẫu đang ngủ trưa, liền nói chuyện với Uyên ương một lúc rồi ra về.
Tử Quyên hỏi:
- Người nhà ai sai đến thế
Uyên ương nói:
- Thật đến chán! Nhà họ có cô con gái cũng khá xinh, họ rất nhát ra hàng của quý, ở trước mặt cụ, khi nào hỏi cũng khoe cô nhà họ xinh đẹp tử tế, lại biết giữ gìn lễ độ, ăn nói dễ nghe, tay chân khéo léo, biết viết chiết tính, thờ người trên rất hiếu kính, đôí đãi với người dưới rất hiền hòa. Khi nào đến là họ bịa ra một tràng những điều như thế để cho cụ nghe. Tôi nghe đến phát ngấy. Bọn bà già ấy thật làm cho người ta phái chán. Thế mà cụ lại hay nghe những chuyện ấy ! Cụ thì không kể gì, chỉ lạ cho cậu Bảo, thường ngày thấy bà già thì ghét, nhưng hễ thấy bọn ấy thì lại ưa. Chị bảo có lạ không. Vừa rồi, bọn họ còn đến nói: “Cô nhà họ hiện nay có rất nhiều nhà đến dạm, nhưng ông nhà hơi tiếc không bằng lòng gả cho ai cả, chỉ muốn thông gia với những nhà như nhà chúng ta. Bọn họ khoe khoang, nịnh hót làm cụ cũng phải xiêu lòng.
Tứ Quyên nghe nói, ngẩn người ra, vờ hỏi:
- Nếu cụ thích, sao không dạm cho cậu Bảo?
Uyên ương vừa muốn nói rõ duyên cớ thì nghe trên nhà gọi: “Cụ đã dậy”. Uyên ương vội vàng lên nhà. Tử Quyên đành phải đứng dậy ra về. Chị ta vừa đi vừa nghĩ:”Cả thiên hạ phải chăng chỉ có một mình Bảo Ngọc? Người này cũng muốn, người khác cũng muốn. Cô nhà mình lại càng đâm ra mê mẩn. Xem tâm tình cô ta, nhất định là cô ta nhắm vào Bảo Ngọc rồi. Lần này lượt khác, đâm ra bệnh tật, không phải là vì việc ấy thì còn là gì nữa. Câu chuyện “vàng hạc” trong nhà này còn rộn lên chưa ra sao giờ đây lại thêm một cô Phó nào đó nữa, thì thật đến nguy! Mình xem chừng thì bụng cậu Bảỏ Ngọc cũng nhắm vào cô mình. Nhưng giờ đây nghe Uyên Ương nói thì lại ra thấy người này yêu người ấy? Có phải là phụ lòng cô mình không!”
Tử Quyên lúc đầu chỉ nghĩ đến chuyện Đại Ngọc, nhưng khi nghĩ sâu chút nữa, thì ngay cả thân mình cũng chưa biết ra sao, thành ra cứ ngơ ngẩn. Chị ta nghĩ nên khuyên Đại Ngọc đừng có uổng công nghĩ ngợi, nhưng lai sợ cô ta buồn giận: mà
để vậy thì thật tội nghiệp. Nghĩ quanh nghi quẩn, bất giác thấy bực bội, rồi lại tự gắt thầm:” Mày lo hộ cho người ta làm gì. Nếu quả thật cô Lâm mà lấy cậu Bảo Ngọc thì tính tình cô ta cũng khó mà hầu hạ. Tính tình Bảo Ngọc tốt, nhưng lại tham nhiều nuốt không trôi “. Mình khuyên người ta đừng bận lòng vô ích, mà chính mình mới thật đang bận lòng vô ích đấy. Từ nay về sau, mình chỉ hết lòng hầu hạ cô, còn việc khác thì thây kệ”.
Tử Quyên nghĩ thế, trong lòng cảm thấy khoan khoái. Khi về đến quán Tiêu Tương thi thấy Đại Ngọc đang ngồi một mình trên giường xem lại những bản thơ văn làm từ lúc trước. Đại Ngọc ngước mắt thấy Tử Quyên, liền hỏi:
- Chị đi đâu về đấy?
- Hôm nay tôi đi thăm bọn chị em một tí.
- Chị đi tìm chị Tập Nhân à?
- Tôi tìm chị ta làm gì?
Đại Ngọc nghĩ lại: “Chẳng biết tại sao, mình lại buột miệng nói câu ấy?” Tự mình cảm thấy khó coi, liền gắt:
- Chị tìm chị ấy hay không thì có can gì đến tôi. Thôi đi rót cho tôi chén trà.
Đang cười thầm trong bụng rồi đi pha trà. Bỗng nghe trong vườn có tiếng xôn xao, chẳng biết vì sao. Tứ Quyên một mặt đi pha trà, một mặt sai người đi dò xem. Người ấy về nói:
- Cây hải đường ớ Viện Di Hồng có mấy chồi khô đã lâu, cũng chẳng có ai bón tưới. Hôm qua cậu Bảo đến xem có một chồi đâm cành hình như lại nẩy mầm. Chẳng người nào tin, cứ để mặc. Hôm nay nó bỗng nở ra một bông hoa rất đẹp. Mọi người đều lấy làm lạ đua nhau đến xem. Cả cụ và bà Hai nghe tin cũng đến. Vì thế mợ Cả sai người quét dọn lá trong vườn, nên họ đang gọi nhau đến.
Đại Ngọc nghe nói, biết là Giả mẫu đến, liền đi thay áo và bảo Tuyết Nhạn đi dò xem.
- Nếu cụ đến thì về ngay, tin cho ta biết.
Tuyết Nhạn đi một lát, chạy về nói:
- Cụ bà Hai và nhiều người khác đều đến cả. Mời cô đi thôi.
Đại Ngọc soi gương, vuốt lại mái tóc một tí, liền vịn vai Tử Quyên cùng đến Viện Di Hồng thì thấy Giả mẫu đã ngồi trên cái giường Bảo Ngọc thường nằm rồi Đại Ngọc liền nói:
- Xin chúc bà mạnh khỏe. Rồi cô ta lùi lại chào Hình phu nhân, Vương phu nhân. Đại Ngọc cùng mấy chị em Lý Hoàn, Thám Xuân, Hình Tụ Yên chào hỏi nhau. Chỉ có Phượng Thư không đến. Sứ Tương Vân thì vì ông chú được đổi về kinh nên sai người đón cô ta về; Tiết Bảo Cầm thì theo chị là Bảo Thoa về ở bên nhà; bọn chị em họ Lý vì thấy trong vườn dạo này xảy ra nhiều việc, nên thím Lý đem ra ngoài ở. Vì thế, hôm nay Đại Ngọc chỉ thấy có mấy người..
Mọi người nói cười một lúc, bàn tán câu chuyện hoa nở kỳ quặc. Giả mẫu nói:
- Hoa này đáng lẽ nở vào vòng tháng ba. Bây giờ tuy vào tháng mười một. Nhưng vì tiết trời chậm, cũng còn như là tháng mười, chính tiết tiểu dương xuân, còn ấm áp, cho nên hoa nở cũng phải.
Vương phu nhân nói:
- Bà từng trải nhiều, nói rất đúng. Việc này cũng chẳng lấy gì làm lạ.
Hình phu nhân nói:
- Tôi nghe nói cây này đã chết khô một năm nay, tại sao lại nở ra hoa trái mùa ? Thế nào cũng có duyên cớ gì đây.
Lý Hoàn cười nói:
- Bà và mẹ nói đều đúng cả. Cứ ý nghĩ dại dột của con thì chắc là chú Bảo sắp có việc mừng, cho nên hoa đến báo tin trước.
Thám Xuân tuy không nói, nhưng trong bụng nghĩ thầm: “chắc là không phải điềm tốt. Vật gì cũng thế, thuận thì tốt, nghịch thì xấu. Cỏ cây biết vận trời, nẩy nở không đúng thời, chắc là yêu quái gì đây”. Nhưng cô ta không nói ra.
Riêng có Đại Ngọctrong lòng xúc động, liền cao hứng nói:
- Ngày xưa nhà họ Điền có cây Kinh. Khi ba anh em ra ở riêng cây ấy chết khô; sau đó, anh em họ cảm động lại ở chung với nhau như trước, thì cây Kinh sống lại. Đủ biết cây cối cũng gắn bó với người. Nay anh Hai chăm chỉ học hành. Cậu mợ vui mừng, cho nên cây này cũng sống lại và nở hoa.
Giả mẫu và Vương phu nhân nghe vậy vui mừng liền nói:
- Cháu Lâm so sánh có lý lắm.
Đang nói thì bọn Giả Xá, Giả Chính, Giả Hoàn và Giả Lan đều đến xem hoa. Giả Xá nói:
- Chắc là hoa báo điềm xấu, theo ý tôi thì nên chặt đi.
Giả Chính nói:
- Người ta hay nói thấy vật quái không lấy làm quái thì vật quái ấy cũng mất”. Cần gì mà chặt. Cứ mặc nó thôi.
Giả mẫu nghe thế liền nói:
- Người nào nói nhảm đấy. Người ta có việc tốt đẹp, quái với quỷ gì. Việc tết thì các người đều hưởng. Việc không tốt thì một mình ta chịu cho, không được nói bậy.
Giả Chính nghe thế, không dám nói gì, liền cùng Giả Xá đi ra.
Giả mẫu cao hứng liền gọi bọn nhà bếp mau sắm sửa tiệc rượu để cùng thưởng hoa. Lại bảo:
- Đại Ngọc, cháu Hoàn, cháu Lan, mỗi đứa làm một bài thơ mừng. Cháu Lâm vừa ốm dậy không bắt lo lắng suy nghĩ, có cao hứng thì sửa chữa thơ cho họ.
Giả mẫu lại nói với bọn Lý Hoàn:
- Các cháu đều cùng uống rượu với ta.
Lý Hoàn vâng dạ rồi ngoảnh lại cười bảo Thám Xuân:
- Tại cô sinh chuyện ra cả.
- Đã không bảo chúng tôi làm thơ, sao lại bảo chúng tôi sinh chuyện?
- Thi xã hải đường chẳng phải do cô lập ra à? Nay cây
hải đường này cũng định vào thi xã đấy.
Mọi người nghe nói đều cười. Một lúc cỗ rượu bày ra, ai nấy đều muốn lấy lòng Giả mẫu, nên đều nói những câu vui mừng cả. Bảo Ngọc đứng dậy rót rượu, làm ngay bốn câu thơ, viết ra đọc cho Giả mẫu nghe:
Cây hải đường kia bỗng héo hoài
Giờ sao hoa nở, nở vì ai?
Phải chăng thềm bắc dâng điềm thọ,
Ngày nhân dương (1) về nở trúc mai.
Lý Hoàn cũng làm một bài, viết ra và đọc:
Gíap xuân cây cỏ nẩy mầm,
Trái tiết cây đường vẫn có hoa.
Mới biết trên đời bao việc lạ,
Tháng đông hoa nở có nhà ta.
Giả Lan viết lại tử tế, trình lên Giả mẫu, Giả mẫu bảo Lý Hoàn đọc:
Khói đọng trước sân màu đẹp úa,
Sương đầm sau tuyết vẻ hồng tươi,
Đừng cho hoa nọ loài vô giác,
Vui góp thêm vào chén họp vui.
Giả mẫu nghe xong, nói:
- Ta không hiểu thơ lắm, nhưng nghe ra thì thơ chắt Lan hay; thơ cháu Hoàn không hay. Thôi các cháu lại đây ăn cơm.
Bảo Ngọc thấy Giả mẫu vui, càng thêm hào hứng, nhân nghĩ thầm năm Tĩnh Văn chết, cây hải đường khô. Nay cây hải đường tươi lại. Người trong viện chắc ít ai nấy cùng được mạnh khỏe cả, chỉ tiếc Tĩnh Văn không sống lại được như hoa mà thôi".

Bảo Ngọc lại đổi vui làm buồn. Bỗng lại nhớ đến hôm trước đây, Xảo Thư nhắc đến việc Phượng Thư định đem con Năm vào nhà mình, liền nghĩ: hoặc giả hoa này vì con Năm mà nở cũng chưa biết chừng?” Rồi anh ta lại đổi buồn làm vui, cười nói như thường.
Giả mẫu ngồi một lúc rồi vịn vai Trân Châu đi về. Vương phu nhân cũng theo sang. Bỗng thấy Bình Nhi cười hớn hở chạy lại đón, và nói:
- Mợ cháu biết cụ thưởng hoa ở đây. Nhưng không sang được nên bảo cháu qua hầu hạ cụ và bà. Lại còn có hai tấm lụa hồng đưa biếu cậu Bảo, bọc bông hoa ấy gọi là lễ mừng.
Tập Nhân tới nhận và đưa trình Giả mẫu xem. Giả mẫu cười và nói:
- Thật là con Phượng làm việc gì cũng đường hoàng mới mẻ, rất có thú vị.
Tập Nhân cười nói với Bình Nhi:
- Nhờ chị về, thay lời cậu Bảo cám ơn mợ Hai dùm. Nếu có điều đáng mừng thì cũng là mừng chung.
Giả mẫu nghe xong cười nói:
- Ái chà ! Thế mà ta quên mất. Cháu Phượng tuy ốm mà vẫn nghĩ chu đáo. Món lễ nó đưa cũng khéo đấy.
Giả mẫu vừa nói vừa cùng mọi người đi ra.
Bình Nhi nói riêng với Tập Nhân: “Mợ Hai nói, hoa nở kỳ quá, nên bảo chị cắt một mảnh lụa đỏ treo lên trên, thì sẽ ứng vào siệc vui mừng, và sau này cũng đừng cho là việc lạ mà bàn tán mãi.”
Tập Nhân vâng lời, tiễn Bình Nhi đi ra.
Hôm đó Bảo Ngọc đang mặc một chiếc áo da lông, nghỉ ở nhà, nghe nói hoa nở, vội vàng ra xem. Anh ta xem hoa ngắm nghía ngây ngất rồi đâm ra nghĩ ngợi. Say sưa nhìn cánh hoa quên hết cả những chuyện mừng vui, tan họp. Bỗng nghe nói Giả mẫu sắp đến, liền mặc chiếc áo da cáo và khoác một chiếc áo ngồi bằng da cáo màu huyền, đi ra đón tiếp Giả mẫu. Nhân vì thay áo vội vàng, nên không kịp đeo viên ngọc thông linh. Đến khi Giả mẫu về rồi. Bảo Ngọc lại mặc áu như cũ. Tập Nhân thấy trên cổ Bả Ngọc không đeo ngọc, liền hỏi:
- Viên ngọc đâu rồi?
Vừa rồi vội vàng thay áo, tôi gỡ ra để trên bàn chứ không đeo.
Tập Nhân ngoảnh nhìn trên bàn không thấy viên ngọc, tìm khắp nơi chẳng thấy đâu có. Tập Nhân sợ toát mồ hôi. Bảo Ngọc nói:
- Đừng có hoảng lên, nó chỉ trong nhà này thôi, hỏi những người hầu thì biết.
Tập Nhân tưởng là bọn Xạ Nguyệt giấu đi để để doạ mình, liền cười nói:
- Con ranh kia! Mày định đùa à? Mày giấu viên ngọc đâu rồi? Khéo mà mất thì cả tụi đừng có hòng sống đấy!
Xạ Nguyệt nghiêm nét mặt nói:
- Chị nói cái gì thế? Chơi đùa cũng tùy cái chứ. Việc này có phải là chuyện trẻ con đâu. Chị đừng có nói nhảm. Chị lú lẫn rồi đấy! Thử nhở lại xem để ở đâu. Bây giờ lại vu vạ cho người ta à?
Tập Nhân thấy họ nói như thế, biết không phải chúng đùa, liền hoảng lên nói:
- Trời Phật ơi! Ông trẻ ơi ông để ở đâu rồi?
Bảo Ngọc nói:
- Tôi nhớ rõ ràng là để trên bàn. Các chị tìm lại xem.
Tập Nhân và Xạ Nguyệt cũng không dám nói cho người ngoài biết, cứ đi tìm các nơi. Tìm mãi hơn nửa ngày vẫn không thấy tăm hơi. Họ tìm khắp rương, đổ cả tráp ra, không có chỗ nào là không lục đến. Sau nghi cho những người đến vừa rồi, không biết ai đà lấy đi chăng. Tập Nhân nói:
- Những người đến đây, ai lại không biết viên ngọc ấy là bản lệnh của con người. Còn dám lấy làm gì? Các chị hãy khoan nói lộ ra. Mau mau đi hỏi các nơi nếu có cô nào đùa lấy đi thì lạy lục họ mà xin về đây. Nếu là bọn a hoàn nhỏ lấy trộm, hỏi ra được cũng đừng trình báo trên nhà biết. Bất luận chúng muốn cái gì cũng đổi, miễn sao tìm thấy viên ngọc là được. Đây không phải là việc nhỏ. Mất cái này còn nguy hiểm hơn mất cả cậu Hai nữa kia đấy.
Bọn Xạ Nguyệt và Thu Văn vừa đi ra. Tập Nhân lại theo ra dặn:
- Những người vừa ăn cơm ớ đây thì hãy khoan hỏi. Hỏi không ra lại sinh nhiều chuyện không hay.
Bọn Xạ Nguyệt nghe lời, chia nhau đi tìm hỏi. Người nào người nấy chẳng hiểu ra sao đều sợ hãi nghi ngờ. Hai người vội vàng trở về, ngơ ngác nhìn nhau. Bảo Ngọc cũng sợ ngẩn người ra.
Tập Nhân hoảng lên khóc không ra nước mắt. Không biết tìm ớ đâu, lại không dám đi trình. Những người ở Viện Di Hồng đều ngẩn ra như tượng gỗ.
Khi các người đang ngơ ngác thì các nơi nghe tin đều chạy đến. Thám Xuân bảo đóng cửa vườn, gọi hai bà già dẫn hai a hoàn đến các nơi tìm lại lần nữa. Một mặt họ báo tin cho các người: “Hễ ai tìm được. sẽ có trọng thưởng”. Một là muốn khỏi
mang vạ lây. Hai là nghe nói có thưởng to, nên ai nấy đều ra sức tìm kiếm khắp nơi, cả từ các hố xí. Ai ngờ viên ngọc ấy chẳng khác gì cái kim thêu, tìm một ngày trời chẳng thấy tăm tích. Lý Hoàn hoảng lên nói:
- Việc này không phải là việc chơi. Tôi xin nói một câu vô phép đây.
Mọi người nói:
- Câu gì?
- Sự tình đã đến nước này, cũng không quản gì nữa. Hiện nay ở trong vườn, ngoài chú Bảo ra thì đều là đàn bà con gái cả. Xin các chị, các em, các cô bảo bọn a hoàn theo hầu đều cởi áo để khám xét. Nếu vẫn không ớm ra, thì bọn a hoàn đi xiết bọn bà già và bọn a hoàn làm việc nặng. Không biết như thế có được
không?
Mọi người đều nói:
- Nói thế cũng có lý. Hiện nay đông người lắm chuyện, ngay gian lẫn lộn, làm như thế, họ cũng khỏi phải tai tiếng.
Riêng Thám Xuân không nói gì cả.
Bọn a hoàn đều bằng lòng.
Bình Nhi nói:
- Xin khám tôi trước.
Rồi đến mọi người đều lần lượt cởi áo. Lý Hoàn lục soát cẩn thận.
Thám Xuân gắt:
- Chị Cả. Chị làm cái trò chẳng có thể thống gì cả. Đời nào ăn trộm lại còn giấu ở trong người. Viên ngọc ấy ở trong nhà là bảo bối, nhưng đưa ra ngoài người ta không rõ thì chỉ là vật bỏ đi. Ai ăm trộm nó làm gì? Tôi nghĩ thế nào cũng có người chơi ác đấy.
Mọi người nghe nói thế, lại không thấy Giả Hoàn ở đấy, mà hôm qua thì nó chạy lung tung khắp nhà, nên ai cũng nghi cho nó, có điều không dám nói rõ. Thám Xuân lại nói:
- Chơi ác chỉ có tiếng Hoàn thôi. Các chị cho người khẽ bảo nó tới đây, khuyên nó đưa ra, rồi dọa đừng để nó rêu rao lộ chuyện. Thế là xong việc. Mọi người đều gật đầu khen phải. Lý Hoàn nói với Bình Nhi:
- Việc này phải nhờ chị đi dùm mới xong.
Bình Nhi vâng lời, vội vàng ra đi. Một chốc cùng Giả Hoàn đến. Mọi người làm bộ như không có chuyện gì, gọi người pha trà để săn trong phòng, rồi đều kiếm cớ lánh đi một nơi, chỉ để Bình Nhi dỗ nó.
Binh Nhi cười nói với Giả Hoàn:
- Viên ngọc của anh Hai của cậu mất rồi, cậu có thấy không?
Giả Hoàn nghe nói, mặt đỏ lên, trừng mắt nói:
- Người ta mất đồ vật, sao chị lại gọi đến, nghi ngờ tra hỏi tôi? Tôi là kẻ trộm đã can án hay sao?
Bình Nhi thấy thế, không dám hỏi nữa, liền cười lấy lòng nó, nói:
- Không phải thế đâu. Vì nghĩ cậu Ba cất đi để dọa chúng nó chơi, cho nên tôi hỏi xem có thấy không, để cho bọn chúng biết đường mà ớm.
- Ngọc của anh ta thì ở trong nhà anh ta, thấy hay không cứ hỏi anh ta. Sao lại hỏi tôi? Các chị đều chiù chuộng nâng niu anh ta, được cái gì chẳng thấy hỏi tôi, mà hễ mất cái gì là cứ đến vặn vẹo tôi.
Nói xong, nó đứng dậy bỏ đi. Mọi người không tiện giữ lại.
Bảo Ngọc hoảng lên nói:
- Chỉ vì cái quái ấy mà sinh chuyện! Tôi không cần mà các chị cũng đừng tìm nữa, thấy Hoàn đi ra, thế nào nó cũng làm ầm lên, thế chẳng phải là sinh chuyện không?.
Bọn Tập Nhân hoảng sợ, khóc van:
- Ông trê ơi, ông cho viên ngọc mất đi, không quan hệ gì, chứ trên nhà mà biết thì bọn chúng tôi đều phải tan xương nát thịt đấy. Mọi người càng thêm hoảng sợ, biết rằng việc này không thể che giấu được nữa, đành phái bàn cách để trình với Giả mẫu.
Bảo Ngọc nói:
- Các chị cũng không phải bàn bạc gì, chỉ nói tôi đập vỡ đi là xong.
Bình Nhi nói:
- Cậu ơi! Cậu nói chơi đấy chớ! Bề trên sẽ hỏi tại sao mà đập vỡ, thì các chị ấy cũng chết thôi! Giả sử cụ hỏi đập vỡ thì mảnh ở đâu, ta sẽ trả lời ra sao?
Bảo Ngọc nói:
- Hay nói đổ là tôi ra ngoài làm rơi mất.
Mọi người nghĩ một lúc rồi nói:
- Câu nói ấy còn có thể lấp liếm cho qua đi được, nhưng hai hôm nay cậu không đi học, cũng không đi đâu kia mà.
- Sao lại không? Hôm kia tôi có đi xem hát ở phủ Lâm An Bá. Cứ nói hôm ấy tôi làm rơi mất là xong.
Thám Xuân nói:
- Thế cũng không ổn. Mất từ hôm kia, sao không trình ngay.
Mọi người đang nghĩ ngợi miên man, định bịa đặt để nói dối. Bỗng nghe tiếng dì Triệu vừa la vừa khóc, chạy đến nói:
- Các chị mất đồ vật, tại sao không đi tìm, lại sai người tra khảo riêng thằng Hoàn? Tôi dắt thằng Hoàn tới đây giao cho các chị, là người hay nịnh hót bề trên, muốn giết, muốn mổ nó, tùy ý các chị.
Nói đến đó, dì Triệu đẩy Giả Hoàn một cái và quát:
- Thằng giặc này, thú tội mau đi!
Giả Hoàn nổi cáu cũng khóc ầm lên. Lý Hoàn đang định khuyên giải thì nghe a hoàn nói:
- Bà Hai đã đến.
Bọn Tập Nhân không biết lẫn tránh vào đâu. Bảo Ngọc vội vàng ra đón. Dì Triệu cũng tạm im lặng và theo ra. Vương phu nhân thấy mọi người đều có vẽ lo sợ mới tin câu chuyện vừa rồi là có thật, liền hỏi:
- Viên ngọc ấy mất thật à?
Mọi người đều không dám lên tiếng. Vương phu nhân vào ngồi trong nhà, gọi Tập Nhân ra hỏi. Tập Nhân hoảng sợ, vội vàng quỳ xuống, ứa nước mắt, định thưa lại.
Vương phu nhân nói:
- Mày đứng dậy, mau mau sai người đi tìm cho kỹ, cuống quít lên thì được cái gì? Tập Nhân nghẹn ngào nói không ra lời. Bảo Ngọc sợ Tập Nhân nói thẳng ra, liền nói:
- Thưa mẹ, việc này không can gì đến Tập Nhân. Hôm trước đi nghe hát ở Phủ Lâm An Bá, con trót đánh rơi ở ngoài đường:
- Tại sao lúc đó không tìm ngay?
- Con sợ chúng biết nên không nói, đã bảo bọn Bồi Dính tìm khắp nơi rồi.
- Nói nhảm! Hiện nay không phải là phiên Tập Nhân hầu hạ thay quần áo cho con hay sao? Lúc con về, các vật như khăn tay, túi thêu, thiếu cái gì nó phải hỏi rõ, huống chi viên ngọc, lẽ nào nó lại không hỏi?
Bảo Ngọc không biết trả lời thế nào.
Dì Triệu nghe nói đắc ý, vội đỡ lời:
- Đồ vật đánh rơi ở ngoài cũng vu vạ cho thằng Hoàn...
Nói chưa dứt lời. Vương phu nhân quát:
- Người ta đang rối chuyện này, dì lại nói những điều không liên quan gì đến công việc hết.
Dì Triệu im lặng không dám nói nữa. Lý Hoàn, Thám Xuân cứ sự thực thưa lại với Vương phu nhân. Vương phu nhân hoảng hốt cháy nước mắt, định trình rõ với Giả mẫu, rồi sai người sang hỏi những người hôm qua cùng đến với Hình phu nhân.
Phượng Thư đang ốm, nghe nói Bảo Ngọc mất ngọc, biết rằng Vương phu nhân đã qua bên ấy, nghĩ tránh cũng không được liền vịn vai Phong Nhi vào trong vườn. Lúc ấy Vương phu nhân đứng dậy định về. Phượng Thư miệng run run nói:
- Thím mạnh giỏi.
Bọn Bảo Ngọc đều chạy lại hỏi thăm sức khỏe của Phượng Thư. Vương phu nhân nói:
- Chị cũng nghe nói à ? Có phải là việc lạ không ? Vừa mới lo ra một tí đã mất ngay, tìm không thấy đâu nữa. Chị thử nghĩ xem, kể từ các a hoàn bên cụ, cho đến Bình Nhi nhà chị, ai là người không cẩn thận, ai là người có bụng dạ độc ác như thế.
- Ta định trình với cụ phải tra hỏi cho ra mới được, không thì làm mất bản mệnh của thằng Bảo Ngọc đấy!
Phượng Thư nói:
- Nhà ta nhiều người lắm chuyện. Người xưa hay nói: “Biết người biết mặt. Biết lòng làm sao?” Chắc đâu ai cũng là người tốt ? Nhưng nếu làm rầm lên, người ta biết thì cái đứa trộm ngọc sợ bị cụ tra ra, nó sẽ chết không có chỗ chôn, đâm liều, đem tiêu hủy viên ngọc đi cho mất tích, thì còn biết tìm vào đâu nữa.
Theo ý tôi, cứ nói là chú Bảo vốn không thích gì viên ngọc ấy, mất đi cũng không quan hệ gì, cốt sao mọi người giữ kín đáo một tí, đừng để cụ và ông lớn biết là được. Mặt khác, ta ngấm ngầm sai người đi tìm hỏi các nơi, lừa cho họ đưa ra, sẽ vừa tìm thấy ngọc, vừa bắt được kẻ trộm. Chẳng hay thím nghĩ thế nào?
Vương phu nhân nghĩ ngợi một lức rồi nói:
- Chị nói cũng có lý, nhưng giấu ông nhà sao được?
Liền gọi Giả Hoàn lại bảo:
- Anh Hai mày mất viên ngọc, chỉ hỏi qua mày một câu, sao mày lại làm ầm lên? Nếu người ta nghe thấy, hủy hoại viên ngọc đi thì mày có sống được không?
Giả Hoàn khiếp sợ, vừa khóc vừa nói:
- Từ nay con không dám làm ầm lên nữa.
Dì Triệu nghe nói như thế cũng không còn dám hé răng.
Vương phu nhân liền dặn dò mọi người:
- Ta cho còn có nơi chưa tìm đến, chứ trong nhà này nó bay đi đâu được? Nhưng không được rêu rao ra ngoài. Hạn cho Tập Nhân trong ha ngày phải tìm cho ra. Không tìm ra thì có lẽ cũng không giấu được nữa. Lúc bấy giờ cả nhà đừng có hòng sống yên ổn.Nói xong hà ta bảo Phượng Thư cùng đi sang nhà Hình
phu nhân để bàn chuyện đi tìm viên ngọc.
Ở bên này, bọn lý Hoàn bàn tán xôn xao, truyền gọi cả những người coi vườn đến, bảo khóa cửa vườn lại, rồi gọi vợ Lâm Chí Hiếu nói nhỏ đầu đuôi với bà ta và bảo:
- Dặn người ở cửa trước cửa sau, trong ba ngày, bất luận là trai gái, tất cả những người hầu hạ, ở trong thì đi lại được, còn ở ngoài thì nhất luật cấm. Cứ nói rằng trong này bị mất đồ vật, chờ khi nào ớm được mới cho người đi ra.
Vợ Lâm Chí Hiếu vâng lời nói:
- Trước đây ở nhà tôi cung mất một vật chẳng quan trọng gì nhưng ông Lâm nhà tôi cứ muốn cho rõ ràng, liền ra phố ớm một ông thầy đoán chữ tên gọi là lão Lưu “mồm sắt” gì đó, viết ra một chữ là ông ta đoán rất rõ ràng, cứ thế về tìm quả nhiên thấy ngay.
Tập Nhân nghe nói như thế, liền nằn nì với bà ta:
- Bà Lâm ạ. Phiền bà mau mau về nhờ ông hỏi hộ chúng tôi xem.
Vợ Lâm Chí Hiếu vâng lời ra đi. Hình Tụ Yên nói:
- Bọn đoán chữ xem quẻ ở ngoài không ăn thua đâu. Khi ở miền Nam tôi nghe nói. Diệu Ngọc chiếu cầu tiên, sao không nhờ cô ta cầu để hỏi xem. Vả lại nghe nói viên ngọc ấy vốn có phép tiên mầu nhiệm, chắc có thể hỏi ra được.
Mọi người đều lấy làm lạ, nói:
- Chúng ta thường gặp cô ấy luôn, sao không bao giờ nghe cô ta nói?
Xạ Nguyệt vội vàng nói với Tụ Yên:
- Người khác mà nói thì cô ta không bằng lòng đâu. Tôi xin cúi đầu lạy cô, nhờ cô đi ngay cho! Nếu hỏi ra được manh mối, thì trọn đời tôi không quên ơn cô.
Nói xong, vội vàng khấu đầu làm lễ. Tụ Yên vội vàng ngăn lại.
Bọn Giả mẫu đều giục Tụ Yên đi mau đến am Lũng Thúy nhờ Diệu Ngọc cầu tiên giúp cho.
Vừa lúc ấy thì vợ Lâm Chí Hiếu vào nói:
- May lắm các cô ạ! Ông Lâm nhà tôi đi đoán chữ về nói viên ngọc ấy nhất định sẽ không mất, sau này thế nào cũng có người đưa trả.
Mọi người nghe nói đều nửa tin nửa ngờ, riêng Tập Nhân và Xạ Nguyệt thì mừng rú lên. Thám Xuân hỏi:
- Đoán chữ gì.
Vợ Lâm Chí Hiếu nói:
- Họ nói nhiều lắm tôi không nhớ hết chỉ nhớ là nói chữ “thưởng”, có nghĩa là thưởng cái gì cho người ta đấy. Ông Lưu “mồm sắt” chẳng hỏi han gì, nói ngay: “mất đồ vật phải không?”
Lý Hoàn nói:
- Thế đã giỏi rồi.
- Ông ta còn bảo chữ “thưởng” phía trên là chữ “tiểu” phía dưới là chữ “khẩu”. có nghĩa là vật ấy có thể ngậm ở trong mồm được, nhất định là loại hạt châu, hòn ngọc gì đấy.
Mọi người nghe đều khen:
- Thật là thần tiên! Thế rồi ông ta nói gì nữa?
- Ông ta nói chữ “bối“ liền bên dưới chữ thưởng nếu tách ra thì không thành chữ “kiến”, chẳng phải mất đi là gì. Vì bên trên chữ ấy có thể ngắt ra thành chữ “đương” cho nên ông ta bảo “mau mau đến hiệu cầm đồ mà tìm.” Ông ta lại nói chữ “thưởng” thêm chữ “nhân” vắt bên thành ra chữ “thường”, có nghĩa là trả lại cho nên tìm đến hiệu cầm đồ, sẽ có người. Có người thì sẽ chuộc được, chẳng phải được người ta trả lại là gì?
Mọi người đều nói:
- Đã thế, thì hãy bắt đầu tìm ở các hiệu gần đây đã. Chẳng qua chỉ có mấy hiệu cầm đồ, tìm cho hết thế nào cũng có. Khi đã tìm được viên ngọc thì tìm người cũng dễ thôi.
Lý Hoàn nói:
- Quý hồ tìm được ngọc. Không cần tìm người cũng được. Bà Lâm này, nhờ bà đem câu chuyện đoán chữ mau mau đến thưa với mợ Hai rồi nhờ mợ ấy trình với bà Hai, để người yên lòng. Rồi bảo mợ Hai mau mau sai người đi tra xét ngay.
Vợ Lâm Chí Hiếu vâng lời đi ra.
Mọi người hơi yên tâm. Chỉ ngồi thờ thẫn chờ Hình Tụ Yên về. Đang ngơ ngẩn chờ đợi thì thấy Bồi Dính ở ngoài cửa vẫy tay gọi a hoàn nhỏ ra mau. A hoàn nhỏ vội vàng chạy ra. Bồi Dính liền nói:
- Cô mau mau vào thưa cậu Hai và các bà, các mợ, các cô trong này là có việc mừng to như trời ấy!
A hoàn nhỏ nói:
- Anh nói mau đi. Sao còn lằng nhằng thế?
Bồi Dính vừa cười vừa vỗ tay nói:
- Tôi nói với cô. Cô vào trình lại. Cả hai đứa chúng ta đều được thưởng đấy! Cô thử đoán xem việc gì? Viên ngọc của cậu Bảo ấy, tôi nắm được tin đích xác rồi.
Chú thích:
1. Tức tháng mười một khi dưỡng sinh.
Hồi 95:
Tin đồn không sai, Nguyên phi đã mất;
Giả thực lẫn lộn, Bảo Ngọc hóa ngây.
Bồi Dính ở ngoài cửa nói với a hoàn nhỏ rằng đã tìm thấy viên ngọc của cậu Bảo Ngọc rồi. A hoàn vội vàng về tin với Bảo Ngọc. Mọi người giục Bảo Ngọc ra hỏi, còn họ đều đứng chờ ở hành lang. Bảo Ngọc cũng thấy yên tâm, liền chạy ra cửa hỏi:
- Mày lấy được ở đâu thế ? Đưa đây nhanh lên.
- Lấy thì chưa lấy được, còn phải chờ người ta đứng nhận nữa kia.
- Mày nói nhanh lên, vì sao mà biết, để tao sai người đi lấy.
- Lúc nãy cháu ở ngoài này nghe nói ông Lâm đi nhờ thầy đoán chữ, cháu liền đi theo. Nghe nói phải tìm ở các hiệu cầm đồ, cháu không đợi thầy ấy nói xong liền chạy đến mấy hiệu cầm đồ, ra mẫu cho họ xem. Có một nhà nói “có”. Cháu bảo đưa cho xem. Họ đòi biên lai. Cháu hỏi: “Cầm bao nhiêu tiền?” Họ nói: “Có viên thì cầm ba trăm đồng! Có viên thì cầm năm trăm đồng. Hôm trước có một người cũng đem một viên ngọc như thế cầm ba trăm đồng tiền hôm nay lại có một người cũng đem viên ngọc như thế cầm năm trăm đồng tiền”.
Bảo Ngọc không đợi nó nói hết lời liền bảo:
- Mày đem mau ba trăm hoặc năm trăm đồng tiền đi chuộc về đây, chúng ta xem có đúng hay không ?
Tập Nhân đứng trong gắt:
- Cậu đừng có nghe nó ! Lúc nhỏ, tôi nghe anh tôi nói, có người thường bán những viên ngọc nhỏ. Khi thiếu tiền tiêu, họ đem đi cầm, chắc rằng hiệu cầm đồ nào cũng có.
Lúc đầu, mọi người nghe vậy đang kinh ngạc, đến khi nghe Tập Nhân nói, nghĩ lại, ai cũng bật cười và nói: “Mời cậu Hai vào thôi, đừng có nghe cái thằng dại ấy nữa. Thứ ngọc nó nói đấy chắc không đúng đâu”. Bảo Ngọc cũng cười. Bỗng thấy Hình Tụ Yên về. Số là Tụ Yên đến am Lũng Thúy gặp Diệu Ngọc, không kịp nói chuyện phiếm, liền nhờ cô ta cầu tiên ngay. Diệu Ngọc cười nhạt rồi nói:
- Tôi đi lại với cô là vì biết cô không phải là hạng người ham danh lợi. Hôm nay sao lại nghe những lời đồn nhảm ở đâu, tới quấy rầy tôi thế. Vả lại tôi cũng không hiểu cầu tiên là thế nào.
Nói xong, toan bỏ đi. Tụ Yên trong lòng ân hận mình đã trót đến, nghĩ thầm: “mình biết tính khí cô ta như thế. Nhưng đã lỡ nói ra, không có lẽ về suông. Mình cứ nói cho ra lẽ là cô ta có biết cầu tiên, thì cũng không tiện”. Tụ Yên đành phải nói rõ cho cô ta nghe là việc này có quan hệ đến tính mệnh bọn Tập Nhân. Thấy Diệu Ngọc hơi cảm động, Tụ Yên hến đứng dậy lạy mấy lạy. Diệu Ngọc thở dài:
- Hà tất chị phải lo hộ cho người ta như thế! Từ khi tôi tới kinh đô đến nay, chưa hề ai rõ tôi biết cầu tiên. Nay cô tung chuyện ra, sợ sau này họ đến quấy rầy, tôi không được ở yên.
Tụ Yên nói:
- Tôi cũng chỉ vì không đành tâm trong phút chốc, lại biết thế nào cô cũng mở lòng từ bi. Nếu sau này có ai đến nhờ cô thì bằng lòng hay không là tùy cô, ai dám bắt buộc ?
Diệu Ngọc cười, rồi gọi đại bà thắp hương. Cô ta mở rương lấy bàn cát và sọt ra, viết mấy đạo bùa, bảo Tụ Yên làm lễ. Cầu khân xong, cô ta đứng dậy, cùng Tụ Yên cầm sọt, không bao lâu cái sọt viết mấy câu rất mau như sau:
Ôi ! Đến không dấu vết đi cũng không,
Dưới núi Thanh Ngạnh dựa cây thông.
Muốn theo tìm, núi muôn trùng.
Vào cửa ta đây góp nhau cùng.
Viết xong, cái sọt dừng lại. Tụ Yên hỏi:
- Cầu vị tiên gì?
Diệu Ngọc nói:
- Cầu đức Quải tiên (1) đấy.
Tụ Yên chép lại câu thơ tiên cho, rồi nhờ Diệu Ngọc đoán hộ. Diệu Ngọc nói:
- Điều đó không thể được, ngay tôi cũng chẳng hiểu. Cô cứ cầm về, ở nhà họ, thiếu gì người thông minh.
Tụ Yên đành phải về. Vừa vào đến sân, mọi người đã hỏi ngay: “Thế nào?” Tụ Yên không kịp trả lời, đưa bản sao bài thơ cho Lý Hoàn. Bọn chị em và Bảo Ngọc dành nhau xem, đều đoán: “Muốn tìm ngay thì không thể được, nhưng mất thì không
mất, chưa biết đến lúc nào đó, không tìm mà lại thấy. Nhưng núi Thanh Ngạnh không biết ở đâu ?”
Lý Hoàn nói:
- Đó là lời nói bóng của tiên, ở nhà mình đây làm gì mà có núi Thanh Ngạnh ? Chắc là có ai sợ bị xét ra, đem vất vào dưới hòn đá núi, có cây thông nào đó cũng chưa biết chừng. Chỉ có câu: Vào cửa ta đây “ là nói vào cửa nhà ai ?”
Đại Ngọc nói:
- Cầu vị tiên nào ?
Tụ Yên nói:
- Cầu vị Quải tiên.
Thám Xuân nói:
- Nếu là cửa tiên thì khó vào lắm !
Tập Nhân trong lòng hoảng hốt, liền bắt bóng bắt gió tìm lung tung, không có một hòn đá nào là không lục tìm, nhưng chẳng hề thấy. Khi về nhà, Bảo Ngọc cũng không hỏi có tìm thấy hay không, chỉ cười khì. Xạ Nguyệt hoảng lên nói:
- Ông trẻ ơi ! Thật là ông bỏ mất ở đâu, hãy nói rõ ra. Chúng tôi dù có chịu tội, cũng trắng ra trắng, đen ra đen chứ !
Bảo Ngọc cười nói:
- Tôi nói bỏ mất ở ngoài, các chị không nghe; bây giờ chị lại hỏi tôi, tôi biết sao được ?
Lý Hoàn và Thám Xuân nói:
- Hôm nay xoay mãi từ sáng đến giờ đã canh ba rồi. Cô Lâm mệt quá đã bỏ về rồi. Chúng ta cũng nghỉ một chút, ngày mai lại tìm thôi.
Nói xong, mọi người ra về. Bảo Ngọc cũng nằm ngủ. Tội nghiệp Tập Nhân suốt đêm khóc rồi lại nghĩ, không sao ngủ được.
Đại Ngọc về nhà, sực nhớ đến câu chuyện “vàng ngọc” trước đây lại đâm ra mừng rỡ, nghĩ bụng lời nói của hòa thượng và đạo sĩ thật không tin được. Nếu thật “vàng” và “ngọc” là có duyên, thì sao Bảo Ngọc lại làm mất ngọc đi được ? Hoặc vì mình mà duyên “vàng” “ngọc” của họ bị chia rẽ cũng chưa biết chừng !”. Nghĩ vậy Đại Ngọc thấy yên tâm, chẳng kể gì cả ngày khó nhọc, lại đem sách ra xem. Tử Quyên thì lại thấy mệt, luôn luôn giục Đại Ngọc đi ngủ.
Đại Ngọc nằm xuống lại nghĩ đến việc hoa hải đường, nghĩ thầm trong bụng viên ngọc ấy là tự trong thai mang ra, không phải là vật tầm thường, đến hay đi đều có quan hệ. Nếu hoa ấy là điềm tốt thì không mất ngọc. Xem thế thì hoa ấy nở là điềm không lành. “Có lẽ anh ấy gặp việc không lành chăng ?” Cô nghĩ như thế lại cảm thấy thương tâm. Nhưng khi nghĩ đến việc hôn nhân thì hình như hoa ấy lại nên nở, mà viên ngọc lại nên mất. Đại Ngọc cứ nghĩ vơ nghĩ vẩn, khi buồn khi vui, mãi đến canh năm mới ngủ.
Hôm sau Vương phu nhân sai người đến các hiệu cầm đồ tra hỏi. Phượng Thư thì ngấm ngầm kiếm cách dò tìm. Luôn mấy ngày xoay xở không có chút manh mối gì.
Cũng may là Giả mẫu và Giả Chính chưa biết. Bọn Tập Nhân ngày nào cũng sợ nơm nớp. Bảo Ngọc mấy ngày liền không đi học, cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, chẳng nói chẳng rằng, bơ phờ ủ rũ. Vương phu nhân nghĩ anh ta vì mất ngọc mà như thế nên cũng không để ý.
Một hôm Vương phu nhân đang bực mình, thì thấy Giả Liễn tới hỏi thăm sức khỏe, rồi cười hớn hở nói:
- Hôm nay nghe nói ông Giả Vũ Thôn sai người đến báo tin với chú rằng: “Ông Cậu (2) nhà ta được thăng chức nội các đại học sĩ, vâng chỉ vào kinh, định đến ngày hai mươi tháng giêng năm sau làm lễ tuyên ma (3). Công văn đã do trạm gửi đi rồi. Trạm này mỗi ngày đi ba trăm dặm. Chắc rằng ông Cậu đêm ngày đi gấp. chỉ già nửa tháng là có thể đến nơi. Cháu đến trình để thím rõ.
Vương phu nhân nghe nói hết sức vui mừng. Bà ta đang lo nghĩ bên ngoại ít người, nhà họ Tiết lại suy sụp, em thì làm quan ở tỉnh ngoài, không chăm nom cho mình được. Nay nghe nói em được thăng chức về kinh, nhà họ Vương vinh hoa rực rỡ, sau này Bảo Ngọc sẽ có nơi nương tựa, nên tạm bỏ qua việc mất ngọc. Suốt ngày chỉ trông em trai mau mau tới kinh.
Một hôm Giả Chính đi về, nước mắt ràn ruạ, thở hổn hển mà nói:
- Mau mau đi thưa với cụ, sắm sửa vào cung ngay ! Đừng đem theo nhiều người, chỉ một mình bà theo hầu cụ vào cung.
Nghe nói quí phi bỗng mắc bệnh nặng. Hiện nay thái giám đang chờ ở ngoài. Ông ta nói là Viện thái y đã tâu rõ, đó là chứng đàm quyết (4) không thể nào chữa được.
Vương phu nhân nghe nói, khóc ầm lên. Giả Chính nói:
- Lúc này chưa phải là lúc khóc. Mau đi vào trình với cụ. Nói cho nhẹ nhàng, đừng làm cụ chết khiếp đấy !
Giả Chính nói rồi đi ra, dặn người nhà chờ sẵn. Vương phu nhân nín khóc, vào mời Giả mẫu, chỉ nói Nguyên phi có bệnh muốn vào cung hỏi thăm. Giả mẫu nghe nói, miệng niệm Phật và nói:
- Lại ốm nữa. Lần trước đã làm cho ta khiếp vía, sau mới biết là nghe lầm. Lần này mong rằng lại lầm nữa thì may mắn lắm.
Vương phu nhân vừa trả lời, vừa giục bọn Uyên Ương mở rương lấy quần áo mặc cho Giả mẫu. Bà ta cũng vội vàng về phòng, ăn mặc tề chỉnh, rồi trở sang chờ Giả mẫu. Sau đó, hai người ra nhà ngoài rồi lên kiệu vào cung.
Nguyên Xuân từ khi được chọn vào cung Phượng Tảo, được nhà vua rất yêu thương, dần dần thân thể béo ra, nên đi đứng cũng mệt. Mỗi ngày có lúc nhọc mệt thì thường sinh ra chứng đờm. Hôm trước hầu tiệc trở về, gặp phải lạnh, bệnh trở lại. Không ngờ lần này bệnh rất nặng, đờm tắc nghẹt, chân tay giá lạnh. Cung nhân tâu lên,vua cho gọi thái y chữa chạy, ngờ đâu thuốc uống không vào, dùng luôn mấy liều thuốc thông quan cũng không thấy có hiệu quả. Bọn nội quan lo sợ, tâu xin sắp sẵn hậu sự. Vì thế, truyền gọi bà con họ Giả vào thăm.
Giả mẫu và Vương phu nhân vào thấy Nguyên phi hỉ đờm tắc đầy miệng, không nói năng được. Trông thấy Giả mẫu, Nguyên Xuân muốn khóc, nhưng không có nước mắt. Giả mẫu lại gần hỏi thăm, nói vài câu an ủi. Một chốc ở ngoài đệ hàn danh sách của bọn Giả Chính vào. Cung tần tâu lên. Lúc đó mắt Nguyên phi không ngoảnh nhìn được nữa, dần dần sắc mặt thay đổi. Bọn nội quan và thái giám định tâu lên ngay cho vua biết, sợ rằng nhà vua bảo các cung phi khác đến trông nom, nếu để bà con họ ngoại ở lâu không tiện, nên mời ra ngồi chờ ở cung ngoài.
Giả mẫu và Vương phu nhân nỡ nào rời ngay nhưng vì lễ nghi của nhà vua như thế, đành phải đi ra, cũng không dám khóc lóc chỉ đau xót trong lòng mà thôi.
Ngoài cửa cung, có các quan đứng chờ tin tức. Chẳng bao lâu thấy có thái giám đi ra, lập tức truyền gọi khâm thiên giám. Giả mẫu biết là có chuyện chẳng lành, nhưng vẫn chưa dám nhúc nhích. Một lát, thái giám nhỏ truyền dụ ra:
- Giả nương nương qua đời !
Năm ấy là năm Giáp Dần Tiết lập xuân vào ngày mười tám tháng mười hai, mà ngày Nguyên phi mất là ngày mười chín tháng mười hai theo thời tiết thì đã qua năm Mão tháng dần thọ bốn mươi hai tuổi.
Giá mẫu đau xót, đành phải lên kiệu về nhà. Bọn Giả Chính được tin cũng thương khóc từ dọc đường về đến nhà. Hình phu nhân, Lý Hoàn, Phượng Thư, Bảo Ngọc ra ngoài nhà lớn chia đứng hai hên đón tiếp hỏi thăm sức khỏe Giả mẫu, Giả Chính và Vương phu nhân, rồi mọi người khóc lóc.
Hôm sau, sáng dậy, những người có phẩm cấp đều vào cung dự lễ tang. Giả Chính là quan bộ công, tuy rằng việc gì cũng làm theo quy chế sẵn có, nhưng các quan trên cũng chìu ý, chăm sóc ông ta ít nhiều. Bọn đồng sự cũng cứ hỏi ông ta rồi mới làm. Vì thế, ông ta bận cả hai nơi, không phải như đám tang Thái hậu và Chu phi trước.
Giả phi không có con cái, chỉ đặt thụy hiệu “Hiền thục quý phi” theo quy chế của nhà vua.
Nhưng người nhà họ Giả, đàn ông đến đàn bà, ngày nào cũng vào cung rất là bận rộn. May mà gần đây, Phượng Thư đã khá, trông nom việc nhà được. Chị ta lại còn phải sắp đặt việc đón tiếp và mừng Vương Tử Đằng sắp vào kinh. Anh ruột Phượng Thư là Vương Nhân biết chú được vào nội các cũng đem gia quyến vào kinh. Phượng Thư trong lòng vui mừng, dầu có ít nhiều lo lắng, nhưng thấy người nhà mình đông đúc như thế, cũng tạm khuây. Vì thế, trong người so với trước, có phần khá hơn.
Vương phu nhân thấy Phượng Thư lại lo liệu việc nhà như trước, san sẻ một nửa công việc của mình, lại thấy ông em sắp vào kinh. Mọi việc yên ổn, nên cảm thấy được yên tĩnh ít nhiều. Chỉ có Bảo Ngọc là người không có chức vị gì. Anh ta lại cũng không đi học. Đại Nho biết trong nhà anh ta có việc nên cũng để mặc. Giả Chính thì bận, cố nhiên là anh ta không có thì giờ tra hỏi đến.
Đáng lẽ ra thì nhân cơ hội này Bảo Ngọc có thể tha hồ vui chơi với bọn chị em. Không ngờ từ sau khi mất ngọc, Bảo Ngọc đâm ra uể oải, ăn nói cũng lẩn thẩn chứ không như trước. Ngay cả lúc bọn Giả mẫu khi đi khi về, nếu có ai bảo đến hỏi thăm thì anh ta cũng đến. Nhưng nếu không ai nói thì cũng thôi. Bọn tập Nhân trong bụng lo lắng, nhường lại không dám nói động đến, sợ anh ta giận. Hàng ngày cơm nước đưa lên trước mặt thì anh ta cũng ăn, không đưa đến cũng không đòi hỏi.
Tập Nhân thấy tình hình này, không giống con người tức giận, mà giống người có bệnh. Nhân lúc rảnh, Tập Nhân đến quán Tiêu Tương nói với Tử Quyên:
- Chẳng hiểu cậu Hai có vẻ như thế nào ấy, nhờ cô khuyên giải cho.
Tử Quyên nói ngay với Đại Ngọc. Nhưng Đại Ngọc nghĩ đến việc hôn nhân của Bảo Ngọc nhất định là mình rồi. Giờ đây gặp anh ta thấy khó coi. “Nếu anh ta đến đây, vốn ăn ở với nhau một chỗ từ khi nhỏ, tất nhiên không thể bỏ anh ấy được nhưng
bảo mình đi tìm anh ấy thì nhất định không được“. Vì thế Đại Ngọc không chịu đến.
Tập Nhân lại nói riêng với Thám Xuân. Không ngờ Thám Xuân trong bụng biết rõ rằng hoa hải đường nở quái gở, viên ngọc mất càng lạ lùng, tiếp đó là Nguyên Phi qua đời, nên đoán biết việc nhà không lành. Ngày ngày buồn bực, còn bụng dạ nào khuyên Bảo Ngọc. Vả lại, dù là anh em đấy, nhưng trai gái vẫn phải phân biệt, nên chị ta đến một vài lần, thấy Bảo Ngọc ra chiều uể oải. Do đó cũng không năng qua lại nữa.
Bảo Thoa cũng biết việc mất ngọc. Nhân vì hôm nọ, Tiết phu nhân sau khi bằng lòng về việc hôn nhân giữa chị ta với Bảo Ngọc, liền về nhà nói với con. Tiết phu nhân còn nói rõ:”Tuy dì có nói, nhưng mẹ cũng chưa nhất định nhận lời, còn nói đợi anh con về đã. Con có bằng lòng không?”
Bảo Thoa nghiêm nét mặt nói:
- Mẹ nói thế không đúng. Việc của con gái là do cha mẹ làm chủ; giờ cha con mất rồi, mẹ nên làm chủ lấy; không nữa thì hỏi anh con. Sao lại hỏi con?
Tiết phu nhân thấy vậy càng thêm yêu mến con gái, nghĩ rằng chị ta được nuông chiù quen từ lúc nhỏ, nhưng vẫn trong trắng khiêm nhường. Vì thế, bà ta không nhắc đến Bảo Ngọc trước mặt Bảo Thoa. Cố nhiên Bảo Thoa cũng không khi nào nhắc đến hai tiếng “Bảo Ngọc”. Nay nghe nói mất ngọc, tuy chị ta rất là nghi ngờ sợ hãi, nhưng hỏi ra không tiện, đành chỉ nghe người khác bàn tán làm như không can gì đến mình cả.
Tiết phu nhân cũng có sai người qua hỏi thăm tin tức một vài lần. Nhân vì việc của con là Tiết Bàn; nên bà ta bực bội, chỉ mong sao ông anh đến kinh đô để nhờ cứu vớt cho con khỏi tội.
Lại biết Nguyên Phi đã mất, nhà họ Giả công việc bận rộn, may được Phượng Thư đã khỏe trông nom việc nhà. Vì thế cũng không năng qua bên ấy.
Chỉ khổ cho Tập Nhân. Chị ta hết sức dịu dàng hầu hạ, khuyên lơn là an ủi. Nhưng Bảo Ngọc vẫn không hiểu gì. Chị ta đành chỉ nói thầm mà thôi.
Qua mâý ngày, linh cửu của Nguyên Phi đã đưa vào tẩm miếu. Bọn Giá mẫu phải đi đưa đám mất mấy hôm. Không ngờ Bảo Ngọc càng ngày càng ngớ ngẩn sốt nóng chẳng phải, đau ốm cũng không, nhưng ăn không ngon, ngủ không yên, thậm chí nói năng cũng không ra đầu ra đuôi gì nữa cả. Bọn Tập Nhân và Xạ Nguyệt càng hoảng sợ đã thưa với Phượng Thư mấy lần. Đôi khi Phượng Thư cũng qua thăm, ban đầu tưởng chỉ là anh ta không tìm được ngọc nên đâm tứt. Nhưng giờ đây xem ra thì giống như người mất hồn nên đành phải hàng ngày mời thầy thuốc chạy chữa. Uống luôn mấy thang thuốc, bệnh tình chẳng bớt chút nào, mà lại có phần tăng thêm. Hỏi đau chỗ nào thì Bảo Ngọc cũng không nói. Mãi đến khi việc tang Nguyên Phi xong. Giả mẫu nhớ Bảo Ngọc, thân hành vào vườn thăm hỏi. Vương phu nhân cũng theo sang. Bọn Tập Nhân bảo Bảo Ngọc ra đón và hỏi thăm sức khỏe. Bảo Ngọc tuy nói là có bệnh. Nhưng hằng ngày vẫn dậy đi lại. Bây giờ Tập Nhân bảo ra đón Giả mẫu thì anh ta cũng theo lời hỏi thăm sức khỏe như thường. Chỉ có điều là tất cả điều do Tập Nhân đứng bên bày vẽ cho. Giả mẫu thấy thế liền nói:
- Tưởng là cháu ốm như thế nào nên ta sang thăm. Nay thấy bộ dạng cháu vẫn thường, lòng ta cũng đỡ lo.
Vương phu nhân thấy thế cố nhiên vẫn yên lòng. Nhưng Bảo Ngọc chẳng trả lời gì cả, chỉ cười hì hì. Bọn Giả mẫu vào nhà trong ngồi nói chuyện với Bảo Ngọc. Hễ Tập Nhân bày cho câu gì thì anh ta nói câu ấy, khác hẳn ngày thường, giống hệt người ngây vậy.
Giả mẫu càng nhìn càng đâm nghi ngờ, liền nói:
- Khi ta mới đến, chẳng thấy nó có bệnh gì. Giờ nhìn kỹ thì bệnh này quả là nặng thật. Bộ dạng như là người mất hồn ấy. Vì sao mà sinh ra như thế ?
Vương phu nhân biết không thể giấu được, lại thấy bộ dạng Tập Nhân rất đáng thương hại, đành phải đem những lời Bảo Ngọc trước đây nói với Giả mẫu. “Bảo Ngọc xem trò ở Phủ Lâm An Bá, đánh rơi mất viên ngọc “. Bà ta cũng nơm lớp lo ngại, chỉ sợ Giả mẫu bực lên, lại nói thêm:
- Hiện đã sai người tìm khắp nơi, phụ tiên, đi bói, đâu đâu cũng nói là tìm ở hiệu cầm đồ. Thế nào rồi cũng thấy.
Giả mẫu nghe nói hoảng hốt vùng đứng dậy, nước mắt ràn ruạ nói:
- Ngọc ấy mất làm sao được ! Các người thật không hiểu gì cả ! Nhưng chẳng nhẽ cha nó cũng bỏ qua đi à?
Vương phu nhân biết Giả mẫu giận, liền bảo bọn Tập Nhân quỳ xuống, rồi dịu dàng cúi đầu xuống thưa:
- Con sợ cụ kinh hoảng, ông con giận, nên đều không dám trình báo.
Giả mẫu thở dài và nói:
- Viên ngọc là cái bản mệnh của thằng Bảo. Vì mất đi cho nên nó mời mất hồn mất vía như thế ! Để thế được à ? Viên ngọc này cả thành ai cũng biết. Đời nào nhặt được họ lại để cho các người tìm ra. Mau mau sai người mời cha nó đến để ta nói chuyện.
Vương phu nhân và Tập Nhân đều sợ khiếp vía, liền van:
- Bà mà giận, khi nhà con về thì càng sinh to chuyện. Hiện nay Bảo Ngọc đang ốm, xin cứ giao cho chúng con cố sức tìm kiếm.
- Các người sợ cha nó đâm giận thì đã có ta đây.
Liền bảo Xạ Nguyệt sai người đi mời. Một lúc người đi mời về thưa:
- Ông lớn đang đi tạ khách chưa về.
Giả mẫu nói:
- Không cần anh ấy cũng được. Chúng bây cứ nói là ta bảo tạm thời chưa cần trách phạt bọn người hầu. Ta bảo thằng Liễn tới, viết giấy treo giải thưởng, dán ở chỗ lúc trước nó qua lại nói rằng: “Ai nhặt được ngọc đưa đến sẽ thưởng một vạn lạng bạc, ai biết người ta nhặt được, đưa tin đến rồi tìm ra được thì thưởng năm ngàn lạng.” Nếu quả có người nhặt được đưa đến thì không nên tiếc bạc. Làm như thế chắc sẽ tìm được. Nếu cứ để mấy người nhà mình tìm thì suốt đời rồi cũng không ra.
Vương phu nhân cũng không dám nói rõ. Giả mẫu sai người nói với Giả Liễn, giục anh ta cứ thế mà làm.
Giả mẫu lại bảo:
- Dọn tất cả đồ dùng và dắt Bảo Ngọc đến chỗ ta ở, chỉ sai Tập Nhân và Thu Văn theo sang. Còn nửa đều ở lại trong vườn mà coi nhà.
Bảo Ngọc nghe nói cũng chẳng hỏi lại gì cả, chỉ một mực cười khì. Giả mẫu liền dắt Bảo Ngọc đứng dậy. Bọn Tập Nhân nâng đỡ và cùng đi ra ngoài vườn.
Về đến phòng mình Giả mẫu bảo Vương phu nhân ngồi, xem mọi người dọn dẹp cho Bảo Ngọc ở vào phòng bên trong, rồi hỏi Vương phu nhân:
- Chị biết ý ta không ? Ta nghĩ trong vườn ít người, cây hoa ở Viện Di Hồng bỗng dưng chết đi rồi lại nở, có vẻ quái gở. Trước kia, nhờ có viên ngọc, trị được tà ma, nhưng bây giờ ngọc đã mất rồi, sợ tà khí dễ dàng xâm phạm. Vì thế, ta đưa nó đến đây ở chung một chỗ. Mấy ngày sắp đến, không cần bảo nó đi ra ngoài. Thầy thuốc có đến thì bảo cứ ở đây mà xem.
Vương phu nhân nghe nói, liền đỡ lời:
- Cụ nghĩ rất phải. Bây giờ Bảo Ngọc ở chung với cụ, cụ là người có phúc lớn, có gì cũng trấn áp được.
- Phúc với phận gì! Chẳng qua nhà ta ở có phần sạch sẽ yên tĩnh hơn, kinh kệ cũng nhiều, có thể tụng niệm để trấn lĩnh tâm thần. Chị thử hỏi Bảo Ngọc xem có thích ở đây không?
Bảo Ngọc nghe nói cứ cười hoài. Tập Nhân bảo nói tốt, Bảo Ngọc cũng nói tốt.
Vương phu nhân thấy dạng bộ như thế ứa nước mắt, nhưng ở chỗ Giả mẫu không dám khóc ra tiếng. Giả mẫu biết Vương phu nhân hoảng sợ, liền nói:
- Chị cứ về thôi. Ở đây đã có ta lo liệu. Đến tối anh ấy về thì bảo không cần đến gặp ta. Các người cứ đừng nói gì là được.
Sau khi Vương phu nhân về. Giả mẫu bảo Uyên ương tìm chút thuốc an thần, theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc cho Bảo Ngọc uống.
Chiều hôm ấy, Giả Chính về nhà, ngồi trong xe nghe người đi đường nói với nhau.
- Người ta ai muốn phát tài cũng rất dễ dàng.
Người kia hỏi:
- Dễ cái gì?
- Hôm nay nghe nói cậu con ở trong phủ Vinh mất ngọc gì đó, dán giấy nói rõ hình dạng lớn nhỏ và màu sắc của viên ngọc, hứa rằng ai nhặt được đưa đến sẽ thưởng một vạn lạng bạc, ai đưa tin cũng thưởng năm ngàn lạng đấy.
Giả Chính tuy không rõ, nhưng trong bụng lấy làm lạ. Về đến nhà, liền gọi người coi cửa hỏi về việc đó. Người coi cửa nói:
- Chúng con trước đây cũng không biết. Giữa trưa hôm nay, cậu Hai Liễn truyền lời cụ, bảo người đi dán chúng con mới biết.
Giả Chính than thở:
- Thật là nhà đến lúc suy, đẻ ra cái của nợ ấy! Lúc mới đẻ đã đồn đại khắp phố, được mười mấy năm trời thì tiếng đồn đã hơi đỡ, bây giờ lại viết giấy lung tung để tìm ngọc, còn ra cái lề lối gì nữa.
Nói xong, ông ta vội vàng vào trong nhà hỏi Vương phu nhân. Vương phu nhân nói rõ đầu đuôi cho Giả Chính nghe. Giả Chính biết là do ý định của Giả mẫu, không dám chống lại, chỉ trách Vương phu nhân mấy câu, rồi ra ngoài bảo người nhà ngấm ngầm bóc cái giấy ấy đi, đừng cho cụ biết. Không ngờ giấy ấy đã bị bọn vô lại bóc mất rồi.
Cách ít lâu, có người đến cửa phủ Vinh nói muốn đưa viên ngọc đến. Người nhà nghe vậy mừng lắm, liền bảo:
- Đưa đây tôi trình cho.
Người ấy rút trong bọc ra một tờ giấy treo giải thưởng, chỉ cho người coi cửa xem và nói:
- Đây không phải là giấy treo giải thưởng của phủ nhà các ông à. Trong giấy nói rõ ai đưa ngọc đến thì thưởng một vạn lạng bạc. Hai ông ạ ! Giờ các ông thấy tôi nghèo. Nhưng chốc nữa tôi lĩnh được bạc, tức là ông nhà giàu đấy. Các ông đừng có coi khinh tôi.
Bọn người canh cửa thấy anh ta nói giọng cứng lắm, liền bảo:
- Thì anh hãy cho chúng tôi xem một tí, mới tiện vào trình chứ.
Người ấy ban đầu không chịu, sau nghe nói có lý liền đưa viên ngọc ra, đặt trong bàn tay giơ lên một cái mà nói:
- Có đúng không?
Bọn người nhà này lâu nay hầu hạ ở ngoài, chỉ huyết có ngọc. Nhưng cũng không mấy khi được thấy; bây giờ mới thấy hình dạng viên ngọc ấy, vội đàng chạy vào trong, có vẻ tâng công tranh nhau báo trước.
Hôm đó, Giả Chính và Giả Xá đều đi vắng, chỉ có Giả Liền ở nhà. Bọn người coi cửa vào thưa. Giả Liễn hỏi:
- Có thật thế không?
Người coi cửa nói:
- Chúng con chính mắt trông thấy rồi, nhưng anh ta không chịu đưa, đòi gặp chủ nhà. Một tay giao bạc, một tay giao ngọc.
Giả Liễn cũng mừng, vội vàng vào thưa với Vương phu nhân và trình ngay với Giả mẫu, làm cho Tập Nhân mừng quá, chắp tay niệm Phật. Giả mẫu không hề đổi lời. vội vàng nói ngay:
- Mau mau bảo cháu Liễn mời người ấy vào thư phòng, đem ngọc xem, rồi giao bạc ngay cho người ta.
Giả Liễn theo lời, mời người ấy vào, lấy lễ khách mà tiếp ôn tồn cám ơn và nói:
- Xin mượn viên ngọc đem vào nhà trong cho người chủ viên ngọc xem. Còn bạc thì không kém một ly.
Người ấy đành phải đưa ra một cái bao lụa hồng. Giả Liễn mở ra xem, quả nhiên một viên ngọc, đẹp sáng chói lọi. Giả Liễn xưa nay vốn không đề ý, bây giờ thì cầm xem kỹ. Xem đi xem lại những chữ trên viên ngọc, cũng phảng phất nhận ra được, nào là “trừ tà chuỳ “ gì gì ấy. Giả Liễn xem xong mừng quá, liền gọi người nhà tiếp đãi rồi vội vàng đưa viên ngọc vào cho Giả mẫu và Vương phu nhân xem. Phượng Thư thấy Giả Liễn vào. liền giật ngay lấy ngọc, không dám xem trước, đưa ngay đến tay Giả mẫu. Giả Liễn cười nói:
- Chút việc như thế, mợ cũng không để tôi tâng công!
Giả mẫu mở ra xem thì thấy viên ngọc mờ tối hơn trước, liền lấy tay lau. Uyên Ương đem kính lại. Giả mẫu đeo kính lên xem một hồi rồi nói:
- Lạ thật! Viên ngọc thì vẫn đúng. Nhưng tại sao sắc ngọc khác trước.
Vương phu nhân xem một hồi cũng nhận không ra, liền gọi Phượng Thư lại xem. Phượng Thư xem rồi nói:
- Giống thì giống, nhưng sắc không đúng lắm chi bằng nói chú Bảo tự xem lấy thì biết.
Tập Nhân đứng một bên nhìn, cảm thấy chưa chắc đã đúng, nhưng vì mong mỏi quá, nên cũng không dám nói là không giống. Phượng Thư cầm viên ngọc ở trong tay Giả mẫu, rồi cùng Tập Nhân đưa lại cho Bảo Ngọc xem. Lúc đó, Bảo Ngọc vừa ngủ dậy.
Phượng Thư nói với anh ta:
- Ngọc của chú tìm được đây rồi.
Bảo Ngọc mắt còn ngái ngũ lờ đờ, cầm lấy viên ngọc trong tay cũng không thèm nhìn, vứt ngay xuống đất và nói:
- Các người lại lừa tôi!
Nói rồi chỉ cười khẩy.
Phượng Thư vội vàng nhặt viên ngọc lên và nói:
- Lạ thật! Sao chú không nhìn mà biết?
Bảo Ngọc cũng không trả lời chỉ nồgi cười.
Vương Phu Nhân lúc đó cũng vào trong phòng, thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế liền nói:
- Thôi, không cần nói nữa. Viên ngọc kia là một vật kỳ quái. Nó mang viên ngọc từ trong thai ra, thế nào nó cũng biết. Chắc là người ta thấy hình dáng nói trên giấy niêm yết của ta rồi theo mẫu mà làm ra đấy thôi.
Lúc đó mọi người đều vỡ lẽ. Giả Liễn ở phòng ngoài, nghe như thế liền nói:
- Đã không đúng thì đưa đây để tôi hỏi nó. Việc người ta như thế nầy mà nó còn dám đến đánh lừa à?
Giả Mẫu vội gạt đi:
- Cháu Liễn đem trả cho nó, bảo nó đi về thôi. Nó là một người cùng cực quá, không có cách gì nữa, thấy nhà mình có việc ấy, mới tìm cách lừa gạt một ít tiền đó thôi. Bây giờ không may nó đã mất tiền toi lại không lừa được chúng ta. Theo ý ta cũng đừng nên làm tội nó, cứ đem trả cho nó, bảo là không phải của nhà ta, rồi cho nó vài lạng bạc. Làm như vậy, thì người ngoài nghe thấy có tin tức gì, họ mới dám đưa lại cho mình. Nếu mình làm tội nó thì sau dầu có được viên ngọc thật đi nữa, cũng không ai dám đưa đến.
Giả Liễn vâng lời đi ra. Người kia chở mãi chẳng thấy ai, trong lòng hồi hộp, bỗng thấy Giả Liễn hầm hầm đi ra.
Chú thích:
1. Một nhân vật thần thoại trong số bát tiên mà người Trung Quốc nói đến và
vẽ thành tranh.
2. Tức Vương Từ Đằng.
3. Khi sắp phong chức tể tướng, thì viết tờ chiếu bằng giấy to đọc cho các quan nghe, cho nên gọi là “tuyên ma”.
4. Chứng bệnh bị đờm tắt các khiếu; đâm ra lạnh.
Tào Tuyết Cần
Dịch giả: Dư Anh Thời
Theo https://www.sachhayonline.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thoáng mây bay

Thoáng mây bay Chương 1 Loại hoa tím 1971 Thảo buông bút, thở một hơi dài thoải mái: – Xong xuôi … Nhìn qua Tuấn, thấy bạn còn đang hý hoá...