Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Chùm thơ song ngữ về nước Nga của Mai Văn Phấn

Chùm thơ song ngữ về
nước Nga của Mai Văn Phấn

“Con đường và ý nghĩ/ Chạy đi rất xa// Chờ đôi chim sẻ/ Lặng yên/ Gió trên đồi bạch dương mới thổi”. Chùm thơ viết về nước Nga của nhà thơ Mai Văn Phấn ở Hải Phòng, do hai nhà thơ – dịch giả Svetlana Glazunova & Elizaveta Kozdoba chuyển ngữ sang tiếng Nga.
Đôi chim sẻ
Tôi không nhìn thấy
Chỉ nghe từng âm thanh
Từ lùm cây
Con này quạt cánh
Đậu xuống
Lại nhường con kia
Tôi ở đây
Vì đôi chim sẻ
Bông huệ tây vừa nở
Cổ vật và chân dung
Nằm giữa lâu đài
Ấm Samovar* đang sôi
Búp bê Matryoshka** đã mở
Bánh mì Karavai*** thơm nức trong lò
Con đường và ý nghĩ
Chạy đi rất xa
Chờ đôi chim sẻ
Lặng yên
Gió trên đồi bạch dương mới thổi.
(*) Ấm để đun nước pha trà, vật dụng truyền thống của Nga.
(**) Matryoshka (матрёшка) hay gọi Búp bê lồng nhau, Búp bê làm tổ.
(***) Loại bánh mì đặc biệt, để đãi thượng khách hoặc dành riêng cho cặp vợ chồng mới cưới.
Bánh Blin*
Thơm ngậy gian phòng ấm áp
Dao nĩa, nước hoa quả ép
Bông cúc dại trong bình
Tôi bảo Kô-lia mở cửa sổ
Khi ăn muốn nhìn đất đai
Nghe gió trên cao trượt xuống
Con đường chạy vào rừng thông
Xa tít cánh đồng lúa mì, kiều mạch
Bạn gợi nhắc từng loại nhân bánh
Trứng cá hồi, bắp cải…
Mứt hoặc nấm hương?
Tôi chọn ăn cùng váng sữa
Ngoài vườn nắng mật ong
Lóng lánh trên chùm hoa kim tước.
(*) Bánh Blin (блин) hay gọi bánh xèo Nga, một món ăn truyền thống, đặc biệt không thể thiếu trong lễ Tiễn Mùa Đông (Maslenhitxa/ Mасленица).
Quả Phúc Bồn Tử
Hôm qua còn xanh
Đêm nghe nhạc ngựa
Chùm quả đã chín
Sớm nay
Tiếng nhạc ngựa nông phu
Những chàng xà-ích
Trên thùng xe chất đầy cỏ khô…
Hoàng Tử dạo chơi khuya
Từ thế kỷ trước…
Hay của chú ngựa
Xổng dây cương tung bờm trong đêm…
Tôi mơ thấy
Những âm thanh trong gió
Lan đi…
Lan đi…
Người bạn Nga hái tặng
Chùm Phúc Bồn Tử vườn nhà
Tôi nhấm nháp
Tiếng leng keng trong miệng.
Hoa Lan Chuông
Gió quét sạch mặt đất mịn
Vệ cỏ, gốc cây
Ven đường
Tìm nơi thư giãn
Chọn cuốn sách
Nhưng tâm trạng tôi
Không thể hòa đồng
Bất ngờ gặp bụi Lan Chuông
Bông hoa rủ
Giấu đi bí ẩn
Đặt ngón tay lên môi
Làm dấu yên lặng
Cơn gió đến
Phủ sương và nắng ấm
Lên bụi hoa
Vầng trán mỗi người.
Con Thiên Nga bay đi
Kéo mặt nước
Lên đôi cánh sải rộng
Lòng hồ mới biết
Đã lâu mình bị cầm tù
Dòng nước cuốn
Theo bộ lông trắng muốt
Đôi chân thu lại màu ghi
Thiên Nga bay cao
Bờ cỏ
Nheo thành con mắt
Ra đi từ rạng đông
Qua những hồ nước khác
Đêm ngày bốc hơi.
Tôi tin
Nắng sớm và hơi nước
Phủ lên đôi trai gái
Hôn nhau bên bờ kênh Griboedov
Tôi sải bước
Tới nhà thờ Chúa Cứu Thế*
Lòng tràn đầy đức tin
Đôi trai gái ấy
Nhuộm vòm lá vàng hơn
Cho đàn bồ câu, chim sẻ gần hơn
Trước cửa nhà thờ
Từng đôi trai gái
Trao nụ hôn
Ngỡ họ đang rửa tội cho nhau
Theo Bí tích Thánh Thể**
Dầm mình đợi phục sinh
Một cụ già ngước lên làm dấu thánh
Hỏi tôi có tin không.
(*) Nhà thờ Chúa Cứu Thế (Спaсо-Преображeнский собoр) tại Saint Petersburg, được xây dựng từ năm 1883-1907, một công trình kiến trúc độc đáo của nước Nga, là một trong mười hai nhà thờ đẹp nhất trên thế giới.
(**) Lễ Rửa Tội (Lễ Thanh Tẩy), dầm mình trong nước, là một trong bảy Bí tích Thánh Thể (Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Thống hối, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức và Hôn phối) của Đạo Chính thống Nga.
Tượng “Chàng trai ghìm cương ngựa”* ở Saint Petersburg
Tặng Họa sĩ Phan Nguyên!
Tung vó
Con ngựa hí vang lao đi
Ngoái nhìn chàng trai
Dũng mãnh ghìm dây cương
Đại lộ Nevsky
Dòng người ngước lên
Ghi vào trí nhớ
Hình ảnh nước Nga trong chiều
Vệt khói máy bay
Cùng đàn sếu
Tôi hồi hộp
Chàng trai kia sẽ thắng…
Hay con ngựa giật đứt dây cương?
Tôi dừng lại trên cầu Anichkov
Và cũng muốn lao đi.
(*) Tượng do nhà điêu khắc Pyotr Karlovich Clodt (1805-1867) đúc năm 1841, đặt bên cầu Anichkov vắt qua sông Fontanka ở Xanh-Petecbua.
Nổi gió ở Petergof*
Ngọn cây
Đổ thác lá vàng
Người và chim bồ câu
Tìm nơi trú ngụ
Gió quét sạch từng viên đá lát
Từ thời Đức Vua Pie
Sạch từng chân cỏ
Tiếng chuông rời ngọn tháp
Rơi xuống thảm lá
Quanh tượng đài
Cửa sổ cung điện bật mở
Nữ hoàng Ekaterina giương cao quyền trượng
Mỉm cười trấn an thần dân
Bà luôn quyền uy và hấp dẫn
Quyền uy và hấp dẫn!
Đó là câu tôi lẩm nhẩm
Lúc nhìn sang hàng bạch dương
Cùng những bông cúc trắng, cúc xanh
Rạp xuống mặt đất.
(*) Petergof (Петергoф), hay còn gọi Cung điện Mùa hè (Letnhi dvores/ Летний дворeц), cách thành phố Xanh-Petecbua khoảng 20 km về hướng Tây.
Từ pháo đài Petro-Pavlovsk
Sau tiếng đại bác lúc 12 giờ*
Mở bầu trời khác
Con bồ câu bay qua khói súng
Viên sỏi đổi ngôi.
Cùng ngước lên tiếng chuông ngân
Chờ Thánh Phê-rô ban phép lạ
Hoa Tử đinh hương se sắt trên cây
Chùm Thanh lương trà trĩu đỏ.
Trước xưởng đúc tiền
Những gian nhà tù
Đoàn người đi trong lặng lẽ
Tượng Vua Pie bất động giữa ngai vàng.
Gió sông Nhê-va cuộn lên đỉnh tháp
Tán lá sồi, ngọn cây bạch dương
Tôi xếp ngay ngắn từng chiếc lá vàng
Vào kho bạc bất tận mặt đất.
(*) Nghi thức bắn đại bác từ pháo đài Petro-Pavlovsk lúc 12g trưa hàng ngày có từ thời Pie Đại Đế.
Ngày thu ở nước Nga
I.
Đàn sẻ nâu đậu trên mặt cỏ
Bên hồ nước lặng im
Gió tốc lên vòm lá
Xổ tung từng chuỗi tiền xu
Nắng thu sáp nến
Cháy sáng những tháp chuông
Cung điện, đài phun nước
Bước chân thiếu nữ qua đường
Từ bảo tàng nghệ thuật Tretyakov
Nền trời tím xanh
Tôi dừng chân bên cây phong rực đỏ
Mạnh dạn cầm lên chiếc lá.
II.
Trong căn hộ cô giáo Tachiana Ivanovna
Chúng tôi uống rượu vang
Ăn bánh mì, súp củ cải đỏ
Tachiana mở trang nhật ký
Của mẹ viết cho cha lúc cô mới sinh ra
“Colia của em, em ổn, tuy còn hơi mệt…”
Cô ngước lên tấm ảnh người cha
Từng làm trong cơ quan an ninh đặc biệt
Rồi chỉ sang tấm ảnh người chồng
Là nhà khoa học
Họ đã khuất!
Mọi điều đã khác!
Chỉ cơn gió quen thuộc
Mang mùi lá bạch dương
Phủ lên bức ảnh Thánh
Kệ sách gỗ thông
Rủ nhau ra balcon
Chụp tấm ảnh ngược sáng
Lấy được hình con đường với nhiều lối rẽ
Những quả táo xanh, táo đỏ
Rụng trước hoàng hôn.
III.
Thi hào A.S. Pushkin
Cầm tay nàng Natalia*
Trên trời
Nhìn xuống nước Nga
Và thế giới
Mỗi câu thơ ông
Là chìa khóa
Mở vào mùa thu
Tôi gọi tên
Một bài thơ Pushkin
Vạt nắng bỗng phủ lên
Hai mố cầu
Hai cánh cửa
Hai tảng đá
Hai bông hoa vừa nở
Nhìn theo đôi sóc nâu
Thoăn thoắt leo lên cây thích
Pushkin và Natalia
Xuống gần hơn
Gần nhà thờ Kazan
Gần Hoàng Thôn**
Từng đôi thiên nga
Đắm say trong hồ nước
Những con bồ câu, quạ đen, quạ khoang
Chân miết xuống
Chẳng muốn rời mặt đất.
(*) Natalia Nikolaevna Goncharova (1812 – 1863) là vợ nhà thơ Aleksandre Sergeyevich Pushkin (1799–1837).
(**) Hoàng Thôn: Царскоe Селo (Tsarskoe Selo), nay là thị trấn Pushkin gần kinh đô  Xanh-Petecbua. Năm 1815, A.S. Pushkin viết bài thơ “Hồi ức ở Hoàng Thôn” (Воспоминание о Царском Селе) tiên báo tài năng của ông.
Trong công viên Tsarisino*
Con quạ cất tiếng
Đậu lên cây thích
Rồi thu mình
Như kẻ bắn lén
Từng viên đạn
Xé toang màn sương
Găm vào đất
Những tên riêng thân mật
Colia, Rita, Masha, Vova, Olga, Olia, Lilia…
Bạt ngàn bông lau!
Bao người chết
Chiến tranh, khủng bố, thanh trừng…
Không còn oán hận
Phơ phất bông lau!
Công viên ngày nghỉ
Cặp vợ chồng trẻ say sưa trò chuyện
Trong nôi em bé đã ngủ say
Miệng chưa rời núm vú.
(*) Công viên Tsarisino (Царицыно) nằm ở phía Nam thủ đô Maxcơva.
Thánh ca trong nhà thờ Vaxili Blazenui*
… bóng tối chân cầu tụ lại…
… cánh chim bay sát mặt sông…
… hừng đông hắt lên bức tượng…
… hoa bồ công anh lả tả …
… gió miết qua từng tán lá thông…
Từng âm giai từ trời cao dội xuống loang tới chân đồi, cửa lâu đài. Vòm lá chật căng. Ý nghĩ và con đường vụt sáng.
Bức tượng đi về hừng đông, cánh chim, hoa bồ công anh ẩn mình trong gió. Thấp thoáng vạt áo Sa Hoàng cùng đội kỵ binh vừa mới qua cầu. Bá tước, mỹ nhân trong ngôi nhà gỗ sồi, vườn thượng uyển,… trò chuyện cùng váy ngắn, quần jeans trong toa tàu điện ngầm…
Tôi vội vã làm dấu thánh vì lỡ phân tâm. Ngước nhìn tấm ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh.
Hòa âm cùng
… lá thông… dòng nước… hừng đông… chân tượng… cây cầu…  hoa bồ công anh…
(*) Xây dựng từ năm 1555 – 1561 trên Quảng trường Đỏ, được coi là một trong bảy kì quan của nước Nga
ВОРОБЬИНАЯ ПАРА
Не вижу, только слышу
Каждый звук,
С деревьев доносящиеся трели:
Один воробышек, вспорхнув,
Присел на ветку,
Освободил местечко для другого.
И ради этой пары воробьев
Я здесь.
А в этот миг и лилия раскрылась,
Как некий клад из антиквариата.
Портрет висит в дворцовом кабинете.
Вскипает самовар.
Матрёшка распахнулась.
И ароматом каравая печь благоухает.
Дорога – мысли –
Убегают вдаль.
Когда ж затихнут –
Жду я – воробьи,
Ведь только что промчал-пронёсся ветер
По русым по берёзовым холмам.
БЛИНЫ
В тёплой комнате – аппетитный аромат,
Свежевыжатый сок, нож и вилка.
В вазе – полевая ромашка.
Я попросил Колю
Распахнуть окно:
Когда ешь, хочется рассматривать землю.
Слышно, как скользит ветер с высоты.
Дорога убегает в хвойный лес.
Бескрайние поля пшеницы и гречихи.
Ты предлагаешь различные начинки блинов:
Лососёвая икра, капуста?
Варенье и аппетитные грибы?
Я решил выбрать сметану…
Сад, залитый медовым солнцем,
Искрится жёлтыми гроздьями
Цветов утёсника.
ЛАНДЫШ
Ветер начисто подмёл
Всю гладкую поверхность земли:
У обочины – траву,
Вдоль дороги – корни деревьев.
А я ищу место для отдыха.
Выбираю книгу…
Но как привести себя в равновесие духа?
Вдруг вижу – куст ландыша передо мной.
И слышу – шепчет мне:
«Упрячься в тайне!
Отметь себя молчанием!
Приложи к губам палец – и тишина…»
И в налетевшем резком вихре ветра
Укутались теплом, туманом, светом
И мудрый кустик ландыша,
И я.
МАЛИНА
Ещё вчера малина зеленела.
Всю ночь я слышал музыку:
Копыта цокали, звенели бубенцы –
И ранним утром ягоды поспели.
Звук бубенцов крестьянских лошадей,
И молодые возницы в телегах,
Нагруженных и сеном, и зерном;
И прошловекий принц, гулявший ночью;
И конь, в рывке порвавший все поводья,
Всё мчится, мчится.
Грива растрепалась в ночи под ветром.
Снится ветер мне: он все несёт,
Разносит эхом звуки,
И звуки заполняют всё собой.
Мой русский друг принёс мне горсть малины
Из сада своего, уже созревшей.
Смакую наслаждаясь, не спеша.
Мне кажется, что в ягодах звучанье
Всего оркестра, снившегося мне.
ЛЕБЕДЬ УЛЕТЕЛ
Всю поверхность воды потянул на себя
Вверх за парой взлетающих крыльев.
Но истинную глубину знает лишь душа озера.
Как долго томился он в неволе!
Бурлит поток воды вслед
За белоснежным опереньем,
За серыми поджатыми лапами.
Высоко летит лебедь:
Покрытый травой берег
В прищуренном глазу сжался.
И улетел на рассвете
Через другие озёра…
Лишь пар клубится днём и ночью.
Я ВЕРУЮ
Утреннее солнце и пар от воды
Укрыли влюблённую пару,
Целующуюся на берегу канала Грибоедова.
Я иду широким шагом
К Спасо-Преображенскому собору*.
Душа переполнена верой
И счастьем влюблённых.
Ещё ярче золотятся купола,
Родней и ближе стала стая голубей и воробьёв.
Перед входом в храм все пары влюблённых
Обмениваются поцелуями.
Так – я подумал – они
Отпускают друг другу грехи
Согласно таинству покаяния**.
Вдохновлённый ожиданием Воскресения,
Старик поднял вверх глаза
И, осенив себя крестом, спросил, верую ли я.
* Спaсо-Преображeнский собoр (Nhà thờ Chúa Cứu Thế) в Санкт-Петербурге, построен в 1883–1907 годах, уникальный памятник русского зодчества, один из двенадцати красивейших соборов мира.
** Обряд отпущения грехов, исповедь – одно из семи таинств (крещение, миропомазание, причащение, покаяние, таинство священства, елеосвящение и таинство брака) Русской православной церкви.
СКУЛЬПТУРА «УКРОЩЕНИЕ КОНЯ ЧЕЛОВЕКОМ»* В САНКТ-ПЕТЕРБУРГЕ
Подняв копыта, встав на дыбы,
Конь грудью двинулся на юношу,
Поймавшего его и под уздцы держащего.
Невский проспект.
В людском потоке, взирающем наверх,
Запечатлеваю в памяти
Образ вечерней России.
Белый след самолёта в небе
Смешивается с журавлиной стаей…
Я едва сдерживаю волнение,
Взирая на поединок юноши с конём:
Победит ли юноша
Иль конь порвёт удила?
Останавливаюсь на Аничковом мосту
И тоже хочу умчаться.
* Скульптура Петра Карловича Клодта (1805–1867), отлита в 1841 году, установлена у Аничкова моста на реке Фонтанке в Санкт-Петербурге.
БУРЯ В ПЕТЕРГОФЕ*
С вершин деревьев
Водопадом льётся поток жёлтых листьев.
Люди и голуби ищут приюта.
Ветер метёт-подметает дочиста
Каждый булыжник мостовой
Ещё со времён императора Петра.
Такая чистота здесь, у корней
Каждой травинки.
Малиновый звон срывается
С вершины колокольни
И опускается на лиственный ковёр
Вокруг памятника.
Распахивается окно дворца –
Императрица Екатерина
Высоко держит скипетр,
Улыбается, успокаивая подданных.
Она всегда властна и притягательна.
«Властна и притягательна» –
Невольно повторяю эту фразу вполголоса,
Переводя взгляд то на ряды берёз,
То на белые и зелёные хризантемы,
Склонившиеся к земле.
* Петергоф, или Летний дворец, находится в 20 километрах к западу от Санкт-Петербурга.
ИЗ ПЕТРОПАВЛОВСКОЙ КРЕПОСТИ
После выстрела пушки в двенадцать часов*
Открывается небо другое.
Голуби пролетают сквозь дым орудий,
Перемещается галька, меняя положение.
Вглядываемся, подняв глаза,
На призывный звук колокола.
Ждём, когда апостол Пётр сотворит чудо.
Запоздало-грустные цветы сирени,
Алые гроздья рябины на согнутых
Под тяжестью ветках.
Перед «Монетным двором» –
Тюремные камеры.
Люди группами молча заходят внутрь.
На золотом троне неподвижно застыл
Император Пётр.
Ветер, кружась, поднимается
С Невы к вершинам башни,
Кронам дубов, макушкам берёз.
Я аккуратно кладу каждый поднятый листик
В неисчерпаемую сокровищницу земли.
* Обычай стрелять из пушки Петропавловской крепости каждый день ровно в двенадцать часов существует со времён правления императора Петра Первого.
 
ОСЕННИЕ ДНИ В РОССИИ
I
Стайка воробьёв сидит на траве
У безмолвного озера.
Ветер устремляется вверх в кроны деревьев,
Одно за другим расшвыривая золотые мониста.
Солнечный свет, словно свечной воск,
Освещает колокольни,
Дворцы, фонтаны,
Юных девушек, идущих от Третьяковской галереи,
Лилово-синее небо.
Останавливаюсь возле огненно-красного клёна,
Подбираю на память листок.
II
В гостях в квартире учительницы Татьяны Ивановны
Мы пьём вино, едим хлеб и борщ.
Татьяна Ивановна открывает страницу дневника,
Где запись, сделанная мамой в день её рождения отцу:
«Родной мой Ваня, я в порядке, хотя ещё слаба…»
Фотопортрет отца, работавшего некогда в о́рганах,
Фото мужа-учёного – их никого уже нет.
И всё теперь по-другому!
Только ветер приносит знакомый запах берёзовой листвы,
Овевая икону на книжной полке из сосны.
Выходим вместе на балкон и фотографируемся против света,
Фиксируя дорогу с множеством поворотов,
Зелёные, красные яблоки,
Осыпающиеся на вечерней заре.
III
Там, на небе,
Великий поэт Пушкин
Держит за руку Натали*
И смотрит на Россию
И мир.
Каждая строка поэта –
Это ключ,
Открывающий осень.
Я произношу название
Одного из его стихотворений.
Две опоры моста,
Две створки двери,
Две каменные глыбы,
Два только что распустившихся цветка…
Слежу за парой рыжих белок,
Ловко взбирающихся по клёну.
Пушкин и Натали,
Приближаясь, опускаются ниже –
Ближе к Казанскому собору,
Ближе к Царскому Селу**.
Лебеди, опьянённые страстью,
Попарно плавают в озере.
Голуби, воро́ны и во́роны,
Опустив вытянутые лапы,
Не хотят покидать поверхность земли.
* Наталья Николаевна Гончарова (1812–1863) – жена поэта Александра Сергеевича Пушкина (1799–1837).
** Царскоe Селo (Tsarskoe Selo), в настоящее время город Пушкин рядом с Санкт-Петербургом. В 1814 году А. С. Пушкин написал стихотворение «Воспоминания в Царском Селе».
ВПАРКЕ “ЦАРИЦЫНО” *
Ворона, каркнув,
Взлетела на клён
И съёжилась, будто кто-то исподтишка
В неё выстрелил.
Каждая пуля разрывает в клочья пелену тумана
И вонзается в землю.
Тёплые имена друзей:
Коля, Рита, Маша, Вова, Ольга,
Оля, Лилия.
Необозримые поля дикого тростника!
И столько смертей!
Войны, терроризм, разборки…
Нет больше вражды.
Колышется тростник!
Парк в выходной день.
Молодые супруги, увлечённые беседой.
В колыбели сладко спит младенец,
Чмокая, словно сосёт сосок.
* Музей-заповедник “Царицыно” находится на юге Москвы.
ПЕСНОПЕНИЯ В ХРАМЕ ВАСИЛИЯ БЛАЖЕННОГО*
У моста сгущается тьма…
Почти касаясь крыльями воды, над речкой пролетают птицы…
Алый свет зари освещает статую…
Облетают одуванчики…
В кронах елей дует и дует ветер…
С подножья холма к дворцовым дверям
Гаммами опускаются вниз звуки.
Вытянулись кроны деревьев.
Мелькает дорога и мысли…
Статуя растворяется в полыхающей заре, одуванчики прячутся в ветре. Промелькнули полы царской одежды, и конница пронеслась по мосту. Графы, красавицы в дубовых теремах, в императорских садах… ведут беседы в вагонах метро с современной молодёжью в коротких юбках и джинсовых штанах…
Я спешно перекрестился:
Простите мне мою рассеянность, –
Отвлёкся мыслями…
Поднял глаза на икону Богородицы!
Последний аккорд…
Ветви елей… Река… Алеющая заря… Статуя… Мост… Одуванчики…
Chú thích:
* Построен в 1555–1561 годах на Красной площади в Москве, считается одним из семи чудес России.
5/11/2022 
Mai Văn Phấn
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Một buổi tối ám ảnh ở Boston

Một buổi tối ám ảnh ở Boston Một trong những bài thơ nổi tiếng của ông là bài Chơi bóng rổ với Việt cộng. Bài thơ này viết tặng nhà văn Ng...