Đó là chủ đề buổi tọa đàm diễn
ra sáng ngày 29/9/2016, tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, do các nhà văn Nguyễn
Trí Huân, Phong Điệp và Nguyễn Xuân Thủy chủ trì, trong khuôn khổ Hội nghị đại
biểu Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ IX.
Hai chữ “nhập cuộc” nơi chủ
đề buổi tọa đàm đặt ra một phạm trù mở, kích gợi nhiều tiếng nói đối thoại. Nhập
cuộc có thể hiểu là dấn nhập vào cuộc văn đòi hỏi nhiều công phu, lao tâm lao lực,
chấp nhận hy sinh, đánh đổi; là dấn nhập vào một thời cuộc mới của văn chương,
khi mà văn chương có những cách thế hiện tồn không giống trước. Nhập cuộc cũng
có thể hiểu là dấn nhập vào cuộc đời lớn rộng, là dấn nhập vào cuộc thế mới của
xã hội, đất nước để chiếm lĩnh cái hiện thực thậm phồn, phì đại ngổn ngang bộn
bề hôm nay.
Chủ đề này đã được khơi mở trước đó, tại phiên khai mạc Hội nghị diễn ra sáng ngày 28/9. Báo cáo, đánh giá khái quát về tình hình và lực lượng văn học trẻ từ 2011 đến nay của nhà văn Nguyễn Bình Phương - Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Nhà văn Trẻ - nhấn mạnh: “Một đặc điểm sáng tác rất cần được nhắc tới, đó là thái độ nhập cuộc có ý thức trách nhiệm của người viết trẻ với thời tiết chính trị và xã hội. Hầu như văn trẻ có mặt trong tất cả những sự kiện, những biến động của đất nước. Cùng với lớp nhà văn cao tuổi, văn trẻ tham gia soi rọi, khám phá các vấn đề, các lĩnh vực xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau, có những lý giải, cắt nghĩa theo cách riêng đầy sức thuyết phục. Những nhà văn trẻ đã có mặt ở Trường Sa, đã lên biên giới, đã lặn lội vào các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để chứng kiến, trải nghiệm và phản ánh hiện thực. Kết quả là một số lượng dồi dào các tác phẩm đã ra đời, được độc giả mọi tầng lớp đón nhận và có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra vô số vấn đề về kinh tế, về đạo đức, về văn hóa, thậm chí là về cả lý tưởng. Hơn bao giờ hết, xã hội cần những tác phẩm đề cập một cách ráo riết, kiệt cùng tới số phận con người, cũng như cần những cắt nghĩa, những cảnh báo…”.
Hay tham luận của nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học cũng nhấn mạnh: “Cuộc sống đang đặt lên vai chúng ta trách nhiệm, đòi hỏi chúng ta phải nghĩ khác và sống khác, phải có những hy sinh cá nhân cho mục tiêu chung. Bản thân tôi cũng đặt lên vai mình một trách nhiệm với thời cuộc. Không thể trốn tránh mãi trong sự bình yên cá nhân, tôi nhập cuộc bằng việc sáng tạo nên những tác phẩm từ những điều cuộc sống đòi hỏi ở bản thân mình. Những khổ đau vụn vặt cá nhân, chuyện tình tay ba tay tư, hay những u hoài về kỷ niệm cá nhân cần phải gác lại một bên, để nhường chỗ cho tư duy mới, ý nghĩ và trở trăn mới về những vấn đề bức thiết của xã hội. Tôi không cổ vũ những sáng tác xa rời hiện thực cuộc sống đang diễn biến vô cùng mau lẹ, phức tạp và đầy ngổn ngang. Tôi không cổ vũ những sáng tác mang quá nhiều yếu tố thị trường, với những tình cảm sướt mướt, ủy mị”.
Tại buổi tọa đàm “Văn trẻ - nhập cuộc và sáng tạo”, các đại biểu thiên về cách hiểu nhập cuộc là dấn nhập vào cuộc văn, dấn nhập vào thời cuộc mới của văn chương. Văn chương, với họ, trước hết và trên hết phải là văn chương, tiếp đến mới là cuộc đời. Văn chương, với họ, mang tính nghệ thuật tự trị, tự mình cách biệt, khác biệt với các loại hình thông tấn báo chí, tự mình từ chối “đại tự sự”, từ chối những sứ mệnh mà bản mệnh của mình không đủ sức đeo mang. Trách nhiệm xã hội nếu có của nhà văn thì đó là anh phải viết ra được những tác phẩm văn chương tử tế, để trong văn giới đó, nhu cầu thưởng ngoạn thẩm mỹ của khách tri âm có thể được thỏa mãn, cũng như linh hồn khách tri âm được trú ngụ, được cứu rỗi chốc lát…
Nhà phê bình trẻ Ngô Hương Giang đưa ra kiến giải về khái niệm nhập cuộc và kết quả quan sát của mình về văn trẻ: “Nhập cuộc tức là tham gia cuộc chơi, cuộc đối thoại văn hóa - một sự nhập cuộc mang tính thời đại, tính thế hệ. Muốn nhập cuộc sâu rộng thì buộc anh phải nhận thức một cách đầy đủ nhất bản chất cái sân chơi của mình, phải nhập cuộc với tâm thế hoàn toàn chủ động, và đặc biệt là anh phải phát huy, khẳng định được cá tính, bản sắc của mình. Văn trẻ những năm gần đây tuy xuất hiện nhiều nhưng có vẻ nhạt nhòa, ít cá tính”. Tự nhận mình là một cây bút tay ngang, đã, đang và sẽ không chuyên, nhà văn trẻ Chu Thùy Anh lại đưa ra cái nhìn lạc quan hơn về văn trẻ: “Văn trẻ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung có không ít tác phẩm không thua kém gì về chất lượng, chiều kích so với mặt bằng văn chương bên ngoài, có điều có thể do không lợi thế về mặt ngôn ngữ nên chưa được chuyển ngữ nhiều, do đó chưa được nhiều bạn bè thế giới biết đến mà thôi. Văn trẻ nhập cuộc thì đã, vấn đề còn lại là sáng tạo nữa mà thôi”.
Nhà phê bình trẻ Nguyễn Nhật Huy và dịch giả trẻ Nguyễn Thị Minh Thương đồng tình cho rằng, “nước chảy chỗ trũng”, lịch sử văn học thường phát triển về phía nó thiếu hụt. Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình, văn học dân tộc mải bận gồng mình “tải đạo”, những tác phẩm mang tính “mua vui” thuộc về phụ lưu, ngoài lề. Do vậy, thời gian gần đây việc trương nở bộ phận văn học đại chúng, thiên về tính chất giải trí, được đông đảo người đọc trẻ đón nhận là dễ hiểu, hợp quy luật. Bộ phận văn học này phải được đặt bình đẳng trên mặt sân các giá trị trong đời sống văn học đa sắc đa màu hôm nay.
Nếu nhà văn trẻ Lê Vũ Trường Giang coi việc đi là quan trọng với người cầm bút, bởi “ngồi một chỗ dễ biến tác phẩm thành thứ văn chương salon”, thì các nhà văn trẻ Nhật Phi, Nguyễn Thị Kim Hòa, Hân Như… lại cho rằng những cuộc đi là quan trọng, nhưng quan trọng hơn với người viết là cái đầu của họ có mở ra hay không để mà nới giãn chiều kích của tưởng tượng, để mà thâu nạp, thẩm thấu tri thức toàn diện; chiều kích của nhà văn là chiều kích của tưởng tượng và sáng tạo, chứ không phải là chiều kích của những hành trình địa lý.
Khép lại buổi tọa đàm, nhà văn Nguyễn Trí Huân phát biểu: “Nhập cuộc là một khái niệm mở. Ngày xưa, nhập cuộc có thể là đi chiến trường, là đi “ba cùng” với cải cách ruộng đất; ngày nay, nhập cuộc, với những người viết văn, là sống hết mình với bản thân, với tha nhân, với cuộc đời, với văn chương chữ nghĩa”.
Chủ đề này đã được khơi mở trước đó, tại phiên khai mạc Hội nghị diễn ra sáng ngày 28/9. Báo cáo, đánh giá khái quát về tình hình và lực lượng văn học trẻ từ 2011 đến nay của nhà văn Nguyễn Bình Phương - Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Nhà văn Trẻ - nhấn mạnh: “Một đặc điểm sáng tác rất cần được nhắc tới, đó là thái độ nhập cuộc có ý thức trách nhiệm của người viết trẻ với thời tiết chính trị và xã hội. Hầu như văn trẻ có mặt trong tất cả những sự kiện, những biến động của đất nước. Cùng với lớp nhà văn cao tuổi, văn trẻ tham gia soi rọi, khám phá các vấn đề, các lĩnh vực xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau, có những lý giải, cắt nghĩa theo cách riêng đầy sức thuyết phục. Những nhà văn trẻ đã có mặt ở Trường Sa, đã lên biên giới, đã lặn lội vào các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để chứng kiến, trải nghiệm và phản ánh hiện thực. Kết quả là một số lượng dồi dào các tác phẩm đã ra đời, được độc giả mọi tầng lớp đón nhận và có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra vô số vấn đề về kinh tế, về đạo đức, về văn hóa, thậm chí là về cả lý tưởng. Hơn bao giờ hết, xã hội cần những tác phẩm đề cập một cách ráo riết, kiệt cùng tới số phận con người, cũng như cần những cắt nghĩa, những cảnh báo…”.
Hay tham luận của nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học cũng nhấn mạnh: “Cuộc sống đang đặt lên vai chúng ta trách nhiệm, đòi hỏi chúng ta phải nghĩ khác và sống khác, phải có những hy sinh cá nhân cho mục tiêu chung. Bản thân tôi cũng đặt lên vai mình một trách nhiệm với thời cuộc. Không thể trốn tránh mãi trong sự bình yên cá nhân, tôi nhập cuộc bằng việc sáng tạo nên những tác phẩm từ những điều cuộc sống đòi hỏi ở bản thân mình. Những khổ đau vụn vặt cá nhân, chuyện tình tay ba tay tư, hay những u hoài về kỷ niệm cá nhân cần phải gác lại một bên, để nhường chỗ cho tư duy mới, ý nghĩ và trở trăn mới về những vấn đề bức thiết của xã hội. Tôi không cổ vũ những sáng tác xa rời hiện thực cuộc sống đang diễn biến vô cùng mau lẹ, phức tạp và đầy ngổn ngang. Tôi không cổ vũ những sáng tác mang quá nhiều yếu tố thị trường, với những tình cảm sướt mướt, ủy mị”.
Tại buổi tọa đàm “Văn trẻ - nhập cuộc và sáng tạo”, các đại biểu thiên về cách hiểu nhập cuộc là dấn nhập vào cuộc văn, dấn nhập vào thời cuộc mới của văn chương. Văn chương, với họ, trước hết và trên hết phải là văn chương, tiếp đến mới là cuộc đời. Văn chương, với họ, mang tính nghệ thuật tự trị, tự mình cách biệt, khác biệt với các loại hình thông tấn báo chí, tự mình từ chối “đại tự sự”, từ chối những sứ mệnh mà bản mệnh của mình không đủ sức đeo mang. Trách nhiệm xã hội nếu có của nhà văn thì đó là anh phải viết ra được những tác phẩm văn chương tử tế, để trong văn giới đó, nhu cầu thưởng ngoạn thẩm mỹ của khách tri âm có thể được thỏa mãn, cũng như linh hồn khách tri âm được trú ngụ, được cứu rỗi chốc lát…
Nhà phê bình trẻ Ngô Hương Giang đưa ra kiến giải về khái niệm nhập cuộc và kết quả quan sát của mình về văn trẻ: “Nhập cuộc tức là tham gia cuộc chơi, cuộc đối thoại văn hóa - một sự nhập cuộc mang tính thời đại, tính thế hệ. Muốn nhập cuộc sâu rộng thì buộc anh phải nhận thức một cách đầy đủ nhất bản chất cái sân chơi của mình, phải nhập cuộc với tâm thế hoàn toàn chủ động, và đặc biệt là anh phải phát huy, khẳng định được cá tính, bản sắc của mình. Văn trẻ những năm gần đây tuy xuất hiện nhiều nhưng có vẻ nhạt nhòa, ít cá tính”. Tự nhận mình là một cây bút tay ngang, đã, đang và sẽ không chuyên, nhà văn trẻ Chu Thùy Anh lại đưa ra cái nhìn lạc quan hơn về văn trẻ: “Văn trẻ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung có không ít tác phẩm không thua kém gì về chất lượng, chiều kích so với mặt bằng văn chương bên ngoài, có điều có thể do không lợi thế về mặt ngôn ngữ nên chưa được chuyển ngữ nhiều, do đó chưa được nhiều bạn bè thế giới biết đến mà thôi. Văn trẻ nhập cuộc thì đã, vấn đề còn lại là sáng tạo nữa mà thôi”.
Nhà phê bình trẻ Nguyễn Nhật Huy và dịch giả trẻ Nguyễn Thị Minh Thương đồng tình cho rằng, “nước chảy chỗ trũng”, lịch sử văn học thường phát triển về phía nó thiếu hụt. Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình, văn học dân tộc mải bận gồng mình “tải đạo”, những tác phẩm mang tính “mua vui” thuộc về phụ lưu, ngoài lề. Do vậy, thời gian gần đây việc trương nở bộ phận văn học đại chúng, thiên về tính chất giải trí, được đông đảo người đọc trẻ đón nhận là dễ hiểu, hợp quy luật. Bộ phận văn học này phải được đặt bình đẳng trên mặt sân các giá trị trong đời sống văn học đa sắc đa màu hôm nay.
Nếu nhà văn trẻ Lê Vũ Trường Giang coi việc đi là quan trọng với người cầm bút, bởi “ngồi một chỗ dễ biến tác phẩm thành thứ văn chương salon”, thì các nhà văn trẻ Nhật Phi, Nguyễn Thị Kim Hòa, Hân Như… lại cho rằng những cuộc đi là quan trọng, nhưng quan trọng hơn với người viết là cái đầu của họ có mở ra hay không để mà nới giãn chiều kích của tưởng tượng, để mà thâu nạp, thẩm thấu tri thức toàn diện; chiều kích của nhà văn là chiều kích của tưởng tượng và sáng tạo, chứ không phải là chiều kích của những hành trình địa lý.
Khép lại buổi tọa đàm, nhà văn Nguyễn Trí Huân phát biểu: “Nhập cuộc là một khái niệm mở. Ngày xưa, nhập cuộc có thể là đi chiến trường, là đi “ba cùng” với cải cách ruộng đất; ngày nay, nhập cuộc, với những người viết văn, là sống hết mình với bản thân, với tha nhân, với cuộc đời, với văn chương chữ nghĩa”.
HOÀNG HOÀNG PHỐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét