Thế giới của tương tư là những vùng tình cảm biến thiên vô tận, từ những giây phút bâng
khuâng nhẹ nhàng của đôi trai gái quen nhau thuở ban đầu "Ngàn năm chưa dễ
đã ai quên", đắm đuối nhìn nhau mà thẹn thùng chẳng dám nói năng chi, để đến
khi cách xa rồi thì thờ thẫn nhớ nhung tha thiết…Đó những tiếng rung lãng mạn,
những nhịp tim thổn thức, xao xuyến, ngơ ngác, rạo rực của tấm lòng đồng cảm, nội
tâm thầm kín mà không biết chia sẻ cùng ai. Tương tư là khung trời Nhớ mênh
mông, là biển Thương vời vợi, là không gian Tình vô tận. Đó là cung đàn muôn
điệu với những thanh âm kết hợp hài hòa giữa tình yêu, hình ảnh, cảm xúc, tâm
thức, xen lẫn giữa nỗi vui và nỗi buồn khó mà diễn tả …đôi khi siêu thoát, lâng
lâng nhẹ nhàng giống như huyền thoại trong các câu truyện thần tiên…, đôi khi bứt
rứt bần thần, ám ảnh khôn nguôi …như một nhà văn nào đó đã phải thốt lên:
"Tình yêu là thứ tình cảm làm cho vũ trụ này phải chuyển động không ngừng…"
Những hình ảnh của Tương Tư chan chứa những cảm xúc lãng mạn êm ái, những khát
khao trữ tình ngọt ngào, đã khơi nguồn từ những dòng ca dao, tục ngữ dạt dào của
văn chương nhân gian, được diễn tả bằng những ngôn từ bộc trực một cách tự
nhiên mà lại rung động xao xuyến làm sao:
"Chim xa
bầy thương cây nhớ cội
Người xa người, tội lắm người ơi
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết ra mỗi đứa một nơi sao đành" (ca dao)
"Nhớ ai, nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than?"(ca dao)
"Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm" (ca dao)
"Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi
Trưa đi gió ngược, tối ngồi trông ra" (ca dao)
"Anh đi đàng ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai, ai có nhớ mình chăng ai?" (ca dao)
"Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa em nằm không yên
Mê anh chẳng phải mê tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng
Thấy anh em những mơ màng
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi
Thấy anh, chưa kịp ngỏ lời
Ai ngờ anh đã vội rời gót loan
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây
Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào
Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao …. "(ca dao)
Kể làm sao cho xiết những vần ca dao thắm thiết tình tự, xao xuyến tương tư này… Hãy tìm hiểu định nghĩa của Tương Tư: Tương = đối lẫn nhau, cùng nhau, Tư = nhớ, nghĩ, lo . Như vậy "tương tư" = nhớ nhau, nghĩa là có sự đồng tâm, đồng cảm giữa đôi trai gái … nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng "tương tư" có thể là tình yêu một chiều, đó là một chuỗi dài của nhung nhớ, mộng mơ, thương thầm nhớ trộm, mòn mỏi vô định … mà chưa chắc đối tượng đã cảm thông mà đáp tình lại …
Có thể nói mỗi một bài thơ nói về tình yêu trai gái là một bài thơ tả nỗi lòng Tương Tư .. Chúng ta hãy xem những thi nhân Việt Nam đã định nghĩa Tương Tư như thế nào..
Truyện Kiều của Nguyễn Du có những câu thơ dạt dào cái đẹp mỹ miều của thi ảnh, có cái rung động trữ tình của cảm xúc và tâm tư muốn gửi gấm… có những nỗi niềm tương tư khát khao giao cảm với thiên nhiên, với cái huyền diệu của vũ trụ như âm thanh của gió đàn, mùi hương của nỗi nhớ, của tơ liễu, oanh ca, hoa rụng … nhưng người thương bây giờ ở đâu? bỏ lại người nhớ ở đây ngậm ngùi với những giây phút rung động của "ngàn năm chưa dễ đã ai quên" … như một nhà thơ đã nói "Khi em đi xa, sẽ không còn hoa, sẽ không còn lá trên cõi đời này nữa, cho đến khi em về với anh .."
(When you have gone away, No flowers more, methinks, will be – No maple leaves in all the world- Till you come back to me – Yasuko).....
Mành Tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình
Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi?
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như gợn cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng là thắm, dứt đường chim xanh
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Mấy lần cửa đóng then cài
Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?
Kim Trọng Tương Tư Kiều (Nguyễn Du)
Và cũng trong buổi hẹn hò đầu tiên tại vườn hoa, đôi trai tài gái sắc Kim Trọng và Thúy Kiều thẹn thùng, trìu mến trao tặng kỷ vật cho nhau là khăn hồng cành thoa, quạt quì, và đôi tình nhân đang thầm thĩ những lời yêu thương nồng ấm thì bỗng đâu có tiếng động khiến cả hai phải quay trở về, nhưng trong lòng mãi ray rứt, bồn chồn với những niềm mong nỗi nhớ không nguôi:
"Từ khi đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia"
(Nguyễn Du)
Tương Tư là một trò chơi ví bắt … là bóng với hình, là thực và giả, ẩn hiện, chìm lắng, mất hút rồi lại trở về lúc nào chẳng hay … là nghi nghi, thật thật …Những câu thơ rất ảo, hòa lẫn với cái thực, đã tạo ra những cảm xúc kỳ lạ, khó diễn tả: "Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào …." như Nguyễn Công Trứ đã chân tình bộc bạch:
Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
Một nước, một non, người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao
Mười hai bên nước một con thuyền
Tình tự xa xôi đố vẽ nên
Từ biệt nhiều lời lo ngắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy then
Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa giọi hai bên
Tương Tư (Nguyễn Công Trứ)
hoặc là những nỗi nhớ đằng đẵng, da diết, là những cuồng nhiệt khát khao, những hoài vọng tha thiết, xa mà gần, gần mà xa, gắn bó, bền chặt trong tâm tư của hai kẻ đang yêu, cứ mòn mỏi đợi chờ …
Quái lạ ! Làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu
Tương Tư (Tản Đà)
Những bức thư tình tự dạt dào những cảm quan tương ứng, những khát vọng tình yêu, gửi cho nhau để mong "vợi nhẹ" nỗi tương tư, nhưng sao mà khó quá … giống như những điệp khúc kỳ diệu cứ tái diễn , cho nỗi nhớ càng ngày càng khơi dậy một cách nồng nàn mãnh liệt hơn:
Có nghĩa gì đâu một bức thư?
Cho lòng nhẹ vợi nỗi tương tư
Nhưng rồi lại thấy tương tư nữa
Một bức thư sau vẫn đợi chờ
Bức Thư Tương Tư (Mộng Tuyết)
Tương tư là những xúc cảm rung động nhất từ nhịp đập của trái tim yêu, đó là những nỗi buồn đau vô cớ, than thân trách phận, thương xót cho sự chia biệt, lỡ làng … "Ai ơi! Sao chẳng tìm nhau tá? Mà đỡ cho nhau gánh nợ đời .."
Vơ vẩn nằm buồn nghĩ nhớ ai!
Nhớ ai xa cách một phương trời
Bóng trăng như vẽ tình non nước
Trận gió chưa phai tiếng nói cười
Lưng thúng giang san vai gánh lẻ
Mười năm Nam Bắc dạ sầu đôi
Ai ơi! Sao chẳng tìm nhau tá?
Mà đỡ cho nhau gánh nợ đời
Nhớ Ai (Á Nam- Trần Tuấn Khải)
Những dòng thơ Tương tư đã mỹ hóa những cảm xúc lãng mạn gò bó trong cái "ta" riêng tư hữu hạn để rồi hòa nhập vào cái chung của "đôi ta" vô hạn, không còn biên cương của không gian và thời gian, những nỗi niềm nhung nhớ luyến thương đã chắp cánh bay bổng bốn phương trời từ Bắc chí Nam, từ Đông qua Tây "Dặm thẳm đường xa trông mặt Bắc, Phòng không quạnh quẽ chạnh niềm Tây"…
Một gánh tương tư nặng một ngày
Sầu riêng riêng những có ai hay
Làm khuây mượn rượu khôn nâng chén
Muốn giải ôm cầm biếng nối dây
Dặm thẳm đường xa trông mặt Bắc
Phòng không quạnh quẽ chạnh niềm Tây
Xuân đưa ngành liễu nghe tin gió
Nguyệt rạng thềm hoa thẹn bóng cây
Tương Tư (Tương An Quận Công)
Những hình ảnh của thiên nhiên đã đóng góp không ít vào nỗi niềm tương tư, tạo ra những biểu tượng của tình yêu .. Dù là những biểu tượng hàng ngày tầm thường, của mưa gió, hương hoa, sương trăng, sông núi … những đã trở thành những hình ảnh trìu mến, đậm đà, gắn bó vô cùng …
Phải đây mùa nhớ thương nhau
Chim ngoài ngọn gió, hoa đầu cành mưa
Biết yêu thì khổ có thừa
Hình dung một thoáng tương tư chín chiều
Xa nhau gió ít lạnh nhiều
Lửa khuya tàn chậm, mưa chiều đổ nhanh
Bóng đơn đi giữa kinh thành
Nhìn duyên thiên hạ, nghe tình người ta
Đêm về hương ngát bên hoa
Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao
Tương Tư (Trần Huyền Trân)
Có thi sĩ đã vay mượn cái thực tế của cảnh thiên nhiên tình tứ, nhưng đã nhìn cái thực tế đó bằng đôi mắt chiêm bao, và trong cõi mộng mơ lại càng không phân biệt được hư thực, đó chính là cái huyền diệu của nỗi niềm tương tư. Mỗi chữ mỗi âm trong lời thơ đã tạo thành một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh thêu, bản hòa tấu tình khúc tương tư, hài hòa giữa hình ảnh, ý tứ và thanh âm:
Trăng êm bóng ngủ sau đèo
Gió về thủ thỉ bên lều với đêm
Tương tư lòng rối tơ mềm
Nhớ nhung len tận bên thềm người yêu
Buồn lây sông núi tiêu điều
Cây mơ rũ lá, nước triều lửng lơ
Mây trời bay vẩn bay vơ
Hồn thu hiu hắt dật dờ hương đêm
Nhớ người, êm gối nằm nghiêng
Sương khuya dồn cả qua miền viễn thôn
Chiêm bao buồn nát tấm lòng
Lo quanh lo quẩn trong vòng tương tư
Tương Tư (Khổng Dương)
Trong trường phái thơ lãng mạn, những khát vọng tương tư đã giải thoát được sự ức chế của nội tâm thầm kín, cởi mở những đè nén của xúc cảm để thanh thản thả lòng vào thế giới kỳ diệu, ảo mộng của tình yêu không biên cương, bến bờ, cho dầu đắng cay đau khổ, cô đơn,khắc khoải, lạnh lẽo, dang dở, lỡ làng, cho tình yêu một chiều, yêu người mà người chẳng thương ta, đó là những ảo mộng vô nghĩa của những mối tình suông, nhưng người thơ đã thật sự sống với tất cả lý lẽ của con tim xúc động, của một tâm hồn nhạy cảm: "Gió mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng …" mà nguyên nhân của căn bệnh này là những nỗi lòng thương nhớ mênh mang, vời vợi, là những nỗi sầu chia cách, thảng thốt, lo âu, những câu hỏi mong muốn được tương thông, tương cảm và chia sẻ cùng nhau .. nhưng đó chỉ là những hoài tưởng, mong ước vô vọng của tình yêu một chiều, để rồi: "ngày qua, ngày lại qua ngày, lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng". Phải chăng đây là sự thất tình đơn phương và chua chát não nề?
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua, ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng cây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi …
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn trầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
Tương Tư (Nguyễn Bính)
Trong những nhà thơ mới, có lẽ Xuân Diệu là người thơ lãng mạn, đa tình nhất. Hình tượng và chất liệu thơ Xuân Diệu đã chối bỏ cõi thực của đời thường, người thơ đã đi bềnh bồng từ những hình ảnh tưởng tượng này qua tưởng tượng khác. Đó chính là hơi thở tha thiết, tiếng lòng réo rắt, nhịp tình xao xuyến rạo rực tràn đầy nhạc và thơ. Có những giây phút buồn lo tê tái, xót xa … "Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ …", rồi đến những lúc rạo rực tha thiết, nồng nàn, say đắm khi hồi tưởng "Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh … Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi !".... Người thơ đã cởi mở mọi giác quan người thường để thong dong nhởn nha bước vào cõi đa tình đa cảm của mộng mơ, hoài niệm và dĩ vãng, nuối tiếc .. Hãy nghe Xuân Diệu giãi bày tâm trạng, mở lòng ra với thế giới tương tư:
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ
Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi
(Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi!
Anh nhớ em của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm
Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!
Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi
-Mà kỷ niệm ôi, còn gọi ta chi …
Tương Tư, Chiều … (Xuân Diệu)
"Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em! Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm..".
Không có em là không còn gì cả… như thi sĩ Austin Dickinson đã viết cho người tình yêu dấu của ông: "Mặt trời không thể chiếu sáng/ Khi không có em/ Chim không thể hót/ Hoa không còn hương sắc/ Tất cả chỉ là hoang phế vô nghĩa/ Anh yêu em, em yêu dấu/ Em ở trong mỗi ý nghĩ, giấc mơ, hy vọng, và khao khát của anh" (The sun cannot shine/ without you/ the birds can make no melody/ The flowers have no other beauty or perfume/ All is a meaningless waste/ I love you darling …/ You are in every thought, dream, hope, desire/ Austin Dickinson) .
Sự giao hòa của trái tim thi nhân với hình bóng của giai nhân đã làm cho vương quốc của Tương Tư trở nên lung linh và huyền nhiệm, tạo nên những giọt âm thanh trữ tình thánh thót ngân vang ngàn cung điệu "hay từng hơi thở là âm nhạc, đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương …" . Thi sĩ Nguyên Sa đã nâng niu, trân trọng tình yêu bằng những hình ảnh suy tưởng độc đáo, lạ lùng, những cảm quan êm ả, huyền diệu. Thế giới tương tư đã trở thành vô biên: "cả bốn chân trời chỉ có em"
Tôi đã gặp em từ bao giờ
kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
kể từ gió thổi trong vừng tóc
hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi một phần mây
hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa xuân sắp sửa về
hay là gió lạnh giữa đêm khuya
hay là em chọn sai màu áo
để nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
làm sao buổi sáng đợi chờ em
hay từng hơi thở là âm nhạc
đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
đi về bằng những ngón chân thưa
và nghe em ghé vào giấc mộng
vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
chỉ biết em mang theo nghê thường
cho nên đôi mắt mờ hư ảo
cả bốn chân trời chỉ có em.
Tương Tư (Nguyên Sa)
Nhà thơ Huy Cận bước vào thế giới tương tư không kêu gào thảm thiết, không khóc lóc vật vã, mà ông âm thầm lặng lẽ với tâm trạng phân tán, chia ly, ông dùng không gian để đo đạt, diễn tả cái nỗi buồn tương tư, ngấm ngầm một cách kín đáo, gõ khe khẽ vào trái tim côi cút của nhà thơ, nhưng sao thấy cái buồn man mác thấm thía làm sao, choáng ngộp trước cái mênh mông của vũ trụ "vạn lý sầu lên nối tiếp mây"
Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Vạn Lý Tình (Huy Cận)
Tương Tư là như thế đó, là nhớ nhau da diết, bâng khuâng xao xuyến, là khát khao giao cảm, là bước chân hụt hẫng giữa mộng và thực trong cái xúc động vô bờ của tình yêu tha thiết, là những đau khổ dằn vặt vì nhớ nhung, lo lắng, giận hờn, ghen tuông, hoài nghi, là những sầu hận luyến tiếc vì lỡ làng, trăn trở, hoài niệm ..
Tương tư khổ, tương tư hận
Bóng hình người mãi tận nơi nao?
Con tim khóc, con tim gào
Hóa thành nước mắt trôi vào trong đêm
Nói rằng quên, có dễ quên
Mỗi chiều em đứng bên hiên nhớ chàng
Ngước mắt lên, nhìn nắng vàng
Sầu đau rơi rụng lại càng nhớ anh
Tương Tư (Gót Hồng)
Tương Tư để rồi tuyệt vọng đau khổ, có lẽ cái đau khổ tận cùng nhất, cứa da cứa thịt, cho con tim rỉ máu, chua xót như Mật Đắng có lẽ không có gì dằn vặt đau đớn như Hàn Mạc Tử. Đau thương đã tạo ra nguồn sáng tạo thê thảm, rạn vỡ cho người thơ như muốn "hồn lìa khỏi xác"..
"Ta bắt gặp dấu tích còn hoi hóp của một tình duyên vừa chết yểu. Thất vọng trong tình yêu, chuyện ấy trong thơ ta không thiếu gì, nhưng thường là một thứ buồn dầu có thấm thía vẫn dịu dịu. Chỉ trong thơ Hàn Mạc Tử mới thấy một nỗi đau thương mãnh liệt như thế. Lời thơ như dính máu " (trích Thi Nhân Việt Nam – Hoài Thanh –Hoài Chân). Hàn Mạc Tử đã có những cảm giác rên xiết, quằn quại thật lạ lùng thống thiết qua bài thơ Trường Tương Tư trong thi tập Mật Đắng:
Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi!
Lau mắt đi, đừng cho lệ đầy vơi
Hãy mường tượng một người thơ đang sống
Trong im lìm lẻ loi trong dãy động
- Cũng hình như, em hỡi, động Huyền-không!
Mà đêm nghe tiếng khóc ở đáy lòng
Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữa
Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa
Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru:
Một khối tình nức nở giữa âm u,
Một hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn
Đấy là tất cả người anh tiêu tán
Cùng Trăng Sao bàng bạc xứ Say mơ
Cùng tình em tha thiết như văn thơ
Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế
(Trường Tương Tư – Hàn Mạc Tử)
Chính những cái đau khổ đó là chất men để làm những áng thơ tình mỹ lệ, ngây ngất, dậy sóng, thành những âm thanh huyền diệu vang mãi trong lòng, dào dạt và nồng nàn … Đau khổ vì tương tư là cái cảm xúc huyền hoặc không thể thiếu được để làm xao động tâm tư, tạo sự xung đột nội tâm của người nghệ sĩ. Cái đau khổ càng tột độ khi tương tư người, "Một Người chín nhớ mười mong Một Người", nhưng sự thật phũ phàng chua chát khi hiểu rằng "yêu người mà người chẳng yêu ta …" Đó là trạng thái đau đớn, tâm trạng xót xa của kẻ Thất Tình với nỗi cô đơn trước cái biển "sầu nhân thế" mênh mông bát ngát, chẳng có bến bờ, chẳng biết đi về đâu? Xin hãy xem thi sĩ Việt Hải định nghĩa "thất tình" như thế nào:
Ai ơi có biết thất tình?
Thất tình có nghĩa là mình cô đơn,
Thất tình có tủi, có hờn,
Hình như tôi đã có hơn nhiều lần,
Mười bảy rước họa vào thân,
Thư trao tình gởi để cần em thương,
Tiếc thay tình đã vấn vương,
Ngây thơ trong trắng tình trường không xong,
Tình đầu vốn đã không thông,
Bảy lăm chia cắt tình nồng sang sông,
Hăm lăm tưởng đã được lòng,
Theo em, em bảo: học xong hãy bàn,
Ối giời! tình lại sang ngang,
Bảy năm đại học chứa chan sách đèn,
Cuộc đời vẫn mãi tối đen,
Em đi, tôi lại một phen thất tình,
Băm lăm ngó lại chính mình,
Cu ki một bóng một hình như ai,
Cuộc đời chẳng được gì may,
Tình buồn tái phát như hai tình đầu,
Theo nàng vốn đã khá lâu,
Nhiều năm kinh nghiệm âu sầu yêu đương,
Vậy là ba bận nhớ thương,
Nhớ thương người cũ làm vương vấn tình,
Đời tôi thích chữ thất tình,
Con tim chung thủy để mình mộng mơ,
Yêu em là chuyện tình cờ,
Mất em cũng chuyện tình cờ mà thôi!
Thất Tình (Việt Hải)
"Đời tôi thích chữ thất tình" … tại sao một mình hứng chịu cái cảm giác bi quan đau đớn như vậy mà tác giả lại "thích" … phải chăng đó là sự dằn vặt cấu xé của nội tâm mà chẳng biết chia sẻ cùng ai… phải chăng "thích" là liều thuốc làm thuyên giảm cơn đau, âu cũng là tự mình an ủi mình thế thôi …" yêu em và mất em cũng chỉ là chuyện tình cờ mà thôi …"
Ngoài những thơ văn cách mạng, nói lên cái chí khí hạo nhiên , sự hiểu biết của sĩ phu và tinh thần trách nhiệm của kẻ sĩ, Cao Bá Quát cũng đã sáng tác một số thơ ca tụng tình yêu nam nữ. Họ Cao đã thi hỏng nhiều lần, mộng thi cử lều chõng "cứ ba năm lại đến một lần" của ông đã tan tành theo mây khói (suốt đời ông chỉ đỗ đến Cử Nhân). Chua cay, thất vọng và buồn bã, Cao thi sĩ đã lấy thú tiêu dao sơn thủy để giải sầu. Trên bước đường vô định, tình cờ người thơ đã gặp được một giai nhân mà ông đã tơ tưởng ngày đêm, mặc dầu ông đã có gia đình rồi. Hình ảnh của người thương trong mộng đã luôn chập chờn ẩn hiện trong trí tưởng của thi nhân, khó mà có thể xóa mờ. Và niềm vui hạnh ngộ với người thương chỉ là một hy vọng mong manh, khó mà đạt được. Cao Bá Quát đã giải bày nỗi lòng thương nhớ da diết đó qua bài thơ Hoài Nhân (Nhớ Người), đó là bài Hát Nói đủ khổ:
Giai nhân nan tái đắc, (1)
Trót yêu hoa nên dan díu với tình,
Mái Tây hiên nguyệt gác chênh chênh (2)
Rầu rĩ lắm xuân về, oanh nhớ
Phong lưu tài tử đa xuân tứ
Trường đoạn Tiêu nương nhất chỉ thư (3)
Nước sông Tương một dải nông sờ (4)
Cho kẻ đấy, người đây mong mỏi!
Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi!
Chữ chung tình biết nói cùng ai?
Trót vì gắn bó một hai …!
Hoài Nhân (Cao Bá Quát)
(1) Khó gặp lại người đẹp
(2) Trong truyện Tây Sương Ký chàng Trương Quân Thụy gặp nàng Thôi Oanh Oanh ở mái hiên phía Tây (thơ Dương Cự Nguyên),
(3) Người tài tử phong lưu có nhiều ý nghĩ về mùa Xuân
Đau lòng vì một lá thư của nàng Tiêu
(4) Tên một con sông bên Tàu chỉ sự chia ly
Thật ra hai câu thơ của Cao Bá Quát: "Nước sông Tương một dải nông sờ, Cho kẻ nay, người đây mong mỏi !" để ám chỉ đến một sự tích ngày xưa bên Tàu, qua bài thơ nổi tiếng Trường Tương Tư của Lương Ý Nương. Cũng như trong một bài thơ Tương Tư của Tú Mỡ có câu: "Mòn đuôi con mắt dải sông Tương" là cũng muốn ám chỉ đến sự tích của bài thơ Trường Tương Tư của Ý Nương: Vì ai nên nỗi nhớ cùng thương
Một mối tơ tình dạ vấn vương
Tựa gối mơ màng hình bạn ngọc
Thấy trăng nhớ tưởng bóng người vàng
Ruột tằm chín khúc vò tơ rối
Giấc điệp năm canh diễn khắc trường
Muốn nhắc cùng ai, ai nhắc hộ
Mòn đuôi con mắt dải sông Tương
Tương Tư (Tú Mỡ)
Chinh Phụ Ngâm có câu:
"Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Dương thiếp hãy trông sang..."
cũng lấy từ sự tích "Trường Tương Tư". Sông Tương phát nguyên từ tỉnh Quảng Tây, đổ vào hồ Động Đình. Sông Tiêu, từ tỉnh Hồ Nam, đổ vào sông Tương (Trung quốc). "Sông Tương" là biểu tượng "tương tư" của hai người yêu nhau phải xa nhau, thương nhớ nhau, "người đầu sông Tương, người cuối sông Tương". Đời hậu Chu, thời Ngũ-Quí ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương vừa đẹp lại hay chữ. Ở trọ nhà nàng có chàng Lý Sinh hàn sĩ phong lưu tuấn tú. Một đêm Trung thu hai người thưởng trăng gặp nhau trai tài gái sắc tâm đầu ý hợp nên sau đó thường hay lui trao đổi tâm tình. Cha của Ý Nương là Lương Công hay biết tức giận đuổi Lý sinh đi. Ý Nương lấy làm đau đớn sinh bịnh mới làm khúc Trường Tương Tư mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu ở chân trời xa thẳm. Thơ ai oán, bày tỏ nỗi niềm nhớ thương sâu kín của người thiếu nữ: "Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, song chẳng được gặp nhau". Ai đọc bài thơ cũng sa lệ. Lý Sinh nhận được bài thơ, đau lòng xót ruột, cảm xúc vô cùng đầm đìa nước mắt nhờ người mai mối đến năn nỉ với Lương Công xin hỏi cưới Ý Nương. Ban đầu Lương Công còn dùng dằng sau đọc được bài thơ của con gái mình, cảm động chấp nhận cho hai người thành duyên..
Trường Tương Tư
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngâm
Ngã hữu nhất thốn tâm
Vô nhân cộng ngã thuyết
Nguyện phong xuy tán vân
Tố dữ thiên biên nguyệt
Huề cầm thướng cao lâu
Lâu cao nguyệt hoa mãn
Tương tư đàn vị chung
Lệ trích cầm huyền đoạn
Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tương tư bán
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương Tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Mộng hồn phi bất đáo
Sở khiếm duy nhất tử
Nhập ngã tương tư môn
Tri ngã tương tư khổ
Trường tương tư hề trường tương tư
Trường tương tư hề vô tận cực
Tảo tri như thử quải nhân tâm
Hồi bất đương sơ mạc tương thức
Lương Ý Nương
Trường Tương Tư
Bản dịch 1
Tơi bời hoa lá rụng bay
Nhớ chàng đâu thấy …tháng ngày đợi mong
Đau lòng thiếp xót xa lòng
Ruột rà quặn thắt từng dòng lệ tuôn
Một mình thiếp hiểu thiếp buồn
Ai người chia sẻ cội nguồn ưu tư
Mây tan gió thổi phù hư
Nguyệt Hằng xao động lòng từ tâm giao
Ôm đàn đứng giữa lầu cao
Trăng khuya nở đóa hoa đào nguyên tiêu
Tương tư gẩy khúc nguyệt kiều
Lệ châu lã chã hồn phiêu du sầu
Sông Tương thăm thẳm đáy sâu
Tương tư da diết nỗi sầu hơn sông
Sông có đáy dễ dò sông
Sầu tương tư chỉ mênh mông vô bờ
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ
Bẽ bàng mình thiếp đợi chờ cuối sông
Nhớ thương xa cách mịt mùng
Nước sông thắm thiết ta cùng uống chung
Hồn mơ nhập cõi mông lung
Hẹn nhau chín suối ta cùng gặp nhau
Tương tư có bước qua cầu
Hẳn ai mới thấu nỗi sầu mênh mang
Trường tương tư mãi thênh thang
Nỗi thương vô tận cưu mang tháng ngày
Nếu mà hiểu được lòng này
Thà không quen biết phút giây từ đầu
Hải Đà (cảm dịch) Bản dịch 2
Tơi bời hoa lá rụng bay xa
Nhớ chàng đâu thấy …hút ngày qua
Đau lòng dạ thiếp buồn tê tái
Quặn thắt ruột tằm ngấn lệ sa
Một mình thiếp hiểu thiếp buồn thôi
Biết nói cùng ai nỗi ngậm ngùi
Gió cuốn mây trôi trời thảm thiết
Nỗi niềm oan trái Chị Hằng ơi!
Ôm đàn thiếp đứng giữa lầu cao
Nguyệt nở trời hoa rực ánh sao
Gẩy khúc tương tư sầu đứt ruột
Phím chùng ủ rũ lệ tuôn trào
Bến Tương thăm thẳm nước sông sâu
Da diết hơn sông một mối sầu
Sông dễ dò sâu nhờ có đáy
Tương tư vô tận bến bờ đâu?
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ trông
Còn thiếp mỏi mòn đợi cuối sông
Nhung nhớ nhau hoài sao chẳng thấy
Nước sông cùng uống nỗi lòng chung
Cõi nào hồn mộng biết về đâu
Chín suối chăng là chốn gặp nhau
Vương vấn tương tư rồi mới hiểu
Qua cầu mới thấu cảnh thương đau
Tương tư bất tận mãi chơi vơi
Nỗi nhớ vô biên suốt một đời
Nếu hiểu lòng người tha thiết ấy
Phút đầu thà…chẳng biết quen người!
Hải Đà (cảm dịch)
Thi sĩ Thái Thuận, biệt hiệu Lữ Đường sống vào đời nhà Lê, đã được nhiều người ca ngợi là thơ Ông không kém gì thơ Đường và thơ Tống. Nhà thơ Quách Tấn là người đã có công bỏ ra nhiều năm dịch và giới thiệu tác phẩm Lữ Đường Thi của thi sĩ Thái Thuận. Trong tập Lữ Đường Thi do thi sĩ Quách Tấn tuyển dịch (NXBVH) có bài thơ Vọng Phu Sơn, trong đó có hai câu "Tương Phi nhược thức tương tư khổ, bất tích ai huyền ký dữ văn":
Hóa thạch sơn đầu kỷ tịch huân
Thương tâm vô lộ cánh phùng quân
Thiên nhai mục đoạn niên niên nguyệt
Giang thượng hồn tiêu mộ mộ vân
Thanh lệ nhất ban hoa lộ trích
Ly tình vạn chủng thảo yên phân
Tương Phi* nhược thức tương tư khổ
Bất tích ai huyền ký dữ văn
Vọng Phu Sơn (Thái Thuận)
Dịch nghĩa:
Đầu non đã hóa đá bao nhiêu sáng tối rồi
Đau lòng không có đường gặp lại chàng lần thứ hai
Năm năm mỏi mắt nhìn bóng trăng cuối trời
Chiều chiều hồn tan theo những đám mây trên sông
Móc đọng trong hoa nhỏ từng hàng lệ trong trẻo
Khói vương trên cỏ nảy nở vạn mối tình biệt ly
Nàng Tương Phi nếu biết được nỗi khổ của kẻ tương tư
Chớ tiếc giây đàn não nuột, xin gửi đến cùng nghe
*Ghi chú: Tương Phi = nàng Phi ở sông Tương. Vua Thuấn băng hà, hai bà vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc ở sông Tương . Nước mắt lẫn huyết rơi vào thân trúc hóa thành những chấm đen. Cổ nhân gọi trúc ấy là Ban ban trúc, và gọi hai bà là Tương Phi. (trích "Lữ Đường Thi" - Quách Tấn tuyển dịch)
Hóa đá non cao chất tháng ngày
Gặp chàng biết có nẻo nào đây?
Chân trời mắt mỏi năm năm nguyệt
Mặt sóng hồn tan lớp lớp mây
Sương đọng lòng hoa rơi giọt thảm
Khói vương sắc cỏ rối niềm tây
Tương Phi ví biết tương tư khổ
Dây gởi sầu dây gởi gắm dây
Núi Vọng Phu (bản dịch Quách Tấn)
Có một bài thơ Tương Tư trữ tình và lãng mạn khác đã nói lên cái nỗi nhớ da diết của đôi trai gái đó là bài thơ Đường của Vương Duy. Nhà thơ Vương Duy đã dùng hình ảnh của cây đậu đỏ, bình thường trong cuộc sống hàng ngày mà họa một bức tranh thơ sống động hàm súc kể lại một câu truyện tình đẹp, để thầm nói lên nỗi yêu thương nhớ nhung thắm thiết này. Có một truyền thuyết ở đất Phương Nam - Trung Quốc có một thiếu phụ có chồng đi lính thú miền xa, chẳng may chồng chết ở biên cương, người thiếu phụ thường đứng dưới cây nầy nhớ chồng, không làm sao quên được, khóc thương đến chết rồi hóa thành hạt đậu đỏ (hồng đậu), mà người ta thường gọi là hạt "tương tư" để nói lên nỗi nhớ nhung trong tình yêu trai gái hoặc bạn bè . Hạt đậu đỏ (hồng đậu) trong một truyền thuyết đẹp đã trở thành một biểu tượng trữ tình quí giá cho tình yêu chung thủy và mối tương tư vô tận:
Tương Tư
Hồng đậu sinh nam quốc
Xuân lai phát kỷ chi ?
Nguyện quân đa thái hiệt
Thử vật đối tương tư
Vương Duy
Bản dịch:
Tương Tư
1-
Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình
2- Nước nam đậu đỏ đâm chồi
Xuân về thắm nở xinh tươi trĩu cành
Chàng ơi hái nhé cho nhanh
Đậu xinh gợi nhớ tình xanh diệu huyền
Hải Đà phỏng dịch
Lý Bạch cũng đã dùng ngòi bút tuyệt vời để miêu tả về tình yêu, là một đề tài mà ít người muốn viết dưới chế độ phong kiến Trung Quốc, vì những quan niệm nghiệt ngã "văn dĩ tải đạo", "trọng nam khinh nữ", "tam tòng tứ đức", " tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" … hoặc những hủ tục bất nhân vì cái nhìn lệch lạc của giai cấp thống trị, tầng lớp quí tộc đầy quyền uy tối thượng . Thân phận của người phụ nữ bấp bênh "mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu". Những bài thơ như "Trường Tương Tư" của Lý Bạch đề cao tình yêu lãng mạn đối với người con gái đẹp, như những bông hoa quí hiếm có trong khu vườn Đường Thi trùng trùng điệp điệp… Người thơ đã đi ngược lại những giáo điều khắt khe, khô khan của Nho Học, để mà tự bộc lộ cảm xúc, nỗi lòng, tâm tình của mình một cách chân thật và phóng khoáng:
Trường Tương Tư - Kỳ nhất
Trường tương tư, tại Tràng An
Lạc vi thu đề kim tỉnh lan
Vi phong thê thê đàm sắc hàn
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan
Thượng hữu thanh mạc chi trường thiên
Hạ hữu lục thủy chi ba lan
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan san nan
Trường tương tư, tồi tâm can
(Lý Bạch)
Bản dịch:
Trường Tương Tư – bài 1
Trường An dằng dặc nhớ nhau
Giếng vàng vọng tiếng dế sầu kêu thu
Lung linh sắc lạnh sương mù
Nhớ nhung da diết đèn lu mờ dần
Cuốn rèm ngắm nguyệt thở than
Người thương ẩn hiện sau tàn mây trôi
Trên cao xanh thắm khung trời
Dưới con nước biếc chơi vơi sóng sầu
Trời cao đất rộng hồn đau
Mộng hồn khó đến dãi dầu quan san
Tương tư hoài .. đứt ruột gan
Hải Đà phỏng dịch
Trường Tương Tư - Kỳ Nhị
Nhật sắc dục tận hoa hàm yên
Nguyệt minh như tố sầu bất miên
Triệu sắc sơ đình phụng hoàng trụ
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền
Thử khúc hữu ý vô nhân truyền
Nguyện tùy xuân phong ký Yên Nhiên
Úc quân thiều thiều cách thanh thiên
Tích thì hoàng ba mục
Kim tác lưu lệ tuyền
Bất tín thiếp trường đoạn
Quy lai khán thủ minh kính tiền ...
Lý Bạch
Bản dịch:
Trường Tương Tư – bài 2
Hoa lồng sương khói hoàng hôn
Trăng soi ánh lụa lòng buồn thâu đêm
Phượng hoàng đàn sắt lặng câm
Uyên ương trỗi khúc đàn cầm thiết tha
Nhạc hay chẳng có ai ca
Yên Nhiên đón gió xuân xa gửi người
Nhớ chàng ngăn cách biển trời
Mắt xưa biếc ngọc chơi vơi sóng ngàn
Nay thành suối lệ tuôn hàng
Ai tin lòng thiếp vô vàn xót xa
Chàng ơi về ngắm gương nhà ...
Hải Đà phỏng dịch
Cái cảm nghĩ xúc động của tương tư bộc phát một cách tự nhiên và chân thành. Cái tình cảm đó là cơ sở gốc rễ để thơ phát triễn thành hình và giải bày tâm sự. Nỗi niềm thương nhớ và chia ly khó mà diễn tả thành lời. Nỗi nhớ càng dằng dặc, càng sâu thẳm, thì nỗi đau càng khắc khoải và tái tê biết chừng nào .."Nhất nhật bất kiến như tam thu hề "(một ngày không gặp dài như ba thu)
Hữu Sở Tư
Đương thì ngã túy mỹ nhân gia,
Mỹ nhân nhan sắc kiều như hoa.
Kim nhật mỹ nhân khí ngã khứ,
Thanh lâu châu bạc thiên chi nha.
Quyên quyên thường nga nguyệt,
Tam ngũ nhị bát doanh hựu khuyết.
Thúy mi thiền phát sinh biệt ly,
Nhất vọng bất kiến tâm đoạn tuyệt.
Tâm đoạn tuyệt kỷ thiên lý,
Mộng trung túy ngọa Vu Sơn vân.
Giác lai lệ trích Tương Giang thủy,
Tương Giang lưỡng ngạn hoa mộc thâm,
Mỹ nhân bất kiến sầu nhân tâm.
Hàm sầu cánh tấu lục ỷ cầm,
Điệu cao huyền tuyệt vô tri âm. Mỹ nhân hề! Mỹ nhân!
Bất tri vi mộ vũ hề! Vi triêu vân?
Tương tư nhất dạ mai hoa phát,
Hốt đáo song tiền nghi thị quân!
Lô Đồng
Nhớ ai
Khi say ta ở nhà nàng
Mặt hoa xinh xắn mịn màng thắm tươi
Bây giờ em bỏ ta rồi
Lầu xanh màn ngọc cuối trời khuất xa
Đêm rằm soi bóng trăng ngà
Lúc tròn khi khuyết xót xa tình sầu
Tóc huyền mắt biếc xa nhau
Thẫn thờ ngóng đợi lòng đau thắt lòng
Người xa nghìn dặm chờ mong
Ruột tằm quặn thắt mà lòng chẳng hay
Núi Vu nằm mộng khi say
Tỉnh ra mắt lệ nhỏ đầy sông Tương
Đôi bờ hoa cỏ ngát hương
Người đâu chẳng thấy lòng thương nhớ hoài
Ôm đàn gẫy khúc bi ai
Cung sầu đứt đoạn chẳng người tri âm
Bóng người yêu dấu trong tâm
Mưa chiều mây sớm âm thầm chẳng hay
Tương tư nở đóa mai gầy
Nhìn qua song cửa, bóng ai .. ngỡ mình
Hải Đà phỏng dịch
"Giác lai lệ trích Tương Giang thủy" (Tỉnh ra mắt lệ nhỏ đầy sông Tương) ... đôi trai gái gặp nhau để rồi chia xa, bịn rịn, chua xót, đau lòng, lệ tương tư cứ mãi rưng rức chảy ròng....
Ngô sơn thanh
Việt sơn thanh
Lưỡng ngạn thanh sơn tương tống nghinh
Thùy tri ly biệt tình
Quân lệ doanh
Thiếp lệ doanh
La đới đông tâm kết vị thành
Giang đầu triều dĩ bình
Trường Tương Tư (Lâm Bô)
Dịch nghĩa:
Núi Ngô xanh
Núi Việt xanh
Núi xanh hai bên bờ sông cùng đưa đón
Tình chia ly ai thấu rõ
Nước mắt chàng đầy
Nước mắt thiếp đầy
Lụa thưa kết chữ "đồng tâm" vẫn chưa xong
Ngoài sông nước triều đã bằng phẳng
(Ý nói nước triều lên rồi sẽ rút đi, như người gặp gỡ cũng sẽ chia ly)
Xanh xanh núi Việt, núi Ngô
Cùng nhau đưa đón đôi bờ núi sông
Chia ly ai hiểu thấu lòng
Lệ chàng lệ thiếp chảy ròng khôn vơi
Lụa "đồng tâm" kết chưa thôi
Đầu sông đã thấy nước triều lặng yên
Hải Đà phỏng dịch
Kết luận Những bài thơ Tương Tư là những bản hòa tấu của tình yêu muôn thuở, trong những cái vô tình và ngẫu nhiên mà chúng ta bắt gặp trên đường đời bất chợt một bóng dáng dịu dàng tha thướt nào đó, một hình ảnh bình dị chân quê ngập ngừng lặng lẽ, bên dòng sông bập bềnh trăng nước vơi đầy, tỏa hương thơm ngào ngạt vào khu vườn thân thiết ban sơ, hồn nhiên, lưu luyến của thuở ban đầu ai mà chẳng có ... Tương tư tạo ra những chuỗi hành động máy móc, những suy nghĩ vô thức ..(This movement is mechanical, these thoughts are involuntary – Honore Gabriel Riquetti), tạo thành một dòng nhạc sầu tha thiết, ảo não buồn lan một cách vô tình …
Ai nỡ đem sầu tương tư
Mà chất lên bến tình người
Đau đớn này lặng lẽ khó nguôi
Duyên cớ sao nói không nên lời.
Bến không thuyền thuyền không lái tình chẳng phai
Trái tim đơn côi này không đổi thay
Thuyền bỏ bến bến cũng ngẩn ngơ đắm say
Muôn kiếp bến tương tư mong chờ...!!!
(Bến Tương Tư – Nhạc Giao Tiên)
Nhưng trong cái vô tình đó ta đã bắt gặp nỗi xôn xao da diết, cái khắc khoải bồn chồn, cái bàng hoàng ray rứt của nỗi buồn không tên hay niềm vui nôn nao mênh mang nỗi nhớ, tất cả như nhảy múa đùa cợt trên đỉnh ngọn thời gian, rưng rưng ký ức gọi về từ một khung trời thanh thản, một nơi chốn xa xăm nào đó ... nơi đó là thế giới riêng của Tương Tư và từ đó đã nẩy sinh nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca, là những mầm xanh nhân ái cho hạt thơ vươn mình đâm chồi nẩy lộc:
Hồn tôi là một mảnh vườn
Trăm hoa đua nở, ngàn hương dịu hiền
Biết ai thấu được nỗi niềm
Tâm tôi là cả một miền Tương Tư (VNL)
Từ mảnh vườn tương tư đó, những ý thơ tỉnh dậy, tuôn trào, những âm thanh muôn nghìn cung bậc thánh thót ngân vang từ một tâm hồn thơ đồng điệu, một trái tim thơ xao xuyến...... trong những đêm dài thao thức nhớ và nhớ … vô vàn, tương tư vô tận …
Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
(Nguyễn Bính)
Hải Đà - Vương Ngọc Long
Tình khúc Trường Tương Tư
Nhạc: Mai Đức Vinh
Thơ: Vương Ngoc Long
Ôm đàn thiếp đứng giữa lầu cao
Nguyệt nở trời hoa rực ánh sao
Gẩy khúc tương tư sầu đứt ruột
Phím chùng ủ rũ lệ tuôn trào
Bến Tương thăm thẳm nước sông sâu
Da diết hơn sông một mối sầu
Sông dễ dò sâu nhờ có đáy
Tương tư vô tận bến bờ đâu
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ
Bẽ bàng mình thiếp đợi chờ cuối sông
Nhớ thương xa cách mịt mùng
Nước sông thắm thiết ta cùng chung ly
Hồn mơ nhập cõi mông lung
Hẹn nhau chín suối ta cùng gặp nhau
Tương tư có bước qua cầu
Hẳn ai mới thấu nỗi sầu mênh mang
Tương tư bất tận mãi chơi vơi
Nỗi nhớ vô biên suốt một đời
Nếu hiểu lòng người tha thiết ấy
Phút đầu thà…chẳng biết quen nhau
Trường Tương Tư (Lương Ý Nương)
Bản dịch Anh ngữ (Trần Bình Nhung)
Love-Struck
Flowers and leaves have fallen wildly.
Thinking of you, the unreachable one,
How sad I am,
Deep in my entrails, I am weeping now.
Alone, I felt my distress,
With whom can I share my worries?
Clouds dissipate under the growling wind,
O Moon, have pity on me.
Holding the lute, I stand on the high palace balcony,
By the moon at midnight, watching the flower bloom radiantly
I strummed the plaintive notes of the love serenade,
And could not refrain tears falling down my cheeks.
The Tuong river is so deep,
But more profound is the lancinating love.
The riverbed is attainable,
Whereas my sickness is unfathomable.
You are waiting at the source of the river
While I am pondering at its end.
A whole span separates us,
While we drink the same passion water.
Dreaming souls are called to join
At a rendez-vous in eternity.
Only the love-struck would know
How piercing the pain is.
The school of love is immeasurable,
And my longing for you, ageless.
If I ever experienced such feeling,
How much I would prefer not knowing you since the beginning.
Trần Bình Nhung
Người xa người, tội lắm người ơi
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết ra mỗi đứa một nơi sao đành" (ca dao)
"Nhớ ai, nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than?"(ca dao)
"Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm" (ca dao)
"Nhớ chàng sáng đứng trông xuôi
Trưa đi gió ngược, tối ngồi trông ra" (ca dao)
"Anh đi đàng ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai, ai có nhớ mình chăng ai?" (ca dao)
"Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa em nằm không yên
Mê anh chẳng phải mê tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng
Thấy anh em những mơ màng
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi
Thấy anh, chưa kịp ngỏ lời
Ai ngờ anh đã vội rời gót loan
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây
Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào
Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao …. "(ca dao)
Kể làm sao cho xiết những vần ca dao thắm thiết tình tự, xao xuyến tương tư này… Hãy tìm hiểu định nghĩa của Tương Tư: Tương = đối lẫn nhau, cùng nhau, Tư = nhớ, nghĩ, lo . Như vậy "tương tư" = nhớ nhau, nghĩa là có sự đồng tâm, đồng cảm giữa đôi trai gái … nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng "tương tư" có thể là tình yêu một chiều, đó là một chuỗi dài của nhung nhớ, mộng mơ, thương thầm nhớ trộm, mòn mỏi vô định … mà chưa chắc đối tượng đã cảm thông mà đáp tình lại …
Có thể nói mỗi một bài thơ nói về tình yêu trai gái là một bài thơ tả nỗi lòng Tương Tư .. Chúng ta hãy xem những thi nhân Việt Nam đã định nghĩa Tương Tư như thế nào..
Truyện Kiều của Nguyễn Du có những câu thơ dạt dào cái đẹp mỹ miều của thi ảnh, có cái rung động trữ tình của cảm xúc và tâm tư muốn gửi gấm… có những nỗi niềm tương tư khát khao giao cảm với thiên nhiên, với cái huyền diệu của vũ trụ như âm thanh của gió đàn, mùi hương của nỗi nhớ, của tơ liễu, oanh ca, hoa rụng … nhưng người thương bây giờ ở đâu? bỏ lại người nhớ ở đây ngậm ngùi với những giây phút rung động của "ngàn năm chưa dễ đã ai quên" … như một nhà thơ đã nói "Khi em đi xa, sẽ không còn hoa, sẽ không còn lá trên cõi đời này nữa, cho đến khi em về với anh .."
(When you have gone away, No flowers more, methinks, will be – No maple leaves in all the world- Till you come back to me – Yasuko).....
Mành Tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình
Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi?
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như gợn cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng là thắm, dứt đường chim xanh
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Mấy lần cửa đóng then cài
Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?
Kim Trọng Tương Tư Kiều (Nguyễn Du)
Và cũng trong buổi hẹn hò đầu tiên tại vườn hoa, đôi trai tài gái sắc Kim Trọng và Thúy Kiều thẹn thùng, trìu mến trao tặng kỷ vật cho nhau là khăn hồng cành thoa, quạt quì, và đôi tình nhân đang thầm thĩ những lời yêu thương nồng ấm thì bỗng đâu có tiếng động khiến cả hai phải quay trở về, nhưng trong lòng mãi ray rứt, bồn chồn với những niềm mong nỗi nhớ không nguôi:
"Từ khi đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia"
(Nguyễn Du)
Tương Tư là một trò chơi ví bắt … là bóng với hình, là thực và giả, ẩn hiện, chìm lắng, mất hút rồi lại trở về lúc nào chẳng hay … là nghi nghi, thật thật …Những câu thơ rất ảo, hòa lẫn với cái thực, đã tạo ra những cảm xúc kỳ lạ, khó diễn tả: "Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào …." như Nguyễn Công Trứ đã chân tình bộc bạch:
Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
Một nước, một non, người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao
Mười hai bên nước một con thuyền
Tình tự xa xôi đố vẽ nên
Từ biệt nhiều lời lo ngắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy then
Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa giọi hai bên
Tương Tư (Nguyễn Công Trứ)
hoặc là những nỗi nhớ đằng đẵng, da diết, là những cuồng nhiệt khát khao, những hoài vọng tha thiết, xa mà gần, gần mà xa, gắn bó, bền chặt trong tâm tư của hai kẻ đang yêu, cứ mòn mỏi đợi chờ …
Quái lạ ! Làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu
Tương Tư (Tản Đà)
Những bức thư tình tự dạt dào những cảm quan tương ứng, những khát vọng tình yêu, gửi cho nhau để mong "vợi nhẹ" nỗi tương tư, nhưng sao mà khó quá … giống như những điệp khúc kỳ diệu cứ tái diễn , cho nỗi nhớ càng ngày càng khơi dậy một cách nồng nàn mãnh liệt hơn:
Có nghĩa gì đâu một bức thư?
Cho lòng nhẹ vợi nỗi tương tư
Nhưng rồi lại thấy tương tư nữa
Một bức thư sau vẫn đợi chờ
Bức Thư Tương Tư (Mộng Tuyết)
Tương tư là những xúc cảm rung động nhất từ nhịp đập của trái tim yêu, đó là những nỗi buồn đau vô cớ, than thân trách phận, thương xót cho sự chia biệt, lỡ làng … "Ai ơi! Sao chẳng tìm nhau tá? Mà đỡ cho nhau gánh nợ đời .."
Vơ vẩn nằm buồn nghĩ nhớ ai!
Nhớ ai xa cách một phương trời
Bóng trăng như vẽ tình non nước
Trận gió chưa phai tiếng nói cười
Lưng thúng giang san vai gánh lẻ
Mười năm Nam Bắc dạ sầu đôi
Ai ơi! Sao chẳng tìm nhau tá?
Mà đỡ cho nhau gánh nợ đời
Nhớ Ai (Á Nam- Trần Tuấn Khải)
Những dòng thơ Tương tư đã mỹ hóa những cảm xúc lãng mạn gò bó trong cái "ta" riêng tư hữu hạn để rồi hòa nhập vào cái chung của "đôi ta" vô hạn, không còn biên cương của không gian và thời gian, những nỗi niềm nhung nhớ luyến thương đã chắp cánh bay bổng bốn phương trời từ Bắc chí Nam, từ Đông qua Tây "Dặm thẳm đường xa trông mặt Bắc, Phòng không quạnh quẽ chạnh niềm Tây"…
Một gánh tương tư nặng một ngày
Sầu riêng riêng những có ai hay
Làm khuây mượn rượu khôn nâng chén
Muốn giải ôm cầm biếng nối dây
Dặm thẳm đường xa trông mặt Bắc
Phòng không quạnh quẽ chạnh niềm Tây
Xuân đưa ngành liễu nghe tin gió
Nguyệt rạng thềm hoa thẹn bóng cây
Tương Tư (Tương An Quận Công)
Những hình ảnh của thiên nhiên đã đóng góp không ít vào nỗi niềm tương tư, tạo ra những biểu tượng của tình yêu .. Dù là những biểu tượng hàng ngày tầm thường, của mưa gió, hương hoa, sương trăng, sông núi … những đã trở thành những hình ảnh trìu mến, đậm đà, gắn bó vô cùng …
Phải đây mùa nhớ thương nhau
Chim ngoài ngọn gió, hoa đầu cành mưa
Biết yêu thì khổ có thừa
Hình dung một thoáng tương tư chín chiều
Xa nhau gió ít lạnh nhiều
Lửa khuya tàn chậm, mưa chiều đổ nhanh
Bóng đơn đi giữa kinh thành
Nhìn duyên thiên hạ, nghe tình người ta
Đêm về hương ngát bên hoa
Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao
Tương Tư (Trần Huyền Trân)
Có thi sĩ đã vay mượn cái thực tế của cảnh thiên nhiên tình tứ, nhưng đã nhìn cái thực tế đó bằng đôi mắt chiêm bao, và trong cõi mộng mơ lại càng không phân biệt được hư thực, đó chính là cái huyền diệu của nỗi niềm tương tư. Mỗi chữ mỗi âm trong lời thơ đã tạo thành một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh thêu, bản hòa tấu tình khúc tương tư, hài hòa giữa hình ảnh, ý tứ và thanh âm:
Trăng êm bóng ngủ sau đèo
Gió về thủ thỉ bên lều với đêm
Tương tư lòng rối tơ mềm
Nhớ nhung len tận bên thềm người yêu
Buồn lây sông núi tiêu điều
Cây mơ rũ lá, nước triều lửng lơ
Mây trời bay vẩn bay vơ
Hồn thu hiu hắt dật dờ hương đêm
Nhớ người, êm gối nằm nghiêng
Sương khuya dồn cả qua miền viễn thôn
Chiêm bao buồn nát tấm lòng
Lo quanh lo quẩn trong vòng tương tư
Tương Tư (Khổng Dương)
Trong trường phái thơ lãng mạn, những khát vọng tương tư đã giải thoát được sự ức chế của nội tâm thầm kín, cởi mở những đè nén của xúc cảm để thanh thản thả lòng vào thế giới kỳ diệu, ảo mộng của tình yêu không biên cương, bến bờ, cho dầu đắng cay đau khổ, cô đơn,khắc khoải, lạnh lẽo, dang dở, lỡ làng, cho tình yêu một chiều, yêu người mà người chẳng thương ta, đó là những ảo mộng vô nghĩa của những mối tình suông, nhưng người thơ đã thật sự sống với tất cả lý lẽ của con tim xúc động, của một tâm hồn nhạy cảm: "Gió mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng …" mà nguyên nhân của căn bệnh này là những nỗi lòng thương nhớ mênh mang, vời vợi, là những nỗi sầu chia cách, thảng thốt, lo âu, những câu hỏi mong muốn được tương thông, tương cảm và chia sẻ cùng nhau .. nhưng đó chỉ là những hoài tưởng, mong ước vô vọng của tình yêu một chiều, để rồi: "ngày qua, ngày lại qua ngày, lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng". Phải chăng đây là sự thất tình đơn phương và chua chát não nề?
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua, ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng cây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi …
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn trầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
Tương Tư (Nguyễn Bính)
Trong những nhà thơ mới, có lẽ Xuân Diệu là người thơ lãng mạn, đa tình nhất. Hình tượng và chất liệu thơ Xuân Diệu đã chối bỏ cõi thực của đời thường, người thơ đã đi bềnh bồng từ những hình ảnh tưởng tượng này qua tưởng tượng khác. Đó chính là hơi thở tha thiết, tiếng lòng réo rắt, nhịp tình xao xuyến rạo rực tràn đầy nhạc và thơ. Có những giây phút buồn lo tê tái, xót xa … "Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ …", rồi đến những lúc rạo rực tha thiết, nồng nàn, say đắm khi hồi tưởng "Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh … Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi !".... Người thơ đã cởi mở mọi giác quan người thường để thong dong nhởn nha bước vào cõi đa tình đa cảm của mộng mơ, hoài niệm và dĩ vãng, nuối tiếc .. Hãy nghe Xuân Diệu giãi bày tâm trạng, mở lòng ra với thế giới tương tư:
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ
Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi
(Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi!
Anh nhớ em của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm
Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!
Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi
-Mà kỷ niệm ôi, còn gọi ta chi …
Tương Tư, Chiều … (Xuân Diệu)
"Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em! Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm..".
Không có em là không còn gì cả… như thi sĩ Austin Dickinson đã viết cho người tình yêu dấu của ông: "Mặt trời không thể chiếu sáng/ Khi không có em/ Chim không thể hót/ Hoa không còn hương sắc/ Tất cả chỉ là hoang phế vô nghĩa/ Anh yêu em, em yêu dấu/ Em ở trong mỗi ý nghĩ, giấc mơ, hy vọng, và khao khát của anh" (The sun cannot shine/ without you/ the birds can make no melody/ The flowers have no other beauty or perfume/ All is a meaningless waste/ I love you darling …/ You are in every thought, dream, hope, desire/ Austin Dickinson) .
Sự giao hòa của trái tim thi nhân với hình bóng của giai nhân đã làm cho vương quốc của Tương Tư trở nên lung linh và huyền nhiệm, tạo nên những giọt âm thanh trữ tình thánh thót ngân vang ngàn cung điệu "hay từng hơi thở là âm nhạc, đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương …" . Thi sĩ Nguyên Sa đã nâng niu, trân trọng tình yêu bằng những hình ảnh suy tưởng độc đáo, lạ lùng, những cảm quan êm ả, huyền diệu. Thế giới tương tư đã trở thành vô biên: "cả bốn chân trời chỉ có em"
Tôi đã gặp em từ bao giờ
kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
kể từ gió thổi trong vừng tóc
hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi một phần mây
hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa xuân sắp sửa về
hay là gió lạnh giữa đêm khuya
hay là em chọn sai màu áo
để nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
làm sao buổi sáng đợi chờ em
hay từng hơi thở là âm nhạc
đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
đi về bằng những ngón chân thưa
và nghe em ghé vào giấc mộng
vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
chỉ biết em mang theo nghê thường
cho nên đôi mắt mờ hư ảo
cả bốn chân trời chỉ có em.
Tương Tư (Nguyên Sa)
Nhà thơ Huy Cận bước vào thế giới tương tư không kêu gào thảm thiết, không khóc lóc vật vã, mà ông âm thầm lặng lẽ với tâm trạng phân tán, chia ly, ông dùng không gian để đo đạt, diễn tả cái nỗi buồn tương tư, ngấm ngầm một cách kín đáo, gõ khe khẽ vào trái tim côi cút của nhà thơ, nhưng sao thấy cái buồn man mác thấm thía làm sao, choáng ngộp trước cái mênh mông của vũ trụ "vạn lý sầu lên nối tiếp mây"
Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Vạn Lý Tình (Huy Cận)
Tương Tư là như thế đó, là nhớ nhau da diết, bâng khuâng xao xuyến, là khát khao giao cảm, là bước chân hụt hẫng giữa mộng và thực trong cái xúc động vô bờ của tình yêu tha thiết, là những đau khổ dằn vặt vì nhớ nhung, lo lắng, giận hờn, ghen tuông, hoài nghi, là những sầu hận luyến tiếc vì lỡ làng, trăn trở, hoài niệm ..
Tương tư khổ, tương tư hận
Bóng hình người mãi tận nơi nao?
Con tim khóc, con tim gào
Hóa thành nước mắt trôi vào trong đêm
Nói rằng quên, có dễ quên
Mỗi chiều em đứng bên hiên nhớ chàng
Ngước mắt lên, nhìn nắng vàng
Sầu đau rơi rụng lại càng nhớ anh
Tương Tư (Gót Hồng)
Tương Tư để rồi tuyệt vọng đau khổ, có lẽ cái đau khổ tận cùng nhất, cứa da cứa thịt, cho con tim rỉ máu, chua xót như Mật Đắng có lẽ không có gì dằn vặt đau đớn như Hàn Mạc Tử. Đau thương đã tạo ra nguồn sáng tạo thê thảm, rạn vỡ cho người thơ như muốn "hồn lìa khỏi xác"..
"Ta bắt gặp dấu tích còn hoi hóp của một tình duyên vừa chết yểu. Thất vọng trong tình yêu, chuyện ấy trong thơ ta không thiếu gì, nhưng thường là một thứ buồn dầu có thấm thía vẫn dịu dịu. Chỉ trong thơ Hàn Mạc Tử mới thấy một nỗi đau thương mãnh liệt như thế. Lời thơ như dính máu " (trích Thi Nhân Việt Nam – Hoài Thanh –Hoài Chân). Hàn Mạc Tử đã có những cảm giác rên xiết, quằn quại thật lạ lùng thống thiết qua bài thơ Trường Tương Tư trong thi tập Mật Đắng:
Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi!
Lau mắt đi, đừng cho lệ đầy vơi
Hãy mường tượng một người thơ đang sống
Trong im lìm lẻ loi trong dãy động
- Cũng hình như, em hỡi, động Huyền-không!
Mà đêm nghe tiếng khóc ở đáy lòng
Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữa
Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa
Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru:
Một khối tình nức nở giữa âm u,
Một hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn
Đấy là tất cả người anh tiêu tán
Cùng Trăng Sao bàng bạc xứ Say mơ
Cùng tình em tha thiết như văn thơ
Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế
(Trường Tương Tư – Hàn Mạc Tử)
Chính những cái đau khổ đó là chất men để làm những áng thơ tình mỹ lệ, ngây ngất, dậy sóng, thành những âm thanh huyền diệu vang mãi trong lòng, dào dạt và nồng nàn … Đau khổ vì tương tư là cái cảm xúc huyền hoặc không thể thiếu được để làm xao động tâm tư, tạo sự xung đột nội tâm của người nghệ sĩ. Cái đau khổ càng tột độ khi tương tư người, "Một Người chín nhớ mười mong Một Người", nhưng sự thật phũ phàng chua chát khi hiểu rằng "yêu người mà người chẳng yêu ta …" Đó là trạng thái đau đớn, tâm trạng xót xa của kẻ Thất Tình với nỗi cô đơn trước cái biển "sầu nhân thế" mênh mông bát ngát, chẳng có bến bờ, chẳng biết đi về đâu? Xin hãy xem thi sĩ Việt Hải định nghĩa "thất tình" như thế nào:
Ai ơi có biết thất tình?
Thất tình có nghĩa là mình cô đơn,
Thất tình có tủi, có hờn,
Hình như tôi đã có hơn nhiều lần,
Mười bảy rước họa vào thân,
Thư trao tình gởi để cần em thương,
Tiếc thay tình đã vấn vương,
Ngây thơ trong trắng tình trường không xong,
Tình đầu vốn đã không thông,
Bảy lăm chia cắt tình nồng sang sông,
Hăm lăm tưởng đã được lòng,
Theo em, em bảo: học xong hãy bàn,
Ối giời! tình lại sang ngang,
Bảy năm đại học chứa chan sách đèn,
Cuộc đời vẫn mãi tối đen,
Em đi, tôi lại một phen thất tình,
Băm lăm ngó lại chính mình,
Cu ki một bóng một hình như ai,
Cuộc đời chẳng được gì may,
Tình buồn tái phát như hai tình đầu,
Theo nàng vốn đã khá lâu,
Nhiều năm kinh nghiệm âu sầu yêu đương,
Vậy là ba bận nhớ thương,
Nhớ thương người cũ làm vương vấn tình,
Đời tôi thích chữ thất tình,
Con tim chung thủy để mình mộng mơ,
Yêu em là chuyện tình cờ,
Mất em cũng chuyện tình cờ mà thôi!
Thất Tình (Việt Hải)
"Đời tôi thích chữ thất tình" … tại sao một mình hứng chịu cái cảm giác bi quan đau đớn như vậy mà tác giả lại "thích" … phải chăng đó là sự dằn vặt cấu xé của nội tâm mà chẳng biết chia sẻ cùng ai… phải chăng "thích" là liều thuốc làm thuyên giảm cơn đau, âu cũng là tự mình an ủi mình thế thôi …" yêu em và mất em cũng chỉ là chuyện tình cờ mà thôi …"
Ngoài những thơ văn cách mạng, nói lên cái chí khí hạo nhiên , sự hiểu biết của sĩ phu và tinh thần trách nhiệm của kẻ sĩ, Cao Bá Quát cũng đã sáng tác một số thơ ca tụng tình yêu nam nữ. Họ Cao đã thi hỏng nhiều lần, mộng thi cử lều chõng "cứ ba năm lại đến một lần" của ông đã tan tành theo mây khói (suốt đời ông chỉ đỗ đến Cử Nhân). Chua cay, thất vọng và buồn bã, Cao thi sĩ đã lấy thú tiêu dao sơn thủy để giải sầu. Trên bước đường vô định, tình cờ người thơ đã gặp được một giai nhân mà ông đã tơ tưởng ngày đêm, mặc dầu ông đã có gia đình rồi. Hình ảnh của người thương trong mộng đã luôn chập chờn ẩn hiện trong trí tưởng của thi nhân, khó mà có thể xóa mờ. Và niềm vui hạnh ngộ với người thương chỉ là một hy vọng mong manh, khó mà đạt được. Cao Bá Quát đã giải bày nỗi lòng thương nhớ da diết đó qua bài thơ Hoài Nhân (Nhớ Người), đó là bài Hát Nói đủ khổ:
Giai nhân nan tái đắc, (1)
Trót yêu hoa nên dan díu với tình,
Mái Tây hiên nguyệt gác chênh chênh (2)
Rầu rĩ lắm xuân về, oanh nhớ
Phong lưu tài tử đa xuân tứ
Trường đoạn Tiêu nương nhất chỉ thư (3)
Nước sông Tương một dải nông sờ (4)
Cho kẻ đấy, người đây mong mỏi!
Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi!
Chữ chung tình biết nói cùng ai?
Trót vì gắn bó một hai …!
Hoài Nhân (Cao Bá Quát)
(1) Khó gặp lại người đẹp
(2) Trong truyện Tây Sương Ký chàng Trương Quân Thụy gặp nàng Thôi Oanh Oanh ở mái hiên phía Tây (thơ Dương Cự Nguyên),
(3) Người tài tử phong lưu có nhiều ý nghĩ về mùa Xuân
Đau lòng vì một lá thư của nàng Tiêu
(4) Tên một con sông bên Tàu chỉ sự chia ly
Thật ra hai câu thơ của Cao Bá Quát: "Nước sông Tương một dải nông sờ, Cho kẻ nay, người đây mong mỏi !" để ám chỉ đến một sự tích ngày xưa bên Tàu, qua bài thơ nổi tiếng Trường Tương Tư của Lương Ý Nương. Cũng như trong một bài thơ Tương Tư của Tú Mỡ có câu: "Mòn đuôi con mắt dải sông Tương" là cũng muốn ám chỉ đến sự tích của bài thơ Trường Tương Tư của Ý Nương: Vì ai nên nỗi nhớ cùng thương
Một mối tơ tình dạ vấn vương
Tựa gối mơ màng hình bạn ngọc
Thấy trăng nhớ tưởng bóng người vàng
Ruột tằm chín khúc vò tơ rối
Giấc điệp năm canh diễn khắc trường
Muốn nhắc cùng ai, ai nhắc hộ
Mòn đuôi con mắt dải sông Tương
Tương Tư (Tú Mỡ)
Chinh Phụ Ngâm có câu:
"Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Dương thiếp hãy trông sang..."
cũng lấy từ sự tích "Trường Tương Tư". Sông Tương phát nguyên từ tỉnh Quảng Tây, đổ vào hồ Động Đình. Sông Tiêu, từ tỉnh Hồ Nam, đổ vào sông Tương (Trung quốc). "Sông Tương" là biểu tượng "tương tư" của hai người yêu nhau phải xa nhau, thương nhớ nhau, "người đầu sông Tương, người cuối sông Tương". Đời hậu Chu, thời Ngũ-Quí ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương vừa đẹp lại hay chữ. Ở trọ nhà nàng có chàng Lý Sinh hàn sĩ phong lưu tuấn tú. Một đêm Trung thu hai người thưởng trăng gặp nhau trai tài gái sắc tâm đầu ý hợp nên sau đó thường hay lui trao đổi tâm tình. Cha của Ý Nương là Lương Công hay biết tức giận đuổi Lý sinh đi. Ý Nương lấy làm đau đớn sinh bịnh mới làm khúc Trường Tương Tư mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu ở chân trời xa thẳm. Thơ ai oán, bày tỏ nỗi niềm nhớ thương sâu kín của người thiếu nữ: "Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, song chẳng được gặp nhau". Ai đọc bài thơ cũng sa lệ. Lý Sinh nhận được bài thơ, đau lòng xót ruột, cảm xúc vô cùng đầm đìa nước mắt nhờ người mai mối đến năn nỉ với Lương Công xin hỏi cưới Ý Nương. Ban đầu Lương Công còn dùng dằng sau đọc được bài thơ của con gái mình, cảm động chấp nhận cho hai người thành duyên..
Trường Tương Tư
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngâm
Ngã hữu nhất thốn tâm
Vô nhân cộng ngã thuyết
Nguyện phong xuy tán vân
Tố dữ thiên biên nguyệt
Huề cầm thướng cao lâu
Lâu cao nguyệt hoa mãn
Tương tư đàn vị chung
Lệ trích cầm huyền đoạn
Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tương tư bán
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương Tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Mộng hồn phi bất đáo
Sở khiếm duy nhất tử
Nhập ngã tương tư môn
Tri ngã tương tư khổ
Trường tương tư hề trường tương tư
Trường tương tư hề vô tận cực
Tảo tri như thử quải nhân tâm
Hồi bất đương sơ mạc tương thức
Lương Ý Nương
Trường Tương Tư
Bản dịch 1
Tơi bời hoa lá rụng bay
Nhớ chàng đâu thấy …tháng ngày đợi mong
Đau lòng thiếp xót xa lòng
Ruột rà quặn thắt từng dòng lệ tuôn
Một mình thiếp hiểu thiếp buồn
Ai người chia sẻ cội nguồn ưu tư
Mây tan gió thổi phù hư
Nguyệt Hằng xao động lòng từ tâm giao
Ôm đàn đứng giữa lầu cao
Trăng khuya nở đóa hoa đào nguyên tiêu
Tương tư gẩy khúc nguyệt kiều
Lệ châu lã chã hồn phiêu du sầu
Sông Tương thăm thẳm đáy sâu
Tương tư da diết nỗi sầu hơn sông
Sông có đáy dễ dò sông
Sầu tương tư chỉ mênh mông vô bờ
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ
Bẽ bàng mình thiếp đợi chờ cuối sông
Nhớ thương xa cách mịt mùng
Nước sông thắm thiết ta cùng uống chung
Hồn mơ nhập cõi mông lung
Hẹn nhau chín suối ta cùng gặp nhau
Tương tư có bước qua cầu
Hẳn ai mới thấu nỗi sầu mênh mang
Trường tương tư mãi thênh thang
Nỗi thương vô tận cưu mang tháng ngày
Nếu mà hiểu được lòng này
Thà không quen biết phút giây từ đầu
Hải Đà (cảm dịch) Bản dịch 2
Tơi bời hoa lá rụng bay xa
Nhớ chàng đâu thấy …hút ngày qua
Đau lòng dạ thiếp buồn tê tái
Quặn thắt ruột tằm ngấn lệ sa
Một mình thiếp hiểu thiếp buồn thôi
Biết nói cùng ai nỗi ngậm ngùi
Gió cuốn mây trôi trời thảm thiết
Nỗi niềm oan trái Chị Hằng ơi!
Ôm đàn thiếp đứng giữa lầu cao
Nguyệt nở trời hoa rực ánh sao
Gẩy khúc tương tư sầu đứt ruột
Phím chùng ủ rũ lệ tuôn trào
Bến Tương thăm thẳm nước sông sâu
Da diết hơn sông một mối sầu
Sông dễ dò sâu nhờ có đáy
Tương tư vô tận bến bờ đâu?
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ trông
Còn thiếp mỏi mòn đợi cuối sông
Nhung nhớ nhau hoài sao chẳng thấy
Nước sông cùng uống nỗi lòng chung
Cõi nào hồn mộng biết về đâu
Chín suối chăng là chốn gặp nhau
Vương vấn tương tư rồi mới hiểu
Qua cầu mới thấu cảnh thương đau
Tương tư bất tận mãi chơi vơi
Nỗi nhớ vô biên suốt một đời
Nếu hiểu lòng người tha thiết ấy
Phút đầu thà…chẳng biết quen người!
Hải Đà (cảm dịch)
Thi sĩ Thái Thuận, biệt hiệu Lữ Đường sống vào đời nhà Lê, đã được nhiều người ca ngợi là thơ Ông không kém gì thơ Đường và thơ Tống. Nhà thơ Quách Tấn là người đã có công bỏ ra nhiều năm dịch và giới thiệu tác phẩm Lữ Đường Thi của thi sĩ Thái Thuận. Trong tập Lữ Đường Thi do thi sĩ Quách Tấn tuyển dịch (NXBVH) có bài thơ Vọng Phu Sơn, trong đó có hai câu "Tương Phi nhược thức tương tư khổ, bất tích ai huyền ký dữ văn":
Hóa thạch sơn đầu kỷ tịch huân
Thương tâm vô lộ cánh phùng quân
Thiên nhai mục đoạn niên niên nguyệt
Giang thượng hồn tiêu mộ mộ vân
Thanh lệ nhất ban hoa lộ trích
Ly tình vạn chủng thảo yên phân
Tương Phi* nhược thức tương tư khổ
Bất tích ai huyền ký dữ văn
Vọng Phu Sơn (Thái Thuận)
Dịch nghĩa:
Đầu non đã hóa đá bao nhiêu sáng tối rồi
Đau lòng không có đường gặp lại chàng lần thứ hai
Năm năm mỏi mắt nhìn bóng trăng cuối trời
Chiều chiều hồn tan theo những đám mây trên sông
Móc đọng trong hoa nhỏ từng hàng lệ trong trẻo
Khói vương trên cỏ nảy nở vạn mối tình biệt ly
Nàng Tương Phi nếu biết được nỗi khổ của kẻ tương tư
Chớ tiếc giây đàn não nuột, xin gửi đến cùng nghe
*Ghi chú: Tương Phi = nàng Phi ở sông Tương. Vua Thuấn băng hà, hai bà vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc ở sông Tương . Nước mắt lẫn huyết rơi vào thân trúc hóa thành những chấm đen. Cổ nhân gọi trúc ấy là Ban ban trúc, và gọi hai bà là Tương Phi. (trích "Lữ Đường Thi" - Quách Tấn tuyển dịch)
Hóa đá non cao chất tháng ngày
Gặp chàng biết có nẻo nào đây?
Chân trời mắt mỏi năm năm nguyệt
Mặt sóng hồn tan lớp lớp mây
Sương đọng lòng hoa rơi giọt thảm
Khói vương sắc cỏ rối niềm tây
Tương Phi ví biết tương tư khổ
Dây gởi sầu dây gởi gắm dây
Núi Vọng Phu (bản dịch Quách Tấn)
Có một bài thơ Tương Tư trữ tình và lãng mạn khác đã nói lên cái nỗi nhớ da diết của đôi trai gái đó là bài thơ Đường của Vương Duy. Nhà thơ Vương Duy đã dùng hình ảnh của cây đậu đỏ, bình thường trong cuộc sống hàng ngày mà họa một bức tranh thơ sống động hàm súc kể lại một câu truyện tình đẹp, để thầm nói lên nỗi yêu thương nhớ nhung thắm thiết này. Có một truyền thuyết ở đất Phương Nam - Trung Quốc có một thiếu phụ có chồng đi lính thú miền xa, chẳng may chồng chết ở biên cương, người thiếu phụ thường đứng dưới cây nầy nhớ chồng, không làm sao quên được, khóc thương đến chết rồi hóa thành hạt đậu đỏ (hồng đậu), mà người ta thường gọi là hạt "tương tư" để nói lên nỗi nhớ nhung trong tình yêu trai gái hoặc bạn bè . Hạt đậu đỏ (hồng đậu) trong một truyền thuyết đẹp đã trở thành một biểu tượng trữ tình quí giá cho tình yêu chung thủy và mối tương tư vô tận:
Tương Tư
Hồng đậu sinh nam quốc
Xuân lai phát kỷ chi ?
Nguyện quân đa thái hiệt
Thử vật đối tương tư
Vương Duy
Bản dịch:
Tương Tư
Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình
2- Nước nam đậu đỏ đâm chồi
Xuân về thắm nở xinh tươi trĩu cành
Chàng ơi hái nhé cho nhanh
Đậu xinh gợi nhớ tình xanh diệu huyền
Hải Đà phỏng dịch
Lý Bạch cũng đã dùng ngòi bút tuyệt vời để miêu tả về tình yêu, là một đề tài mà ít người muốn viết dưới chế độ phong kiến Trung Quốc, vì những quan niệm nghiệt ngã "văn dĩ tải đạo", "trọng nam khinh nữ", "tam tòng tứ đức", " tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" … hoặc những hủ tục bất nhân vì cái nhìn lệch lạc của giai cấp thống trị, tầng lớp quí tộc đầy quyền uy tối thượng . Thân phận của người phụ nữ bấp bênh "mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu". Những bài thơ như "Trường Tương Tư" của Lý Bạch đề cao tình yêu lãng mạn đối với người con gái đẹp, như những bông hoa quí hiếm có trong khu vườn Đường Thi trùng trùng điệp điệp… Người thơ đã đi ngược lại những giáo điều khắt khe, khô khan của Nho Học, để mà tự bộc lộ cảm xúc, nỗi lòng, tâm tình của mình một cách chân thật và phóng khoáng:
Trường Tương Tư - Kỳ nhất
Trường tương tư, tại Tràng An
Lạc vi thu đề kim tỉnh lan
Vi phong thê thê đàm sắc hàn
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan
Thượng hữu thanh mạc chi trường thiên
Hạ hữu lục thủy chi ba lan
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan san nan
Trường tương tư, tồi tâm can
(Lý Bạch)
Bản dịch:
Trường Tương Tư – bài 1
Trường An dằng dặc nhớ nhau
Giếng vàng vọng tiếng dế sầu kêu thu
Lung linh sắc lạnh sương mù
Nhớ nhung da diết đèn lu mờ dần
Cuốn rèm ngắm nguyệt thở than
Người thương ẩn hiện sau tàn mây trôi
Trên cao xanh thắm khung trời
Dưới con nước biếc chơi vơi sóng sầu
Trời cao đất rộng hồn đau
Mộng hồn khó đến dãi dầu quan san
Tương tư hoài .. đứt ruột gan
Hải Đà phỏng dịch
Trường Tương Tư - Kỳ Nhị
Nhật sắc dục tận hoa hàm yên
Nguyệt minh như tố sầu bất miên
Triệu sắc sơ đình phụng hoàng trụ
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền
Thử khúc hữu ý vô nhân truyền
Nguyện tùy xuân phong ký Yên Nhiên
Úc quân thiều thiều cách thanh thiên
Tích thì hoàng ba mục
Kim tác lưu lệ tuyền
Bất tín thiếp trường đoạn
Quy lai khán thủ minh kính tiền ...
Lý Bạch
Bản dịch:
Trường Tương Tư – bài 2
Hoa lồng sương khói hoàng hôn
Trăng soi ánh lụa lòng buồn thâu đêm
Phượng hoàng đàn sắt lặng câm
Uyên ương trỗi khúc đàn cầm thiết tha
Nhạc hay chẳng có ai ca
Yên Nhiên đón gió xuân xa gửi người
Nhớ chàng ngăn cách biển trời
Mắt xưa biếc ngọc chơi vơi sóng ngàn
Nay thành suối lệ tuôn hàng
Ai tin lòng thiếp vô vàn xót xa
Chàng ơi về ngắm gương nhà ...
Hải Đà phỏng dịch
Cái cảm nghĩ xúc động của tương tư bộc phát một cách tự nhiên và chân thành. Cái tình cảm đó là cơ sở gốc rễ để thơ phát triễn thành hình và giải bày tâm sự. Nỗi niềm thương nhớ và chia ly khó mà diễn tả thành lời. Nỗi nhớ càng dằng dặc, càng sâu thẳm, thì nỗi đau càng khắc khoải và tái tê biết chừng nào .."Nhất nhật bất kiến như tam thu hề "(một ngày không gặp dài như ba thu)
Hữu Sở Tư
Đương thì ngã túy mỹ nhân gia,
Mỹ nhân nhan sắc kiều như hoa.
Kim nhật mỹ nhân khí ngã khứ,
Thanh lâu châu bạc thiên chi nha.
Quyên quyên thường nga nguyệt,
Tam ngũ nhị bát doanh hựu khuyết.
Thúy mi thiền phát sinh biệt ly,
Nhất vọng bất kiến tâm đoạn tuyệt.
Tâm đoạn tuyệt kỷ thiên lý,
Mộng trung túy ngọa Vu Sơn vân.
Giác lai lệ trích Tương Giang thủy,
Tương Giang lưỡng ngạn hoa mộc thâm,
Mỹ nhân bất kiến sầu nhân tâm.
Hàm sầu cánh tấu lục ỷ cầm,
Điệu cao huyền tuyệt vô tri âm. Mỹ nhân hề! Mỹ nhân!
Bất tri vi mộ vũ hề! Vi triêu vân?
Tương tư nhất dạ mai hoa phát,
Hốt đáo song tiền nghi thị quân!
Lô Đồng
Nhớ ai
Khi say ta ở nhà nàng
Mặt hoa xinh xắn mịn màng thắm tươi
Bây giờ em bỏ ta rồi
Lầu xanh màn ngọc cuối trời khuất xa
Đêm rằm soi bóng trăng ngà
Lúc tròn khi khuyết xót xa tình sầu
Tóc huyền mắt biếc xa nhau
Thẫn thờ ngóng đợi lòng đau thắt lòng
Người xa nghìn dặm chờ mong
Ruột tằm quặn thắt mà lòng chẳng hay
Núi Vu nằm mộng khi say
Tỉnh ra mắt lệ nhỏ đầy sông Tương
Đôi bờ hoa cỏ ngát hương
Người đâu chẳng thấy lòng thương nhớ hoài
Ôm đàn gẫy khúc bi ai
Cung sầu đứt đoạn chẳng người tri âm
Bóng người yêu dấu trong tâm
Mưa chiều mây sớm âm thầm chẳng hay
Tương tư nở đóa mai gầy
Nhìn qua song cửa, bóng ai .. ngỡ mình
Hải Đà phỏng dịch
"Giác lai lệ trích Tương Giang thủy" (Tỉnh ra mắt lệ nhỏ đầy sông Tương) ... đôi trai gái gặp nhau để rồi chia xa, bịn rịn, chua xót, đau lòng, lệ tương tư cứ mãi rưng rức chảy ròng....
Ngô sơn thanh
Việt sơn thanh
Lưỡng ngạn thanh sơn tương tống nghinh
Thùy tri ly biệt tình
Quân lệ doanh
Thiếp lệ doanh
La đới đông tâm kết vị thành
Giang đầu triều dĩ bình
Trường Tương Tư (Lâm Bô)
Dịch nghĩa:
Núi Ngô xanh
Núi Việt xanh
Núi xanh hai bên bờ sông cùng đưa đón
Tình chia ly ai thấu rõ
Nước mắt chàng đầy
Nước mắt thiếp đầy
Lụa thưa kết chữ "đồng tâm" vẫn chưa xong
Ngoài sông nước triều đã bằng phẳng
(Ý nói nước triều lên rồi sẽ rút đi, như người gặp gỡ cũng sẽ chia ly)
Xanh xanh núi Việt, núi Ngô
Cùng nhau đưa đón đôi bờ núi sông
Chia ly ai hiểu thấu lòng
Lệ chàng lệ thiếp chảy ròng khôn vơi
Lụa "đồng tâm" kết chưa thôi
Đầu sông đã thấy nước triều lặng yên
Hải Đà phỏng dịch
Kết luận Những bài thơ Tương Tư là những bản hòa tấu của tình yêu muôn thuở, trong những cái vô tình và ngẫu nhiên mà chúng ta bắt gặp trên đường đời bất chợt một bóng dáng dịu dàng tha thướt nào đó, một hình ảnh bình dị chân quê ngập ngừng lặng lẽ, bên dòng sông bập bềnh trăng nước vơi đầy, tỏa hương thơm ngào ngạt vào khu vườn thân thiết ban sơ, hồn nhiên, lưu luyến của thuở ban đầu ai mà chẳng có ... Tương tư tạo ra những chuỗi hành động máy móc, những suy nghĩ vô thức ..(This movement is mechanical, these thoughts are involuntary – Honore Gabriel Riquetti), tạo thành một dòng nhạc sầu tha thiết, ảo não buồn lan một cách vô tình …
Ai nỡ đem sầu tương tư
Mà chất lên bến tình người
Đau đớn này lặng lẽ khó nguôi
Duyên cớ sao nói không nên lời.
Bến không thuyền thuyền không lái tình chẳng phai
Trái tim đơn côi này không đổi thay
Thuyền bỏ bến bến cũng ngẩn ngơ đắm say
Muôn kiếp bến tương tư mong chờ...!!!
(Bến Tương Tư – Nhạc Giao Tiên)
Nhưng trong cái vô tình đó ta đã bắt gặp nỗi xôn xao da diết, cái khắc khoải bồn chồn, cái bàng hoàng ray rứt của nỗi buồn không tên hay niềm vui nôn nao mênh mang nỗi nhớ, tất cả như nhảy múa đùa cợt trên đỉnh ngọn thời gian, rưng rưng ký ức gọi về từ một khung trời thanh thản, một nơi chốn xa xăm nào đó ... nơi đó là thế giới riêng của Tương Tư và từ đó đã nẩy sinh nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca, là những mầm xanh nhân ái cho hạt thơ vươn mình đâm chồi nẩy lộc:
Hồn tôi là một mảnh vườn
Trăm hoa đua nở, ngàn hương dịu hiền
Biết ai thấu được nỗi niềm
Tâm tôi là cả một miền Tương Tư (VNL)
Từ mảnh vườn tương tư đó, những ý thơ tỉnh dậy, tuôn trào, những âm thanh muôn nghìn cung bậc thánh thót ngân vang từ một tâm hồn thơ đồng điệu, một trái tim thơ xao xuyến...... trong những đêm dài thao thức nhớ và nhớ … vô vàn, tương tư vô tận …
Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
(Nguyễn Bính)
Hải Đà - Vương Ngọc Long
Tình khúc Trường Tương Tư
Nhạc: Mai Đức Vinh
Thơ: Vương Ngoc Long
Ôm đàn thiếp đứng giữa lầu cao
Nguyệt nở trời hoa rực ánh sao
Gẩy khúc tương tư sầu đứt ruột
Phím chùng ủ rũ lệ tuôn trào
Bến Tương thăm thẳm nước sông sâu
Da diết hơn sông một mối sầu
Sông dễ dò sâu nhờ có đáy
Tương tư vô tận bến bờ đâu
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ
Bẽ bàng mình thiếp đợi chờ cuối sông
Nhớ thương xa cách mịt mùng
Nước sông thắm thiết ta cùng chung ly
Hồn mơ nhập cõi mông lung
Hẹn nhau chín suối ta cùng gặp nhau
Tương tư có bước qua cầu
Hẳn ai mới thấu nỗi sầu mênh mang
Tương tư bất tận mãi chơi vơi
Nỗi nhớ vô biên suốt một đời
Nếu hiểu lòng người tha thiết ấy
Phút đầu thà…chẳng biết quen nhau
Trường Tương Tư (Lương Ý Nương)
Bản dịch Anh ngữ (Trần Bình Nhung)
Love-Struck
Flowers and leaves have fallen wildly.
Thinking of you, the unreachable one,
How sad I am,
Deep in my entrails, I am weeping now.
Alone, I felt my distress,
With whom can I share my worries?
Clouds dissipate under the growling wind,
O Moon, have pity on me.
Holding the lute, I stand on the high palace balcony,
By the moon at midnight, watching the flower bloom radiantly
I strummed the plaintive notes of the love serenade,
And could not refrain tears falling down my cheeks.
The Tuong river is so deep,
But more profound is the lancinating love.
The riverbed is attainable,
Whereas my sickness is unfathomable.
You are waiting at the source of the river
While I am pondering at its end.
A whole span separates us,
While we drink the same passion water.
Dreaming souls are called to join
At a rendez-vous in eternity.
Only the love-struck would know
How piercing the pain is.
The school of love is immeasurable,
And my longing for you, ageless.
If I ever experienced such feeling,
How much I would prefer not knowing you since the beginning.
Trần Bình Nhung
Hải Đà - Vương Ngọc Long
Theo http://www.vuonghaida.com/
Theo http://www.vuonghaida.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét