Ngạn ngữ Anh có câu con cái thường ngồi bên mẹ nhưng lại tin
tưởng ở người cha. Đúng vậy, nếu như mẹ là người chở che, vỗ về con thơ thì người
bố thường nhìn chúng bằng cái nhìn cương nghị và đôi khi có vẻ lạnh lùng. Nhưng
đằng sau cái vẻ dửng dưng ấy, có một thứ tình cảm khó có thể gọi tên nhưng lại
nằm trong tâm khảm. Phải chăng, đó là: TÌNH YÊU KHÔNG LỜI! Một thứ tình cảm rất
riêng mà cũng rất chung vượt ra biên giới của một quốc gia và xuyên qua nhiều
thời đại.
Rômêô và Juliet không đơn thuần là một câu chuyện tình của
đôi lứa xứng đôi, mà còn phản ảnh mối quan hệ ràng buộc giữa thuyết thống họ tộc
và gia đình. Bá tước Campiulet nổi lên với tư cách là người cha thương yêu con
rất mực và cũng rất đỗi vị tha.
Chúa trời ít khi để đàn ông khóc vì họ có thêm thiên chức là
trụ cột gia đình. Vì vậy họ không thể khóc, mặc dù có những nỗi đau - rất đau;
nỗi buồn - rất buồn.
Nếu như Montaghiu là bố đẻ của Rômêô thì Campiulet là thân phụ
của nàng Juliet. Khoảng cách giữa hai gia đình là hệ quả của mối thâm thù lâu đời.
Xuyên suốt tấn bi kịch, quá khứ bị đào đi bới lại không phải ở bản thân các
nhân vật mà chủ yếu xuất phát từ những tác nhân bên ngoài.
Thù hằn dòng họ bao giờ cũng bắt nguồn từ sự ghen tuông đố kị
để giành lấy cho mình sự được - mất; hơn - thua. Tuy nhiên, thế hệ Monta ghiu,
Campiulet đã có thể lặng yên nếu không có lời qua tiếng lại từ những chuyện
không đâu của đám thanh niên mới lớn.
Ngay từ mâu thuẫn mở đầu tác phẩm, Montaghiu đã lớn tiếng lấn
át hai họ Ai đào bới cái chuyện hiềm khích cũ thế này?. Chính Campiulet cũng thấy
rắc rối vì chuyện đó Montaghiu cũng bị buộc như ta!. Điều đó minh chứng rằng:
thật lòng họ, đã manh nha cho tư tưởng cởi trói sự thù hằn gia tộc!
Cùng là thân phận làm cha, Campiulet - Montaghiu là những
con người đầy đau khổ. Họ phải chấp nhận cái kết cục bi đát của mối thâm thù cố
hữu bằng cái chết của những đứa con nuôi nấng sinh thành.
Bổn phận làm cha, ai chẳng thương lấy cốt nhục của mình.
Nhưng nếu như Montaghiu hiện ra ở gần cuối tác phẩm với tư cách là người
cha đau đớn gục ngã trước cái chết của Rômêô thì Campiulet lại xuất hiện từ đầu
đến cuối tác phẩm với nhiều tâm trạng phức tạp. Người đọc có thể cảm nhận được
hành động, dáng dấp của ông qua mọi cử chỉ đến lời ăn tiếng nói.
Với ông, Juliet là báu vật, là điều quý giá nhất mà tạo hóa
mang đến trong cuộc đời mình. Chính vì vậy, trong mắt ông, Juliet lúc nào cũng
là cô con gái bé bỏng mà ông chưa thể yên tâm thả vào khoảng không tự do đầy cạm
bẫy.
14 tuổi, ở nước Anh (thời ấy), người ta đã có thể có con bồng
con bế. Bản thân mẹ Juliet đã từng nói: nhiều người còn ít tuổi hơn con, cũng
đã tay bồng, tay bế. Vậy mà con vẫn là con gái.
Nhưng với Camphiulet, nàng Ju hãy còn là con chim non yếu ớt
và ông hiểu hơn ai hết đời con gái như một bông hoa, nở sớm thì chóng tàn. Bởi
thế cho nên, ông nâng nui, trân trọng, đề cao vẻ đẹp cũng như tuổi thanh
xuân của nàng.
Mặc dù có phần khiêm tốn nhưng Campiulet vẫn không giấu
được niềm tự hào khi nói chuyện cùng công tước Parit về cô con gái rượu của
mình: Hãy nghe cho kỹ, nhìn cho tường mà chọn cô gái nào xứng đáng nhất. Mặc
dù một bông hồng chẳng đáng kể trong đám muôn hồng nghìn tía, nhưng nếu nhìn
cho tinh thì may ra cũng chẳng đến nỗi thua kém.
Trân quý tuổi thanh xuân của con, Campiulet không muốn ràng
buộc cô vào gánh nặng lập gia đình. Ông muốn để cô được là hoa vươn vai khoe sắc
trong nắng sớm bình minh. Ông đã tuyên bố: Con ta mới bước vào đời,nó chưa đầy
mười bốn tuổi. Hãy để cho cảnh huy hoàng của hai mùa hạ nữa tàn đi mới tính đến
chuyện chồng con. Ở thời đại ấy, suy nghĩ của Campuilet được coi là khởi đầu
cho tư tưởng tiến bộ, đề cao và giải phóng người phụ nữ khỏi những khuôn khổ,
ràng buộc của định kiến hủ tục.
Cuộc đời và sản nghiệp của người cha không gì khác ngoài con
cái. Họ cố gắng xây nên những bức tường cao chắc không vì lý do gì khác là bảo
vệ con mình. Dù nâng niu, giữ gìn nhưng Campuilet vẫn ý thức: con gái là con
người ta. Juliet là khúc ruột của ông nhưng hạnh phúc và cuộc đời nó lại thật sự
ở nhà khác với một người khác. Và Parit là chàng trai lọt vào tầm ngắm của ông.
Nếu như không có sự xuất hiện của Rômêô, thì Parit là mẫu hình lý tưởng về diện
mạo, công danh và địa vị, xứng đáng làm vị hôn phu của bất cứ cô nàng quý tộc
nào.
Khoan đã vội kết luận Campuilet là người áp đặt trong hôn
nhân, là người bất nhất trong suy nghĩ và hành động. Bởi thấu đáo đến cùng, ông
đang làm tròn bổn phận của một đấng sinh thành. Chữ phận gắn liền với trách nhiệm,
nghĩa vụ, vai trò yên bề gia thất cho con, vì con và càng là nỗi băn khoăn,bận
tâm nhất với một người cha giàu tình thương như Campiulet.
Nói đến tính cách của đàn ông phương Tây, người ta hay nhắc tới
tính độc đoán, chuyên quyền. Nhưng với Campiulet, ông là mẫu hình của lối sống
cấp tiến và thoáng đạt. Khi nghe thông báo sự có mặt của một phần tử thuộc dòng
dõi thù địch có mặt trong buổi dạ tiệc của gia đình, trái với người cháu là
Tibân đang điên lên như bị chọc tiết thì Campiulet lại bình tĩnh, điềm đạm. Ông
không tỏ ra ác cảm với bất cứ ai mà còn cổ vũ tán dương các chàng trai, cô gái
trong tuổi yêu đương hãy tuân theo nhịp của bước chân mình.
Gạt sự thù hằn sang một bên, Campiulet đưa ra nhận xét hoàn
toàn khách quan và tỉnh táo: Cháu hãy bình tĩnh để mặc nó. Nó đi đứng đường
hoàng lắm... Mà nói thực, thành Vênôrôn cũng tự hào về một chàng thanh niên
công tử, đức hạnh và mực thước như nó. Cho ta tất cả mọi của cải trong thành phố
này, ta cũng không muốn xảy ra trong nhà ta điều gì xúc phạm tới nó. Nói như vậy,
nếu như không vì áp lực của dòng họ, Rômêô có thể đã lọi vào mắt xanh của ông?!
Dốc hết tâm sức, vun vén tình cảm để cầu mong con có chỗ đậu
bình an, thế nhưng Campiulet đâu ngờ rằng, cô con gái rượu đã tơ tưởng tới một
người mà ông không nghĩ tới (nói đúng hơn là không dám nghĩ tới!), đó
chính là: Rômêô!
Cảm giác thương con, giận con, cùng một lúc song hành. Nếu như
Campiu let phu nhân chỉ thể hiện thái độ với những tiếng qua về, thì
Campiulet thể hiện bằng thái độ hằn học,oán giận.
Thương con - giận con - chưởi mắng con thậm tệ... Tất cả là bởi:
vì con! Sự thất vọng đã làm ông phải thốt lên: Trời đất ơi, tôi phát điên lên mất.
Ngày, đêm, bất kể giờ phút nào...tôi cũng lo lắng một điều là việc hôn nhân cho
nó... Ta thề là ta sẽ từ mi. Hẳn Campiulet đang giận con, giận chính bản thân
mình và giận chính cả tạo hóa sắp đặt trớ trêu!
Những tưởng người cha khổn khổ ấy sẽ được nguôi ngoai khi
nàng Juliet đồng thuận lên xe hoa cùng chàng Parit. Campiulet càng lăng xăng chạy
lui chạy tới, luôn miệng nhắc dàn đồng ca phải đúng giờ, đội nhà bếp nấu ăn
không được dè xẻn.... càng làm cho tấn bi kịch càng trở nên cao trào, bởi nó là
sự tương phản những trạng thái cảm xúc của một người cha trong ngày trọng đại
nhất của con gái mình.
Điều mà ông không mong muốn,không nghĩ đến đã tới. Khi mà nhũ
mẫu chỉ kịp thốt ra ôi ngày giờ thê thảm và Campiulet phu nhân ôi, giờ phút xót
xa, thì với Campiulet: niềm đau đã quặn xiết trong từng khúc ruột, đã bị xé
tung thành từng tiếng uất nghẹn
kiến xã hội. Thế nhưng, nếu như được đúc vàng ròng để khẳng định
mối tình sắt son thì nỗi đau vẫn còn đó. Mái tóc bạc của những đấng sinh thành
đã bạc lại bạc tâm can con ơi, con của cha ơi!... Trời hỡi trời, con ta đã chết
và nguồn vui của ta cũng mang theo con chôn vùi dưới đất.
Juliet là linh hồn, hơi thở,cuộc sống của cha nàng. Nàng và
Rômêô có thể gặp nhau ở một kiếp khác, nhưng nỗi đau thì đang hiện tồn với người
trần thế. Cái chết của họ như một thông điệp khẳng định sự vĩnh cửu của tình
yêu đôi lứa vượt qua những rào cản của định thêm. Hạnh phúc hay khổ đau của các
con, cha mẹ đâu thể là người ngoài cuộc. Cha mẹ đã cho ta rất nhiều, có bao giờ
ta nghĩ tới nó chưa?.
Ps: Tài liệu tham khảo: Rô mê ô và Juliet
Nhà xuất bản Văn học
- 2002.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét