Nhà văn Trình Quang Phú
Do đặc điểm nghề nghiệp, ông đi nhiều, các chuyến đi của ông
thấm đẫm sự suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tích lũy, rút ra các hệ luận. Ký
sự xứ người, một trong 3 tập sách vừa được NXB Thanh Niên ấn hành là một trong
những tác phẩm như thế.
Lẽ thường vào tuổi “xưa nay hiếm” người ta hay nghĩ đã làm
xong bổn phận, an nhàn, vui thú điền viên, với nhà văn, nhà báo, nhà khoa học,
GS-TS Trình Quang Phú thì ngược lại, ông không dừng nghỉ để ngẫm đời; trái lại,
sức sáng tạo trong ông vẫn như dòng sông cuồn cuộn chảy. Đúng ngày sinh nhật lần
thứ 77, nhà văn Trình Quang Phú cùng một lúc khai sinh ba đứa con tinh thần: Ký
sự xứ người, Còn một chữ tình và Người con gái Tuy Hòa.
Sinh ra ở quê hương Phú Yên, mảnh đất miền Trung nắng gió và
huyền thoại, 12 tuổi Trình Quang Phú đã theo cha tham gia cách mạng. Từ cậu
giao liên trong kháng chiến chống Pháp, người lính ở Mặt trận khu 5 đến nhà báo
của thời chống Mỹ, ông đã vượt lên chính mình, trở thành nhà ngoại giao, nhà
khoa học, nhà văn, nhà báo và còn là một doanh nhân thành đạt. Ông là tác giả của
gần 40 tập sách in riêng và in chung, với đề tài đa dạng về đất nước, con người
Việt Nam và bạn bè quốc tế. Có thể thấy, đề tài chủ yếu trên cánh đồng chữ
nghĩa mà nhà văn Trình Quang Phú đã dụng công cày xới trong hơn nửa thế kỷ qua
là viết về Bác Hồ kính yêu và những nhân chứng lịch sử, gắn liền với sự thăng
trầm của đất nước và dân tộc.
Trong số những tác phẩm in riêng, ông dành 6 tập viết về Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đó là các tác phẩm: Miền Nam trong lòng Bác, Người là niềm
tin, Đường Bác Hồ đi cứu nước, Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng... trong đó có những
tác phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng nước ngoài.
Dễ nhận ra, nhà văn Trình Quang Phú rất có duyên khi viết về
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ, các nhà hoạt động cách mạng tiền bối của Đảng
và quân đội ta.
Với lối viết dung dị, bút pháp tả thực, biết khai thác những
điều bình thường gây xúc động, tác phẩm của Trình Quang Phú dễ đi vào lòng người,
nhất là bạn đọc trẻ - một hiện tượng đặc biệt mà không phải nhà văn, người cầm
bút nào cũng có thể làm được. Điều đó lý giải, vì sao một số tác phẩm về Bác của
ông được tái bản đến hơn 15 lần. Ngoài mảng đề tài về lãnh tụ và nhân vật lịch
sử, Trình Quang Phú còn thành công ở các thể loại như truyện ngắn và đặc biệt
là ký sự.
Một tác phẩm của nhà văn Trình Quang Phú
Do đặc điểm nghề nghiệp, ông đi nhiều, các chuyến đi của ông
thấm đẫm sự suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tích lũy, rút ra các hệ luận. Ký
sự xứ người, một trong 3 tập sách vừa được NXB Thanh Niên ấn hành là một trong
những tác phẩm như thế. Có thể xem Ký sự xứ người như một cuốn nhật
ký sống động, hừng hực hơi thở cuộc sống về đất và người trên mọi nẻo đường nước
bạn - nơi in đậm dấu chân của nhà văn.
Từ Thăm Algieria, Ấn tượng Singapore, Huyền thoại Lang Ka Wi,
Campuchia - xứ sở nụ cười, Thăm nhạc sĩ thiên tài Mozart, Nước Nga mùa thu, Cảm
nhận xứ sở hoa anh đào... đến Những góc trời Tây, Mười ngày thăm Cali...
với sự cảm nhận tinh tế, vốn sống phong phú và sự từng trải, dưới ngòi
bút của ông những vùng đất lạ xứ người ấy như nét chấm phá trong bức tranh toàn
cảnh của một thế giới đầy biến động và phức tạp.
Đọc Trình Quang Phú, dễ nhận ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác
phẩm của ông là “Còn với non sông một chữ tình”. Chữ tình ấy là nguồn cảm hứng
sáng tạo của nhà văn khi ông viết về lãnh tụ, các nhà hoạt động tiền bối của Đảng
- một đề tài khó viết, vốn khô khan, nhưng với cách thể hiện của ông bỗng nhiên
trở nên cuốn hút.
Cũng từ chữ tình ấy, qua tác phẩm của nhà văn, bạn đọc có cảm nhận mới về những nhân vật nổi tiếng, mà cuộc đời và số phận của họ gắn liền với sự thăng trầm của đất nước như các đồng chí: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Bá Thanh, Trần Độ, Nguyễn Tạo, Vũ Tuyên Hoàng...; các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Võ An Ninh, Văn Cao, Trần Hữu Thung, Dương Thị Xuân Quý, Xuân Hồng... Với sự tinh tế trong cách nhìn và cái duyên trong bút pháp, mỗi bài viết của ông đều để lại sự suy ngẫm về nhân tình thế thái, về sự vô thường của tạo hóa và đặc biệt về sự thăng trầm khôn lường của sự nghiệp, cuộc đời.
Cũng từ chữ tình ấy, qua tác phẩm của nhà văn, bạn đọc có cảm nhận mới về những nhân vật nổi tiếng, mà cuộc đời và số phận của họ gắn liền với sự thăng trầm của đất nước như các đồng chí: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Bá Thanh, Trần Độ, Nguyễn Tạo, Vũ Tuyên Hoàng...; các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Võ An Ninh, Văn Cao, Trần Hữu Thung, Dương Thị Xuân Quý, Xuân Hồng... Với sự tinh tế trong cách nhìn và cái duyên trong bút pháp, mỗi bài viết của ông đều để lại sự suy ngẫm về nhân tình thế thái, về sự vô thường của tạo hóa và đặc biệt về sự thăng trầm khôn lường của sự nghiệp, cuộc đời.
Không có tình yêu quê hương, không có ý chí, nghị lực và quyết
tâm, vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, Trình Quang Phú không thể cùng một
lúc trở thành nhiều “nhà”, đóng nhiều “vai” và hầu như vai nào cũng thành công,
để lại ấn tượng sâu sắc. Doanh nhân Trình Quang Phú và người bạn đời thân yêu của
ông, cùng cộng sự, với quyết tâm và chữ tình đã biến núi Thơm - vùng đất hoang
sơ ven biển miền Trung thành Khu du lịch Sao Việt nổi tiếng nhất Phú Yên và khu
vực. Như cha ông ta thường nói “gừng càng già càng cay”, mong rằng nhà văn
Trình Quang Phú mỗi lúc tình càng nồng, sức sáng tạo càng trào dâng, tiếp tục
cho ra đời những tác phẩm để đời và gửi tới non sông nhiều chữ tình!.
TRẦN THẾ TUYỂN
Trả lờiXóave may bay eva airline
đặt vé máy bay đi mỹ online
phòng vé korean air
vé máy bay đi mỹ rẻ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich