“Bài ca trăng sáng” ngân vang
giữa núi rừng Tây Bắc
“Linh giác đây là vùng đất, vùng thẩm mỹ đầy bí ẩn đã mê hoặc
tôi ngay từ khi tôi vừa đặt chân lên mảnh đất Lào Cai, vùng địa đầu của Tổ quốc”.
Bạn đọc văn học Việt Nam hẳn không còn xa lạ với nhà văn Ma
Văn Kháng, một nhà văn người Hà Nội nhưng cả cuộc đời cầm bút, ông đã dành trọn
tình yêu cho mảnh đất thiêng Tây Bắc mà ông vẫn gọi đó là máu thịt của mình.
Bài ca trăng sáng là tên tập truyện mới nhất của nhà văn
Ma Văn Kháng gồm bốn truyện: Con Clếch của tôi, Bài ca trăng sáng, Vợ chồng
Mìn và những đứa con, Thím Hoóng. Bốn truyện ngắn là bốn bức tranh sinh động phản
ánh chân thực về cuộc sống của những con người nơi núi rừng Tây Bắc, mảnh đất
mà nhà văn đã có một thời gian dài gắn bó.
Cả cuộc đời cầm bút, nhà văn dành trọn tình yêu cho mảnh đất
thiêng Tây Bắc mà ông vẫn gọi đó là máu thịt của mình. Chính ông đã có lần chia
sẻ: “Linh giác đây là vùng đất, vùng thẩm mỹ đầy bí ẩn đã mê hoặc tôi ngay từ
khi tôi vừa đặt chân lên mảnh đất Lào Cai, vùng địa đầu của Tổ quốc”. Có lẽ
chính bởi vậy mà những trang viết về mảnh đất Tây Bắc của nhà văn cứ thổn thức
một thứ tình cảm thiêng liêng, máu thịt đưa người đọc đến gần hơn với giá trị
nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Và độc giả sẽ bắt gặp thứ tình cảm thiêng liêng ấy khi nghe
câu chuyện về chú chó Clếch trong Con Clếch của tôi.
Trong chiến tranh, mọi thứ đều có thể xảy ra, kể cả với cuộc
đời của một chú chó bé nhỏ có cái tên là Clếch. Chiến tranh là nguyên nhân khiến
Clếch bị hất văng ra khỏi vòng tay của mẹ. Nó cô đơn! Nó tủi thân! Nhưng nó vẫn
may mắn vì được bà con người Dao cưu mang, được cậu bé Phìn chăm sóc và yêu
thương. Bằng tình cảm chân thành, bà con dân tộc Dao ở ngôi làng Tòng Sành đã dần
xoa dịu vết thương trong lòng nó, họ dang rộng vòng tay đón nhận Clếch như một
thành viên mới của bản. Cảnh Clếch rúc rúc mũi vào bầu ngực của chị Khoang mà
ngỡ như bầu ngực mẹ..., để rồi cái lúc tưởng chừng như mẹ con Clếch được trùng
phùng thì viên đạn của tên quan ba Gia-manh đã lạnh lùng cắt phăng giờ khắc ấy,
xé toạc trái tim Clếch và đẩy cảm xúc người đọc đến giới hạn của đau xót. Và
cũng chính lúc ấy giá trị nhân văn của truyện lại tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Nếu truyện Con Clếch của tôi đưa độc giả đến những
giây phút tột bậc của xúc cảm đau xót, yêu thương, căm phẫn thì Bài ca
trăng sáng lại như một nốt nhạc trầm về tình người Phù Lá. Tuy người Phù
Lá không có chữ viết, thậm chí họ đánh mất cả tiếng nói, thế nhưng những gì họ
làm, những gì họ thể hiện lại “chứng tỏ là những nhân cách vô cùng cao quý và lớn
lao”.
Đọc Bài ca trăng sáng, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra có một sự trùng hợp đến lạ lùng ở cái cách mà ông già Chẩn Khu và chị Chin thể hiện khi anh Chẩn Hồ hi sinh. Một người là bố chồng, một người là con dâu, cả hai đều muốn giấu nhau về cái chết của con, của chồng mình. Họ giấu người còn lại là đứa con đứa cháu bé bỏng bằng cách nén đau thương và nhờ đêm tối xóa nhòa những giọt nước mắt lăn vội. Để rồi sáng mai kia, họ lại dậy sớm, lại tham gia lao động sản xuất cùng cộng đồng, góp sức cho đất nước.
Đọc Bài ca trăng sáng, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra có một sự trùng hợp đến lạ lùng ở cái cách mà ông già Chẩn Khu và chị Chin thể hiện khi anh Chẩn Hồ hi sinh. Một người là bố chồng, một người là con dâu, cả hai đều muốn giấu nhau về cái chết của con, của chồng mình. Họ giấu người còn lại là đứa con đứa cháu bé bỏng bằng cách nén đau thương và nhờ đêm tối xóa nhòa những giọt nước mắt lăn vội. Để rồi sáng mai kia, họ lại dậy sớm, lại tham gia lao động sản xuất cùng cộng đồng, góp sức cho đất nước.
Cũng là những “con người bình dị, không tên tuổi, danh tiếng,
sống bằng lao động lương thiện của chính mình”, Vợ chồng Mìn và những đứa
con đã để lại ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện về gia đình họ cứ nhẹ nhàng, giản
dị như câu chuyện của rất nhiều gia đình dân tộc Tày khác trên mảnh đất Tây Bắc.
Tình yêu của người vợ là động lực để anh Mìn có thể tiếp tục con đường mà anh
đã chọn khi còn trẻ. “Con đường đương đầu với sự sống và trở thành một con người
tự đứng dậy từ chết chóc, thương tật.” Giọng văn kể chuyện vô cùng trong
sáng, giản dị của Ma Văn Kháng trong câu chuyện về Vợ chồng Mìn và những đứa
con là những ngụm nước trong veo mà tác giả muốn đem đến để tưới mát tâm hồn
người đọc.
Giữa cái tình người trong trẻo, thánh thiện, Thím Hoóng giống
như hiện thân của một nỗi đau thời đại. Nỗi đau của Thím cũng là nỗi đau của xã
hội giai đoạn chứng kiến những người trẻ bị tư tưởng lệch lạc làm tha hóa về đạo
đức và lối sống. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của thím khi cái Léng, đứa con bà
yêu thương nhất lại ruồng rẫy bà. Tình mẫu tử thiêng liêng ngang nhiên bị tước
đoạt. Tìm hiểu Thím Hoóng bạn sẽ biết được thêm cả một giai đoạn đau
thương của những người dân tộc Hoa nơi biên cương phía Bắc Việt Nam và bạn sẽ
chợt nhận ra rằng, dù một hệ tư tưởng nào đó có thể tước đoạt đứa con của một
người mẹ nhưng không bao giờ tước đoạt được tình người trong sáng vô ngần của
những người con nơi mảnh đất Tây Bắc thiêng liêng.
Với giọng kể và bút lực của một bậc thầy trong văn đàn Việt
Nam, nhà văn Ma Văn Kháng đã tạo ra những “thước phim” vô cùng quý báu về mảnh
đất và con người Tây Bắc. Để đọc và thêm yêu một góc ruột thịt của đất nước
mình.
Thu Duyên
Trả lờiXóaeva airline vietnam
book vé máy bay đi mỹ
korean airline
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
giá vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich