Nhiều người cho rằng, hiện nay bài hát mới hay là rất hiếm. Tại
các sân khấu biểu diễn, trên màn hình và trên sóng phát thanh vẫn thường xuyên
xuất hiện những ca khúc mới, nhưng gây được ấn tượng cho người nghe thì quá ít.
Tất cả dường như lào phào, dông dài rồi trôi lướt đi, chẳng còn đọng lại chút
gì trong lòng người nghe.
Nhận định đó đâu phải là khó tính, khắt khe mà đúng sự thật.
Hãy thử điểm lại, trong mươi năm trở lại đây, số lượng ca khúc khiến công chúng
thích thú, truyền tụng là bao nhiêu? Có lẽ nghĩ mãi người ta cũng không dễ dàng
khẳng định đó là bài nào, bởi vì có thể nhắc tới một số bài được coi là nổi tiếng,
nhưng không phải mọi tầng lớp công chúng đều thích, nhất là những người có gu
thẩm mĩ cao.
Ở đây, lại xin được trở lại một điều mà rất nhiều người ngộ
nhận: Khái niệm về "nhiều người ưa thích". Lâu nay, trên các phương
tiện truyền thông, nhất là truyền thanh, truyền hình thường hay xuất hiện cụm từ
"Nhiều người ưa thích" để nói đến những tác phẩm, nghệ sỹ được một số
người ái mộ. Nhưng đó chỉ là một bộ phận công chúng, chủ yếu là lớp trẻ ở thành
thị.
Ví như một số "sao", rồi "ông hoàng",
"bà hoàng" nhạc Việt hoặc một số nhạc sỹ sáng tác. Còn đại đa số người
thưởng thức gồm đủ mọi tầng lớp xã hội, lứa tuổi, khu vực địa lý thì đã không để
ý, thậm chí còn dị ứng khi thấy họ xuất hiện bởi cách trình diễn xa lạ với
phong cách truyền thống, cách ăn mặc phản cảm, thái độ phục vụ chưa thực sự tôn
trọng công chúng. Như vậy thì không thể gọi được là "nhiều người ưa
thích" mà chỉ có thể nói là "một bộ phận công chúng" mà thôi.
Lại có người nhận xét: Những năm chiến tranh chống Pháp, chống
Mỹ, chúng ta có nhiều bài hát hay. Quả rất đúng. Bằng chứng là đến tận hôm nay
và có lẽ còn rất lâu nữa, người ta vẫn còn mê đắm, thích nghe và thích hát rất
nhiều bài mà có thể kể tới một số tiêu biểu ra đời trong kháng chiến chống Pháp
như “Làng tôi”, “Ngày mùa”, “Quê em”, “Lên ngàn”, “Con kên xanh xanh”, “Lá
xanh”, “Nhạc rừng”, “Sông Lô”, “Hò kéo pháo”, “Hành quân xa”, “Vì nhân dân quên
mình” và vô số ca khúc ra đời giai đoạn chống Mỹ...
Dù có dễ tính và sẵn sàng cảm thông cũng không thể chối bỏ một
sự thật: Bài hát hay hiện nay quá ít. Vì sao? Do đâu? Để lý giải cặn kẽ, ngọn
ngành, có sức thuyết phục rất cần cắt nghĩa ở bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội,
đời sống tâm lý người sáng tác… Ở đây, tôi chỉ muốn nói đến một căn nguyên dẫn
đến tình trạng trên. Đó là phương thức tổ chức sáng tác và hoàn cảnh ra đời cụ
thể cho những bài hát.
Nhạc sĩ Hoàng Vân với những nhạc phẩm nổi tiếng như:
“Bài ca xây dựng”, “Quảng Bình quê ta ơi”,...
Bây giờ, giới nhạc sĩ cho ra đời bài hát từ 3 động lực sau: Một
là viết theo "com măng". Hai là tham dự những cuộc vận động, cuộc thi
và ba là viết theo hứng thú. Còn ngày xưa, lúc kháng chiến, giai đoạn có được
nhiều bài hát hay như đã nói, hầu như người ta chỉ sáng tác theo hứng thú, theo
sự thôi thúc tự nhiên của trái tim, tức là động lực thứ ba. Cũng có khi sáng
tác theo một sự gợi ý cụ thể nào đó của một người nào đó (thường là các đồng
chí lãnh đạo) nhưng không hề hứa hẹn, và không có một khoản đãi ngộ nào về vật
chất.
Ví dụ như trường hợp Văn Cao sáng tác “Tiến quân ca”; “Công
nhân Việt Nam”; Đỗ Nhuận viết “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”; Văn Chung viết
"Hò dân cày". Tuy có thể từ một sự gợi ý, nhưng các nhạc sĩ ngày trước
đã viết bằng gan ruột, máu thịt của mình, bởi họ luôn trăn trở, thậm chí bức
xúc điều họ viết. Còn ngày nay?
Một ngành, một địa phương nào đó muốn có bài hát bèn nghĩ tới
việc mời một số tên tuổi nhạc sĩ, thường là ở lớp lão thành (hoặc không có tên
tuổi nhưng đang chốt giữ một số cửa cần thiết như phụ trách âm nhạc ở các đài
phát thanh, truyền hình) mà không hề nghĩ tới họ có am hiểu lĩnh vực địa phương
mình không, phong cách sáng tác của họ thế nào, và nhất là họ có còn sức viết
tươi trẻ, độc đáo nữa không?
Ngày xưa, khi các nhạc sĩ vừa nhắc ở trên được gợi ý sáng
tác, họ đều ở độ tuổi rất trẻ. Trường hợp Văn Cao viết "Tiến quân ca"
khi ông mới 21 tuổi là một ví dụ. Bây giờ các nhạc sĩ được "com-măng"
đa số là ngoài 60 tuổi. Cho nên đã từng có trường hợp một nhạc sĩ nọ tuổi đã
khá cao, tên thì có đấy nhưng tài thì vừa phải, do công tác ở cơ quan Hội Nhạc
sĩ mà luôn được các nơi mời mọc, "com-măng". Vì viết nhiều quá nên
luôn phải có "lương khô". Ông đã lấy bài hát từng viết cho địa phương
trước, tước bỏ lời, đặt lời mới cho phù hợp với địa phương sau. Việc bị phát hiện,
vị nhạc sỹ nọ không bao giờ dám trở lại địa phương kia nữa.
Khi hàng loạt tỉnh, huyện được tách ra đã tốn khá nhiều tiền
của cho những đợt tổ chức sáng tác tỉnh ca, huyện ca theo cung cách trên, rốt
cuộc vẫn hiếm có bài được dân địa phương chấp nhận. Những cuốn băng hình, băng
tiếng được phát sóng một lần rồi bỏ xó để vĩnh viễn trôi vào quên lãng. Trong
khi đó, chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ hơn để tổ chức công khai một cuộc thi
sáng tác thì người ta lại ngần ngại.
Thực ra địa phương nào cũng đều muốn cơ sở mình có được bài
hát hay, nhưng công việc lại được trao cho ngành Văn hóa đứng ra tổ chức sáng
tác. Họ ngại hình thức vận động rộng rãi vì vừa mất thời gian, lại không mời được
những nhạc sĩ có quan hệ thân thiết, như ý. Chưa kể tới những "dích dắc"
tế nhị bên trong. Vậy là những chuyện ngoài nghệ thuật đã ảnh hưởng không nhỏ đến
việc cho ra đời sáng tác, mà chất lượng thẩm mỹ chỉ có thể đạt được khi người
sáng tạo có cái tâm trong sáng, hồn nhiên.
Ngày xưa, người nhạc sĩ sáng tác bằng trái tim, bằng sự rung
động mãnh liệt, sự đồng cảm lớn lao với mọi diễn biến, thăng trầm của đất nước,
dân tộc. Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng sống mãi trong lòng nhiều thế hệ Việt Nam
của các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi… cho đến phút
cuối cùng, tác giả không hề nhận được tiền ở đâu gọi là nhuận bút.
Tất nhiên, bù lại là sự ngưỡng mộ, cảm phục của triệu triệu
trái tim đối với các nhạc sĩ. Còn bây giờ, nhiều bài hát viết ra theo kiểu
"com-măng" nói trên mãi mãi chỉ là một mảnh giấy, thậm chí nghe lần đầu
người ta còn thấy nhạt nhẽo, mỏi mệt.
Còn các cuộc vận động hoặc thi sáng tác? Thực tế gọi là
"vận động" cốt để cho thoải mái, thoáng hơn, cho bớt sự gò bó, có vẻ
quan trọng hóa hoặc cho tế nhị khi phải có người này cho điểm bài của người
khác khi cùng là nhạc sĩ, chứ thực chất thì "vận động" và
"thi" sáng tác chỉ là một kiểu, vì đều có ban giám khảo để xét và
trao giải thưởng ở các mức tiền khác nhau.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với những nhạc phẩm nổi tiếng
như: “Một khúc tâm
tình người Hà Tĩnh”,
“Dáng đứng Bến Tre”, “Bài ca năm tấn”,...
Tình hình cho thấy là càng ngày, những cuộc như thế càng ít
đi. Đã ít, lại tổ chức thiếu thuyết phục, gây sự phản ứng trong giới nhạc sĩ.
Thứ nhất là có những cuộc viết viết không công khai, rộng rãi, cứ úp úp mở mở,
có tính chất "thông báo trong diện hẹp, ai biết thì gửi, kẻo đông quá, làm
sao đọc bài xuể được" (nguyên văn lời nói của một thành viên ban tổ chức một
cuộc thi sáng tác).
Thứ hai, nhiều cuộc vận động đã có tình trạng: Hầu hết những
người ở cơ quan đứng ra liên đới tổ chức lại trúng giải. Điều này rõ ràng đã hạn
chế tính thuyết phục đối với dư luận. Vậy nên để có được bài hát hay, vẫn rất cần
gia tăng nhiều cuộc vận động sáng tác. Nhưng cần công bố công khai, rộng rãi;
và các ngành, đoàn thể cứ việc độc lập đứng ra tổ chức, chỉ cần mời một vài nhạc
sĩ giỏi, có uy tín làm cố vấn.
Còn ban giám khảo thì không nhất thiết toàn nhạc sĩ, mà chỉ cần một hai bậc thầy nào đó, vô tư và đàng hoàng, có sức thuyết phục, còn thì hãy sử dụng giám khảo là những đồng chí lãnh đạo ngành (lĩnh vực đó) có hiểu biết, có gu âm nhạc, đặc biệt là tham khảo thêm điểm của một số "giám khảo nhân dân" có thể là những nhà báo sành âm nhạc. Và tất cả phải cho điểm kín, sau khi giấu tên các tác giả. Những người có chân trong ban tổ chức, giám khảo dù chỉ là sơ khảo, cũng dứt khoát không có bài dự. Nếu tiếc tác phẩm, sợ uổng phí - đây cũng là một tâm lý chính đáng- thì xin không làm giám khảo.
Còn ban giám khảo thì không nhất thiết toàn nhạc sĩ, mà chỉ cần một hai bậc thầy nào đó, vô tư và đàng hoàng, có sức thuyết phục, còn thì hãy sử dụng giám khảo là những đồng chí lãnh đạo ngành (lĩnh vực đó) có hiểu biết, có gu âm nhạc, đặc biệt là tham khảo thêm điểm của một số "giám khảo nhân dân" có thể là những nhà báo sành âm nhạc. Và tất cả phải cho điểm kín, sau khi giấu tên các tác giả. Những người có chân trong ban tổ chức, giám khảo dù chỉ là sơ khảo, cũng dứt khoát không có bài dự. Nếu tiếc tác phẩm, sợ uổng phí - đây cũng là một tâm lý chính đáng- thì xin không làm giám khảo.
Khắp nơi chúng ta đang ủng hộ tính dân chủ. Mong rằng trong
lĩnh vực sáng tác âm nhạc, nhất là công việc tổ chức để cho ra đời các bài hát,
rất nên phát huy điều đó. Tình trạng "bế quan tỏa cảng", "cấm vận",
mạnh ai nấy làm, ai có sức cứ việc chạy ("sức" ở đây đáng buồn lại
không phải là tài năng sáng tạo mà là những mánh khác nằm ngoài trí tuệ sáng
tác) chừng nào còn tồn tại, chừng đó sẽ không thể mong có được nhiều bài hát
hay ra đời.
Chỉ có những nỗ lực lớn, sự công minh, sòng phẳng, bình đẳng
đối với tất cả các chủ thể sáng tạo mới mong cải thiện được tình hình. Trách
nhiệm thuộc về ai? Những cơ quan chức năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật,
các hội âm nhạc, các cơ quan tuyên truyền, phổ biến âm nhạc chắc chắn phải nhận
ra vai trò, sứ mạng của mình.
Nguyễn Đình San
đặt vé máy bay eva air
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
mua vé máy bay korean air
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich