Tiếng Khèn được coi là linh hồn của người Mông để gửi gắm, thể
hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên hùng
vĩ.
Trong những ngày lễ Tết, cùng với những trò chơi dân gian thì
nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông để gửi gắm, thể hiện tiếng
lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên hùng vĩ. Tiếng
Khèn còn có thể giúp họ giao tiếp giữa dương gian, thần linh và cõi âm.
Con trai Mông từ nhỏ đã biết đến tiếng Khèn và khi 13 đến 15
tuổi đã có cây Khèn trên vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Khi buồn, khi vui,
người Mông đều mang Khèn ra thổi, gửi cả tâm tư, tình cảm của mình vào tiếng
Khèn. Theo quan niệm của người Mông thì dù đi đâu, làm gì, cây Khèn vẫn luôn
bên mình như một vật dụng cần thiết. Trong những dịp lễ, Tết, tiếng Khèn vang vọng
khắp núi rừng. Người già trong bản vẫn bảo: Tiếng Khèn là phần hồn của người
Mông. Những chàng trai Mông thổi Khèn hay, múa Khèn dẻo luôn nhận được sự quý mến,
nể phục của nhiều người.
Múa khèn.
Anh Và Giống Nỏ, một nghệ nhân thổi Khèn ở Bản Bó, xã Pá
Long, huyện Thuận Châu chia sẻ: “Đối với người Mông, trong phong tục tập
quán dù cưới hỏi hay ma chay, lễ hội đều sử dụng đến Khèn. Tiếng Khèn luôn được
mở đầu cho tất cả. Vì tiếng Khèn còn thay lời của những người đang sống để nói
chuyện với người dưới cõi âm, hay trong cưới hỏi tiếng Khèn còn thay
lời nhắn nhủ của bố mẹ, anh chị em gửi cho con gái khi về nhà chồng…”.
Để có được một cây Khèn vang âm đúng điệu Mông, không phải ai
muốn cũng làm được và cũng không có nơi nào dạy làm Khèn chuyên nghiệp. Thường
thì các gia đình nghệ nhân làm Khèn Mông sẽ tự đúc rút kinh nghiệm để "cha
truyền con nối".
Người làm phải lặn lội vào rừng tìm những cây gỗ pơ mu to, thẳng,
cây gỗ được cắt khúc dày từ 80 - 90cm, bổ đôi và khoét rỗng theo chiều dài thân
cây, rồi áp hai thân cây lại như cũ, buộc chặt để nhựa tự kết dính. Những đoạn
gỗ tươi này được đem về để khô trên gác bếp, rồi mới tạo hình dáng bầu, khoét
các lỗ trên thân để lồng các ống trúc vào. Ống làm Khèn gồm sáu ống trúc lớn,
nhỏ, dài, ngắn khác nhau là những thân trúc, thẳng đẹp. Sáu ống trúc được xếp gọn
song song với nhau trên thân Khèn, tương tự cho tình anh em tụ họp.
Về cách làm Khèn, Anh Và Giống Nỏ cho biết thêm: “Sáu ống
trúc làm Khèn là những cây trúc trên 10 năm và không phải loại ống trúc nào
cũng làm được (tiếng Mông gọi shôngz kênhs). Những ống trúc được chặt về rồi
đêm phơi khoảng một tháng để khô vàng. Sau đó người làm phải đem ngâm
trong nước đun sôi để dẻo, dễ uốn, cây không bị mọt, không bị vỡ rồi mới đem ra
khoét lỗ gắn vào thân Khèn tạo thành những ống Khèn”.
Tiếng Khèn khi ngân lên đi kèm theo các vũ điệu đều thể hiện
được sự tinh tế, khéo léo của người con trai Mông. Thông qua tiếng Khèn, qua từng
động tác, người biểu diễn đều gửi gắm những ấn tượng khó quên đến với người
nghe và người xem.
Khèn là một loại nhạc cụ độc đáo của người Mông. Nhưng bây giờ
ở bản Bó cũng như nhiều nơi khác, những người am hiểu sâu sắc về cây Khèn như
anh Và Giống Nỏ không còn nhiều, ít người còn dành thời gian để học thổi và múa
Khèn, bởi múa Khèn bài bản rất khó. Anh Vàng A Của được anh Và Giống Nỏ dạy thổi
và múa Khèn cho biết: Múa Khèn rất khó, đã học nhiều nhưng anh cũng chưa thể am
hiểu hết được những giai điệu của Khèn. Đồng thời, khi thổi phải kết hợp các vũ
điệu như: Đan chân, nhảy tiến, nhảy lùi, nhào lộn, vặn người làm sao cho điệu
múa phải phù hợp với tiếng Khèn vang lên.
Niềm mong mỏi nhất của anh Và Giống Nỏ và những người yêu tiếng
Khèn Mông là chiếc Khèn Mông và những điệu múa Khèn vẫn sẽ được lưu giữ, truyền
dạy từ thế hệ này đến thế hệ khác. Để những giai điệu Khèn còn được giữ mãi như
một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
eva air việt nam
vé máy bay đi california
hãng hàng không korean air vietnam
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich