Kỷ niệm không là sông mà vẫn chảy tràn trong ký ức; kỷ niệm
không là sóng mà vẫn dạt dào mãi trong lòng... Hội Khoa 40 năm, dấu ấn thời
gian gợi miền ký ức, thôi thúc chúng tôi tìm về những khoảnh khắc của những năm
tháng tuổi trẻ đã sống và học tập dưới mái trường ĐHSP Quy Nhơn ngày ấy. Chúng
tôi vinh dự là một nốt son trong hành trình 40 năm phát triển của Khoa Ngữ Văn
trường ĐHSP Quy Nhơn.
Lớp Ngữ văn khóa 13 gồm lớp Văn A và Văn B, nhập học từ tháng 9 năm 1990 và ra trường tháng 7 năm 1994. Bốn năm học tập, rèn luyện và vui sống trong khung trời đại học, lớp chúng tôi được sự hướng dẫn và chủ nhiệm của thầy Huỳnh Chương Hưng, cô Trần Diệu Nữ, thầy Phạm Hồng Thủy, thầy Nguyễn Văn Đấu. Thầy Huỳnh Văn Trứ, cô Nguyễn Thị Mai cùng các thầy cô khác trực tiếp giảng dạy như: thầy Nguyễn Xuân Nhân, thầy Nguyễn Văn Giai, cô Phan Ngọc Thân, thầy Nguyễn Khánh Nồng, thầy Nguyễn Văn Minh, thầy Bùi Văn Lợi, thầy Nguyễn Ngọc Quang, cô Lê Hải Vân, thầy Trương Văn Sinh, cô Bùi Thị Kim Hạnh, thầy Trần Thanh Phương, thầy Lê Từ Hiển, thầy Nguyễn Thanh Sơn, thầy Mai Xuân Miên, thầy Nguyễn Quang Cương, thầy Võ Lý Hòa….Hai mươi mấy năm ra trường nhưng hình ảnh những thầy cô đáng kính vẫn luôn đọng lại trong kí ức mỗi người. Vẫn còn nhớ nét chữ chân phương mà chuẩn mực của thầy Giai ghi trên bảng cùng với lời giảng đầy tâm huyết và những lời góp ý chân tình nhẹ nhàng, sâu sắc; những giờ học văn học dân gian của thầy Nhân và cô Thân như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn; cảm nhận được sự xót xa cho thân phận nàng Kiều qua gương mặt rất phiêu của thầy Nguyễn Ngọc Quang tài tử. Nhớ những giọt nước mắt của thầy Minh khi thầy nhập tâm vào bài giảng, nhớ chất men say trong thơ Lý Bạch qua lời giảng của thầy Hiển; thầy Huỳnh Chương Hưng với những câu triết lý của Khổng Tử, Mạnh Tử trong những giờ Hán Nôm; nhớ lời nhắn nhủ của thầy Nguyễn Quang Cương “Các em đừng như những chú gà công nghiệp”, câu nói thân thương của cô Bùi Thị Kim Hạnh “Ôi! Sao thương chúng mày thế!”… Phải chăng đó là bức tranh đa sắc màu với những nét riêng cá tính đầy tình thương và trách nhiệm của các thầy cô mà đến tận bây giờ chúng tôi vẫn rất trân trọng và ngưỡng mộ!.
Lớp Ngữ văn khóa 13 chúng tôi đến từ nhiều vùng miền khác nhau của dải đất Nam Trung bộ và Tây Nguyên, các thành viên đa số mới rời ghế nhà trường THPT bỡ ngỡ bước vào môi trường mới với những ước mơ và hoài bão mới. Ngày ấy, chúng tôi được bố trí ở hai khu OA và 0B, đến năm 2 không còn ở theo nữ riêng, nam riêng mà ở theo khoa, sinh viên Khoa Ngữ văn được sắp xếp ở khu KTX 0B. Bốn năm gắn bó bên nhau, chúng tôi đã thực sự coi nhau là anh chị em trong một gia đình, cùng cố gắng trong học tập và chia sẻ với nhau những buồn vui. Nhiều kỷ niệm không sao kể hết với những tháng năm ở KTX, mỗi lần nhắc lại có cảm giác rưng rưng. Không thể quên món xôi bắp nơi chân cầu thang mỗi buổi sáng, món khoai lang mỗi buổi chiều tối. Năm 1990, khóa chúng tôi vào học, đã có sự thay đổi lớn về phương thức phục vụ và chất lượng bữa ăn của sinh viên nhưng vẫn còn thiếu thốn lắm. Cảm giác đói cứ triền miên, dù ăn vừa xong vẫn thấy thèm. Có lẽ nguyên cớ sâu xa là vì cơ thể thiếu chất. Ấy vậy nên mới nhớ mãi câu chuyện P 204 buổi sáng nọ, có cô bạn cùng phòng về nhà vào đem theo 2 kg gạo và chai mắm nêm Bình Định thơm phức, cả phòng rủ nấu cơm ăn (nấu lén), ăn ngon như chưa bao giờ ngon đến thế, chỉ có 5 cô sinh viên nữ mà ăn hết 2 kg gạo. Ăn xong tưởng là no thì đủ sức đi học nhưng eo ôi: uống nước vào, cơm nở ra, dạ dày lâu ngày căng lên để chứa một lượng lớn thức ăn nhiều hơn nhiều lần so với thường ngày. Thế là ai nấy đều mệt đứ đừ! Vậy là không thể lên lớp! Vắng học vì no!
Thời điểm bấy giờ điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn, do đó, có bạn đã phải ngậm ngùi gác lại ước mơ, dang dở việc học hành để về lại quê nhà. Nhớ buổi chia tay bạn sớm phải giã từ giảng đường, mấy đứa con gái mắt đỏ hoe, cả lớp gom góp gọi là “ của ít lòng nhiều” cho bạn làm lộ phí.
Vất vả nhưng với sinh viên Khoa Ngữ văn những niềm vui và tri thức bồi đắp thì vô cùng giá trị. Ngoài kiến thức về văn học, chúng tôi còn được trang bị về phương pháp, kỹ năng sư phạm. Những bài học, những kinh nghiệm, lời góp ý, chỉ dẫn ân cần của các thầy cô là hành trang, là nguồn động viên để chúng tôi vững bước vượt qua những khó khăn, thử thách, để có sự thành công trên con đường lập thân, lập nghiệp. Chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị ngay chính trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động phong trào trong môi trường đại học. Sau này ra công tác, chúng tôi cũng đã ứng dụng rất nhiều.
Lớp Ngữ văn khóa 13 gồm lớp Văn A và Văn B, nhập học từ tháng 9 năm 1990 và ra trường tháng 7 năm 1994. Bốn năm học tập, rèn luyện và vui sống trong khung trời đại học, lớp chúng tôi được sự hướng dẫn và chủ nhiệm của thầy Huỳnh Chương Hưng, cô Trần Diệu Nữ, thầy Phạm Hồng Thủy, thầy Nguyễn Văn Đấu. Thầy Huỳnh Văn Trứ, cô Nguyễn Thị Mai cùng các thầy cô khác trực tiếp giảng dạy như: thầy Nguyễn Xuân Nhân, thầy Nguyễn Văn Giai, cô Phan Ngọc Thân, thầy Nguyễn Khánh Nồng, thầy Nguyễn Văn Minh, thầy Bùi Văn Lợi, thầy Nguyễn Ngọc Quang, cô Lê Hải Vân, thầy Trương Văn Sinh, cô Bùi Thị Kim Hạnh, thầy Trần Thanh Phương, thầy Lê Từ Hiển, thầy Nguyễn Thanh Sơn, thầy Mai Xuân Miên, thầy Nguyễn Quang Cương, thầy Võ Lý Hòa….Hai mươi mấy năm ra trường nhưng hình ảnh những thầy cô đáng kính vẫn luôn đọng lại trong kí ức mỗi người. Vẫn còn nhớ nét chữ chân phương mà chuẩn mực của thầy Giai ghi trên bảng cùng với lời giảng đầy tâm huyết và những lời góp ý chân tình nhẹ nhàng, sâu sắc; những giờ học văn học dân gian của thầy Nhân và cô Thân như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn; cảm nhận được sự xót xa cho thân phận nàng Kiều qua gương mặt rất phiêu của thầy Nguyễn Ngọc Quang tài tử. Nhớ những giọt nước mắt của thầy Minh khi thầy nhập tâm vào bài giảng, nhớ chất men say trong thơ Lý Bạch qua lời giảng của thầy Hiển; thầy Huỳnh Chương Hưng với những câu triết lý của Khổng Tử, Mạnh Tử trong những giờ Hán Nôm; nhớ lời nhắn nhủ của thầy Nguyễn Quang Cương “Các em đừng như những chú gà công nghiệp”, câu nói thân thương của cô Bùi Thị Kim Hạnh “Ôi! Sao thương chúng mày thế!”… Phải chăng đó là bức tranh đa sắc màu với những nét riêng cá tính đầy tình thương và trách nhiệm của các thầy cô mà đến tận bây giờ chúng tôi vẫn rất trân trọng và ngưỡng mộ!.
Lớp Ngữ văn khóa 13 chúng tôi đến từ nhiều vùng miền khác nhau của dải đất Nam Trung bộ và Tây Nguyên, các thành viên đa số mới rời ghế nhà trường THPT bỡ ngỡ bước vào môi trường mới với những ước mơ và hoài bão mới. Ngày ấy, chúng tôi được bố trí ở hai khu OA và 0B, đến năm 2 không còn ở theo nữ riêng, nam riêng mà ở theo khoa, sinh viên Khoa Ngữ văn được sắp xếp ở khu KTX 0B. Bốn năm gắn bó bên nhau, chúng tôi đã thực sự coi nhau là anh chị em trong một gia đình, cùng cố gắng trong học tập và chia sẻ với nhau những buồn vui. Nhiều kỷ niệm không sao kể hết với những tháng năm ở KTX, mỗi lần nhắc lại có cảm giác rưng rưng. Không thể quên món xôi bắp nơi chân cầu thang mỗi buổi sáng, món khoai lang mỗi buổi chiều tối. Năm 1990, khóa chúng tôi vào học, đã có sự thay đổi lớn về phương thức phục vụ và chất lượng bữa ăn của sinh viên nhưng vẫn còn thiếu thốn lắm. Cảm giác đói cứ triền miên, dù ăn vừa xong vẫn thấy thèm. Có lẽ nguyên cớ sâu xa là vì cơ thể thiếu chất. Ấy vậy nên mới nhớ mãi câu chuyện P 204 buổi sáng nọ, có cô bạn cùng phòng về nhà vào đem theo 2 kg gạo và chai mắm nêm Bình Định thơm phức, cả phòng rủ nấu cơm ăn (nấu lén), ăn ngon như chưa bao giờ ngon đến thế, chỉ có 5 cô sinh viên nữ mà ăn hết 2 kg gạo. Ăn xong tưởng là no thì đủ sức đi học nhưng eo ôi: uống nước vào, cơm nở ra, dạ dày lâu ngày căng lên để chứa một lượng lớn thức ăn nhiều hơn nhiều lần so với thường ngày. Thế là ai nấy đều mệt đứ đừ! Vậy là không thể lên lớp! Vắng học vì no!
Thời điểm bấy giờ điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn, do đó, có bạn đã phải ngậm ngùi gác lại ước mơ, dang dở việc học hành để về lại quê nhà. Nhớ buổi chia tay bạn sớm phải giã từ giảng đường, mấy đứa con gái mắt đỏ hoe, cả lớp gom góp gọi là “ của ít lòng nhiều” cho bạn làm lộ phí.
Vất vả nhưng với sinh viên Khoa Ngữ văn những niềm vui và tri thức bồi đắp thì vô cùng giá trị. Ngoài kiến thức về văn học, chúng tôi còn được trang bị về phương pháp, kỹ năng sư phạm. Những bài học, những kinh nghiệm, lời góp ý, chỉ dẫn ân cần của các thầy cô là hành trang, là nguồn động viên để chúng tôi vững bước vượt qua những khó khăn, thử thách, để có sự thành công trên con đường lập thân, lập nghiệp. Chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị ngay chính trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động phong trào trong môi trường đại học. Sau này ra công tác, chúng tôi cũng đã ứng dụng rất nhiều.
Chúng tôi còn nhớ rất rõ những kỷ niệm ngọt ngào trong đợt
sưu tầm văn học dân gian tại xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên vào
năm thứ 2 (từ 13/4/1992 đến 23/4/1992). Đây là một hoạt động thường niên do
khoa tổ chức hết sức ý nghĩa. Ngoài mục tiêu sưu tầm văn học dân gian, hoạt động
này còn giúp sinh viên trải nghiệm thực tế, rèn luyện nhiều kỹ năng sống. Đặc
biệt là xây dựng mối quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm. Khi ngồi viết những
dòng hoài niệm này, tôi muốn chia sẻ những dòng nhật ký của 25 năm trước mình đã
viết tại vùng đất này: “Xuân Phương, ngày 18 tháng 4 năm 1992. Hôm nay là một
ngày đáng nhớ! Một ngày, nhóm mình đi bộ trên 20 km, đi hết hợp tác xã Xuân
Phương để liên hệ với bà con và Ban Quản trị hợp tác xã hỗ trợ cho công tác sưu
tầm. Vào thôn gặp chàng thanh niên rất nhiệt tình, tình nguyện làm hướng đạo
viên đưa chúng mình đi tìm nhà và liên hệ công việc. Trưa ở lại ăn cơm nhà chú
Sang (trưởng thôn), chiều ra ruộng muối gặp chú Tích (Chủ nhiệm hợp tác xã).
Nói chuyện, tiếp xúc với bà con trên ruộng muối, qua tìm hiểu mình biết cách thức
làm muối kỹ hơn, những câu chào, những lời hẹn…gợi bao niềm hy vọng sẽ có những
câu ca hay, những câu chuyện quý mà chúng mình sẽ sưu tầm được nơi đây…Chiều về
lại điểm tập kết trên con đường biển lộng gió, được uống nước dừa mát lịm cùng
chị chủ quán vui tính. Cảm giác thật vui, cảm giác của sự thành công cho một
ngày làm việc và trải nghiệm vất vả”… Ngày ấy, chỉ cần hoàn thành một mục tiêu
nhỏ vậy đã rất hạnh phúc rồi.
Nhớ những đêm sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ chào mừng 20-11, câu lạc bộ văn học, thi nét đẹp sinh viên, những trận bóng chuyền, bóng đá. Nhớ kỷ niệm về chuyến tham quan trải nghiệm cuối khóa…Tất cả đều gắn với tuổi trẻ nhiệt huyết và đam mê. Chúng tôi đã chơi hết mình, tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa cuộc sống trong những sinh hoạt ngoại khoá đơn giản đó. Vậy mà cảm xúc nhiều lắm. Nhớ lần thi đấu giải bóng chuyền nữ lớp Văn 3 thua lớp Sinh năm 4, tối về, cả phòng đã khóc làm mấy anh chàng văn 13 phải dỗ dành mãi mới thôi. Có lẽ ai cũng có cảm xúc nhưng cách thể hiện cảm xúc của sinh viên Văn khóa 13 đậm đà theo kiểu rất riêng.
Kết thúc đợt thực tập năm 4, Khoa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm. Lớp cử chọn một số bạn tham gia dự thi. Đợt đó, tôi giảng đoạn trích “ Những nỗi lòng tê tái”(Trích truyện Kiều của Nguyễn Du). Kết thúc hội thi, thầy cô có buổi nhận xét, góp ý ưu khuyết của từng sinh viên. Lời nhận xét của thầy Mai Xuân Miên vẫn cứ đọng mãi trong trái tim tôi, nó trở thành nguồn động viên tôi trên bước đường sự nghiệp.
Thầy bảo: “Chúc mừng em, với khả năng như em đã thể hiện, thầy tin là 5 năm sau em sẽ trở thành giáo viên dạy giỏi”. Ôi câu nói đơn giản vậy mà làm tôi lâng lâng nhiều ngày, cho tôi niềm tin rất lớn về bản thân mình, sau này có những giờ dạy và trong công tác tôi cũng còn nhiều vấp váp, có lúc được đồng nghiệp góp ý nhưng tôi vẫn nhớ mãi lời thầy. Qua nhiều năm công tác, vận dụng nhiều phương pháp trong giáo dục, chúng tôi đã nhận ra bài học vô cùng ý nghĩa từ đó: Người thầy giỏi là người thầy biết truyền cảm hứng và niềm tin cho học sinh.
Ngày ấy, chúng tôi thuộc lòng những câu thơ của thầy Nguyễn Quốc Khánh: “Người
ta bảo Khoa Văn mình điệu/ Miệng nói môi cười cứ kiêu kiêu/ Mỗi bước đi duyên
dáng yêu kiều/ Và ánh mắt cứ xa xăm vời vợi” (Người Khoa văn). Con gái Khoa Ngữ
văn, con gái Văn khóa 13 cũng tự nhận mình thông minh, đằm thắm. Bởi lẽ, trong
mấy mươi sinh viên nữ lớp Văn 13 chúng tôi đã có 2 cô đạt ngôi vị hoa khôi tại
cuộc thi do trường tổ chức: Dương Quỳnh Thảo và NguyễnThị Thanh Huyền. Đến nay,
họ vẫn là bóng hồng, là những cô giáo mặn mà đằm thắm nhưng cũng không kém phần
sắc sảo của ngành Sư phạm. Văn 13 chúng tôi cũng có những mối tình thời sinh
viên thật đẹp, và những tình yêu ấy đã đơm hoa kết trái … đến nay vẫn còn nồng
cháy mỗi khi nhắc nhớ. Chất văn có phải góp phần làm nên tính nhân văn ấy không
nhỉ?
Hơn hai mươi năm, trên hành trình lập thân, lập nghiệp, chúng tôi luôn tự hào
mình là người Khoa Ngữ văn. Chất văn, tình thương, sự lạc quan yêu nghề đã giúp
chúng tôi đứng vững trên đường đời tấp nập, vượt qua những khó khăn để cố gắng
vươn lên vừa công tác, vừa tham gia học tập nâng cao kiến thức. Không ít bạn giờ
đây đang tiếp bước các thầy cô trong sự nghiệp trồng người, nhiều bạn đã trở
thành nhà quản lý giáo dục, nhiều bạn đã có học vị thạc sỹ, tiến sỹ. Có những bạn
“rẽ bước sang ngang” nhưng hiện cũng đang giữ các vị trí quan trọng trong các
cơ quan Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể, nhiều bạn còn vất vả nhưng vẫn chăm
chỉ làm việc bằng chính công sức của mình. Dù ở đâu, làm gì, lắng đọng tận sâu
trong trái tim mỗi người là sự trân trọng về tình cảm yêu thương mà các thầy cô
đã dành cho Văn khóa 13 ngày ấy. Trong mỗi thành viên Văn 13 giờ đây luôn có một
ý chí vươn lên làm giàu thêm trí tuệ và vượt lên thực tại, một sự hào hoa trong
phong cách, một sự quả cảm và chân thành trong cuộc sống và luôn biết trân trọng
quá khứ.
Đặc biệt, chúng tôi đã và đang nối kết quan tâm nhau hơn sau ngày hội lớp 20 năm. Trân trọng quá khứ, hướng đến tương lai, hàng năm chúng tôi đều tổ chức gặp mặt để tạo sự gắn kết, cho dâu rể và thế hệ F1 của Văn 13 được gặp mặt giao lưu để hiểu thêm về những tháng năm chúng tôi đã sống và học tập dưới mái trường sư phạm. Hoạt động này là sợi dây liên lạc, cùng hướng về thầy cô. Đơn giản vậy nhưng chứa đựng cái tình trong đó, sự tri ân, sự gắn bó chân thành của tình thầy trò, tình bạn, sự trong sáng hồn nhiên và vô tư thời sinh viên. Dù thời gian và điều kiện để thể hiện tấm chân tình với trường, với khoa, với thầy cô chưa thường xuyên nhưng trong trái tim của mỗi người chúng tôi luôn tự hào: Mình là người Khoa Ngữ văn! Bởi ở đó có một thời tuổi trẻ sôi nổi hồn nhiên và nhiều khoảnh khắc kỷ niệm không làm sao phai mờ được. Càng trải nghiệm với cuộc đời, càng thấy trân trọng và ghi nhớ những điều mà các thầy cô đã truyền dạy, càng trân trọng với những kỷ niệm của quá khứ, đúng là mỗi phút giây trong cuộc đời con người ta không lặp lại bao giờ.
“Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy cứ ước muốn cho thời gian trở lại”! Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm, dấu ấn thời gian dẫu có phai mờ, song tâm hồn vẫn luôn rung lên thổn thức bồi hồi khi chợt bắt gặp một chùm hoa đại, như muốn tìm về với những mùa hoa nở trắng hồng khuôn viên giảng đường, ký túc xá, quyện mùi hương dịu êm, nhẹ nhàng mà da diết như những mối tình sinh viên Khoa Ngữ văn!
Nhớ những đêm sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ chào mừng 20-11, câu lạc bộ văn học, thi nét đẹp sinh viên, những trận bóng chuyền, bóng đá. Nhớ kỷ niệm về chuyến tham quan trải nghiệm cuối khóa…Tất cả đều gắn với tuổi trẻ nhiệt huyết và đam mê. Chúng tôi đã chơi hết mình, tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa cuộc sống trong những sinh hoạt ngoại khoá đơn giản đó. Vậy mà cảm xúc nhiều lắm. Nhớ lần thi đấu giải bóng chuyền nữ lớp Văn 3 thua lớp Sinh năm 4, tối về, cả phòng đã khóc làm mấy anh chàng văn 13 phải dỗ dành mãi mới thôi. Có lẽ ai cũng có cảm xúc nhưng cách thể hiện cảm xúc của sinh viên Văn khóa 13 đậm đà theo kiểu rất riêng.
Kết thúc đợt thực tập năm 4, Khoa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm. Lớp cử chọn một số bạn tham gia dự thi. Đợt đó, tôi giảng đoạn trích “ Những nỗi lòng tê tái”(Trích truyện Kiều của Nguyễn Du). Kết thúc hội thi, thầy cô có buổi nhận xét, góp ý ưu khuyết của từng sinh viên. Lời nhận xét của thầy Mai Xuân Miên vẫn cứ đọng mãi trong trái tim tôi, nó trở thành nguồn động viên tôi trên bước đường sự nghiệp.
Thầy bảo: “Chúc mừng em, với khả năng như em đã thể hiện, thầy tin là 5 năm sau em sẽ trở thành giáo viên dạy giỏi”. Ôi câu nói đơn giản vậy mà làm tôi lâng lâng nhiều ngày, cho tôi niềm tin rất lớn về bản thân mình, sau này có những giờ dạy và trong công tác tôi cũng còn nhiều vấp váp, có lúc được đồng nghiệp góp ý nhưng tôi vẫn nhớ mãi lời thầy. Qua nhiều năm công tác, vận dụng nhiều phương pháp trong giáo dục, chúng tôi đã nhận ra bài học vô cùng ý nghĩa từ đó: Người thầy giỏi là người thầy biết truyền cảm hứng và niềm tin cho học sinh.
Đặc biệt, chúng tôi đã và đang nối kết quan tâm nhau hơn sau ngày hội lớp 20 năm. Trân trọng quá khứ, hướng đến tương lai, hàng năm chúng tôi đều tổ chức gặp mặt để tạo sự gắn kết, cho dâu rể và thế hệ F1 của Văn 13 được gặp mặt giao lưu để hiểu thêm về những tháng năm chúng tôi đã sống và học tập dưới mái trường sư phạm. Hoạt động này là sợi dây liên lạc, cùng hướng về thầy cô. Đơn giản vậy nhưng chứa đựng cái tình trong đó, sự tri ân, sự gắn bó chân thành của tình thầy trò, tình bạn, sự trong sáng hồn nhiên và vô tư thời sinh viên. Dù thời gian và điều kiện để thể hiện tấm chân tình với trường, với khoa, với thầy cô chưa thường xuyên nhưng trong trái tim của mỗi người chúng tôi luôn tự hào: Mình là người Khoa Ngữ văn! Bởi ở đó có một thời tuổi trẻ sôi nổi hồn nhiên và nhiều khoảnh khắc kỷ niệm không làm sao phai mờ được. Càng trải nghiệm với cuộc đời, càng thấy trân trọng và ghi nhớ những điều mà các thầy cô đã truyền dạy, càng trân trọng với những kỷ niệm của quá khứ, đúng là mỗi phút giây trong cuộc đời con người ta không lặp lại bao giờ.
“Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy cứ ước muốn cho thời gian trở lại”! Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm, dấu ấn thời gian dẫu có phai mờ, song tâm hồn vẫn luôn rung lên thổn thức bồi hồi khi chợt bắt gặp một chùm hoa đại, như muốn tìm về với những mùa hoa nở trắng hồng khuôn viên giảng đường, ký túc xá, quyện mùi hương dịu êm, nhẹ nhàng mà da diết như những mối tình sinh viên Khoa Ngữ văn!
Pleiku, tháng 8 năm 2017
Trả lờiXóađại lý vé máy bay eva tại tphcm
vé máy bay đi mỹ rẻ
số điện thoại hãng korean air
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich