Vương Duy tự là Ma Cật, người Bạc Châu Hà Đông (nay là Vận
Thành tỉnh Sơn Tây), làm quan đến chức Thượng thư Hữu thừa, mọi người thường gọi
là “Vương Hữu Thừa”, là người đa tài đa nghệ, giỏi cả thơ thư họa âm luật. Ông
cả đời “thích Đạo”, từ năm 15 tuổi làm thơ đã viết “Tư hữu sơn tuyền nhập, phi
nhân thái họa lai” (Non nước tự nhiên đến, chẳng phải vẽ ra tranh), điều đó thể
hiện rằng ngay từ thời niên thiếu trong lòng ông đã có núi có sông. Đường Đại
Tông khen ngợi ông là “Thiên hạ văn tông” (Ông tổ văn chương của thiên hạ). Đỗ
Phủ cũng ca ngợi ông “Câu thơ tuyệt mỹ truyền khắp cõi”.
Vương Duy thiên tính chí hiếu, phụng dưỡng mẫu thân Thôi Thị,
mẹ ông rất mực tín Phật Pháp, Vương Duy chịu ảnh hưởng của mẹ, “Cùng nổi danh với
em trai tên Tấn, tư chất hiếu mẹ cha, hòa bằng hữu… hai anh em đều dốc chí thờ
Phật” (Tân Đường Thư). Thiện niệm dần dần đưa ông đi đến con đường tu Phật,
thanh tâm quả dục, sống cuộc sống vừa làm quan vừa ở ẩn, mỗi ngày bãi triều về
phủ, liền thắp hương tĩnh tọa, gạt bỏ vọng niệm, tụng niệm kinh Phật. Với cảnh
giới tâm siêu nhiên tu tâm hướng thiện, yên tĩnh xa xôi, ông đã cảm nhận được ý
nghĩa chân thực của sinh mệnh và sự thần diệu của thế giới, lắng nghe được nốt
nhạc đến từ thiên thượng. Do trong các lĩnh vực thơ thư họa nhạc, ông đều đạt
được những thành tựu lớn, nên được Tô Thức khen ngợi là “Vị Ma Cật chi thi, thi
trung hữu họa; quan Ma Cật chi họa, họa trung hữu thi”. (Thưởng thức thơ Ma Cật,
trong thơ có tranh. Ngắm nhìn tranh Ma Cật, trong tranh có thơ)
Vương Duy để lại rất nhiều bài thơ lưu danh thiên cổ và nhiều
bức tranh nổi tiếng truyền đời. Ông hòa nhập nghệ thuật thi họa thành một thể,
đưa “thi cảnh” vào họa cảnh, làm cho ý tranh đầy đặn hơn, sâu lắng hơn; đưa “họa
cảnh” hòa nhập “thi cảnh”, làm cho ý thơ hình tượng hơn, tinh tế và kỳ diệu
hơn. Bất kể là cảnh tượng “Đại mạc cô yên trực, trường hà lạc nhật viên” (Sa mạc
làn khói thẳng, sông dài mặt trời tròn) hùng vỹ, kỳ thú, tráng lệ, hay là sự điềm
tĩnh và vần điệu trôi chảy của “Minh nguyệt tùng gian chiếu, thanh tuyền thạch
thượng lưu” (Trăng sáng giữa rặng tùng, suối trong trên đá chảy) tinh tế đến từng
chi tiết. Những tác phẩm của ông thể hiện rõ nhất chính là một chữ “cảnh”, được
ca ngợi là “ý thú u huyền, diệu tại văn tự chi ngoại.” (Ý tứ thú vị, sâu lắng,
huyền ảo, kỳ diệu ở ngoài con chữ)
Ông ẩn cư giữa nơi sơn thủy tu thân dưỡng tính, càng khiến
ông vui thích hơn là trong núi có rất nhiều bằng hữu cùng chung chí hướng, như
Bùi Địch, Thôi Hưng Tông, Trữ Quang Hy, Lư Tượng, Trương Yên v.v.. Trong các
bài thơ như “Sơn trung dữ Bùi tú tài thư” (Thư gửi Bùi tú tài trong núi), “Yến
tử khám thiền sư” (Thiền sư ở khám Yến Tử) và “Du Ngộ Chân tự” (Dạo chơi chùa
Ngộ Chân) v.v.. ông đã miêu tả lại những cảnh tượng khi ở cùng với bằng hữu:
“Khi thì ngâm thơ xướng họa, vẽ tranh gảy đàn; Lúc thì cùng chơi thuyền thưởng
thức gió mát trăng thanh; Khi thì leo lên đỉnh núi thấy các núi xung quanh nhỏ,
thưởng thức mây mù trên những đỉnh núi kỳ lạ, nghe suối reo thánh thót; Lúc thì
chơi cờ với tiên nhân, trò chuyện cùng tiều phu, vui đùa cùng chim chóc. Mùa
xuân thưởng ngoạn hoa rừng rực rỡ, mùa hạ uống nước suối trong ngọt như nước
cam lồ, mùa thu nghe tiếng nhạn kêu tít trời cao, mùa đông ngắm nhìn khóm trúc
trong tuyết trắng”. Ông tìm đạo, thăm đạo, đã viết: “Dữ ngã đồng tâm nhân, lạc
đạo an bần giả” (Người đồng lòng với ta, an bần lạc đạo mà) (Trích từ Quá Lý Tập
trạch” (Qua nhà Lý Tập)); “Xuân lai biến thị đào hoa thủy, bất biện tiên nguyên
hà xứ tầm.” (Xuân đến khắp nơi đào hoa trôi, tìm tiên đào nguyên ở đâu rồi)
(Đào nguyên hành)
Mọi người thường nói Vương Duy “trong thơ có họa”, mà là “họa
có âm thanh”, đọc thơ của ông như nhìn thấy từng bức tranh đang hiện ra trước mắt.
Thơ ông thanh dật thoát tục, đạt đến cảnh giới trong vắt, như ông đã viết trong
“Thanh Khê”: “Ngôn nhập hoàng hoa xuyên, mai trục thanh khê thủy… ngã tâm tố dĩ
nhàn, thanh xuyên đạm như thử” (Lời nói chui vào suối Hoàng hoa, hòa theo dòng
Thanh Khê cùng chảy…Lòng ta vốn đã an nhàn sẵn, suối trong kia lại rất êm đềm).
Suối Thanh Khê dưới ngòi bút của thi nhân, vừa yên tĩnh, vừa sống động, vừa sâu
lắng, vừa thanh tịnh, từ giai điệu không ngừng chảy của nó, hiện ra bức tranh
có các cảnh trí thiên nhiên khác nhau, thể hiện ra đặc tính rõ nét và sức sống
tràn trề của nó. Tại sao Thanh Khê lại có thể hấp dẫn người ta đến vậy? Là bởi
thi nhân đã gửi gắm tâm hồn chí hướng của mình vào núi rừng sông suối, không
hòa vào thế tục. Thanh Khê ở đây chính là miêu tả nội tâm của nhà thơ – thanh tịnh,
an nhiên giống như nước suối trong vắt, tâm cảnh và vật cảnh ở đây đã hòa nhập
vào nhau.
Thơ điền viên sơn thủy của Vương Duy là vẻ đẹp của “Không” và
“Tĩnh”. Thơ của ông nói về “không”, nhưng không phải là cái “không” không có
gì, mà là cái “không” có sức sống, làm cho người ta ở nơi sơn thủy tĩnh lặng mà
tràn đầy sinh khí, cảm nhận được sức sống bất diệt của tạo hóa. Thi nhân về thẩm
mỹ lấy hư vô, tĩnh lặng làm hoài bão, dùng tĩnh tâm để đạt được triệt ngộ Phật
lý và ý nghĩa nhân sinh, trong tâm tràn đầy quang minh, bao dung vạn vật, dùng
tâm cảnh này để quan sát cảnh vật, thì cảnh vật cũng thể hiện ra “hư vô, tĩnh lặng”
và “cái không, sáng tỏ”. Như trong bài thơ “Tích vũ Võng Xuyên trang tác” (Sáng
tác ở Võng Xuyên trang lúc mưa nhiều) có viết: “Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ,
âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly. Sơn trung tập tĩnh quan triêu cẩn, Tùng hạ thanh
trai chiết lộ quỳ” (Ruộng nước mịt mù cò thẳng cánh, Cây hè rợp bóng tiếng oanh
ca. Dưới tùng trai tĩnh sương quỳ ngắt, Trong núi tập thiền ngắm sớm hoa). Cò
trắng bay, hoàng oanh hót, thi nhân ở sơn trang Võng Xuyên như cõi tiên này, ẩn
cư tu luyện, cảm thấy vui thú vô cùng, mà đây là kết quả của “Tập thiền” và
“Trai tĩnh” trong núi này.
Trong thơ của ông thường xuất hiện hình ảnh của “không sơn”,
“không lâm”, “không thúy” v.v.. miêu tả cảnh tượng đầy sức sống ẩn chứa những
âm thanh vạn vật trong thiên nhiên: “Không sơn bất kiến nhân, đán văn nhân ngữ
hưởng” (Núi trống vắng tanh người, Chỉ nghe vọng nói cười) (Lộc trại), lấy động
để tôn lên cái tĩnh, hang trống truyền âm, càng thấy được cái không; tiếng người
tan đi, càng thêm trống vắng tĩnh lặng. “Sơn lộ nguyên vô vũ, không thúy thấp
nhân y” (Lối mòn núi không mưa, Bầu không xanh ướt áo) (Sơn trung), miêu tả
tinh tế về cảm nhận áo ướt kỳ diệu của người đi trên con đường mòn trên núi
trong màu xanh biếc như muốn nhuốm ướt áo. “Thanh xuyên hứng du du, không lâm đối
yển kiển” (Suối trung vui nhởn nhơ, Rừng vắng nằm thảnh thơi) (Hý tặng Trương
ngũ đệ yên), cho dù thế sự rối ren, nhưng có cái tâm thanh tĩnh, thì vẫn ung
dung tự tại ngao du trong chốn thanh tịnh u tĩnh. “Không sơn tân vũ hậu, thiên
khí vãn lai thu” (Núi không sau trận mưa đào, Khí trời hiu hắt về chiều ra thu)
(Sơn cư thu minh), Cơn mưa vừa dứt đã gột rửa hết bụi trần trong núi, núi càng
lúc càng trong trẻo tươi sáng, vứt bỏ ham muốn vật chất rối loạn, rửa sạch cõi
lòng liền hiển hiện cảnh giới mênh mông trong trẻo và thanh khiết.
“Nhân nhàn quế hoa lạc, dạ tĩnh xuân sơn không. Nguyệt xuất
kinh sơn điểu, thời minh xuân giản trung” (Người nhàn hoa quế rụng, Đêm xuân
núi vắng teo. Trăng lên chim núi hãi, Dưới khe chốc chốc kêu) (Điểu minh giản).
Đọc thơ ông làm người ta như thấy chính mình trong cảnh đó, phảng phất nghe thấy
tiếng “Tĩnh”, ngửi thấy hương thơm hoa quế, do tĩnh lặng quá, thậm chí ánh
trăng cũng làm chim rừng giật mình kinh sợ. “Thu thiên vạn lý tịnh, nhật mộ trừng
giang không. Thanh dạ hà du du, khấu huyền minh nguyệt trung” (Trời thu vạn dặm
sạch, hoàng hôn sông vắng trong. Đêm thanh sao nhàn nhã, gõ mạn dưới ánh trăng)
(Tống Kỳ Vô Hiệu Thư khí quan hoàn Giang Đông). Kỳ Vô từ quan quy ẩn, Vương Duy
làm bài thơ này tặng, làm nổi bật lên cảnh bằng hữu trong đêm thanh tĩnh nhàn
nhã, dưới ánh trăng trắng trong, ngồi trên chiếc thuyền con, gõ mạn thuyền ca
hát, bồng bềnh trong trong làn sóng trên sông như mây như khói, cảnh giới tâm hồn
ông thuần tịnh như nước sông trong vắt, chẳng nhiễm thế tục.
Thơ ông có lúc như bức tranh thủy mặc điển hình, như: “Giang
lưu thiên địa ngoại, sơn sắc hữu vô trung. Quận ấp phù tiền phố, ba lan động viễn
không” (Sông chảy ngoài trời đất, Sắc núi ẩn hiện mờ. Quận ấp trôi bến nước,
sóng gợn động tầng không) (Hán giang lâm phiếm). Sông chảy vô tận, như chảy ra
ngoài trời đất, núi xa mờ ảo, như có như không, với cảnh quận, ấp nổi chìm đã lột
tả cảnh mênh mông sông nước, biểu thị quang cảnh sóng lớn hùng tráng, mênh mông
tới tận chân trời. Thơ ông có lúc lại như bức tranh màu đậm nét điển hình, như:
“Đào hồng phục hàm túc vũ, liễu lục cánh đái triêu yên. Hoa lạc gia đồng vị tảo,
oanh đề sơn khách do miên” (Mưa cũ, đào tươi vẫn ngậm, Khói xuân, liễu biếc còn
đeo. Hoa rụng trẻ nhà chưa quét, Oanh ca khách núi ngủ khoèo) (Điền viên lạc).
trong thơ có các sắc màu “hồng”, “lục”, sau cơn mưa, hoa đào càng tươi thắm
hơn, rặng liễu xanh biếc bao trùm bởi màn sương khói mờ mờ như có như không, để
mọi người nhìn thấy cảnh đẹp mùa xuân ở Võng Xuyên, thưởng thức hương hoa chim
hót, cảm nhận hơi thở cuộc sống đậm đà thuần phác của người dân nông thôn vất vả
cần cù.
Thơ ông ngoài vẻ đẹp thanh bình, vẫn còn có sự tinh tế phong
nhã. “Hành đáo thủy thủy cùng xứ, tọa khán vân khởi thời” (Đi tới cùng dòng nước,
Ngồi xem mây lên trời) (Chung Nam biệt nghiệp). Đi đến tận cùng của nguồn nước
mà ngồi ngắm mây bay biến ảo, liễu biếc hoa tươi, thấy cảnh kỳ diệu vô cùng vô
tận. “Vạn hác thụ tham thiên, thiên sơn hưởng đỗ quyên” (Vạn khe cây ngút trời,
ngàn non tiếng đỗ quyên) (Tống Chương Châu Lý thứ sử). Bất kể là một ngọn núi,
một tảng đá, một đóa hoa, một ngọn cây, một côn trùng, một chú chim, đều hợp với
tâm cảnh của ông. Trong thơ cổ, mây trắng thường được dẫn dụng là ý tứ ẩn dật,
tiên nhân. Tư Không Đồ trong “Phẩm thi” dùng “mây trắng” nói rõ phong nhã thần
“cảnh giới cao siêu”, ông nói: “Như cưỡi mây trắng, cùng gió mát về trời”.
Vương Duy trong thơ lấy ý thơ nhiều nhất là mây, như: “Đãn khứ mạc phục vấn, bạch
vân vô tận thời” (Tôi đi xin đừng hỏi, Mây trắng không ngừng bay); “Bất tri
hương tích tự, sổ lý nhập vân phong” (Chẳng hay Hương Tích chùa đâu, Trèo lên mấy
dặm núi cao mây hồng); “Bạch vân hồi vọng hợp, thanh ải nhập khán vô” (Mây trắng
tụ thành một, khói xanh thành hư vô)
Vương Duy “Trong tranh có thơ”. Họa sỹ tranh sơn thủy chú ý
do tâm tạo cảnh, trong lòng bao dung vạn vật trong trời đất, thì mới có thể có
thể làm được nói cười ung dung, đi về không trở ngại, đem mỗi ngọn núi mỗi con
sông trong tự nhiên, chọn lấy thần thái mỹ lệ trong đó, đưa nó thăng hoa lên một
cảnh giới, khí tượng, cách điệu. Vương Duy nói: “Trong lòng siêu thoát, không
trở ngại, như băng trong suốt… cho nên hạ bút không có khí bụi trần”.
Luận giải về họa của ông đã đề xướng dẫn dắt ý cảnh thanh
tĩnh thoát tục. Trong “Sơn thủy quyết” ông nói: “Phàm vẽ tranh sơn thủy, ý vượt
trước nét bút”, “Trong đạo vẽ tranh, thủy mặc trên hết, mở đầu cái tính tự
nhiên, thành tựu cái công của tạo hóa”. Ông được hậu thế ca ngợi là “Tranh của
văn nhân, khởi đầu từ Vương Hữu Thừa” bởi ý thú vị tranh của ông mộc mạc thanh
khiết mới lạ, và bởi phong cách vẽ tả ý mực nước đậm nhạt của ông. “Đường triều
danh họa lục” khen “Thư họa của ông đến chỗ kỳ diệu, nét bút gợi suy nghĩ, như
là tạo hóa”. Ông thường chọn lựa ý cảnh như “núi sông tú lệ nhàn nhã”, “núi lạnh
chùa cổ”, “suối khe thác bay”, “rừng sâu mây khói” v.v.. để biểu đạt ra hiệu quả
nghệ thuật có vẻ như hữu hạn mà lại vô cùng. Ông vẽ tranh thủy mặc, cũng vẽ non
xanh nước biếc, đặc trưng tranh thủy mặc của ông “nét đơn giản pha vẻ tốt tươi,
không tô màu sắc mà tự trắng. Núi không cần màu xanh mà tự biếc, gió không cần
ngũ sắc mà tụ hợp”.
Bức tranh “Võng Sơn đồ” ông vẽ ở chùa Thanh Nguyên Tự núi
Võng Sơn, tổng cộng vẽ 12 cảnh núi Võng Sơn, trong tranh, quần sơn ôm ấp, cây
khô chọc trời, đình đài lầu tạ, đôi khi có con thuyền đưa mái chèo qua, có thể
nói cực kỳ u tĩnh, mà lại đầy sức sống, đem lại cho người xem sự tu dưỡng tinh
thần và niềm vui thẩm mỹ cả thân và tâm. Chu Cảnh Huyền bình phẩm rằng, “Thung
lũng rực rỡ quanh quanh, mây bay nước động, ý vượt khỏi cõi trần”. Làm chúng ta
liên tưởng đến thơ của ông: “Cao quán lâm trừng bi, Khoáng nhiên đãng tâm mục.
Đạm đãng động vân thiên, Linh lung ánh khư khúc” (Quán cao đến ao trong, mênh
mông động cõi lòng. Mây trời run nhè nhẹ, Lung linh sáng xóm làng).
Bức tranh “Sơn Âm đồ” của ông, ý cảnh trong tranh đơn giản
sáng sủa: Trên mỏm núi phẳng phiu, mấy câu hòe cổ lưa thưa, hai người ngồi đối
diện đàm đạo, một người bên kia suối một mình ngắm phong cảnh núi non, sau ghế
mấy cây cành tùng cổ, trong sáng cao xa. Cây đá dùng đầu bút, màu mực nhàn nhạt,
chú trọng xoay chuyển nhấn bút, màu xanh núi đá đậm màu, từ nhạt rồi đến không
màu, xa xa núi rừng mây khói nhẹ bay. Làm cho chúng ta bất giác nghĩ đến thơ của
ông: “Tuyền thanh yết nguy thạch, nhật sắc lãnh thanh tùng” (Suối kêu nghẽn đá
ria bờ, Lạnh lùng bóng nắng chui lùa thông xanh), “Bất tri đống lý vân, khứ tác
nhân gian vũ” (Chẳng biết mây từ đó, làm mưa chốn nhân gian).
Bức tranh “Giang sơn tuyết tế đồ” của ông, trời cao nhạt xa,
chứa muôn vàn khí tượng vào chốn u thâm tĩnh mục. Trong tranh vẽ cảnh núi tuyết
dài dài, núi non trùng điệp, cổ thụ cao vút trên bờ suối, cây lưa thưa thế đa dạng,
nước suối trong vắt. Nguồn tuyết, quán xá, người đi, con thuyền cô độc v.v.. được
bố cục tùy ý mà không loạn, ý cảnh sâu xa tịch mịnh, thể hiện ra cảnh giới tu
dưỡng minh tâm kiến tính, cũng tạo ra không gian ý cảnh bao la cho người xem.
Các văn nhân nhã sỹ bao đời nay đều yêu trúc. Trúc có phẩm đức
ngạo nghễ tuyết sương, qua đông hàn mà không tàn úa, “khiêm nhường”, “chính trực”
và “có tiết tháo”. Vương Duy vẽ trúc, phong nhã sinh động, có đủ hình dáng và
thần thái. Tô Thức khen bức tranh bích họa tuyết trúc của ông là: “Trước nhà
hai khóm trúc, tiết tháo ngạo tuyết sương”. Họa và thơ hòa tan vào nhau, trong
bài thơ “Trúc lý quán” của Vương Duy là sự kết hợp hàn mỹ của thi họa: “Độc tọa
u hoàng lý, đàn cầm phục trường khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri, Minh nguyệt lai tương chiếu”. (Một mình trong khóm trúc, Gảy đàn rồi hát chơi. Rừng sâu không kẻ biết, Trăng sáng chiếu lên người). Rừng trúc âm u, rừng sâu, trăng sáng, hòa với cảnh nhà thơ ngồi một mình, gảy đàn hát ca, hòa thành một thể, nhà thơ nghe tiếng trúc lao xao, cảm nhận âm điệu trong trẻo của trúc, lòng không gợn bụi trần. Không có ý gửi gắm ngụ ý, mà ý vận sâu xa.
Thâm lâm nhân bất tri, Minh nguyệt lai tương chiếu”. (Một mình trong khóm trúc, Gảy đàn rồi hát chơi. Rừng sâu không kẻ biết, Trăng sáng chiếu lên người). Rừng trúc âm u, rừng sâu, trăng sáng, hòa với cảnh nhà thơ ngồi một mình, gảy đàn hát ca, hòa thành một thể, nhà thơ nghe tiếng trúc lao xao, cảm nhận âm điệu trong trẻo của trúc, lòng không gợn bụi trần. Không có ý gửi gắm ngụ ý, mà ý vận sâu xa.
Trong “Sơn thủy quyết” Vương Duy có viết: “Hoặc chỉ xích chi
đồ, tả bách thiên lý chi cảnh. Đông tây nam bắc, uyển như mục tiền. Xuân hạ thu
đông, sinh ư bút hạ” (Bức tranh có lẽ chỉ gang tấc, nhưng tả cảnh trăm ngàn dặm.
Đông tây nam bắc, mà như ngay trước mắt. Xuân hạ thu đông, mà sinh ra dưới nét
bút). Làm cho người xem ở trong bức tranh hữu hạn mà đạt đến cảnh giới vô hạn,
cảm nhận được ý tại ngôn ngoại thật vô cùng. Sử sách có ghi, ông vẽ tranh không
câu nệ vào cảnh tượng cụ thể, vẽ tranh không xem bốn mùa, đã từng vẽ chuối tiêu
và hàn mai cùng trong cảnh tuyết, “Vẽ hoa thường vẽ hoa đào, hạnh, phù dung,
sen trong cùng một cảnh”. Thẩm Quát đời Tống nói: “Đó là đắc tâm ứng thủ, ý đến
liền thành, cho nên tạo lý nhập thần, cao đắc thiên ý”. Ông hạ bút như thần, “ý
cảnh mỹ học, khí vận cao thanh”, đều trở thành âm điệu Thịnh Đường điển hình.
Ông đã viết rằng “Bắc song đào lý hạ, nhàn tọa đãn phần
hương” (Đào mận nơi cửa bắc, nhàn tọa chỉ thắp hương), “Thiều đệ Tung Cao hạ,
quy lai thả bế quan” (Non Tung thăm thẳm nhấp nhô, Về đây đóng cửa để tu mới mầu).
Tu luyện giúp ông “Tĩnh tắc sinh huệ”, thể nghiệm cảnh vật tinh tế, viết tả
truyền thần, và đạt đến “Nhãn không kim vô nhiễm, tâm không an khả mê” (Nhãn
không lòng chẳng nhiễm, tâm không chẳng thể mê) (Thanh Long Tự đàm bích thương
nhân huynh viện tập). Trong “Ngẫu nhiên tác lục thủ” ông viết “Túc thế mậu từ
khách, tiền thân ưng họa sư. Bất năng xả dư tập, ngẫu bị thế nhân tri” (Đời xưa
là thi sỹ, kiếp trước là họa sư. Vẫn không bỏ nết cũ, nên bị người đời hay).
Ông đã nhìn thấy được nhân quả tiền kiếp của mình, trong nhiều kiếp trước ông đều
là văn nhân và kiếp trước gần nhất là họa sỹ, nên những thói quen kiếp trước vẫn
chưa thay đổi, kiếp này ngẫu nhiên bị thế nhân phát hiện ra. Ông cảm ngộ về thế
sự nhân sinh bằng thái độ thản nhiên bình hòa, không màng đến hư danh trên thế
gian, đi trên con đường phản bổn quy chân.
Ông hiểu rõ rằng hết thảy mọi việc trong nhân gian đều có
quan hệ nhân duyên và đạo lý thiện ác hữu báo, “Nhiều lần có ý khích lệ bằng hữu
thờ Phật tu tâm.” (Cựu Đường Thư), khuyên nhủ các bằng hữu nên tín Phật Pháp,
tu dưỡng tâm tính, từ bi tâm chí, nhất định không được chấp trước vào danh lợi,
nếu không sẽ tự mình chuốc lấy tai họa. Ý cảnh thi họa của ông không gì ngoài bộc
lộ tự nhiên cảnh giới tâm hồn ông, cao thượng mà hòa ái, tự nhiên cảm động lòng
người, từ những tác phẩm của ông người ta có thể nhìn thấy tâm thái thuần tịnh
và tinh thần hướng đạo của ông, truy cầu cảnh giới thiên nhân hợp nhất, người vật
hòa đồng, truy cầu điều tốt đẹp và tươi sáng.
Vũ Tường
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva airline
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
korean air vietnam
đại lý vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich