Năm trước tôi có một số công việc nhà phải ra Hà Nội. Số là
cô em tôi tên là Thúy Vy, khi làm giấy tờ lại “được” một nhân viên hành
chánh bất cẩn đánh máy sai thành Thúy Vi. Giấy tờ này có liên hệ với một
công ty nước ngoài, và họ không chịu rằng Vy với Vi chỉ là một người, tên được
phát âm như nhau. Khác với trường hợp chữ Y và chữ I ở chữ
Thúy có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Quả là rắc rối, và tôi được dịp khăn
gói từ Sài Gòn ra Hà Nội để điều chỉnh lại sự vụ I &Y này. Ôi,
sai một I (Y) là đi ngàn dặm!
Ðây là lần thứ hai tôi đến thủ đô. Lần đầu tiên cách đây 19 năm. Ban đầu tôi tính đi bằng máy bay, nhưng khi so sánh giá vé máy bay với giá vé tàu lửa cả hai lượt khứ hồi thì số chênh khá lớn. Nếu đi bằng tàu lửa thì số tiền chênh lệch này đủ cho tôi làm thêm vài chầu bù khú với bạn bè. Vả lại, tôi cũng muốn nhìn ngắm phong cảnh và sự thay đổi của những vùng đất trên quê hương mà 19 năm trước mình đã đi qua.
30 giờ trên xe lửa đủ dài cho tôi mệt nhoài. Tàu đến ga Hàng Cỏ vào mờ sáng. Tôi nhờ một anh xe ôm đưa đi tìm nơi ngả lưng. Tiêu chuẩn là càng rẻ càng tốt, bất kể nơi đó được gọi là gì: nhà nghỉ, mini hotel, nhà khách, nhà trọ, khách sạn, phòng cho thuê, room for rent... miễn sao có một cái giường, và nhà vệ sinh sạch sẽ là được.
Theo kinh nghiệm giang hồ vặt, tôi gợi ý thử tìm đến phố Tây ba-lô. Anh chở tôi đến phố Tạ Hiển, khu Tây ba-lô của Hà Nội. Loanh quanh mãi vì giờ này chưa ai mở cửa. Sau cùng tôi cũng thuê được phòng ở phố Bát Sứ, tắm rửa rồi ngủ một giấc ngắn, chờ sáng.
Hà Nội tháng 6 nóng ghê hồn, cái nóng hầm hập ẩm làm người lúc nào cũng rin rít mồ hôi. Phòng trọ không có cửa sổ, được xây kín bưng, một quạt trần và quạt máy mở hết cỡ cũng không cứu vãn được tình thế. Tôi quyết định phải tìm nơi khác tạm trú thôi, một nơi chí ít cũng có cửa sổ để tôi nhìn Hà Nội. Chiều đó, tôi dọn qua ngõ Tạm Thương.
Có bao giờ bạn bực mình hay thất vọng vì tên của những con đường trong thành phố? Bực mình vì sự xa lạ và rối rắm của chúng. Thất vọng vì những cái tên không gợi lên hay để lại một ấn tượng gì trong trí. Riêng tôi, tên của những con đường mang một chữ cái như: đường A, đường G... hay mang một con số như: đường số 7, số 45... hoặc vừa mang một chữ cái, vừa mang một con số như: D2, M1... thường gây cho tôi những cảm giác như trên. Ngược lại những con đường hay địa danh có tên ngồ ngộ thường làm tôi nhớ hoài, cho dù có khi bản thân chúng không có cảnh vật hay có điều gì đặc sắc cho lắm.
Hà Nội có một đặc điểm thú vị trong việc sở hữu những địa danh, tên đường, tên ngõ, tên phố, tên ô... đọc lên nghe thật lạ lẫm, không giống ở các thành phố khác. Nào là Quan Chưởng, Nhà Chung, Cấm Chỉ, Cổ Ngư, Giảng Võ, Thiền Quang... và dĩ nhiên, có cả Tạm Thương. Tuy nhiên những cái tên thơ mộng như thế cũng có hao hụt dần theo thời gian. Có lần tôi phải hỏi rất nhiều người nhưng không ai biết đường Cổ Ngư ở đâu, mãi sau mới được biết rằng con đường nhỏ nằm giữa hai Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây lâu nay đã đổi thành đường Thanh Niên.
Tạm Thương là một con ngõ rất hẹp và ngắn, chỉ chừng hơn 100 mét từ phố Hàng Bông đi vào, cuối ngõ là đụng ngõ Yên Thái cắt ngang. Bề ngang của ngõ xe hơi khó bề lái vào. Nếu mang Tạm Thương vào Sài Gòn, thì có lẽ nó sẽ được gọi là con hẻm, hẻm Tạm Thương, không khác mấy lắm với những con hẻm dọc đường Phạm Ngũ Lão hay Ðề Thám của khu Tây ba-lô ở Sài Gòn.
Mà hẻm Tạm Thương thì nghe không mê hoặc, không “mùi” bằng ngõ Tạm Thương. Ví dụ như có khi lòng thổn thức bèn làm thơ, ngõ Tạm Thương em thương thì ngỏ, phải không nào?
Buổi chiều, nhiều căn nhà hai bên ngõ biến thành quán bán nem nướng, nem chua, khách khá đông ngồi lai rai bia hơi, rượu cuốc lủi cho đến khuya. Ði vào khoảng 50 mét, bên tay trái có một ngôi đền thờ bà Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Ngôi đền luôn đóng kín cửa trong những ngày tôi ở trọ, tàng lá cổ thụ và dây leo buông thõng lắt lẻo bên tường rêu cổ kính. Sau ngôi đền là đến một dãy những căn hộ được sửa sang thành mini hotel cho dân du lịch ba-lô.
Tạm Thương, sao con ngõ có cái tên thơ mộng làm vậy? Tôi hỏi những người bạn Hà Nội cái tên này do đâu mà có, thì cũng ít người biết tường tận. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên có tên "Thơ vui về ngõ Tạm Thương" như sau: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Ngõ rất cụt mà hồn sâu thẳm/ Thương một đời đâu phải tạm thương.
Tôi nghĩ, theo ý của bài thơ này thì tạm thương có nghĩa là... thương tạm (thời), là thương giai đoạn, là thương hờ, là thương sơ-cua, là thương qua ngày đoạn tháng, là thương mây bay gió thoảng, là temporary love...
Theo một người có tuổi đã sống ở Hà Nội từ lâu thì ngõ này có nhiều nhà cô đầu, nhà thổ nên khách ghé qua “thương” một tí, rồi đi, vì thế ngõ được đặt tên là Tạm Thương. Giả định này nghe cũng không phải là không có lý.
Nhà văn Nguyễn Tiến Văn lại cho một ý khác. Ông bảo rằng, có lẽ Tạm là tạm thời, Thương là nhà thương. Vì gần ngõ là nhà thương Phủ Doãn. Ngày xưa có khi trên ngõ này có một trạm cấp cứu để bệnh nhân đến để sơ khám trước khi được chuyển qua nhà thương Phủ Doãn. Là nơi ở tạm trước khi sang nhà thương. Nên dần dà được rút ngắn, gọi tắt là Tạm Thương như ngày nay chăng? Nếu thế thì tình thương trong trường hợp này không phải là tình thương (yêu) của đôi lứa riêng lẻ nữa, mà là tình thương của con người mang nghĩa rộng lớn hơn. Có thể xem như... thương vi mô và thương vĩ mô (?). Tuy vậy, tôi vẫn thú vị với Tạm Thương vi mô với đôi lứa mơ mòng hơn.
Hà Nội tháng sáu có những cơn mưa chiều nặng hạt. Mưa gõ trên mái tôn dồn dập rồi trở nên đều tiếng.
Nhìn ra cửa sổ, trời tối dần, sấm chớp lóe từng hồi rền vang, ngõ vắng nhòa trong màn nước. Không dưng lòng cô quạnh bất ngờ.
Không dưng, đêm ấy tôi chiêm bao thấy một người con gái tuyệt đẹp, áo đen hồ ly như trong Liêu Trai Chí Dị, đến thăm tôi rồi ở lại, cho đến lúc tạnh mưa.
Tỉnh ra, muốn nói với áo đen rằng, Này Tạm Thương! (Tôi) thương một đời đâu phải (chỉ) tạm thương!.
Ðây là lần thứ hai tôi đến thủ đô. Lần đầu tiên cách đây 19 năm. Ban đầu tôi tính đi bằng máy bay, nhưng khi so sánh giá vé máy bay với giá vé tàu lửa cả hai lượt khứ hồi thì số chênh khá lớn. Nếu đi bằng tàu lửa thì số tiền chênh lệch này đủ cho tôi làm thêm vài chầu bù khú với bạn bè. Vả lại, tôi cũng muốn nhìn ngắm phong cảnh và sự thay đổi của những vùng đất trên quê hương mà 19 năm trước mình đã đi qua.
30 giờ trên xe lửa đủ dài cho tôi mệt nhoài. Tàu đến ga Hàng Cỏ vào mờ sáng. Tôi nhờ một anh xe ôm đưa đi tìm nơi ngả lưng. Tiêu chuẩn là càng rẻ càng tốt, bất kể nơi đó được gọi là gì: nhà nghỉ, mini hotel, nhà khách, nhà trọ, khách sạn, phòng cho thuê, room for rent... miễn sao có một cái giường, và nhà vệ sinh sạch sẽ là được.
Theo kinh nghiệm giang hồ vặt, tôi gợi ý thử tìm đến phố Tây ba-lô. Anh chở tôi đến phố Tạ Hiển, khu Tây ba-lô của Hà Nội. Loanh quanh mãi vì giờ này chưa ai mở cửa. Sau cùng tôi cũng thuê được phòng ở phố Bát Sứ, tắm rửa rồi ngủ một giấc ngắn, chờ sáng.
Hà Nội tháng 6 nóng ghê hồn, cái nóng hầm hập ẩm làm người lúc nào cũng rin rít mồ hôi. Phòng trọ không có cửa sổ, được xây kín bưng, một quạt trần và quạt máy mở hết cỡ cũng không cứu vãn được tình thế. Tôi quyết định phải tìm nơi khác tạm trú thôi, một nơi chí ít cũng có cửa sổ để tôi nhìn Hà Nội. Chiều đó, tôi dọn qua ngõ Tạm Thương.
Có bao giờ bạn bực mình hay thất vọng vì tên của những con đường trong thành phố? Bực mình vì sự xa lạ và rối rắm của chúng. Thất vọng vì những cái tên không gợi lên hay để lại một ấn tượng gì trong trí. Riêng tôi, tên của những con đường mang một chữ cái như: đường A, đường G... hay mang một con số như: đường số 7, số 45... hoặc vừa mang một chữ cái, vừa mang một con số như: D2, M1... thường gây cho tôi những cảm giác như trên. Ngược lại những con đường hay địa danh có tên ngồ ngộ thường làm tôi nhớ hoài, cho dù có khi bản thân chúng không có cảnh vật hay có điều gì đặc sắc cho lắm.
Hà Nội có một đặc điểm thú vị trong việc sở hữu những địa danh, tên đường, tên ngõ, tên phố, tên ô... đọc lên nghe thật lạ lẫm, không giống ở các thành phố khác. Nào là Quan Chưởng, Nhà Chung, Cấm Chỉ, Cổ Ngư, Giảng Võ, Thiền Quang... và dĩ nhiên, có cả Tạm Thương. Tuy nhiên những cái tên thơ mộng như thế cũng có hao hụt dần theo thời gian. Có lần tôi phải hỏi rất nhiều người nhưng không ai biết đường Cổ Ngư ở đâu, mãi sau mới được biết rằng con đường nhỏ nằm giữa hai Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây lâu nay đã đổi thành đường Thanh Niên.
Tạm Thương là một con ngõ rất hẹp và ngắn, chỉ chừng hơn 100 mét từ phố Hàng Bông đi vào, cuối ngõ là đụng ngõ Yên Thái cắt ngang. Bề ngang của ngõ xe hơi khó bề lái vào. Nếu mang Tạm Thương vào Sài Gòn, thì có lẽ nó sẽ được gọi là con hẻm, hẻm Tạm Thương, không khác mấy lắm với những con hẻm dọc đường Phạm Ngũ Lão hay Ðề Thám của khu Tây ba-lô ở Sài Gòn.
Mà hẻm Tạm Thương thì nghe không mê hoặc, không “mùi” bằng ngõ Tạm Thương. Ví dụ như có khi lòng thổn thức bèn làm thơ, ngõ Tạm Thương em thương thì ngỏ, phải không nào?
Buổi chiều, nhiều căn nhà hai bên ngõ biến thành quán bán nem nướng, nem chua, khách khá đông ngồi lai rai bia hơi, rượu cuốc lủi cho đến khuya. Ði vào khoảng 50 mét, bên tay trái có một ngôi đền thờ bà Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Ngôi đền luôn đóng kín cửa trong những ngày tôi ở trọ, tàng lá cổ thụ và dây leo buông thõng lắt lẻo bên tường rêu cổ kính. Sau ngôi đền là đến một dãy những căn hộ được sửa sang thành mini hotel cho dân du lịch ba-lô.
Tạm Thương, sao con ngõ có cái tên thơ mộng làm vậy? Tôi hỏi những người bạn Hà Nội cái tên này do đâu mà có, thì cũng ít người biết tường tận. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên có tên "Thơ vui về ngõ Tạm Thương" như sau: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Ngõ rất cụt mà hồn sâu thẳm/ Thương một đời đâu phải tạm thương.
Tôi nghĩ, theo ý của bài thơ này thì tạm thương có nghĩa là... thương tạm (thời), là thương giai đoạn, là thương hờ, là thương sơ-cua, là thương qua ngày đoạn tháng, là thương mây bay gió thoảng, là temporary love...
Theo một người có tuổi đã sống ở Hà Nội từ lâu thì ngõ này có nhiều nhà cô đầu, nhà thổ nên khách ghé qua “thương” một tí, rồi đi, vì thế ngõ được đặt tên là Tạm Thương. Giả định này nghe cũng không phải là không có lý.
Nhà văn Nguyễn Tiến Văn lại cho một ý khác. Ông bảo rằng, có lẽ Tạm là tạm thời, Thương là nhà thương. Vì gần ngõ là nhà thương Phủ Doãn. Ngày xưa có khi trên ngõ này có một trạm cấp cứu để bệnh nhân đến để sơ khám trước khi được chuyển qua nhà thương Phủ Doãn. Là nơi ở tạm trước khi sang nhà thương. Nên dần dà được rút ngắn, gọi tắt là Tạm Thương như ngày nay chăng? Nếu thế thì tình thương trong trường hợp này không phải là tình thương (yêu) của đôi lứa riêng lẻ nữa, mà là tình thương của con người mang nghĩa rộng lớn hơn. Có thể xem như... thương vi mô và thương vĩ mô (?). Tuy vậy, tôi vẫn thú vị với Tạm Thương vi mô với đôi lứa mơ mòng hơn.
Hà Nội tháng sáu có những cơn mưa chiều nặng hạt. Mưa gõ trên mái tôn dồn dập rồi trở nên đều tiếng.
Nhìn ra cửa sổ, trời tối dần, sấm chớp lóe từng hồi rền vang, ngõ vắng nhòa trong màn nước. Không dưng lòng cô quạnh bất ngờ.
Không dưng, đêm ấy tôi chiêm bao thấy một người con gái tuyệt đẹp, áo đen hồ ly như trong Liêu Trai Chí Dị, đến thăm tôi rồi ở lại, cho đến lúc tạnh mưa.
Tỉnh ra, muốn nói với áo đen rằng, Này Tạm Thương! (Tôi) thương một đời đâu phải (chỉ) tạm thương!.
Nam Đan
eva air ticket
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
hang may bay han quoc
mua ve may bay di my hang korea
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich