Lời giới thiệu
Vua Solomon của người Israel cổ đại, vị vua nổi tiếng thông
thái và giàu có từng nói: “Những ai ham thích tiền bạc sẽ không bao giờ cảm thấy
đủ, và ai khao khát sự giàu có sẽ không bao giờ thấy thỏa mãn với những gì mình
kiếm được”. Tài sản, quyền lực, tham vọng,.. tất cả đều không phải là thước đo
thật sự của thành công. Vậy thành công đích thực là gì?
Trong cuốn sách này, tác giả John C.Maxwell sẽ chia sẻ với
chúng ta cách tư duy khác biệt về thành công. Để đến đích cuối cùng, bạn phải
chuẩn bị hành trang đầy đủ, vượt qua những trở ngại, và đừng đi một mình, hãy để
gia đình, những người bạn đồng hành sát cánh cùng bạn trong suốt hành trình.
Chìa khóa thành công hoàn toàn trong tầm tay bạn, đó là:
– Xác định rõ ràng mục đích cuộc
sống
– Phát triển tối đa tiềm năng của bản thân
– Giúp mọi người cùng tỏa sáng
Các tư duy khác về thành công chính là tấm bản đồ tuyệt vời
giúp bạn chu du qua miền đất thành công, luôn tiến lên phía trước, sống cuộc đợi
mơ ước và không ngừng hoàn thiện.
NHỮNG QUAN NIỆM SAI LỆCH VỀ THÀNH CÔNG
Dù không nghĩ rằng thành công là phải giống một ai đó nhưng bạn
vẫn có thể mắc sai lầm khi quan niệm về thành công. Và đa số mọi người đều hiểu
sai về nó. Họ thường sai lầm khi đồng nhất thành công với việc đạt được thành
quả trong một vài lĩnh vực hay đạt được một mục tiêu nào đó. Dưới đây là một số
quan niệm sai lầm về thành công thường gặp nhất:
Một trong những hiểu lầm thường gặp nhất về thành
công là phải có nhiều tiền. Nhiều người tin rằng, nếu tích lũy được
nhiều của cải thì họ sẽ là người thành công. Thế nhưng, giàu có
không phải lúc nào cũng mang lại cảm giác hài lòng hay thành công.
Nhà tư bản John D. Rockefeller là một người cực kỳ
giàu có. Trong cuộc đời, ông đã cho đi hơn 350 triệu đô-la. Khi được
hỏi rằng kiếm được bao nhiêu tiền thì ông mới thật sự thỏa mãn, ông
đã trả lời: “Chỉ cần thêm một ít nữa thôi.” Vị vua của người Israel
cổ đại, Solomon, đã tuyên bố: “Những ai yêu thích tiền bạc sẽ không
bao giờ cảm thấy đủ, và những ai yêu thích sự giàu có sẽ không bao
giờ thấy thỏa mãn với những gì mình kiếm được.” Sự giàu có và những
gì mà nó mang lại đều chỉ là nhất thời và không bền vững. Năm 1923,
tại thành phố Chicago, bang Illinois, đã diễn ra cuộc gặp mặt của những
người giàu nhất thế giới. Tại thời điểm đó, lượng tiền do họ nắm giữ
còn lớn hơn cả ngân khố của toàn nước Mỹ. Dưới đây là danh sách những
người giàu nhất thế giới lúc đó và hãy xem những gì đã xảy ra với
họ:
CHARLES SCHWAB – Chủ tịch công ty thép lớn nhất nước
Mỹ − chết do đột tử.
ARTHUR CUTTEN − Nhà đầu cơ lúa mì lớn nhất – chết
trong tình trạng phá sản.
RICHARD WITNEY − Chủ tịch sàn chứng khoán New York −
chết ngay sau khi được phóng thích khỏi nhà tù Sing Sing.
ALBERT FALL − Thành viên nội các Mỹ – được phóng thích
khỏi nhà tù và chết tại nhà riêng.
JESS LIVERMORE – Nhà đầu cơ lớn nhất phố Wall – tự tử.
LEON FRASER – Chủ tịch ngân hàng Thanh toán quốc tế – tự
tử.
IVAR KREUGER – Người đứng đầu tập đoàn tư bản độc
quyền lớn nhất thế giới – tự tử.
Thậm chí triệu phú người Hy Lạp, Aristotle Onassis cũng
thừa nhận rằng, tiền bạc và sự giàu có hoàn toàn không phải là
thành công: “Sau khi đạt đến mức độ nào đó, tiền bạc không còn là
vấn đề quan trọng.”
Một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành
công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, việc đó
còn khó hơn cả việc cố gắng trở nên giàu có. Hãy lấy Donald Trump
làm ví dụ. Bản thân ông cũng là người nghiên cứu về thành công nhưng
ông lại tin rằng, niềm hạnh phúc chính là thành công. Ông từng nói:
“Mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc là thước đo của thành công.
Tôi có những người bạn không thật sự giàu có nhưng lại hạnh phúc hơn
tôi rất nhiều. Bởi vậy, họ là người thành công hơn tôi.” Trong khi
những người bạn của ông lại cho rằng, ông mới là người thành công.
Điều này cho thấy, rất nhiều người coi thành công là những thứ mà
bản thân họ không có được.
Luôn tìm kiếm hạnh phúc là nguyên nhân chủ yếu khiến
nhiều người khổ sở. Nếu lấy niềm hạnh phúc làm mục tiêu thì gần như
bạn đã cầm chắc thất bại. Cuộc sống và cảm xúc của con người luôn
thay đổi. Niềm hạnh phúc không thể là thước đo của thành công.
Tại sao tôi được tạo ra? Tất cả chúng ta đều
khác nhau, không một ai trên thế giới có thể giống bạn hoàn toàn cả
về tài năng, kiến thức lẫn tương lai. Vì thế, đó là lý do tại sao
bạn mắc phải sai lầm trầm trọng khi cố gắng trở thành người khác và
đánh mất chính mình.
Hãy xem xét một cách tổng thể về khả năng, tiểu sử
bản thân, những cơ hội xung quanh bạn. Khi xác định được các yếu tố
đó, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc
đời.
Tôi có tin vào tiềm năng của mình không? Bạn không
thể bắt ép mình hành động theo một cách nào đó không phù hợp với
bản thân. Nếu không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ cố
gắng để khai thác tiềm năng đó. Và nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm
năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
Hãy ghi nhớ lời khuyên của Tổng thống Theodore
Rooservelt: “Hãy làm những gì bạn muốn bằng tất cả những gì bạn có
ở bất cứ nơi đâu.” Nếu thực hiện được điều đó với một quan điểm
kiên định thì không còn gì để mong đợi hơn.
Khi nào tôi nên bắt đầu? Nhiều người trong số
chúng ta vẫn để những người khác ra lệnh cho mình phải làm gì và
làm như thế nào. Họ không bao giờ thử khám phá xem mục đích sống thật
sự của mình là gì. Những người biết được mục đích sống của mình
lại không hành động để biến nó thành sự thật. Họ thường chờ đợi
một nguồn cảm hứng, một sự cho phép hoặc một lời mời rồi mới bắt đầu
thực hiện. Nhưng nếu chờ đợi quá lâu, họ sẽ không bao giờ hành động.
Bởi vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào tôi nên bắt đầu?” là “Ngay bây
giờ!”
Nhà văn viết tiểu thuyết khoa học nổi
tiếng H. G. Wells nói rằng, giàu có, danh tiếng hay quyền lực đều không
phải là thước đo của thành công. Thước đo duy nhất của thành công
chính là tỷ lệ giữa những gì chúng ta đã trải qua và những gì
chúng ta sẽ đạt được. Thành công chỉ đến khi bạn khai thác được tiềm
năng của mình.
Có người cho rằng, tiềm năng là món quà do Chúa ban
tặng. Những gì chúng ta làm được là món quà đáp lại Chúa. Đồng
thời, tiềm năng là nguồn tài năng to lớn không bao giờ khai thác hết
được. Henry Ford thừa nhận: “Bất cứ người nào cũng có khả năng làm
được nhiều hơn những gì họ nghĩ.”
Tiềm năng của chúng ta gần như là vô hạn nhưng lại
rất ít người nỗ lực để vươn tới và chiếm lĩnh nó. Tại sao lại như
vậy? Câu trả lời là chúng ta có thể làm bất cứ cái gì nhưng chúng
ta không thể làm tất cả mọi thứ. Nhiều người vẫn để cho người xung
quanh quyết định các vấn đề trong cuộc sống của mình. Tất nhiên, họ sẽ
không bao giờ đóng góp được gì cho mục đích của chính họ. Họ làm
nhiều nghề nhưng không tinh thông một nghề nào cả.
Nếu đã biết rõ những gì mình mong muốn thì bạn hãy sẵn
sàng áp dụng để từng bước tạo ra thay đổi. Dưới đây là bốn nguyên
tắc cơ bản giúp bạn đi đúng hướng và khơi dậy tiềm năng:
1. Tập trung vào mục tiêu chính
Không ai có thể phát huy hết tiềm năng của mình bằng
cách thực hiện theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Để khai thác
tiềm năng, bạn cần phải tập trung vào mục tiêu chính bởi khám phá mục
đích của mình là điều rất quan trọng. Khi quyết định tập trung cho
một mục tiêu nào đó, bạn phải sẵn sàng bỏ qua các việc khác để thực
hiện nó. Không có thành công nào mà không có hy sinh. Thành công và hy
sinh là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau. Nếu muốn tiến thêm một bước
hay muốn đạt được điều lớn lao hơn thì càng phải hy sinh nhiều hơn
nữa.
Khi được hỏi: “Ai là người ông ngưỡng mộ nhất?” David
D. Glass, giám đốc điều hành của tập đoàn Wal-Mart đã trả lời đó là
Sam Walton, người sáng lập tập đoàn vì đó là người đã phấn đấu không ngừng
trong suốt cuộc đời.
Không ngừng hoàn thiện bản thân là chìa khóa để phát
huy tiềm năng và vươn tới thành công. Mỗi ngày, bạn lại tiến bộ hơn
một chút và đó cũng là lúc bạn tiến gần hơn tới tiềm năng của mình.
Bạn sẽ nhận thấy rằng, những gì đạt được từ kết quả của sự phấn
đấu không quan trọng bằng việc bạn sẽ trở thành người như thế nào
trên con đường đi tới thành công.
3. Hãy quên đi quá khứ
Jack Hayfold, vị mục sư của một nhà thờ ở quận Van
Nuys, bang California, nói: “Quá khứ là những gì đã chết. Chúng ta
không thể có động lực để hướng tới tương lai nếu cứ giữ mãi bên
mình những gì đã thuộc về quá khứ.” Thật đáng tiếc là có quá
nhiều người cứ khư khư ôm lấy quá khứ của mình. Dĩ nhiên là họ không
bao giờ có thể tiến xa hơn được.
Tôi thích ý tưởng của Cyrus Curtis, người từng là chủ của
tờ Saturday Evening Post. Ông treo một bức họa ở trong phòng
làm việc với nội dung là: “Ngày hôm qua đã kết thúc vào đêm qua.” Đó
là cách để ông nhắc nhở bản thân và các nhân viên rằng, quá khứ đã
trôi qua và cần phải hướng về phía trước thay vì nhìn lại quá khứ.
Có thể bạn đã phạm nhiều sai lầm trong cuộc đời,
hoặc có một quá khứ đầy khó khăn và trở ngại. Hãy vượt qua nó và
tiến lên phía trước, đừng để quá khứ ngăn bước chân bạn vươn tới tiềm
năng của chính mình.
Nếu cần nguồn cảm hứng, hãy nghĩ tới những người
đã từng vượt qua các trở ngại khó khăn, chẳng hạn như nhà cải cách Mỹ và
là nhà giáo dục học Booker T. Washington. Ông thuộc tầng lớp nô lệ và không
được phép gia nhập xã hội người da trắng, tuy nhiên ông không để trở
ngại đó ngăn cản việc vươn tới tiềm năng của mình. Ông đã thành lập ra
Viện nghiên cứu Tuskegee và Liên đoàn doanh nhân da màu quốc gia. Ông nói:
“Tôi nhận thấy, thành công không được đo bằng địa vị mà bằng những
trở ngại và thử thách đã vượt qua trên con đường tìm kiếm thành
công.”
Có thể lấy ví dụ về Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt.
Năm 1921, ở tuổi 39, ông bị bại liệt. Nhưng điều đó đã không thể ngăn
nổi ông theo đuổi và vươn tới ước mơ của mình. Tám năm sau đó, ông
trở thành thị trưởng New York và năm 1932, ông trở thành tổng thống
nước Mỹ.
Và còn rất nhiều tấm gương khác về những người đã vượt
qua bi kịch, sai lầm trong quá khứ để theo đuổi và hướng tới tiềm năng
của họ.
4. Hướng tới tương lai
Huyền thoại bóng chày Yogi Berra khẳng định: “Tương lai
là những điều không thể lường trước.” Điều này có lẽ là đúng bởi tương
lai vẫn là nơi duy nhất mà chúng ta phải đi tới. Tiềm năng của bạn
luôn ở phía trước dù bạn mới 8 tuổi, 18 tuổi, 48 tuổi hay thậm chí
là 80 tuổi. Bạn sẽ luôn có cơ hội để thể hiện mình. Ngày mai, bạn sẽ
hoàn thiện hơn một chút so với ngày hôm nay. Người Tây Ban Nha có một
câu tục ngữ: “Những ai không nhìn về phía trước sẽ bị tụt lại phía
sau.”
Giúp đỡ người khác
Khi xác định được mục tiêu trong tương lai và nỗ lực
để khai thác tối đa tiềm năng chính là lúc bạn đang bước trên con
đường tìm kiếm thành công. Tuy nhiên, cuộc hành trình đó còn có một
điều rất cần thiết, đó là giúp đỡ người khác. Nếu thiếu đi mặt
này thì đó sẽ là một cuộc hành trình đơn độc và thiển cận về mặt
kinh nghiệm.
Mọi người thường nói, chúng ta tạo nên cuộc sống
bằng những gì thu được và tạo ra một cuộc đời bằng những gì chúng
ta cho đi. Nhà triết học, nhà thần học Albert Schweitzer còn nhấn
mạnh: “Mục tiêu của đời người là cống hiến để thể hiện lòng yêu
thương và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.” Đối với ông, cuộc hành
trình tìm kiếm thành công đã dẫn ông đến với châu Phi, nơi ông đã cứu
giúp được nhiều người trong suốt nhiều năm qua. Đối với bạn, giúp đỡ
người khác không có nghĩa là cứ phải đến một đất nước nào đó để giúp
đỡ người nghèo. Bạn có thể giúp đỡ người khác trong khả năng của
mình bằng cách dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình hay giúp đỡ
những người ở nơi bạn sinh sống và làm việc. Điều mấu chốt là bạn phải
xác định được mục đích của mình và giúp đỡ mọi người trong quá
trình theo đuổi mục đích đó. Cuộc hành trình tìm kiếm thành công
của mọi người không bao giờ giống nhau bởi mỗi người có một quan niệm
khác nhau về nó. Tuy nhiên, các nguyên tắc để đạt tới thành công thì
không bao giờ thay đổi. Những nguyên tắc đó có thể được áp dụng ở
mọi lúc mọi nơi. Đó cũng là các nguyên tắc sẽ được đề cập cụ thể ở
phần còn lại của cuốn sách để giúp bạn xác định được mục tiêu, phát
triển tiềm năng và giúp đỡ mọi người. Cho dù ở đâu, làm gì, bạn đều
có thể nghiên cứu và áp dụng nó. Có thể thành công sẽ đến với bạn
ngay ngày hôm nay.
John C. Maxwell
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét