Thủ pháp lạ hóa trong "Tóc mưa" của Lê Từ Hiển
Thầy giáo Lê Từ Hiển là giảng viên dạy Văn và thỉnh thoảng
cũng có làm thơ trong những phút giây ngẫu hứng, tình cờ. Tóc mưa là
tập thơ đầu tay của Lê Từ Hiển. Tập thơ ghi lại những kỷ niệm, cảm xúc về mái
trường, gia đình, bè bạn, tình yêu… Nhưng nét đáng chú ý hơn cả là tác giả đã sử
dụng khá thành công thủ pháp lạ hóa.
Đề tài tình yêu không phải là nội dung mới lạ trong văn
chương. Nhưng mỗi nhà thơ có một cách diễn tả khác nhau về tình yêu. Trong
bài Tóc mưa, Lê Từ Hiển đã diễn tả tình yêu bằng nhiều hình ảnh rất lạ:
tháng bảy cõng mưa, trong cơn mưa có nửa giấc mơ rơi xuống làn đêm, người con
gái “chải nhớ cài sau lá”…
Tháng bảy cõng những cơn mưa lạ
Rơi xuống làn đêm nửa giấc mơ
Em về chải nhớ cài sau lá
Cho dấu môi hôn khép đợi chờ
Lâu nay, ta đã nghe nói “tóc mây” nhưng vẫn còn lạ lẫm
với từ “tóc mưa”. Một sự liên tưởng khá thú vị: sợi mưa ví như sợi tóc. Cơn mưa
thường được dùng để chỉ nỗi buồn hay sự ngăn trở. Có khi, nó gắn với một kỷ niệm
nào đó, ví dụ, thiếu nữ đội mưa đến với người yêu. Mái tóc ướt đẫm mưa trở
thành một kỷ niệm đáng nhớ với người con trai. Trong tập thơ, ta bắt gặp khá
nhiều cơn mưa:
khi những cơn mưa trái mùa đi lạc
nửa đêm về làm ướt những cơn mơ
(Giọt không)
Rồi đông xa. Bốn bề buôn buốt gió
Hạt mưa buồn xâu nỗi nhớ thành đêm
Ta bắt gặp ở đây một hành động rất lạ thường: hạt mưa buồn
xâu nỗi nhớ. Nhưng lạ hơn nữa là bức màn mưa ấy tạo thành bóng đêm. Nói cách
khác, bóng đêm được đan dệt từ những sợi mưa buồn. Trong bài Đong đưa giọt
tri âm, ta cũng gặp những hành động rất khó lý giải: “Em hư hao giọt nắng/ Đậu
lên chiều mênh mang”. Cả hành động của thiên nhiên và con người đều được lạ
hóa, sinh động, giàu hình ảnh.
Trong tập thơ, ta còn bắt gặp sự lạ hóa không gian và thời
gian. Không gian trong thơ cũng có linh hồn như con người, có những hình ảnh và
hành động rất lạ:
Hãy gom lại từng giọt trăng rơi rụng (…)
Ngõ hoàng hôn còn đợi nắng lên vàng
(Giọt vàng trôi rơi)
Phố cong mang hình trăng non
Giấu nửa giấc mơ vào biển
(Tháng tư)
Thời gian trong thơ Lê Từ Hiển cũng có tính cách như con người:
“Tay ai hiền năm ngón trưa ngoan”. Thời gian cũng có hành động, biết ngẩn ngơ,
khép mở, thương nhớ, đợi chờ: “Chiều ngẩn ngơ/ Con nắng vàng đi vắng (…)/ Có
một ngày/ Thời gian khép mở”(Có một ngày). Người ta có thể nhìn thấy không
gian nhưng không nhìn thấy thời gian. Thơ đã giúp ta có thể nhìn thấy hình hài
của thời gian:
Anh trở về giấc ngủ trẻ thơ
Chiều khép cánh về ru lên mắt
(Lời ru cho cỏ)
Vườn khuya… bỗng chợt ngẩn ngơ
Loài chim nhả tiếng bên bờ thời gian
Thơ tượng trưng siêu thực thường kết hợp những sự vật vốn xa
cách nhau để tạo thành những hình ảnh mới. Trong tập Tóc mưa, ta cũng thấy
có hiện tượng kết hợp các giác quan, các loại hình nghệ thuật để tạo ra những
hình ảnh lạ thường, sống động. Ví dụ:
Sự kết hợp thị giác và khứu giác trong Bài thơ từ ô cửa
sổ:
Cỏ còn thơm sắc màu thương nhớ
Nắng chuồn chuồn lấp lóa ánh giêng hai
Sự kết hợp thị giác và thính giác trong Giọt vàng trôi
rơi:
Hãy nhặt lấy cái nắng vàng tựa cỏ
Đang ngân lên thương nhớ trên đồi
Sự kết hợp hội họa và vũ điệu trong Truyền kỳ về tháng
tư:
Lũ màu nhảy ra khỏi bức tranh
Chúng rủ nhau khiêu vũ
Trong bài Suy niệm hoa hạnh ngộ, tác giả còn lạ hóa hình
thức tác phẩm bằng cách kết hợp hai lối diễn đạt của thơ và văn xuôi. Một câu
thơ được vắt qua nhiều dòng và diễn đạt như văn xuôi:
Ta sợ chiều sẽ giấu Người ở đâu đó
trong cuống tên loài hoa bé dại
hay trong cánh đồng trơ gốc rạ già nua
Thơ hiện đại gắn liền với những cuộc tìm tòi thể nghiệm hình
thức nghệ thuật mới. Trong khi cố gắng đi tìm những cách thức thể hiện mới lạ,
Lê Từ Hiển vẫn không xa rời yếu tố tình cảm. Nhiều bài thơ vẫn làm cay mắt bạn
đọc bởi “Hồn khói” quê nhà:
30 đốt lửa hồng rơm rạ
Ngọn khói thinh không nối đất trời
Có người xa xứ thương màu khói
Đốt ngọn hương trầm nghe mắt cay…
ve may bay eva airline
ve may bay eva di houston
korean air booking
đặt vé máy bay đi mỹ online
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich