Chân dung: Nơi va chạm
quan niệm nghệ thuật
Tranh chân dung đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hội họa Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung. Các họa sĩ bậc thầy đều từng tìm tòi qua thể loại
này và để lại nhiều tác phẩm thành công. Nhóm họa sĩ G39 sẽ tổ chức buổi triển
lãm tranh “Chân dung” để bày tỏ những quan niệm nghệ thuật đa dạng của mình tới
công chúng.
Tranh chân dung trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Tôi nghĩ rằng hiếm có một họa sĩ nào chưa từng thể nghiệm qua
thể loại tranh chân dung. Tất cả các bậc thầy hội họa Việt Nam đều có những tác
phẩm chân dung đẹp: từ thế hệ đầu tiên – những họa sĩ tốt nghiệp trường Đông
Dương, đến lớp họa sĩ học khóa kháng chiến của thầy Tô Ngọc Vân, tới thế hệ chống
Mỹ, lứa họa sĩ Đổi mới và hiện đại.
Họa sĩ Dương Bích Liên – một trong tứ kiệt “Nghiêm, Liên,
Sáng, Phái”, đã vẽ rất nhiều tác phẩm chân dung thiếu nữ Hà Nội bằng chất liệu
sơn dầu, sơn mài; đến mức giới mộ điệu phải gật gù: “Phố Phái, Gái Liên”. Bản
thân họa sĩ Bùi Xuân Phái, được biết đến nhiều nhất với những tranh về phố cổ
Hà Nội, cũng có nhiều bức chân dung tự họa mình.
Họa sĩ Nguyễn Sáng nổi tiếng với bức Thiếu nữ bên hoa sen
(1972) bằng chất liệu sơn dầu. Trở về thời gian trước đó, họa sĩ Trần Văn Cẩn
có bức Em Thúy (1943) được coi là tiêu biểu cho tranh chân dung thế kỷ 20, hiện
được công nhận là bảo vật quốc gia. Cũng trong năm này, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã
sáng tác bức Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) nổi tiếng trong và ngoài nước. Cả hai
họa sĩ đều được xếp vào “tứ trụ” trong nền mỹ thuật Việt Nam – “Nhất Trí, Nhì
Vân, Tam Lân, Tứ Cẩn”.
Sang tới khóa kháng chiến của thầy Tô Ngọc Vân, giai đoạn này
cũng xuất hiện nhiều tác phẩm tranh chân dung tiêu biểu của các họa sĩ Lưu Công
Nhân, Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trọng Kiệm, Mai Long… Trong giai đoạn chống Mỹ, để
phục vụ cho cuộc kháng chiến, hội họa lúc này thành công chủ yếu là các tranh
ký họa chân dung trên chiến trường.
Lịch sử mỹ thuật Việt Nam đã nhiều lần chứng kiến các tác phẩm
chân dung được coi là kiệt tác đến mức công chúng đều biết tên, và làm nên tên
tuổi người nghệ sĩ.
Trong lứa họa sĩ thời kỳ Đổi Mới sau năm 1986, các họa sĩ vẽ
nhiều tranh chân dung có Hồng Việt Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Xuân Hòa, đặc
biệt họa sỹ Thành Chương đã sáng tác ngót nghìn bức chân dung tự họa bằng nhiều
chất liệu, chủ yếu là sơn mài Nhật. Mọi người đều nói vui, Thành Chương là người
bán được mặt mình nhiều nhất. Đây đều là những họa sĩ nổi tiếng nhất giai đoạn
bấy giờ, cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật. Năm 2016 vừa qua để tôn vinh thế
hệ họa sĩ Đổi Mới, Nhà nước đã tổ chức triển lãm “Mở cửa - Mỹ thuật 30 năm thời
kỳ đổi mới” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Thế hệ họa sĩ hiện đại cũng có nhiều
người vẽ tranh chân dung đẹp, đặc biệt là các họa sĩ nữ như Lý Trần Quỳnh
Giang, Đinh Ý Nhi.
Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với tranh phong cảnh, tranh
tĩnh vật, chân dung là thể loại quan trọng và phổ biến trong hội họa. Các họa
sĩ đều có lần tìm tòi, sáng tác qua tranh chân dung trong sự nghiệp của mình và
nhiều người đã thành công với thể loại này.
“Chân dung” riêng của G39
Theo định nghĩa của tôi, tranh chân dung là vẽ một con người
cụ thể, họa sĩ có thể vẽ mình, vẽ người thân, bạn bè thậm chí một người xa lạ
nhưng tạo cho họ cảm giác phù hợp với quan niệm hội họa của mình. Tranh chân
dung cần hội tụ đủ hai yếu tố: giống cả nhân vật mẫu và “giống” cả người vẽ. Tất
nhiên, tranh cần giống nhân vật mẫu, vẽ chân dung bà A mà lại thành ông B là thất
bại. Nhưng giống nhân vật thôi cũng chưa đủ, nếu chỉ cần giống thì người ta sẽ
chọn tranh truyền thần hay chụp ảnh. Bức tranh phải thể hiện được phong cách,
quan điểm của người vẽ.Vẽ cho giống là mới dừng lại ở kể, ở tả; nhưng nghệ thuật
thì không dừng lại ở kể, tả.Nghệ thuật là phải sáng tạo, phải tìm tòi chất
riêng.
Nhóm họa sĩ ở phòng tranh 39 đã ấp ủ thực hiện một triển lãm
về tranh chân dung từ cách đây tám tháng.Hiện tại, mỗi họa sỹ ở G39 đều cố gắng
tìm tòi cho bản thân một quan điểm hội họa, người đã có dấu ấn riêng nhưng có
người vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên khi cùng vẽ chung một thể loại, cùng bày trong
một không gian thì những cái tôi của từng người sẽ có cơ hội được thể hiện một
cách rõ nét nhất. Cái hay của từng người và cái hay của tranh chân dung cũng được
bộc lộ. Một triển lãm có cả tranh chân dung, tranh phong cảnh và tĩnh vật cũng
rất hay nhưng lại thiếu đi sự va chạm giữa những phong cách, những bản sắc
riêng của mỗi người.
“Tại sao một người lại đi mua một bức chân dung của một người
xa lạ về để treo trong nhà thay vì tranh bố mẹ, ông bà mình? Bởi họ không mua
tranh vì nhân vật trong tranh, họ mua khi họ nghĩ rằng ‘Tôi đang mua một bức
tranh đẹp, một tác phẩm hội họa’.Tôi mong rằng qua triển lãm lần này người xem
cũng có thể hiểu được ý này” (họa sỹ Lê Thiết Cương)
Tôi muốn tổ chức một sự kiện nghệ thuật thay vì một buổi triển
lãm đơn thuần theo lối truyền thống - vẽ những bức tranh sơn dầu, sơn mài rồi
treo lên các bức tường. Ý tưởng của chúng tôi là sau phần khai mạc, các họa sĩ
có thể tùy theo cảm hứng mà vẽ tặng tranh cho khách - ký họa tranh chân dung của
những người đến xem tranh. Đây là cách làm mới và lạ so với những lần khai mạc
triển lãm trước đây, nó là cơ hội để họa sĩ giao lưu với người xem, đồng thời để
thêm một lần nữa bộc lộ rõ tay nghề, con mắt nghệ thuật của từng họa sĩ. Vẽ trực
tiếp, vẽ ký họa không hề đơn giản, nó đòi hỏi họa sĩ phải nhanh vì vậy cần có
con mắt nắm bắt tức thì đặc điểm nhân vật thì mới có thể vẽ được.
Ngoài ra, tại buổi khai mạc sẽ có sự xuất hiện của những nhân
vật mẫu trong các bức tranh của họa sĩ, để người xem có thể cảm nhận được từ
nguyên mẫu đến tác phẩm có sự khác biệt như thế nào. Những người xem tranh vừa
thấy được những nét của nguyên mẫu được khắc họa trong bức tranh, vừa thấy bản
sắc của người vẽ và những dụng ý mà họ muốn truyền tải.
Tuy nhiên, cảm nhận được ý tưởng của người họa sĩ qua bức
tranh cũng chỉ là một phần nhỏ, điều quan trọng khi xem tranh là nhận thấy phần
nghệ thuật. Tôi quan niệm rằng trong nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng
thì chỉ có hai phạm trù là nội dung và hình thức. Nội dung ở đây chính là nhân
vật được vẽ, là bà cụ, cô gái trong bức tranh. Thế nhưng hình thức thể hiện nội
dung mới khiến nội dung trở nên quan trọng.Bản thân nội dung vốn chỉ là ga khởi
hành, là chất xúc tác cảm hứng còn cái đích cuối cùng phải là nghệ thuật.
T.S
Theo http://langmoi.vn/
Trả lờiXóaeva air vietnam
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
hãng hàng không korean air vietnam
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch