Nói đến âm nhạc Khmer là nói đến dàn nhạc ngũ âm nổi tiếng. Bởi
đây gần như là tinh hoa của một nền âm nhạc có truyền thống lâu đời, gắn bó với
người Khmer qua các lễ hội lớn ở các đền chùa, trong phum sóc, khắp các tỉnh
thành Nam Bộ.
Dàn nhạc ngũ âm Khmer
Người Khmer cư trú và sinh sống nhiều nhất là ở các tỉnh Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Do đó, những nơi này có rất nhiều đền chùa có quy mô
hoành tráng và kiến trúc tinh xảo. Chùa chiền của người Khmer là nơi diễn ra những
sinh hoạt cộng đồng như lễ hội, cúng kiến, họp dân, nơi tu học, dạy nghề. Ở
các chùa lớn, danh tiếng của người Khmer Nam Bộ hầu như đều có ban nhạc “ngũ
âm” còn gọi “Pin Piet” để phục vụ các lễ hội.
Dàn nhạc ngũ âm của người Khmer Nam bộ gồm có:
Bảy nhạc cụ khi diễn tấu tạo ra năm âm thanh (Ngũ âm). Cụ thể
là đồng, sắt, gỗ, da và hơi, thể hiện bằng 7 loại nhạc khí khác nhau.
Nhóm âm thanh bằng tre, gỗ có Rô - Niết - ek (đàn thuyền), Rô
- Niết - thung, bộ trống Sakhô - somphô, Sakhô - thôm, đàn Cò và bộ trống Sa -
dăm. Các chất liệu bằng sắt hoặc đồng, gang như: Bộ cồng lớn và nhỏ Pét - Kuông
- Thôn; Rô - Niết - đek cho đến cây đàn Tà - khê, đàn Khưm. Loại nhạc khí thổi
hơi với kèn Srô - Lây Tôck (kèn nhỏ) và Srô - Lây - Thung (kèn lớn)...
Có khá nhiều tư liệu mô tả hình dáng, cấu trúc, kỹ thuật sử dụng
dàn nhạc ngũ âm. Theo tác giả Kim Phương (Trung tâm TTXTDL tỉnh Sóc Trăng): Hai
dàn cồng Cuông-tuôch và Cuông-thôm được làm bằng chất liệu đồng, mỗi cái gồm có
16 cái cồng nhỏ có núm, được kết lại với nhau tạo thành vòng có hình bán nguyệt.
Khi diễn tấu, nhạc công sẽ ngồi bên trong vòng cong đó, dùng 2 dùi để gõ. Tùy
theo độ lớn, nhỏ, dày, mỏng của từng quả mà phát ra âm thanh khác nhau.
Nhạc cụ Rôniêt-ek gồm 26 thanh tre hoặc gỗ có hình chữ nhật
dài khoảng 20cm, rộng khoảng 5cm được ghép với nhau thành một chuỗi dài, hai đầu
được máng vào một thùng gỗ có một chân đỡ và nhạc cụ Rô-neat-thung.
Nhạc cụ Rô-niêt-đek được làm từ chất liệu sắt, gồm 26 thanh
ghép lại.
Trống Samphô có 2 mặt được bịt bằng da bò, khi diễn tấu, nhạc
công dùng 2 tay vỗ vào mặt trống để tạo âm thanh và 2 trống lớn được bịt bằng
da trâu và đặt cạnh nhau.
Cuối cùng là kèn thổi hơi còn gọi là Srôlay pin piết (hoặc
Srâylay rom) là loại kèn được làm bằng tre, ống kèn bằng loại gỗ quý.
Phần lớn các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm đều được diễn tấu
theo cách dùng vỗ chập chọe (chập chả) giữ nhịp, trong đó, trống Samphô được
đánh bằng hai tay, còn trống lớn đánh bằng dùi, kèn thổi hơi.... Trong các nhạc
cụ của dàn nhạc Ngũ Âm, Rôneat-ek được xem là loại nhạc cụ chủ đạo và có vai
trò dồn bè. Hiện nay, trong dàn nhạc ngũ âm bắt buộc phải có cặp đàn Rôneat-ek,
Rô-neat-thung, Cuông-tuôch, Cuông-thôm và cặp trống lớn thì mới hội đủ điều kiện
diễn tấu.
Dàn nhạc Ngũ âm của người Khmer có từ rất lâu đời. Theo quy định
cổ truyền thì dàn nhạc chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ tại chùa như: Lễ
Cầu Phước, Lễ Dâng Bông,... Do nhu cầu của cuộc sống xã hội, ngày nay nhạc ngũ
âm đã được mở rộng phạm vi hoạt động, xuất hiện biểu diễn trong các cuộc liên
hoan mừng công và trình diễn trong các Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vùng đồng bào Khmer.
Đối với các gia đình kinh tế khó khăn, khi có đám tang, thì
dàn nhạc Trống lớn sẽ đến phục vụ miễn phí. Riêng với gia đình khá giả thì dàn
nhạc ngũ âm với đầy đủ bộ sẽ đảm đương toàn bộ nghi thức lễ tang cổ truyền cho
gia chủ. Theo truyền thống của đồng bào Khmer, trong tất cả các lễ lớn ở chùa
và ngày Tết như Sel Done-ta, Chnam Thmây, Óc Om Bok... hay Lễ Dâng y lễ Dâng
bông...
cũng đều có mặt dàn nhạc ngũ âm hòa quyện âm sắc truyền thống. Hiện nay, nhạc ngũ âm trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các phum, sóc của đồng bào Khmer.
cũng đều có mặt dàn nhạc ngũ âm hòa quyện âm sắc truyền thống. Hiện nay, nhạc ngũ âm trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các phum, sóc của đồng bào Khmer.
Nghệ nhân Danh Thiên, người có trên dưới 60 năm gắn bó với nhạc
ngũ âm ở chùa Sóc Bà Mai, xã Vị Thủy (Vị Thủy - Hậu Giang) cho biết: “Muốn
sử dụng tốt, nhuần nhuyễn các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm, người sử dụng phải nắm
được phương pháp hòa âm, phối khí, cùng với sự đam mê, sáng tạo mới có thể biểu
diễn thành công. Tình hình hiện nay, trong các đội văn nghệ Khmer Nam Bộ, các
nhạc công chỉ truyền nghề lại cho nhau bằng cách học lỏm, chưa được đào tạo bài
bản, chuyên nghiệp, nên chưa phát huy được tinh hoa, đặc sắc của dàn nhạc ngũ
âm”.
Nếu có dịp đến Ao Bà Om - một danh thắng của thành phố Trà
Vinh hoặc công viên Hồ Nước Ngọt TP Sóc Trăng vào đúng ngày lễ Ok Om Bok (lễ
Cúng Trăng - Rằm tháng 10 âm lịch), du khách sẽ được thưởng thức trọn vẹn, thỏa
thích âm thanh huyền hoặc của dàn nhạc ngũ âm dưới ánh trăng vàng nên thơ, mờ ảo
bên bờ hồ, ao nước xanh biêng biếc, mênh mang, lãng mạn…
Hoàng Thám
Nguồn: baotintuc.vn
máy bay eva air
ve may bay eva di my
đặt vé máy bay korean air
giá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich