Kìa, mùa đông đã sang, đã sang…
Khi những đợt áp thấp nhiệt đới kèm theo gió bão rét
mướt ùa về, khi ra đường đã thấy người người co mình trong những chiếc áo ấm…
nhiều doanh nhân, dẫu ngồi trong những chiếc ô tô sang trọng cũng không tránh
được cái xuýt xoa, tưởng như cái lạnh kia đã lan thấm qua cửa kính mà ngấm vào
tâm hồn và suy nghĩ của họ… Phải rồi, mùa đông đã sang, cuối năm đã đến với biết
bao lo toan về công việc bộn bề. Và còn vì nhiều cảm xúc sâu xa khác nữa…
Mùa đông của nền kinh tế
Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười (Bế Kiến Quốc)
Cô con gái vừa vui vẻ đọc đoạn thơ vừa kê chiếc ghế để trèo
lên xé tờ lịch. Vui vẻ nhìn sang con, anh Minh Hoàng, Giám đốc một Công ty Xây
dựng thuộc loại “khá” trong thành phố (những doanh nghiệp nào thành có “tuổi thọ”
trên 5 năm, giờ vẫn “sống khỏe” thì đều được anh em nói vui là thuộc loại
“khá”!) bất ngờ chạm mắt vào tờ lịch: Ngày 1 tháng 11 năm 2013. Anh định nói một
câu nào đó đùa vui với con nhưng rồi lại lặng lẽ cúi xuống đọc báo cáo của công
ty.
Anh Hoàng có lí do để cảm xúc bất chợt “đi xuống” như vậy.
Cái tờ lịch rất khách quan nhưng cũng rất vô tình ấy nhắc cho anh biết rằng đã
vào thời điểm cuối năm, chỉ còn ít ngày nữa, anh và mấy anh em trong ban giám đốc
phải đau đầu với những báo cáo tài chính cuối năm, rồi lương tháng 13, thưởng
cho anh em… Trong khi đó, suốt năm vừa qua, ai cũng biết ngành xây dựng “bê bết”
như thế nào, biết bao dự án bị đình trệ, khách hàng của nhà thầu kiện cáo, hầu
hết các dự án đều “xin nợ” khiến anh sững sờ hết lần này đến lần khác. Anh đã
thế chấp hầu hết tài sản để vay nợ, trả cho các đầu mối cung cấp vật liệu xây dựng…
Và đến giờ này, tin tức từ các chủ dự án vẫn hầu như không có gì…
Tâm trạng của anh Hoàng chắc chắn nhận được sự đồng cảm của
nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Nền kinh tế còn nhiều khó khăn đẩy hầu hết doanh
nghiệp vào tình trạng tồn hàng, nợ đọng, cắt giảm nhân sự, giảm lương… Ấy vậy
mà cuối năm đến, họ vẫn phải tất bật lo quá nhiều món “nợ”. Họ biết rằng, họ có
quyền đề nghị anh em sẻ chia khó khăn để không nhận thưởng, thậm chí là không cả
tháng lương thứ 13 nữa (thực tế, không ít doanh nghiệp đã không có quà, thưởng
cho cán bộ công nhân viên trong dịp trung thu hay ngày 2/9 vừa qua). Nhưng họ
biết, với những người cộng sự của mình, đó sẽ là sự hụt hẫng ghê gớm. Một sự
“ngậm cười” khiến họ không thể không day dứt…
Mùa xuân của lòng người
“Mẹ ơi!”, tiếng cô con gái nhỏ vang lên, làm nũng mẹ, “lớp
con đang quyên góp áo ấm tặng các vùng lũ miền Trung, mẹ xem con tặng các bạn
cái áo này được không?”. Vợ anh, sau một lát im lặng (có lẽ là để đắn đo) khẽ
đáp: “Cái áo này con mới mặc được 2 năm, chưa chật lắm nên con vẫn dùng nhé, mẹ
sẽ xem có chiếc áo nào con không mặc vừa thì tặng các bạn ấy”.
Anh Hoàng khẽ nén tiếng thở dài. Vợ anh có lẽ đã ngầm thông cảm
với chồng mà thời gian trở lại đây, chị tiết kiệm chi tiêu và cắt nhiều khoản
mua sắm, kể cả việc mua sắm cho cô con gái nhỏ mà chị vốn rất “nghiện”. Câu
chuyện của cô con gái bé khiến anh nhớ cách đây chưa lâu, khi Hà Nội đón đợt
rét đầu tiên, anh con trai lớn của anh và mấy đứa bạn đã lên kế hoạch chọn một
đêm rét mướt nào đó mà đi khắp các con phố Hà Nội, lặng lẽ đặt bên cạnh những
người vô gia cư những gói quà gồm chăn, áo, rét… Anh mỉm cười mãn nguyện vì những
đứa con của mình đã bắt đầu trưởng thành, biết yêu thương và lo nghĩ cho những
người may mắn hơn. Chúng không mắc bệnh “chảnh”, vô cảm hay gì đó mang tính
tiêu cực khi người ta nói về con cái của lãnh đạo mấy công ty, doanh nghiệp…
Đang vui vui anh chợt giật mình! Con anh đã biết lo nghĩ cho
cộng đồng đến vậy, còn anh thì sao? Lẽ dĩ nhiên, lo cho các cán bộ, công nhân của
công ty cũng được coi là một cái “lo” có ích, nhưng với anh, đó là trách nhiệm.
Có sự vô tư nào trong cái “lo” cho người khác của anh không?
Năm rồi, vùi đầu vào vay nợ, trả lãi, kí hợp đồng, hủy hợp đồng, xin gia hạn nợ… anh hầu như chỉ biết tin về cuộc sống quanh mình qua những câu chuyện của vợ, của con. Những ngày sinh viên anh đã hăm hở bao nhiêu khi cùng bạn bè chịu lạnh, chịu khổ để lên tận Lào Cai, Hà Giang… làm từ thiện. Rồi cũng có lần vào tận miền Trung để cứu đói cho một xã bị lũ cô lập cả tuần trời… Mà ngày ấy cuộc sống sinh viên còn phải lo ăn từng bữa… Còn bây giờ, nợ nần tuy còn đó, lo toan tuy vẫn chưa vơi… nhưng anh biết, mình và các anh chị em trong công ty còn hơn bao nhiều người. Mùa đông đang về, lại có biết bao số phận lay lắt, khổ sở…?
Năm rồi, vùi đầu vào vay nợ, trả lãi, kí hợp đồng, hủy hợp đồng, xin gia hạn nợ… anh hầu như chỉ biết tin về cuộc sống quanh mình qua những câu chuyện của vợ, của con. Những ngày sinh viên anh đã hăm hở bao nhiêu khi cùng bạn bè chịu lạnh, chịu khổ để lên tận Lào Cai, Hà Giang… làm từ thiện. Rồi cũng có lần vào tận miền Trung để cứu đói cho một xã bị lũ cô lập cả tuần trời… Mà ngày ấy cuộc sống sinh viên còn phải lo ăn từng bữa… Còn bây giờ, nợ nần tuy còn đó, lo toan tuy vẫn chưa vơi… nhưng anh biết, mình và các anh chị em trong công ty còn hơn bao nhiều người. Mùa đông đang về, lại có biết bao số phận lay lắt, khổ sở…?
Tối đó, gạt đi nhiều mối lo toan, anh điện mời hai Phó Giám đốc
đến nhà và bàn bạc việc làm từ thiện của công ty trong thời điểm cuối năm. Anh
biết, không hề là muộn khi anh và đồng nghiệp đến với đồng bào mình bằng một tấm
lòng ấm áp để sưởi ấm họ trong mùa đông sắp đến…
Trung Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét