Từ những năm 80, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI, sức mạnh
của kiểu tư duy mới, mà một đặc trưng cơ bản của nó là dám nhìn thẳng vào sự thật,
phát hiện chân lý nảy sinh từ thực tiễn và tìm hiệu quả của tư duy ngay trong
khả năng giải quyết những vấn đề nằm trong thực tiễn sôi động đó đã tác động trực
tiếp và sâu sắc vào giới lý luận - phê bình - sáng tác văn học. Một không khí
thảo luận, trao đổi và tranh luận sôi nổi, phong phú, đôi khi khá ồn ào và gay
gắt nảy sinh từ nhu cầu cần phải đổi mới, từ sự tự nhận thức những hạn
chế, nhược điểm của lý luận, một diện rất rộng và sâu sắc trong toàn giới văn học.
Trong bức tranh khá bề bộn ấy, chúng ta có thể xác định dấu
hiệu nổi bật của nó là, một mặt, rất nhiều vấn đề lý luận tưởng như đã được khẳng
định trong nhiều năm trước đây đều được đặt lại từ góc độ và cách nhìn mới, nhiều
vấn đề lý luận mới nảy sinh từ đời sống văn học hôm nay đang được phát hiện và
bàn bạc. Mặt khác, hầu như tất cả những vấn đề cũ và mới đó mới chỉ được
"bung" ra, mà chưa có sự tập hợp lại, chưa đi vào được nhiều những nội
dung khoa học thực sự, chưa có những định hướng và kết luận đáng ra có thể và cần
phải làm. Cái hay và cái dở, cái được và cái chưa được, cái mạnh dạn tìm
tòi và cả cái lúng túng của những cuộc tranh luận văn học nằm ngay trong đặc điểm
trên. Thử phân tích những nội dung tranh luận xung quanh các vấn đề lớn như
quan hệ giữa chính trị và văn nghệ, Đảng lãnh đạo văn nghệ, văn học và hiện thực,
đánh giá lại giai đoạn văn học đã qua và nhận định về tình hình văn học hiện
nay, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, chúng ta sẽ thấy rõ hơn đặc điểm
trên.
Trước hết, vấn đề quan hệ giữa văn nghệ và chính trị tưởng
như đã được giải quyết từ rất lâu rồi, giờ đây lại được đặt lại từ một cách
nhìn mới, táo bạo và mang tính thực tiễn. Sự hiểu biết hạn hẹp, thô thiển về nội
dung "văn nghệ phục vụ chính trị" đã được sửa chữa. Những căn bệnh
kinh niên - không phải trong lời nói, mà trong thực tiễn chỉ đạo, quản lý,
trong nhận thức và việc làm - như coi văn học, nghệ thuật chỉ là cái thêm
vào cho hoạt động tư tưởng, chính trị, việc không hiểu biết những quy luật
đặc thù của văn nghệ, đề cao và nhấn mạnh một chiều nhiệm vụ động viên, tuyên
truyền trực tiếp cho các mặt hoạt động cụ thể của công tác chính trị... đã được
mổ xẻ và phê phán quyết liệt. Tuy vậy, trong cuộc tranh luận về vấn đề cơ bản
này đã xuất hiện những lệch lạc và hạn chế rõ rệt. Dù tác giả của luận điểm
"hai loại bá quyền trong xã hội" (Tạp chí Sông Hương) đã hơn một
lần giải thích lại cách dùng cụm từ đó là ước lệ, là tạm thời, thì cả về khách
quan thể hiện trong lập luận và ngôn từ, và cả về chủ quan trong một lúc quá đà
của nhận thức - tác giả đã có sự phân định văn nghệ như là một bá quyền đối chọi
với chính trị, một bá quyền mạnh hơn. Cuộc tranh luận hình như đã khép lại, vì
phần lớn ý kiến - kể cả của chính tác giả của cụm từ trên - đã đi đến cùng một
kết luận, trên hai bình diện lý luận và thực tiễn, là không hề có và không
thể có hai bá quyền đó.
Văn nghệ luôn luôn gắn bó với chính trị khi cả hai cùng chung lý tưởng cao quý vì hạnh phúc của con người, vì mục tiêu tạo dựng một xã hội nhân đạo, xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu sự nhất trí chỉ dừng lại ở đó, thì cuộc tranh luận lại trở về với điểm khởi đầu - rất cơ bản, nhưng không thể đầy đủ của vấn đề đó. Chắc chắn rằng, những vấn đề sau đây cần tiếp tục thảo luận để chặng đường dài nhằm tiếp cận với chân lý không bị dừng lại giữa đường. Đó là sự chi phối và tác động cực kỳ tinh vi, phức tạp của chính trị vào hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật. Đó là sự thống nhất mà không đồng nhất và sự khác biệt, đôi khi chứa đựng khả năng dẫn tới mâu thuẫn trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể giữa chính trị và văn nghệ, khi một trong hai cái đó trở thành lực cản có ý thức đối với sự phát triển hợp quy luật của đời sống xã hội và đối lập về cơ bản với lợi ích, nguyện vọng của quảng đại quần chúng lao động. Đó là vai trò ngày càng tăng của khoa học, của tri thức, của hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật nhằm bổ sung cho nội dung nhân đạo phong phú của chính trị chân chính trong thời đại ngày nay. Đó là sự phân công lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa giữa người làm công tác chính trị và người hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, chứ không phải là sự phân chia thứ bậc trên dưới và quyền lực...
Văn nghệ luôn luôn gắn bó với chính trị khi cả hai cùng chung lý tưởng cao quý vì hạnh phúc của con người, vì mục tiêu tạo dựng một xã hội nhân đạo, xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu sự nhất trí chỉ dừng lại ở đó, thì cuộc tranh luận lại trở về với điểm khởi đầu - rất cơ bản, nhưng không thể đầy đủ của vấn đề đó. Chắc chắn rằng, những vấn đề sau đây cần tiếp tục thảo luận để chặng đường dài nhằm tiếp cận với chân lý không bị dừng lại giữa đường. Đó là sự chi phối và tác động cực kỳ tinh vi, phức tạp của chính trị vào hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật. Đó là sự thống nhất mà không đồng nhất và sự khác biệt, đôi khi chứa đựng khả năng dẫn tới mâu thuẫn trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể giữa chính trị và văn nghệ, khi một trong hai cái đó trở thành lực cản có ý thức đối với sự phát triển hợp quy luật của đời sống xã hội và đối lập về cơ bản với lợi ích, nguyện vọng của quảng đại quần chúng lao động. Đó là vai trò ngày càng tăng của khoa học, của tri thức, của hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật nhằm bổ sung cho nội dung nhân đạo phong phú của chính trị chân chính trong thời đại ngày nay. Đó là sự phân công lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa giữa người làm công tác chính trị và người hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, chứ không phải là sự phân chia thứ bậc trên dưới và quyền lực...
Cuộc tranh luận xung quanh vấn đề phủ nhận hay không phủ nhận
những thành tựu của văn học giai đoạn trước cũng diễn ra kéo dài, đôi khi quá ồn
ào vì những từ ngữ to tát, những lời suy diễn, quy chụp và phủ định lẫn nhau mà
không hàm chứa những nội dung khoa học nghiêm túc cần trao đổi và tranh luận.
Vì thế tôi thấy hoàn toàn không cần thiết phải trao đổi với anh Thế Vũ trong
bài viết ngắn, không hề có một căn cứ lý luận gì, một sự chứng minh, phân tích
nào cho những kết luận quá khích của anh (Phụ trương Cánh én do Hội
Văn nghệ Phú Khánh phát hành). Đáng ra không cần nói nhiều về bài viết của anh,
vì người đọc hôm nay đủ sức để phân biệt của thiệt và của giả, đủ hiểu biết để
xác định ngay tính chất vô căn cứ và hàm hồ của những ý kiến đó, song vì danh dự
và trách nhiệm tối thiểu của người cầm bút, tôi mong rằng, sẽ không bao giờ có
trên diễn đàn văn học của chúng ta những bài viết kiểu đó. Đề nghị đó cũng xuất
phát từ một sự lo ngại khác là, hiện tượng trên đã xuất hiện trên một vài tờ
báo, trong một số bài viết gần đây của một vài nhà văn và một vài nhà khoa học
từng có uy tín trước đây.
Từ đầu những năm 80, đã xuất hiện một khuynh hướng vừa táo bạo
vừa rất nghiêm túc muốn tìm ra những hạn chế, thiếu sót, nhược điểm của giai đoạn
văn học trước để vượt qua, để tự biến đổi và tiến lên. Điều đó thật là đáng
quý, bởi vì không có cái mầm đó, chắc rằng, sẽ không có một bước tiến, một sự
khởi sắc, những tìm tòi mới về tư tưởng và nghệ thuật của văn học mấy năm gần
đây. Từ khát vọng chung ban đầu rất phù hợp với đòi hỏi mới đó, thật là đáng tiếc,
vài năm trở lại đây, đã xuất hiện vài ý kiến cực đoan, có thiên hướng coi văn học
giai đoạn trước về căn bản là văn học minh họa, văn nghệ tuyên truyền, thậm chí
có người quá đà, trượt theo mạch tư duy của mình, gán cho văn học giai đoạn trước
những thuật ngữ "cung đình", "quan phương"...
Một vài tác giả của những ý kiến trên đây, cả sáng tác và nghiên cứu, phê bình, đã lấy đó làm điểm tựa, làm xuất phát điểm để nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học mang tính lịch sử cụ thể và rất đặc thù- văn học của một thời kỳ chiến đấu vì sự nghiệp cao cả giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, như Nghị quyết 05 đã nhận định: ra đời và phát triển trong điều kiện lịch sử đó, văn nghệ của chúng ta đã "trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc... tạo được nhiều tác phẩm có giá trị, có sức động viên, cổ vũ to lớn đối với nhân dân".
Một vài tác giả của những ý kiến trên đây, cả sáng tác và nghiên cứu, phê bình, đã lấy đó làm điểm tựa, làm xuất phát điểm để nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học mang tính lịch sử cụ thể và rất đặc thù- văn học của một thời kỳ chiến đấu vì sự nghiệp cao cả giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, như Nghị quyết 05 đã nhận định: ra đời và phát triển trong điều kiện lịch sử đó, văn nghệ của chúng ta đã "trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc... tạo được nhiều tác phẩm có giá trị, có sức động viên, cổ vũ to lớn đối với nhân dân".
Mặt khác, chúng tôi nghĩ rằng, xác định tính đặc thù lịch sử
và một số thành tựu không thể chối cãi của văn học giai đoạn trước không đồng
nghĩa với việc không được quyền, mà ngược lại rất cần thiết, nghiêm khắc và tỉnh
táo phủ định biện chứngnhững hạn chế lịch sử, những non yếu, những căn bệnh
cụ thể như sự hẹp hòi, cứng nhắc, giản đơn trong một số quan điểm lý luận và sơ
lược, công thức, đơn điệu trong một số sáng tác nảy sinh trong tiến trình văn học
giai đoạn đã qua. Nhu cầu đánh giá lại với tinh thần phê phán những gì thuộc về
quá khứ không phải là ý thích chủ quan của cá nhân này hay khác, mà là đòi hỏi
khách quan của bản thân sự nghiệp đổi mới. Với ý nghĩa đó, những cuộc tranh luận
xung quanh việc đánh giá lại văn học giai đoạn trước chưa làm được bao nhiêu,
hình như mới chỉ đang giành nhau chiếc chìa khóa để mở cửa vào một khu vực lâu
nay bị cấm kỵ.
Còn một điều cần phải nói thêm. Ngoài những cái chung nhất của
hai giai đoạn trong nền văn học cách mạng của chúng ta như sự thủy chung với lý
tưởng xã hội chủ nghĩa cao quý, sự tin yêu, bảo vệ và xây đắp cho con người,
khát vọng vươn lên những giá trị văn học đích thực thì văn học hôm nay chắc chắn
sẽ được viết khác với giai đoạn văn học đã qua. Khác về vị
trí, chức năng xã hội cụ thể, khác về nội dung lịch sử được phản ánh, khác về sự
khám phá, sự tìm kiếm và thể nghiệm mới, khác về phương thức và thủ pháp...
Song, không thể lấy cái khác đó của ngày hôm nay để phủ nhận cái không giống
nó của văn học giai đoạn trước. Điều đó tưởng như là đơn giản và hiển
nhiên, nhưng thời gian qua vẫn có người rơi vào sự nhầm lẫn đó, kể cả một vài
nhà văn tự nguyện từ bỏ và tự chế giễu những sáng tác vốn được viết bằng lòng
trung thực, tình yêu và sự gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người trong những
năm gian khổ nhất của chính mình. Chỉ một chút xíu ở đây thôi nhưng đã xuất hiện
một ranh giới không thể nhầm lẫn giữa sự nghiêm khắc, tỉnh táo để tự vượt
mìnhvới sự tự phủ nhận xốc nổi, nhất thời, không đem lại sức mạnh cho những chặng
đường đi tới.
Về quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống, đã có những cuộc
trao đổi về một luận điểm của một cây bút lý luận, khi anh cho rằng, chức năng
của văn học "trước hết không phải là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm
về hiện thực", là bộc lộ nỗi đau của người nghệ sĩ... Đã có nhiều bài trao
đổi lại với anh về vấn đề đó, có đồng tình và có phản đối. Khi hạn chế khái niệm
phản ánh hiện thực chỉ được coi như là sự mô tả lại diễn biến bề mặt cụ thể của
hiện thực đó, sự sao chụp lại nó trong dạng thức và biểu hiện cụ thể của nó,
thì bỗng nhiên một phát hiện mới được nêu ra: không thể khẳng định chức năng của
văn học là phản ánh hiện thực bởi vì nó còn suy ngẫm, còn bình giá, còn phát hiện,
còn tự bộc lộ. Thực ra trước đây chỉ cần nhắc lại một định nghĩa nổi tiếng của
đồng chí Phạm Văn Đồng "văn học nghệ thuật là sự nhận thức, khám
phá và sáng tạo về cuộc sống và cuộc đấu tranh của con người",
có nghĩa là sự tổng hợp không thể tách rời của ba "tố chất" đó thì luận
điểm trên khó còn đứng vững. Mặt khác, sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố
khách quan (hiện thực được nhận thức và khám phá) và nhân tố chủ quan (thế giới
tinh thần của người sáng tạo, trong đó có tình yêu và lòng căm thù, trí tuệ và
cảm xúc, niềm vui và nỗi đau, đâu chỉ có nỗi đau chiếm vị trí độc tôn!) là quan
điểm cơ bản của mỹ học mác-xít khi bàn về đặc trưng của hoạt động sáng tạo văn
học, nghệ thuật. Vì thế, tách rời hai mặt đó để phủ nhận mặt này, nhấn mạnh mặt
kia chỉ là một ngụy biện và phiến diện.
Tất nhiên, ý kiến trên đây rất có ý nghĩa khi nhấn mạnh sự cần
thiết phải tôn trọng nhân tố chủ quan của người sáng tạo một đòi hỏi
và một quy luật đang tác động mạnh trong văn học của chúng ta hôm nay. Ý kiến
đó cũng có giá trị nhắc nhở, phê phán một cách nhìn và một cách hiểu thô thiển,
đơn giản nhưng lại ít nhiều chi phối trong một thời kỳ dài về chức năng phản
ánh hiện thực của văn học. Song vì cố tình tổng hợp, khái quát thành một luận
điểm cho rằng, đã có sự nhầm lẫn khi khẳng định chức năng của văn học là phản
ánh hiện thực, thì ý kiến đó đã đi trệch khỏi quỹ đạo cần thiết để có thể nhận
thức đúng đắn về văn học, cả trên hai bình diện lý luận và thực tiễn.
Những cuộc tranh luận, trao đổi trên đây có liên quan trực tiếp
hay gián tiếp với một vấn đề cơ bản và then chốt nhất: Về sự lãnh đạo của Đảng
đối với văn học và nghệ thuật. Khi trao đổi về vấn đề này, giới lý luận phê
bình ít nhiều tỏ ra dè dặt, cho nên nhiều bài viết chỉ ở dạng kiến nghị, suy
nghĩ và mong ước. Tính chất nghiên cứu khoa học, coi vấn đề đặt ra như một đối
tượng khách quan, đa dạng và cụ thể, để phân tích, đánh giá còn có phần né
tránh vì thế vấn đề Đảng lãnh đạo văn nghệ trong quá trình lịch sử trên dưới 40
năm, từ nhiều góc độ và cấp độ khác nhau... phần nhiều còn đứng ngoài nội dung
các cuộc trao đổi vừa qua. Ý kiến cho rằng sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu bằng đường
lối và nghị quyết, từ đó lên tiếng phê phán dự định "họp trước hội viên
trong Đảng" là nhằm "vô hiệu hóa sức mạnh của đại hội toàn thể"
đã bộc lộ sự lệch lạc nghiêm trọng về mặt nhận thức. Tách rời sự lãnh đạo về đường
lối, nghị quyết với toàn bộ quá trình, công đoạn của sự sản xuất văn học nghệ
thuật trong đời sống xã hội thực chất là hạ thấp vai trò và hiệu quả của sự
lãnh đạo đó đối với lĩnh vực này. Ý kiến của một nhà phê bình "lãnh đạo
khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ" và "coi văn nghệ sĩ như con nít"
thực ra không phải là một luận điểm mang tính khoa học, mà chỉ là một cảm nghĩ
bột phát trong một giây phút nào đó. Tôi nghĩ như vậy, vì thế, có lẽ, không cần
thiết phải sa đà phân tích, mổ xẻ nó như một luận điểm khoa học sai lầm có tính
hệ thống. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự không bình thường, không có căn cứ khi
khái quát một vấn đề cực kỳ phong phú và phức tạp, có nội dung chính trị, xã hội
sâu sắc đó vào những từ ngữ phiến diện, ít nhiều thô thiển, bộc lộ thái độ cực
đoan của người phát biểu.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ là một
quy luật khách quan, đồng thời là một nguyên tắc bất di bất dịch. Bất cứ một sự
bàn lại nào nhằm phủ nhận hay nghi ngờ điều đó đều không thể chấp nhận, đặc biệt
trong cuộc đấu tranh mới đang diễn ra rất phức tạp hiện nay trên đất nước ta.
Khẳng định nguyên tắc đó đồng thời để làm cho nguyên tắc đó trở thành sức mạnh
cụ thể, trở nên sinh động và có hiệu quả thực sự trong đời sống nhất thiết phải
gắn liền với một đòi hỏi mới. Đó là việc cần phải nghiêm túc đánh giá lại toàn
diện, cả ưu và khuyết điểm trên nhiều cấp độ khác nhau của sự lãnh đạo của Đảng
đối với văn hóa văn nghệ trong tiến trình lịch sử vừa qua. Cần phải tổ chức
trao đổi tập thể dân chủ theo tinh thần đổi mới những nội dung cơ bản của sự
lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa văn nghệ hiện nay, để làm cho sự lãnh đạo đó
có tính hiệu quả mới, phù hợp với quy luật và tính đặc thù của lĩnh vực này.
Các cuộc tranh luận vừa qua chưa đề cập tới được bao nhiêu những vấn đề cốt lõi
đó.
Hơn hai năm qua, một số cuộc tranh luận văn học đã diễn ra
sôi nổi. Nhiều ý kiến khác nhau đã lên tiếng, va chạm có khi gay gắt, đôi khi
nóng nảy, từ đó có lúc, có người lãng quên những vấn đề đích thực của khoa học
để cuốn vào việc chê bai, quy chụp lẫn nhau, đả kích cá nhân và cũng từ đó, chỗ
này, chỗ khác rơi vào hiện tượng bè phái, phe nhóm không nên có. Có lẽ vì thế,
mà mặc dầu giới lý luận phê bình đã tốn khá nhiều công sức và chất xám trong thời
gian vừa qua, nhưng cho đến nay, những vấn đề cốt lõi nhất của nhu cầu đổi mới
trong văn học, nghệ thuật còn đang bị bỏ dở, đôi khi trộn lẫn giữa cũ và mới,
đúng và sai. Sự lạc hậu của lý luận, phê bình chưa khắc phục được bao nhiêu.
Trước nhu cầu phải tự đổi mới, lý luận và phê bình văn học thời gian qua lại
rơi vào lúng túng và ít nhiều bối rối mới. Tất nhiên, không thể sốt ruột, nôn
nóng vì công cuộc đổi mới trong văn học còn ở bước đầu. Không thể bằng một số
cuộc trao đổi đã có thể bàn bạc thấu đáo những vấn đề lớn, khó và mới. Ngay
trong thời điểm đầy thử thách này đối với lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật,
Đảng đã kịp thời chỉ ra yêu cầu "đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình
văn học, nghệ thuật" thể hiện trong chỉ thị mới của Ban Bí thư Trung ương
Đảng: "Phê bình lý luận văn học nghệ thuật là một công việc sáng tạo có
tính đảng và tính khoa học cao. Anh chị em hoạt động trong lĩnh vực này cần
không ngừng rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ mọi mặt, chân thành đoàn kết
và tôn trọng lẫn nhau, có quan hệ mật thiết với giới sáng tác, với công chúng
và các cơ quan lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ để làm tốt chức năng của
mình".
Đinh Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét