Về một bài Tâm ca của Phạm Duy
Dưới dây là bài Một Cành Củi Khô, một bản nhạc mang không khí Thiền từ hình thức tới nội dung, từ nét nhạc, cung bực tới ngôn từ, cảnh tượng, hình tượng:
Một cành củi khô
Một tờ lá úa
Một hòn cuội to
Một làn bụi mờ
Một ngọn cỏ may
Một vài miếng giấy
Một hạt mưa bay
Một giọt sương mai...
Cuộc đời quanh đây mừng là biết mấy!
Tình đầy trong tay và tình ở ngoài
Ở gần bên tôi hàng nghìn thế giới
Cùng nhờ nhau thôi, để buồn hay vui!...
Một hàng rêu thưa
Một đàn kiến gió
Một nhện giăng tơ
Một ổ tò vò
Một giọng con ve kêu
Một điều con dế nói
Một lời thông reo
Một chiều xôn xao...
Một mảng vai non
Một vòm tóc sáng
Một vành tai ngon
Một cành củi khô
Một tờ lá úa
Một hòn cuội to
Một làn bụi mờ
Một ngọn cỏ may
Một vài miếng giấy
Một hạt mưa bay
Một giọt sương mai...
Cuộc đời quanh đây mừng là biết mấy!
Tình đầy trong tay và tình ở ngoài
Ở gần bên tôi hàng nghìn thế giới
Cùng nhờ nhau thôi, để buồn hay vui!...
Một hàng rêu thưa
Một đàn kiến gió
Một nhện giăng tơ
Một ổ tò vò
Một giọng con ve kêu
Một điều con dế nói
Một lời thông reo
Một chiều xôn xao...
Một mảng vai non
Một vòm tóc sáng
Một vành tai ngon
Một cổ tròn tròn
Một làn mi cong
Một vùng má nóng
Một hàm răng trong
Một bàn tay thuôn...
Cuộc đời quanh đây
Mừng là biết mấy!
Một làn mi cong
Một vùng má nóng
Một hàm răng trong
Một bàn tay thuôn...
Cuộc đời quanh đây
Mừng là biết mấy!
Cũng giống như bài Kỷ Niệm, bài Một Cành Củi Khô thật ít lời nhưng lại nhiều ý nghĩa. Với khoảng hơn một trăm chữ ngắn gọn, lời ca đã chứa đựng cả một nhân sinh quan và một vũ trụ quan siêu việt. Người nhạc sĩ chẳng bao giờ muốn mình là một nhà tư tưởng hay một triết gia. Kêu Phạm Duy như vậy là sơn vẽ lại Phạm Duy, là lôi Phạm Duy ra khỏi người nghệ sĩ.
Nhưng có điều rõ ràng là tôi, một người tầm thường đã cảm nhận được cái ý niệm mang mang vẻ Thiền qua một trong những bản nhạc giản dị, đơn sơ nhất của nhạc sĩ họ Phạm. Ðiều này như có vẻ vô lý nhưng cảm nghĩ của tôi thật rõ ràng, sáng sủa. Những tràng triết lý dài dặc với lý luận vững vàng chải chuốt đã chẳng giúp tôi cảm nhận được chút nào về Thiền. Nhưng ttôi đã thực sự cảm động trước những nét vẽ nhẹ nhàng, dung dị của người nghệ sĩ về các cảnh vật tầm thường, đôi khi vô nghĩa mà tôi thản nhiên nhìn thấy mỗi ngày:
Một cành củi khô
Một tờ lá úa
Một hòn cuội to
Một làn bụi mờ...
Nhưng có điều rõ ràng là tôi, một người tầm thường đã cảm nhận được cái ý niệm mang mang vẻ Thiền qua một trong những bản nhạc giản dị, đơn sơ nhất của nhạc sĩ họ Phạm. Ðiều này như có vẻ vô lý nhưng cảm nghĩ của tôi thật rõ ràng, sáng sủa. Những tràng triết lý dài dặc với lý luận vững vàng chải chuốt đã chẳng giúp tôi cảm nhận được chút nào về Thiền. Nhưng ttôi đã thực sự cảm động trước những nét vẽ nhẹ nhàng, dung dị của người nghệ sĩ về các cảnh vật tầm thường, đôi khi vô nghĩa mà tôi thản nhiên nhìn thấy mỗi ngày:
Một cành củi khô
Một tờ lá úa
Một hòn cuội to
Một làn bụi mờ...
hay là:
Một hàng rêu thưa
Một đàn kiến gió
Một nhện giăng tơ
Một ổ tò vò...
Một hàng rêu thưa
Một đàn kiến gió
Một nhện giăng tơ
Một ổ tò vò...
Ngay đối với người yêu, người mà tôi âu yếm từng sợi tóc, người mà tôi vuốt ve từng thớ thịt cũng chẳng bao được tôi nhớ tới cổ nàng, môi nàng, má nàng, vai nàng ra sao? Lý do giản dị: tôi chưa bao thoát ra khỏi tôi, thoát ra khỏi nàng để nhìn nàng, ngắm nàng, chiêm ngưỡng nàng như người nhạc sĩ của Một Cành Củi Khô. Ta hãy coi một vài nét về nàng:
Một mảng vai non
Một vòm tóc sáng
Một vành tai ngon
Một cổ tròn tròn...
Một mảng vai non
Một vòm tóc sáng
Một vành tai ngon
Một cổ tròn tròn...
Cảnh vật trong bản nhạc hầu như lắng động, im lìm, thu nhỏ lại nhưng nó nói lên thật nhiều, thật vĩ đại, thật lung linh. Nhạc và lời dẫn ta vào hàng ngàn thế giới khác, đầy sức sống và tình người. Sức mạnh của im lìm, của sự lắng đọng, của Thiền, của ngôn từ ngắn gọn của Phạm Duy thật là mãnh liệt:
Cuộc đời quanh đây mừng là biết mấy!
Tình đầy trong tay và tình ở ngoài
Ở gần bên tôi hàng nghìn thế giới
Cùng nhờ nhau thôi, để buồn hay vui!
Cuộc đời quanh đây mừng là biết mấy!
Tình đầy trong tay và tình ở ngoài
Ở gần bên tôi hàng nghìn thế giới
Cùng nhờ nhau thôi, để buồn hay vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét