Mùa Xuân có nắng ấm, có hoa vàng, có trời xanh và mây trắng. Tuy nhiên, nắng chỉ sáng, hoa chỉ tươi, trời chỉ trong, mây chỉ lộng lẫy khi lòng Người tràn ngập tin yêu. Tình và cảnh bao giờ cũng phải gắn bó với nhau. Từ đó mùa Xuân trở thành mùa của cảnh đẹp và của tin yêu tha thiết. Thế nhưng trong thực tiễn đời sống: mỗi năm Xuân vẫn về môt lần mà tin yêu thì đi biền biệt. Ngày nào tin yêu chưa trở về, mùa Xuân chỉ là mùa của cây cỏ chứ không thể là mùa Xuân của lòng người.
Nhân dịp Xuân về, Tết đến, thay vì rộn ràng chúc nhau ''năm mới hạnh phúc'' chúng ta hãy thử tìm hiểu xem bao giờ lòng Người mới có mùa Xuân? Làm thế nào để tin yêu là gạch nối giữa Người với Người. Tại sao Người lại hận thù Người? Kẻ thù đích thực của Người là ai? Những câu hỏi về tư tưởng thường được giải đáp bởi các nhà tư tưởng. Nhưng đối với vấn đề xác định và mô tả kẻ thù của loài Người, chúng ta phải nhìn nhận là Phạm Duy diễn đạt một cách tài tình nhất:
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai?
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hờn căm
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma...
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai?
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hờn căm
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma...
Thực vậy, kẻ thù của chúng ta chắc chắn không phải là Người. Chúng ta rất sợ bị nhiễm bệnh nhưng kẻ thù của chúng ta không phải là bệnh nhân của bệnh truyền nhiễm. Kẻ thù của chúng ta chính là vi trùng bệnh. Diệt trừ vi trùng sẽ làm cho sự ngăn cách giữa Người bệnh và Người khỏe mạnh bị tan biến.
Chúng ta đã nhiều lần bực mình về cử chỉ và ngôn ngữ Người say rượu. Nhưng kẻ thù của chúng ta không phải là người say. Kẻ thù của chúng ta chính là men rượu. Thay vì tiêu diệt người say, chúng ta hãy tiêu diệt men rượu. Không có men rượu làm thế nào có mâu thuẫn giữa người tỉnh và người say?
Chúng ta ghê tởm tệ nạn hiếp dâm nhưng kẻ thù của chúng ta không phải là phạm nhân của tội hiếp dâm. Kẻ thù của chúng ta chính là dục tính của động vật. Vật tính này đã xâm nhập vào đầu óc của một người bình thường để biến y thành kẻ hiếp dâm. Chúng ta thù ghét những hành vi tham ô, trộm cướp, nhưng kẻ thù của chúng ta không phải là những kẻ tham ô, trộm cướp. Kẻ thù của chúng ta chính là tính thoả mãn nhu yếu theo kiểu ''mạnh được yếu thua'' của động vật. Vật tính này tiềm ẩn trong lòng kẻ tham ô, trộm cướp.
Chúng ta không bao giờ chấp nhận những cuộc chém giết giữa Người với Người. Nhưng kẻ thù của chúng ta không phải là kẻ hiếu sát. Kẻ thù của chúng ta chính là tính tự vệ theo cung cách bá chủ sơn lâm của động vật. Vật tính này mai phục trong tim óc của kẻ hiếu sát.
Chúng ta thường than phiền về thái độ sống của những người trọn đời chỉ biết cơm ăn và địa vị cá nhân cho chính mình. Nhưng kẻ thù của chúng ta không phải là những người ích kỷ. Kẻ thù của chúng ta chính là xã hội tính của động vật. Ðộng vật sống theo bầy nhưng động vật không bao giờ biết nghĩ đến những con vật chung quanh lại càng không bao giờ biết lo lắng cho tương lai của bầy động vật. Vật tính này là cha đẻ của tính ích kỷ.
Tóm lại kẻ thù của Người chắc chắn không phải là Người. Kẻ thù của Người chính là bốn yếu tính của động vật:
- Tính không tình cảm trong nhục dục.
- Tính hiếu sát trong tự vệ.
- Tính chèn ép trong nhu yếu.
- Tính vị kỷ trong xã hội.
- Tính không tình cảm trong nhục dục.
- Tính hiếu sát trong tự vệ.
- Tính chèn ép trong nhu yếu.
- Tính vị kỷ trong xã hội.
Bốn vật tính vừa nêu xâm nhập vào trí óc của Người, biến thể thành muôn hình vạn trạng thói hư tật xấu. Từ đó Người chống đối Người. Người hận thù Người. Ðiều này có nghĩa rằng: Mâu thuẫn giữa Người và Người chỉ là mâu thuẫn phụ, mâu thuẫn biểu kiến. Mâu thuẫn giữa Nhân tính và Vật tính mới là mâu thuẫn chủ yếu. Chừng nào nhân tình khống chế được vật tính chừng đó mâu thuẫn giữa Người với Người lập tức tan biến. Phạm Duy gọi vật tính là ''một lũ ma''. Chính lũ ma này đã đẩy Người rơi xuống hố tội lỗi:
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen...
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen...
Sau khi xác định và mô tả kẻ thù, Phạm Duy kêu gọi mọi người hãy thương yêu nhau bởi vì ''kẻ thù của ta'' chẳng bao giờ là Người:
Người người ơi yêu mến người mãi mãi
Người người ơi yêu mến người không nguôi
Yêu mến người đầy vơi
Yêu mến người đêm ngày
Yêu mến người ta nắm tay...
Người người ơi yêu mến người mãi mãi
Người người ơi yêu mến người không nguôi
Yêu mến người đầy vơi
Yêu mến người đêm ngày
Yêu mến người ta nắm tay...
Tuy nhiên lời kêu gọi của Phạm Duy chẳng qua chỉ là một nốt nhạc giữa sa mạc. Không dễ gì một sáng một chiều loài Người có thể nhận ra Người không thể là kẻ thù của Người. Vì vậy Người vẫn hận thù Người, đời sống vẫn tràn đầy đau khổ. Trong tác phẩm NGÀN LỜI CA do Phạm Duy Cường xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1987, Phạm Duy đã tâm sự: ''Sau một thời gian ngụp lặn trong vũng lầy của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca, tục ca, chiến ca, thương ca chiến trường... và sau khi cố bay lên để trốn tránh vào đạo ca thì vào năm 1972, tôi rơi xuống đất'' (trang 234). ''Rơi xuống đất'' tức là rơi trở về thực tiễn đời sống, tức là rơi trở lại vòng tay của một ''lũ ma'' và mới có thể thấy được tin yêu giữa Người với Người:
Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo
Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo
Tôi nghe tiếng còi tầu...
Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo
Tôi nghe tiếng còi tầu...
Chỉ trong vùng kỷ niệm của tuổi thơ, Phạm Duy - và cả chúng ta nữa - mới có thể không bị quấy rầy bởi ''lũ ma'' và mới có thể thấy được tin yêu giữa Người với Người:
Cho tôi lại nhà trường
Bao nhiêu là người thương
Không ai thù ai oán
Ai cũng bảo tôi ngoan
Tôi yêu thầy tôi lắm
Nhớ tiếng nói vang vang
Tôi theo tà áo trắng
Cô em bạn cùng trường...
Cho tôi lại nhà trường
Bao nhiêu là người thương
Không ai thù ai oán
Ai cũng bảo tôi ngoan
Tôi yêu thầy tôi lắm
Nhớ tiếng nói vang vang
Tôi theo tà áo trắng
Cô em bạn cùng trường...
Có thể nói thời kỳ thơ ấu là thời kỳ ''không ai thù ai oán'', thời kỳ vàng son của đời người. Tuy nhiên thời gian không ngừng lại ở thời kỳ thơ ấu này, thời gian vẫn tiếp tục lao tới. Vì vậy, nhìn về tương lai, Phạm Duy mơ ước:
Cho tôi lại từ đầu
Cho đi lại từ đầu
Chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu...
Cho tôi lại từ đầu
Cho đi lại từ đầu
Chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu...
Sở dĩ Phạm Duy chưa muốn ''đi vội về sau'' bởi vì "v sau'' tức là đi vào thực tiễn đời sống, tức là trở về với xã hội đã bị một ''l ma'' xâm lăng. Mặt khác ''chưa đi vội về sau'', Phạm Duy có ý trông chờ và tin tưởng rằng: không bao lâu nữa, loài Người sẽ giác ngộ chân lý ''kẻ thù ta đâu có phải là Người''. Chân lý này sẽ giúp loài Người đoàn kết lại với nhau để đánh đuổi ''lũ ma'' ra khỏi đời sống Người. Từ đó Người sẽ yêu thương Người.
Hơn thế nữa ''chưa đi vội về sau'' không thể đồng hóa với tư tưởng tránh né thực tại, lại càng không có ẩn ý thả nổi cuộc đời. ''Chưa đi vội về sau'' chỉ là một lối nói nhẹ nhàng nhưng tha thiết nhằm kêu gọi loại Người hãy cởi bỏ mọi đam mê, hãy tĩnh tâm để trở về với tuổi thơ và hãy khởi hành từ tình yêu ngời sáng của tuổi thơ để tiến hành cuộc cách mạng lật đổ ''lũ ma'': Cho tôi lại từ đầu.
Cho đi lại từ đầu
Chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu
Ði vui và bên nhau
Trong tim thì sôi máu
Khóe mắt có trăng sao
Bông hoa cài trên áo
Trên môi một nguyện cầu...
Cho đi lại từ đầu
Chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu
Ði vui và bên nhau
Trong tim thì sôi máu
Khóe mắt có trăng sao
Bông hoa cài trên áo
Trên môi một nguyện cầu...
''Nguyện cầu'' gì đây? Thưa rằng: nguyện cầu cho cách mạng kháng ma được thành công. Từ cổ chí kim, từ Ðông qua Tây, biết bao người đã khóc hận dưới sự khống chế trọn đời của lũ ma. Ðến lúc chết đi lòng căm hận này vẫn tiếp nối, người chết mong được sống lại để có thể trừ ma một cách hữu hiệu hơn. Nhưng ước mơ ''tái sinh'' mãi mãi chỉ là ước mơ. Do đó, hận ma trở thành ''hận tái sinh''. Phải chăng vì cảm thông với tâm sự của hận tái sinh Phạm Duy đã cho ra đời bài tâm ca số 7 KẺ THÙ TA.
Nhắc tới ca và nhạc, người ta thường nghĩ tới thế giới của mộng tưởng, thế giới của gió chiều và của trăng thanh. Riêng đối với Phạm Duy, một nhạc sĩ đã sống nhiều, đã sáng tác liên miên, âm nhạc trở thành phương tiện để phản ảnh và để lý giải mọi góc cạnh của đời sống: hạnh phúc và khổ đau, yêu thương và thù hận, thanh cao và thô tục...
Sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy đã chất chứa ý nghĩa triết học. Hay nói cách khác: lên tới đỉnh cao của âm nhạc, người ta sẽ thấy cuộc gặp gỡ giữa âm nhạc và triết học, cuộc gặp gỡ giữa Phạm Duy và Triết gia. Bằng cuộc gặp gỡ này Phạm Duy đã chứng minh một cách kỳ thú rằng: triết học không nhất thiết phải được diễn tả bằng những từ ngữ trừu tượng, khô khan, khó hiểu. Triết học vẫn có thể diễn tả bằng những âm thanh đơn giản nhưng tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa.
Nhạc của Phạm Duy có cả ngàn lời. Do bài viết này, tôi chỉ trích dẫn hai bài ca ''Kẻ Thù Ta'' và ''Kỷ Niệm'' để hỗ trợ cho việc trình bày ý kiến riêng rằng: Xuân của đất trời mỗi năm xuất hiện một lần, tuy nhiên, Xuân chỉ thực sự về nơi lòng Người khi nào Người Người yêu thương nhau. Nhưng làm thế nào để Người yêu thương Người?. Phạm Duy đã trả lời câu này bằng cách chỉ cho chúng ta hai bước đi:
- Bước thứ nhất: nhận diện kẻ thù ta.
- Bước thứ hai: thực hiện cuộc cách mạng lật đổ ''lũ ma'', khởi đi từ ''kỷ niệm'', từ tình yêu trong sáng của tuổi thơ.
- Bước thứ hai: thực hiện cuộc cách mạng lật đổ ''lũ ma'', khởi đi từ ''kỷ niệm'', từ tình yêu trong sáng của tuổi thơ.
Sau khi hai bước đi kể trên được tiến hành hoàn hảo, mùa Xuân không những chỉ về với cỏ cây mà còn về với tâm hồn rạng rỡ của mỗi chúng ta. Lời kết luận này có ý nghĩa như một lời chúc mừng Xuân Mới được thân mến và tôn kính gửi đến quý vị độc giả vậy.
Xuân Mậu Thìn, 1988
Ðỗ Thái Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét