Tôi yêu thơ Hàn Mạc Tử đã từ lâu. Hồi còn nhỏ, chưa hiểu tình yêu là gì, chỉ thương cho số phận thi sĩ bạc mệnh. Hai mươi bốn tuổi, một mình biệt lập không ở trong một nhóm nào, thi sĩ đã thành danh với tập Gái Quê, tuy lúc đó uy thế của các thi sĩ Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã mạnh mẽ nhờ các tờ Phong Hóa, Ngày Nay đến nỗi lấn át được cả nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông bán nguyệt san của nhà xuất bản Tân Dân. Điều đó đã chứng tỏ thi tài của ông như thế nào, mặc dầu thi sĩ tả nỗi đau thương riêng mình: "Mỗi lần tôi làm được một bài thơ, là héo hắt đi một ít ở tâm hồn, và xác thịt cũng hao mòn dần đi. Khi nào tôi òa lên khóc, hay gào thét như người điên, lúc bấy giờ tôi mới làm thơ được" (Trần Thanh Mại - Thân thế và thi văn Hàn Mạc Tử).
Tôi xúc động vô cùng khi đọc thơ ông:
Thơ chưa ra khỏi bút
Giọt mực đã rụng rời
Lòng tôi chưa kịp nói
Giấy đã toát mồ hôi.
(Rụng rời)
Thơ chưa ra khỏi bút
Giọt mực đã rụng rời
Lòng tôi chưa kịp nói
Giấy đã toát mồ hôi.
(Rụng rời)
Thưa, tôi không dám say mê
Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền
Bây giờ tôi dại tôi điên
Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền
Bây giờ tôi dại tôi điên
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian.
(Một Miệng Trăng)
(Một Miệng Trăng)
Và đẹp làm sao bài Tình Quê của thi sĩ với những rung cảm nhẹ như tơ mịn, không vương một nét dao động cuộc đời:
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
Gió chiều quên ngừng lại
Dòng nước luôn trôi đi
Ngàn lau không tiếng nói
Lòng anh dường đê mê.
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
Gió chiều quên ngừng lại
Dòng nước luôn trôi đi
Ngàn lau không tiếng nói
Lòng anh dường đê mê.
Đến tuổi mộng mơ, tôi chưa tìm ra được những đường nét của một thiên tài, nhưng cũng vừa tò mò vừa thú vị khi đọc Bẽn Lẽn:
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!
Trong khóm vi lau rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
Tiếng lòng ai nói sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.
Tới khi quen một người ở Quy Nhơn biết làm thơ viết văn, tôi lại nghĩ tới Hàn Mạc Tử nhiều hơn. Và bỗng dưng thấy Vĩ Giạ sao đẹp vô cùng, tuy chưa hề đặt chân đến:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương gió mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương gió mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Và bắt đầu mơ mộng, với Mùa Xuân Chín:
Trên thềm thiên lý bóng xuân sang...
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời...
Trên thềm thiên lý bóng xuân sang...
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời...
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
với Đà Lạt Trăng Mờ:
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói năng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói năng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
Và nhất là với trăng. Hình như là chính thi sĩ cho tôi cảm thêm được cái huyền ảo của trăng:
Mới lớn lên trăng đã thẹn thò
Thơm như tình ái của ni cô.
Mới lớn lên trăng đã thẹn thò
Thơm như tình ái của ni cô.
Không gian dầy đặc toàn trăng cả
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng.
(Huyền Ảo)
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng.
(Huyền Ảo)
Cả miệng ta trăng là trăng
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng
Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây
Cho vì sao rụng xuống mai rừng say.
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng
Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây
Cho vì sao rụng xuống mai rừng say.
(Một Miệng Trăng)
Anh đã gặp hồn em đương chới với
Bến Mê hà trên giải nước mênh mang
Anh đã đón tình em bay phất phới
Như hương trăng đằm thắm cõi không gian
Bến Mê hà trên giải nước mênh mang
Anh đã đón tình em bay phất phới
Như hương trăng đằm thắm cõi không gian
Chúng ta biến, em ơi, làm thanh khí
Cho tan ra hòa hợp với tinh anh
Của trời đất, của muôn vàn ý nhị
Và tình ta sáng láng như trăng thanh.
(Sáng Láng)
Cho tan ra hòa hợp với tinh anh
Của trời đất, của muôn vàn ý nhị
Và tình ta sáng láng như trăng thanh.
(Sáng Láng)
Tội quá. Hai mươi tám tuổi, ngày 11 tháng 11 năm 1940, thi sĩ đã lìa trần sau những đớn đau khôn cùng của thể xác: "da thịt bầm tím lên hết thảy, hai mắt nằm lọt vào hai lỗ hũm sâu hoắm đến không còn mở ra được. Thân hình chỉ có da bọc xương, chân tay thì co rút lại..." (Trần Thanh Mại - Thân thế và Thi Văn Hàn Mạc Tử) Bởi vậy, khi nghe những bài hợp ca do Hải Linh soạn, phổ thơ Hàn Mạc Tử, tôi như lâng lâng và thầm khen người nhạc sĩ tài hoa đã nhập được hồn mình với rung cảm của thi sĩ. Tôi phục lắm, khi nhìn thấy Hải Linh đề "Yêu tặng Mộng Ly" trên bài Đà Lạt Trăng Mờ. Tôi nghĩ đến Mộng Cầm trong đời Hàn Mạc Tử, và sau này được biết Mộng Ly cũng là người yêu của nhạc sĩ Hải Linh.
Phải nói rằng, Hải Linh đã đưa những tinh hoa hồn nhạc của mình hòa với hồn thơ Hàn Mạc Tử. Một bộ trường ca Ave Maria được phân chia làm 8 đoạn, Hải Linh khởi sự từ năm 1956, đến gần ba mươi năm sau mới hoàn tất. Ông đã trình diễn nhiều nơi, với ca đoàn Hồn Nước nổi danh của ông đã làm tên tuổi ông sáng chói và xứng đáng. Phạm Duy nói rằng ông đã phổ nhạc đoạn đầu của bài này từ lâu, có lẽ trước Hải Linh nhiều, nhưng chưa có dịp hát lên (Hợp Lưu 15, trang 170). Vì Phạm Duy chưa có dịp hát lên, nên chúng ta không biết nhạc sĩ đã phổ nhạc từ bao giờ (1) nhưng Hải Linh là người đầu tiên chắp cánh cho thơ Hàn Mạc Tử bay lên cao, từ Đà Lạt Trăng Mờ, Ra Đời đến trường ca Ave Maria, với những âm thanh tuyệt vời, những bản hợp xướng chưa hề có trong lịch sử âm nhạc Việt Nam với những thang âm đượm màu sắc dân tộc, những tiết tấu nhẹ nhàng, nghe hoài nghe hoài cả ba mươi năm chưa chán. Và tôi biết rằng, những dòng nhạc của Hải Linh sẽ làm cho thơ Hàn Mạc Tử bay suốt một đời chưa thấu, như chính thi sĩ đã tự hỏi:
"Hồn tôi bay biết bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang".
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang".
Vì đã nghe quá nhiều, đã hát quá nhiều những dòng thơ Hàn Mạc Tử bằng nhạc của Hải Linh, nên tôi chưa tìm được rung cảm của mình nơi dòng nhạc Phạm Duy phổ thơ Ave Maria của Hàn Mạc Tử. Và ban đầu, hơi khó chịu khi nghe "Lạy Bà là Đấng Tinh Truyền Thánh Vẹn", mà lại được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tôi tự hỏi nhạc sĩ Phạm Duy dựa vào bản chép nào để viết là "tinh truyền", và "tinh truyền" có nghĩa là gì. Tôi thấy nhiều bản đều ghi là "tinh tuyền", thí dụ cuốn Hồn Thơ Nước Việt Thế Kỷ XX" của Lam Giang Vũ Tiến Phúc, trang 99; cuốn Tuyển Tập Thơ Hàn Mạc Tử của Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Thuận (1992) trang 152, cũng ghi là "tinh tuyền". Tinh, là tinh khiết, trong trắng. Tuyền, là toàn, vẹn tuyền hay vẹn toàn (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ - Việt Nam Tự Điển, trang 1460). Vì thế, tinh tuyền có lẽ đúng hơn là tinh truyền, vì ý nói rằng Đức Mẹ Maria là Đấng tinh khiết vẹn tuyền (immaculate), không hề vướng mắc tội tổ tông (2).
Ở bài Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel, giọng ca của Thái Hiền, Thái Thảo thật dễ thương, êm đềm, chỉ đáng tiếc là Phạm Duy ngắt câu nhạc Hỡi Sứ Thần/Thiên Chúa Gabriel. Đúng ra thì phải ngắt là Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel, hoặc là không cần ngắt cũng được, vì Gabriel là Sứ Thần của Thiên Chúa, được Thiên Chúa phái tới Nazareth để truyền tin cho Đức Mẹ (Luca 1, 30), chứ không phải Gabriel là Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa biến thành thiên thần Gabriel. Nếu nói bằng văn xuôi thì phải viết là: "Hỡi Gabriel, Sứ Thần của Thiên Chúa, khi người xuống truyền tin cho Thánh Nữ..." Tuy nhiên, vì Phạm Duy không phải là người công giáo, nên có lẽ ông không có ý viết sai giáo lý. Khúc này trong bản hợp ca của Hải Linh trong băng nhạc Trường Ca Ave Maria, phụ soạn do Cát Minh, trình bày tại Vương Cung Thánh Đường năm 1988, theo nhịp 3/8 hoặc 6/8, được ngắt như sau: Hỡi/ Sứ Thần/ Thiên Chúa/ Gabriel (3)
Trong đoạn thơ:
Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel
Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời...
Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel
Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời...
... tuy là một câu nói (hoặc câu hỏi) với Sứ Thần Gabriel, nhưng cũng là một câu ca tụng Mẹ Maria.
Và các câu sau:
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm...
là những câu nói với, cầu nguyện với Mẹ Maria.
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm...
là những câu nói với, cầu nguyện với Mẹ Maria.
Vì thế tôi nghĩ từ câu "Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel" sang câu "Lạy Bà là Đấng ban đầy ơn phước" (Phạm Duy sửa lại từ câu "Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước" cần phải có thêm nhịp nghỉ, chứ không nên đi liền nhau như Phạm Duy đã làm, vì như thế khó phân biệt hai đối tượng mà thi sĩ nói tới) (4).
Ai cũng hiểu khi phổ nhạc vào thơ, đôi khi nhạc sĩ phải thay đổi đôi chữ, hoặc thay đổi thứ tự câu thơ cho thích hợp với dòng nhạc, như Phạm Duy đã làm khi phổ thơ Hàn Mạc Tử. Thí dụ thơ 8 chữ đã bị cắt thành 7 chữ ở câu: "Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ, sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ, nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi". Những chữ ''cũng, chưng, chuộng" bị cắt bỏ, nhưng không làm mất ý của bài thơ. Phạm Duy vốn là nhà soạn nhạc tài danh. Lời ca của ông trau chuốt và có rất nhiều thơ, do đó không thể quên được rằng Phạm Duy đã thay đổi một vài chữ trong thơ Hàn Mạc Tử, và làm cho bài hát của ông trẻ trung và hợp thời hơn. Thí dụ thơ Hàn Mạc Tử:
Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát
Để nhờ không khí đẩy lên trăng
Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi
Để hớp tinh anh của nguyệt cầu
Và để thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để trững, để yêu nhau
Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát
Để nhờ không khí đẩy lên trăng
Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi
Để hớp tinh anh của nguyệt cầu
Và để thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để trững, để yêu nhau
Phạm Duy sửa lại:
Tôi nhập hồn mình trong khúc hát
Để nhờ khúc hát đẩy lên trăng...
Và để thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để khóc, để yêu nhau.
Tôi nhập hồn mình trong khúc hát
Để nhờ khúc hát đẩy lên trăng...
Và để thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để khóc, để yêu nhau.
Và còn trong nhiều chỗ khác trong bài thứ bốn Trăng Sao Rớt Rụng. Riêng Hải Linh thì hết sức trung thành với nguyên bản, hình như ông không hề cắt chữ trong câu. Nếu Hải Linh đã dệt những nét nhạc tuyệt diệu của ông vào thơ Hàn Mạc Tử, tựa như ông nạm ngọc vào thơ của thi sĩ, làm cho nhạc và thơ như hai cánh hạc bay lên trời cao, làm cho tên tuổi nhạc sĩ và thi sĩ đi vào bất diệt, thì Phạm Duy phổ nhạc vào thơ Hàn Mạc Tử vì "muốn tiếp tục nói tới chuyện hóa giải nỗi oan khiên to lớn của cuộc đời Việt Nam sau nửa thế kỉ chiến tranh và hận thù bằng con đường đi vào Đạo để siêu hóa mọi sự" (Hợp Lưu 15, trang 164). Như ông đã nói ở cuối cuốn băng video Thúy Nga Paris 19, Tác Phẩm và Con Người Phạm Duy: "... chỉ có tôn giáo và nghệ thuật mới cứu rỗi được (người Việt Nam) thôi". Tôi nghĩ là ông đã nói một câu rất thật với tâm hồn mình, và cá nhân tôi cũng đồng ý như thế.
Tôi đã gặp nhiều người đắm mình trong nghệ thuật và tôn giáo, họ chân tình chăm lo và say mê làm đẹp cho đời và phục vụ một cách vị tha cho người, nên tâm hồn họ thực bình an hạnh phúc. Những thủ lãnh chính trị rồi cũng qua đi, nhưng những nghệ sĩ chân chính muôn đời tồn tại với những sáng tạo của họ.
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đề nghị rằng "xin anh chị em nghe trường ca hay chương khúc này ít ra là ba, bốn lần rồi mới nên có ý kiến cho mình hoặc cho soạn giả" (Hợp Lưu 15, trang 167). Tôi đã nghe tới hai ba chục lần trong suốt hai tuần lễ, rồi nghỉ một tuần, rồi lại đi nghe lại, lúc ở trong xe, lúc trong phòng ngủ. Lúc nào trong đầu tôi cũng vang lên giọng Tuấn Ngọc: "Hồn là ai, hồn là ai, tôi chẳng biết... Cười như điên sặc sụa cả mùi trăng... Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình, để gào thét một hơi cho rởn óc, cả thiên đàng, địa ngục, trần gian... Hồn là ai, hồn là ai, tôi chẳng biết, dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay..."
Ngậm ngùi quá, thổn thức quá, khi hồn và xác chia hai trong đau thương sầu khổ. Cả điên dại, hoảng hốt nữa: loạn rồi loạn rồi, tôi hoảng hốt; nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên. Tiếng hát Tuấn Ngọc thật mạnh và dài hơi. Tôi vốn thích nghe giọng hát Tuấn Ngọc qua CD hay cassette hơn là nhìn và nghe anh hát qua băng video, không phải vì anh xấu trai, trái lại là khác, nhưng hình như không cảm được tâm hồn của anh trong giọng hát qua nét mặt.
Thái Hiền nữa, cô phát âm khá hơn xưa rất nhiều, và làn hơi cũng mạnh hơn, dài hơn: Sao anh không về thăm thôn Vĩ, nhìn nắng hàng cau nắng mới lên trong bài Đây Thôn Vĩ Giạ. Giọng hát của cô thật mượt mà, ấm áp, khiến tôi nóng lòng muốn về chơi thôn Vĩ, để thăm vườn ai mướt quá xanh như ngọc, lá trúc che ngang mặt chữ điền. Ôi, ai biết tình ai có đậm đà. Những tiếng vĩ cầm réo rắt trên cao, tiếng sáo Mèo với những bí hiểm, u uất, làm tôi cũng muốn chết theo thi sĩ trong mộng mị với trăng sao, với:
Mực lùa khí vị vô hồn chữ
Văn hút hào quang ở miệng ta
Giấy trắng tinh khôi tuôn huyết mạch
Lời vàng nguyên vẹn trổ tài hoa.
Mực lùa khí vị vô hồn chữ
Văn hút hào quang ở miệng ta
Giấy trắng tinh khôi tuôn huyết mạch
Lời vàng nguyên vẹn trổ tài hoa.
Trong trường ca này, tôi cho là phần hai, "Trăng Sao", với các bài Trăng Sao Rớt Rụng, Hồn Là Ai, Trút Linh Hồn tuyệt diệu nhất. Tôi nghe đi nghe lại phần này biết bao nhiêu lần mà không biết chán. Hình như ở đó, hồn thơ Hàn Mạc Tử ẩn chứa cả hồn nhạc Phạm Duy, hoặc ngược lại. Chắc Phạm Duy đã phải suy nghĩ, nghiền gẫm nhiều lắm, để nối các bài Chơi Trên Trăng, Rượt Trăng, Trăng Tự Tử, Hồn Là Ai, Rụng Rời, Trút Linh Hồn của thi sĩ thành những khúc hát, những âm điệu tuyệt vời nhất trong tất cả các bài thơ phổ nhạc của ông. Tôi mơ màng thấy hồn mình cũng rời rã, u uất, tản mác đâu đây không biết. Hàn Mạc Tử cầu xin cho vầng trăng Phạm Duy cao sáng thêm lên, hay Phạm Duy cầu cho vầng trăng Hàn Mạc Tử, tôi chẳng biết. Nhưng tôi biết rõ, không gian rất đẫm và hương nguyền mát rượi.
Phần một, "Tình Quê", tôi yêu quá, bài Đây Thôn Vĩ Giạ. Trong bài này, Phạm Duy trải thang âm ngũ cung đẹp như ánh nắng mới lên trên những hàng cau.
Phần ba, "Ave Maria", Phạm Duy đã dùng nhiều thể điệu và giai điệu để diễn đạt bài thơ này. Tôi muốn nói đến kĩ thuật của ông. Giàu có và có nhiều mới mẻ. Nhưng tôi vẫn dễ cảm được với Hải Linh trong thuần túy hồn nhạc đơn giản, không cầu kỳ, có nhiều cảm xúc hơn tính cách kỹ thuật, và hòa âm rất đơn sơ từ thời kỳ đã lâu. Có lẽ Hải Linh hòa nhập hồn nhạc tôn giáo của ông với nét nhạc Việt bình dị, nên tôi thích bằng cái trực giác tính nhiều hơn bằng cái đầu. Tuy nhiên, không thể chối cãi là dù theo thể nhạc Serenade hay Concerto, Phạm Duy cũng đã quá thành công trong chương khúc này. Ông như một người phù thủy tài tình khi dùng nhạc Việt với kĩ thuật nhạc Tây Phương để đẩy thơ Hàn Mạc Tử, như thi sĩ đã viết:
Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát
Để nhờ không khí đẩy lên trăng
Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi
Để hớp tinh anh của nguyệt cầu
Và để thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để khóc, để yêu nhau.
Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát
Để nhờ không khí đẩy lên trăng
Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi
Để hớp tinh anh của nguyệt cầu
Và để thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để khóc, để yêu nhau.
Và hòa âm của Duy Cường cũng xuất sắc hơn nhiều, so với Bầy Chim Bỏ Xứ hay Người Tình Già Trên Đầu Non. Anh đã biết dùng nhiều kĩ thuật hiện đại với synthesizer và computer để sử dụng nhạc cụ Việt Nam với nhạc cụ Tây Phương, thí dụ như tiếng đàn harpe, tiếng chuông, tiếng sáo Mèo... để diễn đạt những khúc huyền bí, siêu thực, bi uẩn trong thơ Hàn Mạc Tử. Trời đã sinh ra tôi từ bao giờ với những xúc động dễ dàng về những cái đẹp, nhất là về nghệ thuật. Tôi như một giọt mực trời đặt để ra ở cõi trần gian này. Nên tôi run rẩy không cùng khi đọc thơ Hàn Mạc Tử, khi nghe những nốt nhạc kỳ diệu của Hải Linh cũng như của Phạm Duy cùng chắp cánh bay với thơ của thi sĩ.
Thi sĩ đã viết: "Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, đã buồn, giận, hờn, đến gần đứt sự sống" (Tựa, Thơ Hàn Mạc Tử). Do đó mà thơ từ tâm hồn, từ cuộc sống, đã làm tên tuổi ông muôn đời sống với cái bất diệt của ngôn ngữ Việt Nam, của giống nòi Việt Nam.
Thơ chưa ra khỏi bút,
Giọt mực đã rụng rời.
Thơ chưa ra khỏi bút,
Giọt mực đã rụng rời.
Huống chi thơ ông đã ra khỏi bút. Nên chi giọt mực - hồn tôi - cứ mãi rụng rời. Rụng rời mãi không thôi. Trong suốt cuộc đời này.
Phạm Duy trân trọng trả lời:
(1)... tôi phổ được nửa bài thơ AVE MARIA từ khi còn đi học, nhưng chỉ hoàn tất việc phổ nhạc bài này khi có ý định soạn trường ca HÀN MẶC TỬ.
(2) Trong 2 cuốn Tuyển Tập Hàn Mặc Tử do nhà xuất bản VĂN HỌC (Hanoi) phát hành năm 1988 và Hàn Mặc Tử, Anh Tôi của Nguyễn Bá Tín do TIN (Paris) ấn hành năm 1990 đều ghi ''tinh truyền''.
(3)... tuy không phải là người Công Giáo, tôi cũng không thể cho rằng ''Gabriel là Thiên Chúa'' hoặc ''Thiên Chúa biến thành thiên thần Gabriel''. Đúng ra, thi sĩ phải viết như Dao Kim nhận định: Hỡi Gabriel, Sứ Thần của Thiên Chúa. Nhưng ngôn ngữ của Thơ có phần khác Văn xuôi.
(4) ... trong một bài viết về trường ca Hàn Mặc Tử, Đoàn Xuân Kiên nghĩ khác Dao Kim: Thi sĩ Hàn Mặc Tử biểu tượng Maria bằng những tiếng gọi khác nhau như Đức Bà tinh truyền thánh vẹn, sứ thần thiên chúa Gabriel, Phượng Trì... Ngôn từ ở đây chỉ là những chiếc bè giả tạm để chuyên chở một cảm nhận về một thế giới vĩnh cửu của Mỹ thể.
(2) Trong 2 cuốn Tuyển Tập Hàn Mặc Tử do nhà xuất bản VĂN HỌC (Hanoi) phát hành năm 1988 và Hàn Mặc Tử, Anh Tôi của Nguyễn Bá Tín do TIN (Paris) ấn hành năm 1990 đều ghi ''tinh truyền''.
(3)... tuy không phải là người Công Giáo, tôi cũng không thể cho rằng ''Gabriel là Thiên Chúa'' hoặc ''Thiên Chúa biến thành thiên thần Gabriel''. Đúng ra, thi sĩ phải viết như Dao Kim nhận định: Hỡi Gabriel, Sứ Thần của Thiên Chúa. Nhưng ngôn ngữ của Thơ có phần khác Văn xuôi.
(4) ... trong một bài viết về trường ca Hàn Mặc Tử, Đoàn Xuân Kiên nghĩ khác Dao Kim: Thi sĩ Hàn Mặc Tử biểu tượng Maria bằng những tiếng gọi khác nhau như Đức Bà tinh truyền thánh vẹn, sứ thần thiên chúa Gabriel, Phượng Trì... Ngôn từ ở đây chỉ là những chiếc bè giả tạm để chuyên chở một cảm nhận về một thế giới vĩnh cửu của Mỹ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét