Ở Việt Nam, tôi cũng được nghe
Một yêu câu hát truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà
(mà lại) có duyên...
(TÌNH CA - 1953)
Lẳng lơ như tiếng sáo diều làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà
(mà lại) có duyên...
(TÌNH CA - 1953)
Ông kể rằng ngày xưa hồi còn thơ ấu, những lời ru êm ái nhất
ông nghe từ người mẹ là những "tiếng ru muôn đời" của nước Việt Nam,
trong đó phần lớn là những câu thơ "Kiều ru" tuyệt diệu in sâu đậm
nét trong lòng ông: "Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi...". Thành
thử về sau, khi soạn Kiều Ca, ông đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại: "... Tôi
vẫn không quên mình là người Việt Nam..."...
Cũng có lần nhạc sĩ Phạm Duy viết trong báo Nghệ Thuật số 6,
xuất bản năm 1966 tại Sài Gòn, những cảm nhận của ông về tiếng lòng say sưa,
tha thiết, thành khẩn với mình, với người, của nàng Vương Thúy Kiều qua ngón
đàn tài tình của người "đệ nhất ca kỹ" mà ta tin chắc rằng đó cũng
chính là tiếng lòng của ông:
"... Tôi chỉ cho rằng mình đã tiếp nhận được của Nguyễn
Du một thông điệp: nhạc của nàng Kiều buồn lắm, làm đứt ruột người và đau lòng
mình: nhạc Kiều làm nao nao lòng Kim Trọng, làm say lòng Hoạn Thư, làm tan nát
lòng Thúc Sinh, làm Hồ Tôn Hiến phải chau mày rơi lệ... Và cho đến khi nhạc Kiều
hết sầu thảm và trở nên vui vẻ thì... hết truyện Kiều: sau khi tái ngộ người
yêu, và thể theo lời yêu cầu của Kim Trọng, trình diễn xong một khúc nhạc vui,
nàng Kiều cuốn dây đàn lại, hứa từ nay xin chừa không đánh đàn buồn nữa...
Nguyễn Du còn dạy tôi thêm điều này: Kiều đánh đàn cho người
yêu nghe, cho kẻ thù hay cho người nắm quyền lực nghe... cũng đều trình diễn với
một tấm lòng say mê, tha thiết, thành khẩn với mình, với người... Ngoài ra, ta
còn nhận thấy rằng, trong truyện Kiều, kẻ sĩ, nhà buôn, quan lại, thích tài
đánh đàn của Kiều và họ thích nghe âm nhạc... Còn vị võ tướng họ Từ, trong suốt
thời gian ở với Kiều, không một lần nào muốn làm Chung Tử Kỳ như Kim Trọng, muốn
hỏi đến nghề trúc tơ và bắt dạo đàn cho Thức Sinh nghe như Hoạn Thư, hoặc muốn
ép nàng vặn trục đàn như Hồ Tôn Hiến. Trượng phu khi xưa không ưa nghe nhạc buồn
chăng? Vậy mà ông phải chết đứng! Tội nghiệp!. Ta vẫn có thể nghiên cứu truyện Kiều để tin
vào thuyết định mạng, nhưng ta cũng có thể tin rằng thân phận nàng Kiều sẽ
không đến nỗi quá bi đát nếu tiếng đàn của nàng đầm ấm từ khi mới gặp Kim Trọng...".
(Khóc Cười Theo Mệnh Nước - Nghệ Thuật số 6/1966 - Phạm Duy)
(Khóc Cười Theo Mệnh Nước - Nghệ Thuật số 6/1966 - Phạm Duy)
Rồi như trong bài Bình Ca 6 Ru Mẹ, viết năm 1973, ở đoạn điệp
khúc ông đã vẽ lên một hình ảnh rất thanh bình, rất giàu chất thơ, là đứa con
Hòa Bình Hai Mươi Tuổi Việt Nam hát ru bà mẹ Chiến Tranh Năm Mươi Tuổi Việt Nam
bằng những câu thơ Lục Bát tuyệt vời của Nguyễn Du, của Việt Nam, mà ông gọi đó
là những "câu thơ, vần thơ hòa bình":
... Mẹ năm mươi tuổi chiến tranh
Con hai mươi tuổi hòa bình về chơi
Từ lâu súng nổ vang trời
Hôm nay im lặng cho đời ngẩn ngơ...
... Mẹ tôi giấc ngủ khó khăn
Xưa nay ru mẹ toàn bằng đạn bom
Mẹ ơi giấc ngủ muộn màng
Con xin ru mẹ một ngàn lời ru…
Ầu ơ tiếng hát Nguyễn Du
Vần thơ Sáu Tám hát cho hòa bình
Ầu ơ tiếng hát Nguyễn Du
Vần thơ Sáu Tám hát cho hòa bình...
(BÌNH CA 6 RU MẸ - 1973)
... Mẹ năm mươi tuổi chiến tranh
Con hai mươi tuổi hòa bình về chơi
Từ lâu súng nổ vang trời
Hôm nay im lặng cho đời ngẩn ngơ...
... Mẹ tôi giấc ngủ khó khăn
Xưa nay ru mẹ toàn bằng đạn bom
Mẹ ơi giấc ngủ muộn màng
Con xin ru mẹ một ngàn lời ru…
Ầu ơ tiếng hát Nguyễn Du
Vần thơ Sáu Tám hát cho hòa bình
Ầu ơ tiếng hát Nguyễn Du
Vần thơ Sáu Tám hát cho hòa bình...
(BÌNH CA 6 RU MẸ - 1973)
Nhạc sĩ Phạm Duy đã rất am tường về cách thức người bình dân
Việt Nam "sống" với truyện Kiều trong sinh hoạt hàng ngày, như trong
cuốn Đặc Khảo Về Dân Nhạc - Việt Nam do ông soạn (NXB Hiện Đại - Sài Gòn năm
1972) có đoạn viết:
"... Truyện Kiều đã tạo nên một lối ngâm hay kể Kiều.
Khi không ngâm cả một truyện thơ mà chỉ kể lại một vài đoạn, người ta gọi lối
trích truyện thơ ra để ngâm như vậy gọi là “lẩy”... Ngâm Kiều hay kể Kiều hay lẩy
Kiều thì vẫn dùng ngũ cung nhưng có hai nét nhạc: một chạy trên bộ do re fa sol
la, một chạy trên bộ re fa sol la do..."
Rõ ràng nhạc sĩ Phạm Duy đã "ưu tư" rất nhiều về
truyện Kiều, ông yêu truyện Kiều, ông thuộc truyện Kiều và hằng ngày ông nghiền
ngẫm Kiều, thản hoặc có lúc nào rảnh rỗi biết đâu ông cũng ngâm nga "lẩy
Kiều" hay "bói Kiều" như bao người bình dân Việt Nam khác? Vả lại
nếu như ông không thuộc không yêu truyện Kiều, thì làm sao ông soạn nhạc cho Kiều
được, vì như ai ai cũng biết, lề lối làm việc của ông rất nghiêm túc, kỹ lưỡng,
cẩn thận, nhất là đối với một tác phẩm lớn của dân tộc Việt Nam là Kim Vân Kiều
của cụ Nguyễn Du?
Đến năm 1977 ông lại nhắc đến truyện Kiều một lần nữa trong
bài Nguyên Vẹn Hình Hài:
... Ai có về biển dài cát rộng
Nơi công dân nào cũng làm thơ
Tôi hết thuộc lời vàng châu ngọc
Xin ru tôi nghe truyện Kiều xưa...
Quê hương tôi thi vị đầy trời
Con tim tôi luôn được đầy vơi...
(NGUYÊN VẸN HÌNH HÀI - 1977)
Nơi công dân nào cũng làm thơ
Tôi hết thuộc lời vàng châu ngọc
Xin ru tôi nghe truyện Kiều xưa...
Quê hương tôi thi vị đầy trời
Con tim tôi luôn được đầy vơi...
(NGUYÊN VẸN HÌNH HÀI - 1977)
Ông có ý nói rằng ở quê hương Việt Nam ai cũng yêu truyện Kiều
và vì vậy người dân Việt Nam rất thích và rất thành thạo niêm luật dễ dàng dễ
hiểu của thể thơ Lục Bát nên ai ai cũng làm thơ được... Thật đúng quá! Gần
đây, vừa nghe nói ông đã cho ra mắt Minh Họa Kiều II ở nước ngoài, cũng như
cách đây vài năm Minh Họa Kiều I đã được nhà báo Hoàng Phủ Ngọc Tường viết khen
ngợi trên tờ Tạp Chí Âm Nhạc Số 2 - 1998 phát hành tại Sài Gòn có tựa là Đêm
Nghe Kiều Ca Tại Paris... Tuy ở cách xa Sài Gòn vài trăm cây số, nhưng tôi cũng
đã cố đi lùng kiếm và may mắn đã tìm được đĩa CD tác phẩm mới nhất này của ông.
Minh Họa Kiều II gồm có 11 bài, đó là : Người Đâu Gặp Gỡ - Lơ Thơ Tơ Liễu -
Cách Tường Một Buổi - Biết Đâu Hợp Phố - Đá Biết Tuổi Vàng - Hán Sở Tranh Hùng
- Tư Mã Phượng Cầu - Này Khúc Kê Khang - Chiêu Quân Cống Hồ - Càng Tỏ Hương Nồng - Trăng Thề Còn Đó.
Bài nào nét nhạc cũng lạ, cũng hay, được thể hiện qua giọng
ngâm trong vắt, tuyệt vời, giàu biểu cảm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền và được
trình bày bởi những giọng ca thượng thặng, sang trọng nhất, quý phái nhất của cộng
đồng Việt Nam của cả quốc nội, quốc ngoại hiện nay, đó là Ái Vân, Duy Quang, Tuấn
Ngọc, Thái Hiền, Thái Thảo... Ngoài ra, còn phải kể đến tài nghệ hòa điệu phối
khí của nhạc sĩ Duy Cường - đã quyết định phần lớn sự thành công của nhạc phẩm
- làm người nghe rất lấy làm lạ lùng thích thú vì chỉ có... một mình nhạc sĩ
Duy Cường mà thôi (có lẽ phải kể thêm giàn máy computer cao cấp nữa), nhưng những
nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt, tam thập lục, sáo
trúc, song loan, chiêng, trống v.v... lại được sử dụng rất điệu nghệ và hòa quyện
với nhau một cách tự nhiên, hài hòa, rất trau chuốt, điêu luyện và rất công
phu, rất gây ấn tượng, để tạo nên hình ảnh gần như thực thấy, đúng với ý nghĩa
của hai chữ "minh họa"...
Nhạc sĩ Phạm Duy đã soạn Minh Họa Kiều khi đang ở nước ngoài.
Đó là một sự kiện đáng phải trân trọng. Vì rằng ngay ở trong nước, hiện nay nhiều
nhà phê bình âm nhạc đang lên tiếng cảnh báo về hiện tượng âm nhạc có chiều hướng
lai căng, mất gốc, xa dần "cội nguồn dân tộc"... Vậy mà ở nước ngoài,
chỉ có một mình nhạc sĩ Phạm Duy, đơn độc ông "trở về nguồn" bằng một
tác phẩm lớn, lớn như cái tâm của ông, như ngày nào ông viết Trường Ca Con Đường
Cái Quan hay Trường Ca Mẹ Việt Nam vậy. Ông nhắc nhở tất cả mọi người Việt Nam
rằng xin hãy nhớ mình vẫn là người Việt Nam dù đang sinh sống ở đâu trên khắp
thế giới, rằng vẫn còn có nguồn cội để mà tìm về, rằng vẫn còn đó truyện Kiều bất
hủ của thi hào Nguyễn Du, để mà ngâm, để mà lẩy, để mà vịnh, để mà bói, và bây
giờ, nhờ nhạc sĩ Phạm Duy, còn để mà hát nữa.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã soạn Minh Họa Kiều khi ông đã 80 tuổi.
Đây là một hiện tượng rất đáng khâm phục. - vào cái tuổi "đã nghe gần gũi
nhạc thiều âm ty" (Tình Thu - Phạm Duy) mà ông vẫn còn có đủ trí lực và sức
khỏe để viết, và viết cho tới nơi tới chốn như Minh Họa Kiều I & II thì quả
là hiếm có lắm. Mấy người được như ông? Tôi nhớ có một bài viết của nhà thơ
Nguyên Sa có tựa: Phạm Duy - Đại Lực Sĩ cách đây gần 10 năm, không ngờ sau 10
năm "danh hiệu" đó dành cho ông vẫn còn nguyên: nhạc sĩ Phạm Duy vẫn
còn là "lực sĩ" cả trong thể trạng và trí tuệ. Thật là mừng sao, vì
nhờ vậy mà hôm nay chúng ta mới còn được nghe Minh Họa Kiều I và II của ông...
Ở Việt Nam, tôi cũng đã được nghe Minh Họa Kiều của nhạc sĩ
Phạm Duy... Tôi rất vinh dự được làm một người Việt Nam và biết yêu Phạm Duy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét