Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Phạm Duy thể nghiệm lịch sử âm nhạc Việt Nam

Phạm Duy thể nghiệm 
lịch sử âm nhạc Việt Nam 
KHÔNG GIAN ÂM NHẠC GIAO THOA QUÁ KHỨ 200 NĂM VÀ HIỆN TẠI
Ngày 16/5/1998, một chương trình văn nghệ đã được tổ chức tại trung tâm khu vực Yashio, quận Shinagawa với phần trình diễn của một nhân vật với làn tóc trắng, đó là nhạc sĩ Phạm Duy. 
Hai nhà âm nhạc được biết đến ở Nhật là tay dương cầm cổ điển Đặng Thái Sơn, rồi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng Phạm Duy là người đã hoạt động sáng tác đầy năng lực suốt khoảng nửa thế kỷ, nên đúng như văn tự, đó là một đại nhân của âm nhạc Việt Nam. Nếu trở lại những bước đi đó, âm nhạc Việt Nam qua sự tiếp xúc với âm nhạc Pháp hồi đầu thế kỷ đã phát triển thành thể điệu riêng, bao hàm toàn thể thanh nhạc (tân nhạc). 
Ông Phạm Duy sinh năm 1921, tại Hà Nội, cùng thời với Văn Cao là người đá sáng tác ra quốc ca Việt Nam hiện nay. Sau khi học ở các trường Mỹ Thuật và Kỹ Nghệ ở Hà Nội, năm 1943 ông gia nhập đoàn hát lưu động Đức Huy. Khởi đầu nghiệp âm nhạc với tính cách là ca sĩ, đi trình diễn khắp đất nước Việt Nam. Từ năm 1945 đến 52, tham gia bộ đội văn nghệ kháng chiến chống Pháp, lại vừa đi khắp nơi vừa sáng tác một số bài anh hùng ca, sống cuộc đời ca hát. Sau đó, ông chia tay chủ nghĩa công sản rồi du học Pháp, học nhạc cổ điển tại đại học. 
Năm 1954, sau khi Việt Nam bị chia đôi theo hiệp định Geneve, ông đã chọn miền Nam. Giọt Mưa Trên Lá là bản nhạc khởi đầu của một số bài phản chiến và tình ca do ông sáng tác, tiếng tăm của ông trở thành bất hủ. 
Như Khánh Ly là ca sĩ có tính cách truyền thuyết khi hát nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì ca sĩ Thái Thanh là ca sĩ có tính cách truyền thuyết khi hát nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy. Cũng nói thêm là ca sĩ Thái Thanh đầu năm nay vừa tổ chức trình diễn một mình để làm vui lòng những người ái mộ cũ của bà tại San Francisco, Hoa Kỳ. Tháng 4/1975, sau khi Sài Gòn thất thủ, ông đã qua Hoa Kỳ, sau khi đi lưu diễn khắp Hoa Kỳ, ông đã định cư tại thành phố Midway, quận Orange, Nam Cali. 
Ông Phạm Duy kết hôn với chị của Thái Thanh là Thái Hằng, có năm người con là Duy Quang, Duy Cường, Duy Minh, Thái Hiền và Thái Thảo. Người nào cũng là nhạc sĩ hay ca sĩ thành một gia đình hoạt động âm nhạc trứ danh. Còn con gái của Thái Thanh là Ý Lan trở thành một trong những ca sĩ hàng đầu ở hải ngoại đại diện của thập niên 90 và cũng rất được người Việt trong nước ái mộ.  
PHẦN PHỎNG VẤN 
Hỏi: Trước hết, xin ông nói cho nghe về việc hình thành âm nhạc Việt Nam vào đầu thế kỷ này. 
ĐÁP: Nguyên thủy nhạc Việt Nam được hình thành từ yếu tố nhạc Việt Nam và cộng với hai yếu tố văn hóa lớn là nhạc Trung Hoa, Hindi (Ấn Độ). Rồi Pháp vào. Thập niên 1930, nhạc Tây Phương đã thu hút con tim của giới trẻ Việt Nam nên đã xuất hiện những người tiền phong dùng tất cả âm giai Tây Phương để sáng tác nhạc Việt Nam mới như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên. Tóm lại, tân nhạc Việt Nam đã dung hợp nhạc ngũ cung trước đó và nhạc Tây Phương sinh ra tân nhạc tức thanh nhạc. Thêm nữa, từ năm 1940 tới 54, các nhạc sĩ ưu tú cho ra đời nhiều ca khúc, đó là những thiên anh hùng ca đầu tiên. Như Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Hoàng Qúy v.v... Tôi có mặt trong đám tiên phong đó.
Hỏi : Đó gọi là nhạc tiền chiến phải không? 
ĐÁP: À. Đương thời, có hai khuynh hướng âm nhạc. Một là nhạc tình và một là nhạc hùng để cổ võ lòng người. Vì đó là thời kỳ chiến tranh, cách mạng. Nên các nhạc sĩ đã chọn tình ca hay anh hùng ca. Nhạc tình này gọi là nhạc tiến chiến. Năm 1954, sau khi Việt Nam bị chia đôi nam-bắc bởi hiệp đinh Genève, miền bắc nghị là âm nhạc kích động lòng người nên tiếp tục loại anh hùng ca.
Hỏi: Đó gọi là nhạc cách mạng? 
ĐÁPĐúng vậy. Cách mạng là đấu tranh đổi mới. Mặt khác, ở miền Nam đã phát triển nhạc tình. Một cách đơn giản là không chỉ dũng khí mà còn suy nghĩ về thân phận con người trong trạng huống đó. Thí dụ, thử nghe ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca khúc của ông ta không phải là anh hùng ca. Mà rất nặng về suy tư, những ca khúc mang ý nghĩa sâu lắng. Không phải mình ông ta mà nhiều nhạc sĩ khác cũng đã hoạt động... Nhưng sau năm 1975, âm nhạc không còn dùng cổ võ lòng người, những ca khúc mang đầy tính chất chiếu rọi sâu vào con người cũng không còn. Có chăng là nhạc thương mại. Thật là đáng buồn.
Hỏi: Thế nhưng, năm 1945, quân đội Nhật Bản đã chiếm đóng Việt Nam, đương thời có bị ảnh hưởng nhạc Nhật không? 
ĐÁP: À. Đương thời, nhạc Nhật cũng thịnh hành chứ. Âm vực gọi là D, E, F, A, Bb của bài hát Nhật không có trong nhạc Việt nên đã đem lại các âm thanh rất mới. Có bài hát tôi thích. (Tới đây, đột nhiên ông hát bài Yama no sabishii mizuumi ni...) Ha ha ha ha. Đó là bài Kohan no yado. Đương thời tôi 24 tuổi nhưng nhớ rất rõ (cười). Thực tế, có một số nhạc sĩ Việt Nam đã dùng âm vực này để sáng tác. 
TẬP ĐẠI THÀNH HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC: Minh Họa Kiều 
Hỏi: Cho tới nay, ông đã sáng tác một số lượng nhạc rất lớn...  
ĐÁP: Nếu thích nhạc của tôi, nên nắm vững lấy ba loại chính là Nhạc Quê Hương Dân Tộc, Nhạc Tình, Nhạc Tâm Linh. Nếu chỉ một loại nhạc thôi thì không thể nói về tôi - Việt Nam có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, Trịnh Công Sơn là những người như vậy. Có Cung Tiến. Nhưng họ chỉ sáng tác một loại nhạc. Tôi viết đủ mọi loại nhạc. Thế nhưng ở Việt Nam, những vết tích của tôi đang bị xóa đi. 
Hỏi: Như tổ khúc Con Đường Cái Quan đã chứng tỏ có thể đưa yếu tố nhạc Việt Nam truyền thống vào nhạc giao hưởng phong cách Tây Phương, đó là kinh nghiệm to lớn mà ông đã đi thăm khắp đất nước Việt Nam? 
ĐÁP: Khi mới bắt đầu viết nhạc, tôi đã sáng tác nhiều ca khúc mang âm điệu dân ca (folk song). Tôi không chỉ yêu dân ca mà để tâm cả vào việc nghiên cứu ngôn ngữ âm nhạc đó. Việc nắm lấy bản chất là điều trọng yếu. Dân ca nào cũng vậy, nếu nghe âm điệu là biết ngay loại dân ca nào. Dân ca đó dùng loại ngũ cung nào, nếu không tìm hiểu thì không thể biết được. Tôi đã ghi băng, thu thập hầu hết nhạc dân ca. Có thể nói là nhà nghiên cứu có tính cách nhân loại học. Đồng thời, âm nhạc của tôi cũng có rất nhiều yếu tố Tây Phương. Thực tế, năm 1954, tôi đã du học nhạc ở Pháp. 
Hỏi: Về mặt tình ca, ông đã được biết đến nhiều qua thể loại này. 
ĐÁP: Hiện tại, là những ca khúc mọi người yêu thích. Xuyên qua ca sĩ lừng danh là em dâu tôi tức Thái Thanh. Bà ta đã hát nhạc của tôi từ năm 1952, hầu như hết mọi ca khúc của tôi. 
Hỏi: Sau đó, ông đã sáng tác các đại tổ khúc Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam, Bầy Chim Bỏ Xứ. Mới đây, tôi đã được nghe đại tác phẩm phổ thơ cổ điển Việt Nam là Kim Vân Kiều. 
ĐÁP: À. Có thể nói đó là tác phẩm tập đại thành hoạt động sáng tác âm nhạc của tôi. Kim Vân Kiều là cổ thi kiệt tác của Việt Nam, tác giả là Nguyễn Du, chỉ dùng thơ lục bát (6 và 8 câu) mà diễn tả trọn vẹn được tình cảnh và tâm tình. Biểu hiện thế giới ấy bằng âm diệu nào đây? Đã viết xong bản tổng phổ (score) rồi, nhưng vì không có đủ tài chính cho việc sản xuất nên mới chỉ thâu băng và phát hành đĩa thứ nhất gồm phần mở đầu và phần một trong một bộ bốn đĩa. Con trai tôi là Duy Cường mất gần hai năm đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để thu thập mẫu âm các nhạc cụ dân tộc Việt nam như đàn kìm, đàn bầu, trống, phách... Phần ngâm vịnh thơ cũng nhờ một ca sĩ ở Hà Nội ngâm. Rồi Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang (tất cả đều là những ca sĩ lừng danh ở Hoa Kỳ) hát. Khúc giao hưởng từ nhạc khí hiện đại gồm ngâm vịnh truyền thống Việt Nam và ca hát hiện đại, rồi âm nhạc truyền thống Việt Nam và nhờ sự hỗ trợ của máy điện toán. Âm nhạc Việt Nam đơn điệu, nhưng tác phẩm này sáng tạo ra hình thức đa điệu. 
(Phỏng vấn tại Mekong Center, Oi-machi, Tokyo, ngày 16/5/1998). 
Đúng là lịch sử ở con người với nửa cuộc đời đi khắp mặt đất đáng kinh ngạc. Với tính cách là giáo sư âm nhạc Viện Quốc Gia Âm Nhạc Nam Việt Nam, đã nghiên cứu tường tận âm nhạc Việt Nam, với bất cứ câu hỏi nào cũng có thề ngay lập tức vẽ ra bản đồ một cách dễ hiểu. Còn con người tràn đầy năng lực của ông thì sao? 
Trước khi tới Nhật, ông đã viếng thăm Trung Quốc, nên trong người rất mệt, nhưng tôi cảm thấy rõ ràng tinh thần của ông hoạt phát tươi tỉnh. Thực tế, nghe qua một đoạn nhạc của Phạm Duy trải trên nhiều nhánh, đã để lại ấn tượng mạnh, tới đâu cũng thấy âm điệu mạnh mẽ, tự nhiên. Đôi khi, nghe nhạc Việt Nam cảm thấy mang sắc thái quá u sầu, nhưng nhạc của ông Phạm Duy tới đâu cũng thấy để lại ấn tượng trong sáng và bùng nổ. Nếu nghe, cho tới nay ông đã viết khoảng 1.000 ca khúc. Trong ngày trình diễn, ông cũng biểu lộ nguyên vẹn con người đầy năng lực. Ông Phạm Duy đã bỏ ra 10 năm, dựa trên kiệt tác thi ca cổ điển Việt nam là Kim Vân Kiều để soạn Minh Họa Kiều. Thực tế vừa nghe phần mào đầu và phần một đã ghi âm xong, từ từ có thể tự biết rõ ý định sáng tác và quá trình sáng tác của ông. 
Nguyên tác Kim Vân Kiều là tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Trung Quốc, thời Edo (Giang Hộ) đã dịch ra tiếng Nhật dưới tên Thông Tục Kim Kiều Truyện. Tác phẩm Trung Quốc này đã được nhà thơ Nguyễn Du, thời nhà Lê ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 18 phóng tác thành cổ thi kiệt tác Kim Vân Kiều. Là một bài thơ dài 3.252 câu, với tính cách là thi ngâm, có thể ngân vịnh bằng những âm điệu độc đáo. 
Ông Phạm Duy đã dựa vào Kim Vân Kiều viết ra một số câu thơ mới để tán dương Kim Vân Kiều tạo thành tác phẩm gọi là Minh Họa Kiều. Dung hợp một cách tự nhiên nhạc giao hưởng với nhạc cổ điển Việt Nam, rồi thế giới thi ca cổ điển Việt Nam được hát ngâm theo âm điệu của Việt Nam. Ông đã thả tất cả tâm hồn vào việc trình diễn, đắm mình trong thế giới âm nhạc, vừa ngả nghiêng, vung tay vừa nói là điểm nổi bật nhất. Nếu mượn lời của nhạc sĩ Phạm Duy, thì đó là một ngày bị thu hút bởi sự phối hợp quá khứ 200 năm và hiện tại. 
Satoshi Hayasaki
 Đỗ Thông Minh dịch
Nguồn: Pham Duy’ Study 2007
Theo https://phamduy.com/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng 2

Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng 2 MƯỜI SÁU Trên mênh mông vùng đồi xứ Ai Len Tôi được Ban lãnh đạo khu sáng tác mang tên nh...