Đạo ca của Phạm Duy
Đạo Ca, cùng với Trường Ca, là những tuyệt tác phẩm của Phạm Duy và của nền âm nhạc Việt Nam. Cũng như những tuyệt phẩm khác của Phạm Duy, tác phẩm này không được biết nhiều tại VN sau 75 vì nó hơi khó lãnh hội đối với quần chúng. Trong bất cứ một xã hội nào, những tác phẩm thực sự giá trị chỉ có thể phổ biến nếu có một sự phê bình, bàn luận nghiêm túc từ những người hiểu biết. Nếu sự phê bình nghiêm túc này bị cấm đoán hay bóp méo thì sẽ không có sự thưởng thức ở mức cao.
Đạo ca là thơ của Phạm Thiên Thư, một thầy tu kiêm thi sĩ (hoặc thi sĩ đội lốt thầy tu), do Phạm Duy phổ nhạc. Chữ "Đạo" không có nghĩa là tôn giáo, mà có nghĩa là con đường. Tuy nhiên Đạo không phải chỉ có nghĩa là con đường của Lão. Ý nghĩa chữ Đạo đã rõ ràng trong toàn thể mười bài Đạo Ca và thâu tóm trong bài một: mình với ta tuy hai mà một, thì tại sao còn phân biệt Lão với Phật?
Đạo Ca không phải là một bài học triết lý. Đã rất nhiều tác phẩm văn học nói về những ý tưởng trong Đạo Ca một cách sâu sắc hơn. Cái đặc biệt của Đạo Ca là sự cộng tác mật thiết giữa hai tác giả, đưa đến một sự đồng nhất chưa từng có giữa thơ và nhạc. Về nhạc lý, điểm đặc sắc nhất của Đạo Ca là trong vài bài nhạc sĩ đã xây dựng toàn bản nhạc căn cứ từ hòa âm (harmony) chứ không phải là từ sự ngân nga câu thơ như lối làm nhạc của hầu hết các nhạc sĩ VN, ngày xưa cũng như bây giờ.
Đạo ca 1: PHÁP THÂN
Đạo ca 1 - Pháp thân - YouTube
Đạo ca 1 - Pháp thân - YouTube
Xưa em là kiếp chim,
Chết mục trên đường nhỏ
Anh làm cội băng mai,
Để tang em, chờ mấy thuở
Chết mục trên đường nhỏ
Anh làm cội băng mai,
Để tang em, chờ mấy thuở
Phạm Thiên Thư/Phạm Duy đặt tên tựa cho Đạo Ca là Trong thành quách sương mù - một người đi tìm sự thật, để thoát ra khỏi đám sương mù tối ám. Sự thật có thể ở rất gần ta nhưng ta không thấy. Bài ca khởi đầu ở Sol trưởng, nhưng ngay cuối câu đầu đã xuất hiện nốt Mi giảm nghe là lạ - giọng Do thứ chăng? Trở lại Sol trưởng, nhưng rồi lại hiện ra một cung Si giảm không thuộc thể trưởng. Câu nhạc nghe khúc khuỷu, lần mò, sờ soạng, nhiều lần như muốn đổi mà lại trở về chỗ cũ, chân lý như sát gần nhưng rồi lại xa vời:
Xưa em làm kiếp lá,
Rụng xuống lòng suối thu
Anh làm mưa tháng bẩy,
Đôi hàng lệ ướt tương tư
Xưa em làm kiếp hoa,
Chết rũ trong nội cỏ
Anh làm giọt sương sa,
Sầu thương em, lệ anh nhỏ
Xưa em làm kiếp gió,
Hay có làm kiếp mây
Anh làm chim chích chòe,
Trên đầu gậy, anh hát ca...
Rụng xuống lòng suối thu
Anh làm mưa tháng bẩy,
Đôi hàng lệ ướt tương tư
Xưa em làm kiếp hoa,
Chết rũ trong nội cỏ
Anh làm giọt sương sa,
Sầu thương em, lệ anh nhỏ
Xưa em làm kiếp gió,
Hay có làm kiếp mây
Anh làm chim chích chòe,
Trên đầu gậy, anh hát ca...
Nhưng rồi, bỗng như một tia mặt trời lóe sáng, "thành quách sương mù" rẽ ra và sự thực huy hoàng hiện ra trong giọng Mi giảm trưởng, đầy vẻ hân hoan:
A ha, ta tuy hai mà một!
A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy hai mà một!
A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy hai mà một!
A ha, ta tuy một mà hai!
Một giọng Mi giảm thật bất ngờ mà cũng thật hợp lý, thật xa lạ mà cũng thật gần gũi (vì từ hợp âm Sol trưởng tới hợp âm Mi giảm cỉ đổi có hai bán cung). Sự thật ở ngay cạnh ta mà ta không biết!
Xưa em làm kiếp ao,
Ưu tư mùa cuối Hạ
Anh làm chim bói cá,
Đậu soi mấy mùa trăng
Xưa em là chữ biếc,
Nằm giữa lòng cuốn kinh
Anh là thiền sư buồn,
Ngồi tụng dưới ánh trăng
Xưa ta hẹn với nhau,
Tìm nhau giữa vô thường
Anh hóa thân làm mực,
Thấm vào cuốn kinh thơm
Mai sau chờ nhau nhé,
Đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt,
Chờ đợi... chim hót ca
Xưa em làm kiếp ao,
Ưu tư mùa cuối Hạ
Anh làm chim bói cá,
Đậu soi mấy mùa trăng
Xưa em là chữ biếc,
Nằm giữa lòng cuốn kinh
Anh là thiền sư buồn,
Ngồi tụng dưới ánh trăng
Xưa ta hẹn với nhau,
Tìm nhau giữa vô thường
Anh hóa thân làm mực,
Thấm vào cuốn kinh thơm
Mai sau chờ nhau nhé,
Đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt,
Chờ đợi... chim hót ca
A ha, ta tuy hai mà một!
A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy hai mà một!
A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy hai mà một!
A ha, ta tuy một mà hai!
Hoàng Ngọc Tuấn phê bình rằng sự xử dụng hòa âm một cách hợp lý để xây dựng bản nhạc này đã khiến cho nó xứng đáng được coi là tột đỉnh của âm nhạc VN trước 1975.
Đạo ca 5: Một Cành Mai
Một Cành Mai - Thái Thanh - NhacCuaTui
Một Cành Mai - Thái Thanh - NhacCuaTui
Em bé khóc đòi cha, như mẹ khóc đòi con
Người chồng khóc người vợ, người yêu khóc người yêu
Nước mắt vẫn đầy vơi, sinh tử vẫn còn đây
Đời này qua đời nọ, tử sinh vẫn còn kia
U ù u U u u u U u u U u...Người chồng khóc người vợ, người yêu khóc người yêu
Nước mắt vẫn đầy vơi, sinh tử vẫn còn đây
Đời này qua đời nọ, tử sinh vẫn còn kia
Bài này nói về nữ sinh Nhất Chi Mai tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Cùng như Đạo Ca 1, Đạo Ca 5 được xây trên hai giọng rất xa nhau là Fa trưởng và La trưởng.
Tuy nhiên cấu trúc thì khác hẳn: nhạc mở đầu với giọng Fa trưởng và gia tăng sự căng thẳng, băn khoăn bằng cách tuần tự chuyển lên từng quãng hai trong cầu trúc hoà âm (harmonic structure): Fa, Sol, La, Si giảm, Do, Re, Mi; thật giản dị nhưng cũng thật công hiệu. Cuối cùng là sự hóa giải (resolution) rất hợp lý từ Mi sang La trưởng.
Tuy nhiên, đối với người không quen nghe nhạc bằng hòa âm, thì cấu trúc hòa âm này không hiện ra rõ rệt vì nhạc sĩ đã "trá hình" (disguise) rất khôn khéo, giai điệu uyển chuyển lên xuống một cách tự nhiên, chỉ đến câu cuối của mỗi đọan ("U u u...") thì tác giả mới gợi ý cho ta hiểu.
Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe
Cái chết vẫn còn kia, sao cuộc sống còn mê
Đòi thù, thì oán đời đời
Đền nhau chỉ có chút lệ thôi.
U ù u U u u u U u u U u.
Nước mắt bỗng ngừng trôi, khi người đã nguyện dâng
Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông
Cuộc sống chết nào đây? Đau buồn sẽ đổi thay
Đem mình vào kiếp người, thoát khỏi nỗi tử sinh.
"Nước mắt bỗng ngừng trôi, khi người đã nguyện dâng
Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông
Cuộc sống chết nào đây? Đau buồn sẽ đổi thay
Đem mình vào kiếp người, thoát khỏi nỗi tử sinh"
Cành mai đã rụng rơi, rơi rụng xuống cuộc đời
Một cành mai rụng rời, làn hương vẫn chẳng phai
Người không riêng của ai, nhân loại vẫn của người
Đặt mình trong dòng đời, tử sinh cũng là vui
Một cành mai, mai mãi, mãi mãi
Một cành mai, mai mãi, mãi mãi
Mãi mãi...
Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe
Cái chết vẫn còn kia, sao cuộc sống còn mê
Đòi thù, thì oán đời đời
Đền nhau chỉ có chút lệ thôi.
U ù u U u u u U u u U u.
Nước mắt bỗng ngừng trôi, khi người đã nguyện dâng
Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông
Cuộc sống chết nào đây? Đau buồn sẽ đổi thay
Đem mình vào kiếp người, thoát khỏi nỗi tử sinh.
"Nước mắt bỗng ngừng trôi, khi người đã nguyện dâng
Thân mình làm đuốc hồng, cho đòng lúa trổ bông
Cuộc sống chết nào đây? Đau buồn sẽ đổi thay
Đem mình vào kiếp người, thoát khỏi nỗi tử sinh"
Cành mai đã rụng rơi, rơi rụng xuống cuộc đời
Một cành mai rụng rời, làn hương vẫn chẳng phai
Người không riêng của ai, nhân loại vẫn của người
Đặt mình trong dòng đời, tử sinh cũng là vui
Một cành mai, mai mãi, mãi mãi
Một cành mai, mai mãi, mãi mãi
Mãi mãi...
Pham Quang Tuan (Based on comments by musicologists Georges Etienne Gauthier & Hoang Ngoc Tuan).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét