Những người đi hát tâm ca (Thảo, Art Giuliano, Phương Oanh, Steve Addiss, Huyền Trân, Phạm Duy, Nguyễn Ðức Quang)
Tâm ca một danh hiệu mới mà Phạm Duy dùng để gọi một số sáng tác phẩm của mình, những bài hát để hát cho mình nghe. Thực ra, đó chỉ là những khúc tình ca. Hay nói cho đúng hơn những khúc hát tâm tình của một người, một số người hay của một thời đại. Cho đến nay, Tâm ca không phải là những bài hát chỉ để mình hát cho mình nghe nữa. Nhiều người đã hát Tâm ca, nhiều người đã nghe Tâm ca. Tâm ca đã phổ biến trong nhiều lớp người, Tâm ca đã khua động lòng người, Tâm ca đã trở nên một hiện tượng.
Ðã nhiều người trẻ nói về Tâm ca. Nhưng vì Tâm ca, cho nên mỗi người có một cái nhìn khác nhau về nó. Mỗi người sẽ đón nhận Tâm ca với cảm quan riêng, với suy lý riêng của mình. Cũng chính bởi ở chỗ Tâm ca không phải chỉ thuần túy là nghệ thuật, mà trong đó, nó chứa đựng một thái độ.
Nếu muốn phải dứt khoát để ấn định cho Tâm ca một giá trị, có lẽ là một điều hơi khó. Trong Tâm ca, cái chất nghệ thuật bàng bạc, lôi cuốn hồn người như một thứ men say len lỏi trong từng thớ thịt của thân xác. Lý Chánh Trung trong một bài nói về Tâm ca đăng trong số này thố lộ rằng đã ứa nước mắt khi nghe Tâm ca lần đầu. Ðiều đó có thể đúng, nhất là đối với những người có chút ít khát vọng vào một thứ văn nghệ chứa đựng một ý thức nào đó. Tâm ca ra đời đúng vào lúc niềm khát vọng đó đã chín mùi. Trong cái thế giới hỗn mang của những bài ca tình ái giả tạo, Tâm ca quả đã chiếm được chỗ đứng một cách dễ dàng.
Tôi không còn nhớ đã được nghe Tâm ca lần đầu ở đâu, chỉ còn nhớ đã được nghe Phạm Duy hát tâm ca trong một căn nhà ở Bình Thới. Lần đó, người bạn bé bỏng của tôi đã níu chặt lấy cánh tay tôi, muốn phát khóc, khi nghe Phạm Duy chướn giọng ở chỗ cao nhất trong bài tâm ca số 1.
Bài mà tôi biết trước hết là bài Tâm ca số 2, trong thời gian còn nằm ở bịnh viện, vào một buổi tối ngồi nghỉ, tôi đã hát cho các bạn bịnh nghe. Tôi còn nhớ, không ai thích bài hát đó. Có lẽ vì nó không thích hợp với không khí bệnh hoạn yếu đuối của một nhà thương. Và có lẽ vì tôi không diễn tả nổi cái hay của nó, không thể thực chứng được cái ý nghĩa của nó đối với những bài hát ái tình ướt át lúc nào cũng đầy ở mỗi giường bịnh. Về sau này, nghe Tâm ca, sau bao lần so sánh, tôi vẫn thấy ưng nhất bài số 2 này.
Bài làm cho tôi buồn nhất là bài Tâm ca số 7. Một lần, tôi nghe bài đó trên môi của những em mồ côi líu lo trên một chiếc G.M.C chạy trong thành phố:
Kẻ thù ta đâu có phải là người.
Giết người đi thì ta ở với ai?
Kẻ thù ta đâu có phải là người.
Giết người đi thì ta ở với ai?
Âm điệu đó thật buồn. Lời đó cũng thật buồn. Nhất là điệp khúc đó lại thoát ra từ cửa miệng của những em bé ngây thơ, tôi không thể không xúc động được.
Về sau, tham dự nhiều buổi trình diễn Tâm ca, tôi được nghe Phạm Duy nói là ông thích nhất bài số 5. Bài này, cũng như bài số 1 phải nghe chính ông hát thì ta mới cảm thấy cái hay được. Và cứ thế, đối với mỗi người, tôi đều được nghe mỗi người nói thích một bài khác nhau. Thì quả Tâm ca đã chứa đựng nhiều sắc thái tình cảm thật phong phú.
Có người cho rằng Tâm ca thành công về lời hơn về nhạc. Ðiều đó không đúng hẳn. Có thể nghĩ rằng lời ca đã nói lên được nhiều điều song ta cũng có thể nghĩ: lời ca đó chỉ dễ dàng phổ biến với âm điệu đó mà thôi. Cho nên, nói tới Tâm ca, ta không thể tách rời nhạc và lời riêng biệt. Lời ca là điểm nói lên nội dung của tác phẩm, thì nhạc xác định nội dung đó. Vậy thì ta đã thấy Tâm ca đã đưa tới nhiều mâu thuẫn trong thái độ thưởng thức của người nghe.
Sự thực trong Tâm ca có nhiều điểm nói lên cái mâu thuẫn trong nó. Không có gì êm ái bằng một lời mơ ước nhưng cũng không có gì hay hơn khi nghe tác giả gào thật to nỗi niềm mơ ước đó:
Tôi vẫn sống!
Tôi vẫn ăn!
Và tôi vẫn thở ...
Nhưng biết bao giờ tôi mới được
Nói thẳng những điều tôi ước mơ? (T.C. số 1)
Tôi vẫn sống!
Tôi vẫn ăn!
Và tôi vẫn thở ...
Nhưng biết bao giờ tôi mới được
Nói thẳng những điều tôi ước mơ? (T.C. số 1)
Cái mâu thuẫn lớn to hơn bao trùm cả tập 10 bài: Mười bài Tâm ca nói lên cái khao khát của thái độ phản chiến. Chưa hẳn là tiếng gọi Hòa Bình. Trong Tâm ca không có hòa bình. Hòa bình không thể có được khi kẻ thù ta còn nhiều. Có thể tác giả đã đi tìm mặt kẻ thù trong mỗi bài hát. Kẻ thù quan niệm như một hình ảnh xấu xa của niềm thoải mái bình yên của tâm hồn.
Khi hát Tâm ca, có lần Phạm Duy còn ngâm thơ Hoàng Cầm. Những bài thơ đượm màu kháng chiến; khích động người nghe. Do đấy ta rõ hơn phần nào cái ý hướng của Tâm ca.
Nó lên tiếng phủ nhận cuộc chiến tranh hiện hữu. Nó tỏ ý bất bình với tất cả những phi lý mà cuộc chiến đem đến cho mọi người. Và tác giả đi tìm kiếm những nét vàng son trong một cuộc chiến đã qua rồi. Tác giả đi tìm một hình ảnh không phải riêng một tác giả, mà có lẽ hầu hết chúng ta hiện sống trên mảnh đất này, chúng ta đều đang muốn nhìn cho bằng được bộ mặt của lý tưởng, của chính nghĩa. Sau cả nửa thế kỷ chiến chinh, những kẻ còn sống sót gần như bị mê hoặc bởi một thứ ánh sáng mới le lói ở đâu đâu. Trong cái thế giới hỗn mang, con người nhìn thấy tràn đầy những mâu thuẫn hiển nhiên:
Ngồi vào rừng gươm súng
Hay đứng giữa vườn bông
Ngồi chờ đàn chim non
Hay đón tiếng đạn bom
Ngồi vào niềm yêu dấu
Hay giữa mối thù sâu
Nó lên tiếng phủ nhận cuộc chiến tranh hiện hữu. Nó tỏ ý bất bình với tất cả những phi lý mà cuộc chiến đem đến cho mọi người. Và tác giả đi tìm kiếm những nét vàng son trong một cuộc chiến đã qua rồi. Tác giả đi tìm một hình ảnh không phải riêng một tác giả, mà có lẽ hầu hết chúng ta hiện sống trên mảnh đất này, chúng ta đều đang muốn nhìn cho bằng được bộ mặt của lý tưởng, của chính nghĩa. Sau cả nửa thế kỷ chiến chinh, những kẻ còn sống sót gần như bị mê hoặc bởi một thứ ánh sáng mới le lói ở đâu đâu. Trong cái thế giới hỗn mang, con người nhìn thấy tràn đầy những mâu thuẫn hiển nhiên:
Ngồi vào rừng gươm súng
Hay đứng giữa vườn bông
Ngồi chờ đàn chim non
Hay đón tiếng đạn bom
Ngồi vào niềm yêu dấu
Hay giữa mối thù sâu
Mình ngồi vào đây với nhau. (T.C số 3)
Cuộc sống ở bên kia lằn mức cũng là hiện hữu. Cho nên cũng cùng chịu chung số phận là bị phủ nhận, bởi vì:
Thấy máu quân thù chỉ buồn và thề không uống
Thấy xác lăn quay không thích phanh thây. (T.C số 9)
Ta có thể nói: Con đường thứ ba nào đó là một con đường nhiều người đang hướng đến. Ta không phải từ chối điều đó. Vì đó là sự thật. Tác giả đã thay mặt ta mà nói lên như vậy. Cái mâu thuẫn trên đó, bắt nguồn từ những hình ảnh mơ hồ hàm hồ giữa sống và chết. Cái mâu thuẫn ấy có thể là kết quả của tình trạng mà tuy chúng ta sống trong không khí tự do, nhưng không phải là ta có thể nói lên tất cả những điều ta ước mơ. Chúng ta đã sống ở một thời đại mà trăm nghìn dằng co đua nhau nghiền nát thân xác và tâm hồn. Ði sâu vào Tâm ca, người ta đã lặng người đi vì Tâm ca đã nói lên được những điều mà từ trước tới nay ta hằng nghĩ tới, nhưng không phát biểu ra được, hoặc không dám, hoặc vì không có khả năng. Trước hết, Tâm ca tự đặt vào vị trí của lớp người đàn anh, nói với lớp tuổi trẻ đàn em; như lời đề tặng tác giả đặt trên đầu sách:
''... Gửi tuổi hai mươi để hai mươi năm sau có thêm dĩ vãng...''
Thấy máu quân thù chỉ buồn và thề không uống
Thấy xác lăn quay không thích phanh thây. (T.C số 9)
Ta có thể nói: Con đường thứ ba nào đó là một con đường nhiều người đang hướng đến. Ta không phải từ chối điều đó. Vì đó là sự thật. Tác giả đã thay mặt ta mà nói lên như vậy. Cái mâu thuẫn trên đó, bắt nguồn từ những hình ảnh mơ hồ hàm hồ giữa sống và chết. Cái mâu thuẫn ấy có thể là kết quả của tình trạng mà tuy chúng ta sống trong không khí tự do, nhưng không phải là ta có thể nói lên tất cả những điều ta ước mơ. Chúng ta đã sống ở một thời đại mà trăm nghìn dằng co đua nhau nghiền nát thân xác và tâm hồn. Ði sâu vào Tâm ca, người ta đã lặng người đi vì Tâm ca đã nói lên được những điều mà từ trước tới nay ta hằng nghĩ tới, nhưng không phát biểu ra được, hoặc không dám, hoặc vì không có khả năng. Trước hết, Tâm ca tự đặt vào vị trí của lớp người đàn anh, nói với lớp tuổi trẻ đàn em; như lời đề tặng tác giả đặt trên đầu sách:
''... Gửi tuổi hai mươi để hai mươi năm sau có thêm dĩ vãng...''
Tuổi trẻ đón nhận Tâm ca với tất cả thiện ý. Tuổi trẻ đã ra đời trong chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, đem sức mạnh đi làm chiến tranh, và có lẽ rồi cũng sẽ chết trong chiến tranh. Tuổi trẻ không được làm tuổi trẻ. Tuổi trẻ sống ngơ ngác trong một hoàn cảnh tưởng khó mà có được ở một nơi nào:
Ðể lại cho em một nước phân lìa
Ðể lại cho em một giống nòi chia
Hận thù nhân danh chủ nghĩa
Bạo tàn vênh vang bề thế
Ðể lại con tim nhỏ bé của anh
Ðể lại cho em từng nấm mồ xanh
Chập chờn bay trong bại thắng
Ngọn cờ khăn sô màu trắng
Ðể lại cho em một nước phân lìa
Ðể lại cho em một giống nòi chia
Hận thù nhân danh chủ nghĩa
Bạo tàn vênh vang bề thế
Ðể lại con tim nhỏ bé của anh
Ðể lại cho em từng nấm mồ xanh
Chập chờn bay trong bại thắng
Ngọn cờ khăn sô màu trắng
Ðể lại cho em một bãi sa trường. (T.C số 5)
Thật không có gì bi đát hơn nữa. Tuổi trẻ phải đón nhận cái gia tài tội lỗi như đón nhận định mệnh. Tội lỗi đó ai phải chịu? Thật khó mà trả lời. Trong trường hợp này, ít ra Phạm Duy đã có được cái can đảm nói ra điều mà bao nhiêu người không dám nhận lấy: trách nhiệm của thế hệ đàn anh. Thật ra, thực tế còn bi đát hơn thế nữa. Bởi vì thực tế không được diễn ra bằng ngôn ngữ văn chương. Không nói tới cái bi đát suy lý ở đô thị. Hãy về miền quê, nơi hoang tàn vì bom đạn. Nơi đó, lòng người ly tán, hồn người rã rời. Tuổi trẻ ở thôn quê nằm trong bóng dáng của những đứa trẻ dang hai tay mà đón nhận, trăm nghìn cơ cực. Cuộc đời của chúng như một địa ngục (địa ngục là thế nào nhỉ?) Chúng vẫn sống, vẫn ăn, vẫn thở, nhưng chẳng bao giờ đạt đến được một niềm mong ước nhỏ nhoi của những đứa trẻ đô thị. Món giải trí của chúng là những khói lửa từ trời cao rớt xuống, hay luồng đạn từ dưới đất bay lên, cuộc đời đã cố tình tiêu diệt tuổi trẻ chúng ta. Có hiểu được như thế, ta mới có thể cảm được cái hay của câu hát:
Trẻ bơ vơ trẻ bơ vơ đi giữa vườn hoa
Hỏi thăm em em có mẹ cha
Hỏi thăm em em có ông bà
Hỏi thăm em em có cửa nhà
Một ngày qua em em mất cả ba
Tôi sẽ khóc to hơn đứa nhỏ đang tìm nụ cười... (T.C số 2)
Trong Tâm ca số 2 này, Phạm Duy mong ước nhiều điều hơn cả trong bài T.C số 1 có tiêu đề là ''Tôi ước mơ''. Nhưng những mong ước có sẽ đạt được không? Câu hỏi mang một vẻ phi lý đối với một sáng tác phẩm nghệ thuật. Nghệ sĩ chỉ cần biết đến cái cảm xúc trong hồn mình, và chỉ cần nói lên cảm xúc ấy. Không ai bắt nghệ sĩ phải thực hiện những điều mình phát biểu ra. Vô hình trung Phạm Duy đã nói lên tình trạng của chúng ta ở miền Nam này trong cuộc sống chỉ đắm chìm vào hết mơ vọng này đến mơ vọng khác, trong sự thể ấy, Phạm Duy đem gieo mình vào một nỗi dày vò giữa tâm thức và thực tại. Phạm Duy cứ hát và súng cứ nổ.
Thật không có gì bi đát hơn nữa. Tuổi trẻ phải đón nhận cái gia tài tội lỗi như đón nhận định mệnh. Tội lỗi đó ai phải chịu? Thật khó mà trả lời. Trong trường hợp này, ít ra Phạm Duy đã có được cái can đảm nói ra điều mà bao nhiêu người không dám nhận lấy: trách nhiệm của thế hệ đàn anh. Thật ra, thực tế còn bi đát hơn thế nữa. Bởi vì thực tế không được diễn ra bằng ngôn ngữ văn chương. Không nói tới cái bi đát suy lý ở đô thị. Hãy về miền quê, nơi hoang tàn vì bom đạn. Nơi đó, lòng người ly tán, hồn người rã rời. Tuổi trẻ ở thôn quê nằm trong bóng dáng của những đứa trẻ dang hai tay mà đón nhận, trăm nghìn cơ cực. Cuộc đời của chúng như một địa ngục (địa ngục là thế nào nhỉ?) Chúng vẫn sống, vẫn ăn, vẫn thở, nhưng chẳng bao giờ đạt đến được một niềm mong ước nhỏ nhoi của những đứa trẻ đô thị. Món giải trí của chúng là những khói lửa từ trời cao rớt xuống, hay luồng đạn từ dưới đất bay lên, cuộc đời đã cố tình tiêu diệt tuổi trẻ chúng ta. Có hiểu được như thế, ta mới có thể cảm được cái hay của câu hát:
Trẻ bơ vơ trẻ bơ vơ đi giữa vườn hoa
Hỏi thăm em em có mẹ cha
Hỏi thăm em em có ông bà
Hỏi thăm em em có cửa nhà
Một ngày qua em em mất cả ba
Tôi sẽ khóc to hơn đứa nhỏ đang tìm nụ cười... (T.C số 2)
Trong Tâm ca số 2 này, Phạm Duy mong ước nhiều điều hơn cả trong bài T.C số 1 có tiêu đề là ''Tôi ước mơ''. Nhưng những mong ước có sẽ đạt được không? Câu hỏi mang một vẻ phi lý đối với một sáng tác phẩm nghệ thuật. Nghệ sĩ chỉ cần biết đến cái cảm xúc trong hồn mình, và chỉ cần nói lên cảm xúc ấy. Không ai bắt nghệ sĩ phải thực hiện những điều mình phát biểu ra. Vô hình trung Phạm Duy đã nói lên tình trạng của chúng ta ở miền Nam này trong cuộc sống chỉ đắm chìm vào hết mơ vọng này đến mơ vọng khác, trong sự thể ấy, Phạm Duy đem gieo mình vào một nỗi dày vò giữa tâm thức và thực tại. Phạm Duy cứ hát và súng cứ nổ.
Người nghệ sĩ nhìn thấu vào thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh, và cái đẹp của cuộc sống họa chăng chỉ như chiều lam tỏa khói hay nắng với lưng đồi (T.C số 8). Người nghệ sĩ đi tìm nguồn an ủi, và ca tụng cái hình ảnh một người thiêm thiếp nằm im gương mặt sáng (T.C số 8).
Ôi cái chết tuyệt vời
Ðến với đời người
Giữ vững một lời
Cái chết nghìn đời chẳng hề phai
Ôi cái chết thật thà
Cái chết mặn mà
Ðến đúng ngày giờ
Cái chết hẹn hò tự ngàn xưa. (T.C số 8)
Ôi cái chết tuyệt vời
Ðến với đời người
Giữ vững một lời
Cái chết nghìn đời chẳng hề phai
Ôi cái chết thật thà
Cái chết mặn mà
Ðến đúng ngày giờ
Cái chết hẹn hò tự ngàn xưa. (T.C số 8)
Phạm Duy đã bi quan chăng? Người ta không tin như thế. Cái bi quan nếu có trong Tâm ca số 8, thì chỉ là một cái buồn thoảng qua trong giây lát; để rồi tác giả lại như say lên với nỗi ấm ức được tỏa ra bằng một điệu ''Twist Giao chỉ'' - tác giả bảo thế: Tôi b ả o tôi mãi mà tôi không nghe không nghe (T.C số 9) Và cuối cùng, tác giả như phả vào tâm não người nghe một hơi ấm vui, tràn đầy nhựa sống:
Hát với tôi nào Hát với tôi nào
Hát với nhau những lời hôm nay cùng hát
Hát với nhau những lời của người Việt Nam (T.C số 10)
Như thế, người ta phải nhìn ''10 bài Tâm ca'' là một tác phẩm duy nhất. Và, những mâu thuẫn nếu người ta nhìn thấy phải quan niệm như những chuyển biến của những động tác xung động trong một tác phẩm. Tuy vậy, mâu thuẫn thế nào đi nữa thì cũng vẫn là mâu thuẫn và Phạm Duy không hơn không kém, phải nhìn ông như một chứng nhân của cuộc sống mà ông đã trải qua, Phạm Duy đã sống, đã nhìn, đã nhận những cái xẩy ra cho ông và ông nói ra tất cả trong Tâm ca. Và, chính bởi ở điểm đó, không có một danh hiệu nào thích hợp hơn hai chữ ''Tâm ca'' mà ông đã chọn đặt tên cho 10 bài hát của mình.
Hát với tôi nào Hát với tôi nào
Hát với nhau những lời hôm nay cùng hát
Hát với nhau những lời của người Việt Nam (T.C số 10)
Như thế, người ta phải nhìn ''10 bài Tâm ca'' là một tác phẩm duy nhất. Và, những mâu thuẫn nếu người ta nhìn thấy phải quan niệm như những chuyển biến của những động tác xung động trong một tác phẩm. Tuy vậy, mâu thuẫn thế nào đi nữa thì cũng vẫn là mâu thuẫn và Phạm Duy không hơn không kém, phải nhìn ông như một chứng nhân của cuộc sống mà ông đã trải qua, Phạm Duy đã sống, đã nhìn, đã nhận những cái xẩy ra cho ông và ông nói ra tất cả trong Tâm ca. Và, chính bởi ở điểm đó, không có một danh hiệu nào thích hợp hơn hai chữ ''Tâm ca'' mà ông đã chọn đặt tên cho 10 bài hát của mình.
''Mười bài Tâm ca'' với một đặc chất như thế, đã lôi cuốn tuổi trẻ một cách kỳ lạ. Tuổi trẻ bị Tâm ca quyến rũ như bị chinh phục bởi ái tình. Bởi vì những điều được phô diễn trong Tâm ca quả đúng là những điều vẫn từ lâu im lìm trong góc tối của con tim mỗi người, mà không ai nói lên được.
Có điều cũng cần chú ý, Tâm ca quả thực đã đi sâu vào lòng người, nhưng chỉ là những người trong một phạm vi giới hạn mà thôi. Ðó là giới thanh niên trí thức. Ðối với đại đa số quần chúng, Tâm ca vẫn còn là một hình ảnh hết sức xa lạ. Tâm ca không có chỗ đứng trong bất cứ một thành phần xã hội nghèo khó nào. Ngay cả đến những người thuộc thành phần trí thức, những người ít chú ý tới đời sống tình cảm, khi nghe nhắc đến Tâm ca, họ sẽ trợn đôi mắt ra mà hỏi ''Tâm ca là cái gì?''
Cho nên, có thể coi Tâm ca là sản phẩm của một lớp người được nuôi dưỡng bằng những thắc mắc băn khoăn của cuộc đời. Ðó là những người bạn thân của sách vở, những người tương đối được ưu đãi trong xã hội hiện thời. Và tất nhiên chỉ những người thuộc thành phần vừa nói, mới ưa hát Tâm ca.
Nếu có ai nhìn thấy tính cách thiết thực tế nơi Tâm ca thì những điều chúng tôi vừa trình bày trên có thể coi là những lời giải thích lý do.Tuy nhiên, cái thiếu thực tế trong Tâm ca không phải là điều đáng đem bàn, nếu nhìn Tâm ca là một tác phẩm nghệ thuật. Cái đáng chú ý tới là sức tác dụng của Tâm ca đối với hồn người, đã dẫn dắt người ta đi phiêu lưu vào một con đường không rõ mặt bến bờ.
Như đã nói ở một đoạn trên, trong Tâm ca không có hòa bình. Ngay cả niềm khao khát hòa bình cũng không thấy tác giả hát lên. Người nghe tâm ca chỉ thấy một nỗi rã rời bao trùm cả tứ chi; nhu cầu tình cảm thời đại đã được đáp ứng. Rồi, từ cái ươn lười muôn thuở của loại ''người sách vở'', người ta hát lên Tâm ca nghĩ rằng chỉ cần hát lên được như thế là đủ. Tâm ca không thúc đẩy người ta dấn thân, không nhắc nhở người ta hành động, Tâm ca chỉ kêu lên một tiếng than dài thật u buồn. Lớp người ươn lười chỉ mong có thế. Ðó là cái tật chung của xã hội trí thức.
Nhìn trong thực tế, chúng ta luôn luôn được gặp những người đại trí thức ôm cao vọng cải tạo xã hội bằng một câu nói hay một bài diễn văn. Họ lầm lẫn xã hội đã hoàn bị, cho nên, những người trí thức chỉ cần nói lên những ý tưởng của mình là đủ làm trọn vai trò hướng đạo của mình. Cho ở bên ta, cơ cấu xã hội chưa được tổ chức chắc chắn, cho nên những lời nói suông chẳng có ý nghĩa là bao. Nhưng, chính vì điểm đó, mà giới trí thức lại càng muốn chỉ có nói suông mà không phải làm gì cả. Bởi thế, Tâm ca ra đời đã được giới này đón nhận một cách nồng nhiệt.
Nói như thế, không phải có nghĩa rằng Tâm ca chỉ có giá trị đối với một giới này hay giới kia. Con người dù ở cương vị nào, ở giai tầng nào, niềm khát vọng cũng gần nhau. Không nên nhìn Tâm ca trên bình diện cá nhân hay phe nhóm, mà hãy coi tiếng nói Tâm ca là một thời kỳ. Tiếng nói đó sẽ tồn tại, mang dấu vết của thời kỳ sinh nở soi sáng cho sự tìm hiểu của người đi sâu về một vài phương diện nào đó.
Ngoài tính cách phiêu lưu, Tâm ca còn đóng góp một cách tích cực vào sự gợi nhớ tình thương huyền hoặc giữa con người với nhau. Hát đến những câu: Kẻ thù ta đâu có phải là người - Giết người đi thì ta ở với ai (T.C số 7) chắc hẳn không ai là không tránh khỏi đôi chút ngậm ngùi. Ðúng thế, giết người đi thì ta ở với ai? Nhưng còn kẻ thù, kẻ thù chẳng là người thì là gì? Hiểu theo nghĩa duy lý, chỉ có người mới xứng đáng là kẻ thù của người mà thôi. Vậy thì, nếu muốn sống thì phải diệt kẻ thù. Kẻ thù của ta rõ rệt là người. Vậy thì, nếu cần ta vẫn phải làm công việc giết người như thường.
Chúng ta không hô hào loài người chém giết nhau, nhất là người Việt Nam với nhau, sự chết chóc nhiều quá rồi, chết bao nhiêu đó đủ lắm rồi. Dân tộc chúng ta vốn hiếu hòa. Nhưng chúng ta hiếu hòa chứ không phải là hòa. Toàn thể dân tộc ta, không phải là ai cũng là thánh nhân cả, chuyện chém giết nhau trong một vài trường hợp chỉ là phản ứng muốn tự tồn. Trong một hoàn cảnh hiện tại, ý niệm xây dựng xã hội trên tình thương không hoàn toàn là một chân lý, lý tưởng phải nhìn thẳng mặt kẻ thù. Thế mới mong sống được.
Chúng ta không hô hào loài người chém giết nhau, nhất là người Việt Nam với nhau, sự chết chóc nhiều quá rồi, chết bao nhiêu đó đủ lắm rồi. Dân tộc chúng ta vốn hiếu hòa. Nhưng chúng ta hiếu hòa chứ không phải là hòa. Toàn thể dân tộc ta, không phải là ai cũng là thánh nhân cả, chuyện chém giết nhau trong một vài trường hợp chỉ là phản ứng muốn tự tồn. Trong một hoàn cảnh hiện tại, ý niệm xây dựng xã hội trên tình thương không hoàn toàn là một chân lý, lý tưởng phải nhìn thẳng mặt kẻ thù. Thế mới mong sống được.
Bây giờ Tâm ca trở thành cũ rồi, Phạm Duy đã tìm ra nhiều con đường đi mới. Tâm hồn hướng tới đám trẻ đánh giầy bán báo khốn khổ mà nhà cửa là các vỉa hè đô thị. Tâm hồn ông đã đi gần với chúng và loạt ''vỉa hè ca'' ra đời. Cho đến nay chắc hẳn nhiều người đã biết tới những bài ''Nghèo Mà Không Ham'', ''Sức Mấy Mà Buồn''... Ngôn ngữ này ở đây giản dị và sát thực tại. Có người lo ngại rằng Phạm Duy đã đem cả dĩ vãng của mình ra mà giỡn, không biết có phải là điều đáng quan tâm không?
Sau ''Vỉa hè ca'', Phạm Duy chưa ngừng đâu, ông không muốn dành bài hát của ông cho một người nào cả. Vì thế, con đường sáng mới lại mở ra với ông. Tôi nhớ một buổi tối ở nhà ông, trước mấy người trẻ tuổi, ông hát bài ''Kỷ Niệm'', có lẽ là bài đầu tiên trong loạt sáng tác mới của ông. Bài hát nói lên những điều nhỏ nhặt trong cuộc đời một người mà ai cũng có thể gặp gỡ. Ðiệu hát buồn buồn. Dây đàn rung rưng rức. Tôi cũng muốn coi đó là một kỷ niệm quý. Rồi với sức làm việc phong phú, Phạm Duy còn có thể đem đến cho chúng ta nhiều bất ngờ. Rồi nhạc Phạm Duy sẽ có nhiều sắc thái khác nữa. Nhưng dù cho thế nào, Tâm ca cũng đáng được coi là tác phẩm mở đầu cho sự nghiệp mới của Phạm Duy và Tâm ca đã trở nên kỷ niệm của nhiều người. Riêng tôi, tôi xúc động với Tâm ca trở lại khi một lần đi đường nghe hai quân nhân Mỹ hát bài ''Giọt Mưa Trên Lá'' bằng tiếng Anh. Tuy có một vài điểm không đồng ý với Tâm ca, tôi vẫn thương Tâm ca như hồi đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét