Giang cuốn hút bởi những khung cảnh mênh mông của đồng bạt
ngàn cũng với những ngọn núi sừng sững, cộng thêm vẻ đẹp hoàn hảo của hồ Tà Pạ.
An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ giáp biên giới Campuchia, có
rất nhiều cảnh quan và ẩm thực độc đáo. Nếu muốn đến An Giang mùa nước nổi để
ngắm thảm bèo cũng như thế giới tự nhiên xanh mát ở rừng tràm Trà Sư, bạn nên
đi vào tháng 10, 11. Vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch là thời gian diễn ra hai lễ
hội lớn gồm hội bà Chúa Xứ núi Sam và lễ hội đua bò. Các tháng 7 - 8 có mưa khá
nhiều nên cần mang theo ô và trang phục phù hợp.
Một mảng màu xanh mướt mắt của
rừng tràm Trà Sư - Ảnh: VnExpress
Các bạn có thể đi ô tô từ TP HCM, bạn mua vé ở bến xe miền
Tây hoặc các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong, giá khoảng 170.000 -
200.000 đồng. Còn với xe máy, các bạn di chuyển theo quốc lộ 1 đến ngã 3 An
Thái Trung (chợ An Hữu), rẽ phải rồi qua phà Cao Lãnh đi theo bờ sông Tiền đến
Chợ Mới. Sau đó, bạn qua phà Thuận Giang cập bờ sông Hậu tới phà Năng Gù, chạy
tiếp quốc lộ 91 khoảng 30 km là tới núi Sam.
Khách sạn, nhà nghỉ ở An Giang chủ yếu tập trung ở núi Sam,
khu vực chợ Châu Đốc và Long Xuyên. Khu vực núi Sam khách sạn, nhà nghỉ có giá
khá cao, thường chỉ có khách hành hương lưu lại. Nếu đi du lịch, bạn nên ở khu
vực chợ Châu Đốc, để tiện tới các điểm tham quan vào ban ngày cũng như vui chơi
và ăn uống buổi tối.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu một số điểm tham quan hấp
dẫn tại An Giang. Đầu tiên là Rừng tràm Trà Sư. Các bạn nên đi vào sáng sớm để
ngắm được bèo. Nếu đi trễ quá các nhóm đi trước sẽ làm bèo dạt sang hai bên,
không còn đẹp nữa. Bạn nên xuất phát khoảng 6h - 7h, để thấy từng đàn chim bay
đi. Trên đường, bạn được ngắm thêm khá nhiều cảnh đẹp, các ruộng lúa chín vàng,
hồ nước trong veo. Vé tham quan là 60.000 đồng/người với thuyền chở 4. Bạn đi
xuồng máy trước, sau đó được chuyển sang thuyền chèo tay. Du khách sẽ không khỏi
trầm trồ vì vẻ đẹp của thảm bèo Trà Sư. Khoảng cách từ chợ Châu Đốc tới rừng
tràm Trà Sư là 30 km. Bạn nhớ leo lên đài quan sát để được phóng tầm mắt chiêm
ngưỡng hết khu rừng.
Tiếp theo là Núi Sam: Trên đường đến Trà Sư bạn sẽ đi ngang
qua cụm núi Sam. Đây là khu chùa khá trang nghiêm, nơi tổ chức lễ hội bà Chúa Xứ
vào ngày 23 - 27/4 âm lịch hàng năm.
Hồ Tà Pạ nằm ở Xã Núi Tô, huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang - Ảnh: Báo VnExpress
tỉnh An Giang - Ảnh: Báo VnExpress
Hồ Tà Pạ là hồ nước hình thành do việc khai thác đá, nước
trong, bên dưới là lớp rêu nên nhìn hồ khi nào cũng có màu xanh ngắt. Đến hồ Tà
Pạ bạn cũng sẽ được ngắm cánh đồng lúa ở dưới chân núi, từng thửa ruộng như những
tấm thảm lớn.
Núi Cấm: Vé vào cổng là 20.000 đồng một người, đi vào một đoạn
bạn sẽ phải gửi xe và thuê xe ôm chở đi tham quan các điểm của núi. Giá đi lên
và xuống là 80.000 đồng một người. Ở núi Cấm có nhiều thác, hồ, cây cổ thụ lớn
đáng để du khách bỏ tiền và thời gian tham quan.
Búng Bình Thiên: cách Châu Đốc khoảng 30 km. Đây là một hồ nước
ngọt, ở sát biên giới Campuchia. Nếu đi vào tháng 10, bạn có thể thấy đầm sen đẹp
và làn nước 2 màu rõ rệt. Ở đây có một gia đình cung cấp dịch vụ thuê thuyền đi
tham quan hồ và dắt đến đầm sen. Giá là 50.000 đồng một người kèm áo phao. Chỗ
thuê thuyền nằm gần một ngôi chùa, bạn có thể hỏi người dân địa phương, họ sẽ
chỉ đường kỹ càng. Buổi tối ở Châu Đốc bạn hãy thử trải nghiệm ngồi xe lôi,
tham quan một vòng. Du khách cần nhớ thỏa thuận giá cả trước khi đi.
Về âm thực, An Giang nổi tiếng với món bún mắm, bạn nên thử để
không bỏ lỡ đặc sản vùng này. Du khách tìm ăn ở trong chợ Châu Đốc hoặc xung
quanh Bồ Đề Đạo Tràng. Với bún cá, bạn có thể thưởng thức tại khu rạp hát cũ. Ở
chợ Châu Đốc bán rất nhiều món ăn vặt mà bạn nên thử như các loại bánh, chè,
súp bò viên, bò leo núi, thốt nốt... Giá cả ở đây từ 20.000 đến 35.000 đồng mỗi
món. Các loại bánh thường có giá rẻ hơn.
Cánh cá linh, cá lóc, bông điên điển cũng là món ăn ngon
ở
Búng Bình Thiên mùa nước nổi - Ảnh: Báo VnExpress
Nếu dư dả thời gian, chỉ cần 2 ngày cuối tuần là bạn đã tham
quan được đầy đủ các điểm chúng tôi gợi ý. Sau đây là lịch trình tham khảo:
Ngày 1: Tối hôm trước lên xe đi Châu Đốc, An Giang, tới nơi
khoảng 5h. Ăn sáng tại chợ Châu Đốc, hỏi thuê xe máy ở khách sạn (giá thuê một
xe khoảng 100.000 đồng một ngày). Xuất phát đi rừng Trà Sư, hồ Tả Pạ. Lúc quay
về Châu Đốc ghé núi Cấm tham quan, tối lưu lại thị xã Châu Đốc, du ngoạn đêm bằng
xe lôi.
Ngày 2: Đi núi Sam lúc sáng sớm, sau đó tới Búng Bình Thiên.
Trưa về khách sạn trả phòng, ăn trưa. Chờ xe trung chuyển đón ra bến để trở về
TP HCM.
Đường vui của tôi: Chiêm ngưỡng hồ Tà Pạ đẹp 'mê hồn'
Đến huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, du khách sẽ dễ dàng bị cuốn
hút bởi những cánh đồng ruộng bậc thang mênh mông, bạt ngàn dài đến vô tận cùng
với những cảnh vật thơ mộng, yên bình do thiên nhiên ban tặng đẹp đến mê người.
Đặc biệt, khi đến Tri Tôn, du khách sẽ không thể nào “bỏ quên” hồ Tà Pạ - “bức
tranh thuỷ mặc” lãng mạn và nên thơ. Được hình thành từ quá trình khai thác đá,
Hồ Tà Pạ chính là sự kết hợp hài hòa đến diễm lệ của quá trình nhân tạo của con
người và tạo tác của thiên nhiên.
Mặt hồ phẳng lặng soi bóng những cột đá
mờ ảo đến nao lòng - Ảnh:
Báo Pháp Luật
Hồ Tà Pạ được nhiều người biết đến và các “phượt thủ” quen gọi
là “Tuyệt tình cốc của miền Tây”. Đồi không lớn nhưng cái vẻ đẹp lãng mạn,
thanh bình, hoang sơ và trầm mặc ấy khiến du khách đến đây không thể nào hững hờ
bỏ qua. Hồ Tà Pạ nằm trên đồi Tà Pạ hay còn gọi là núi Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô,
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là một trong bảy núi với tên gọi Thất Sơn nổi tiếng.
Mặc dù nằm cách thị trấn Tri Tôn chỉ khoảng 1 cây số nhưng
khi đến hồ Tạ Pà du khách sẽ cảm nhận được một khung cảnh hoàn toàn khác, hoang
sơ và huyền bí. Đây là địa điểm được nhiều người biết đến nhưng vì còn khá
hoang sơ nên rất khó tìm. Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi theo hướng về
Khu du lịch đồi Tức Dụp chạy đến chùa Tà Pạ, hay chùa Chưn Num (theo tiếng
Khmer).
Từ cổng chùa đi khoảng 400m là sẽ lên tới đỉnh đồi Tà Pạ. Vì
đường đi gập ghềnh khó khăn nên chỉ có thể di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ. Những
ai đi xe ô tô thì phải gửi xe ở dưới và đi bộ lên. Mặc dù thế, nhưng “chướng ngại
vật” này không thể nào cản được bước đi khám phá và muốn chiêm ngưỡng cảnh đẹp
của du khách.
Khi lên đến đỉnh đồi, du khách sẽ cảm thấy bất ngờ với khung
cảnh đẹp đến nao lòng, tựa như “bồng lai tiên cảnh”. Lúc này bao nhiêu mệt mỏi
cũng tan biến theo cảnh đẹp nơi đây. Sự khó khăn và mệt mỏi của đường xa, gập
ghềnh trắc trở đã được đền đáp.
Cuộc đời vốn dĩ rất công bằng, khi khai thác đá, con người đã
lấy đi của Tà Pạ một màu xanh vốn có của khung cảnh núi rừng để lại nhiều “vết
thương lở loét”. Núi Tà Pạ cao 120m nhưng do sau thời gian dài khai thác đá chỉ
còn lại độ cao khiêm tốn 45m. Có ngờ đâu những “vết thương” đó vô tình tạo nên
một vẻ đẹp riêng biệt, đặc trưng của đồi Tà Pạ.
Những ngọn đồi trên mặt hồ Tà Pạ tạo nên một
bức tranh sơn thủy
hữu tình - Ảnh: Báo Pháp Luật
Nếu trước đây, khi đến Tà Pạ du khách chỉ có thể lên Tà Pạ để
xem cảnh đồng lúa bạt ngàn, ruộng bậc thang duy nhất của miền Tây hay ghé thăm
ngôi chùa Phật giáo Nam Tông cổ kính thì bây giờ, hồ Tà Pạ lại chính là điểm
thu hút và “níu chân” du khách ở lại lâu nhất. Mỗi góc cạnh của mặt hồ và những
tảng đá trơ thân giữa mưa nắng sẽ là điểm thu hút và tạo nên những khung cảnh đẹp
như tranh. Đứng ở những vị trí khác nhau, khách lại cảm nhận một vẻ đẹp khác của
hồ.
Chỉ cần chệch hướng nhìn một góc nhỏ sang trái hoặc sang phải
lại là một bức tranh khác. Tà Pà không phải là một “bức tranh thuỷ mặc” mà là bộ
sưu tập những bức tranh thuỷ mặc sơn thuỷ hữu tình. Vì vậy không phải tự nhiên
mà nhiều người không người không ngại đường sá xa xôi, trắc trở để một lần
“chinh phục” và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền bí này.
Từ nghĩa địa trở thành điểm đến lý tưởng của khách du lịch
Trước đây, nơi này là một nghĩa địa cổ rất rộng lớn, người
dân bản địa chỉ lên đồi vào dịp thanh minh hàng năm. Còn người Khmer thì thường
đến ngôi chùa Nam Tông cổ ở đỉnh thấp của ngọn đồi. Khi công trường khai thác
đá trên núi ngừng hoạt động đã để lại những dấu vết hình thành hồ Tà Pạ như
ngày nay. Từ đó, Tà Pạ nổi lên như một điểm đến “hot” thu hút các phượt thủ gần
xa.
Trước đây, người dân Tri Tôn chỉ lên đồi Tà Pạ vào dịp thanh
minh vì đó là một nghĩa địa rộng lớn. Còn người Khmer thường xuyên đến Tà Pạ vì
trên đỉnh thấp của ngọn đồi có một ngôi chùa Nam Tông cổ kính. Tuy nhiên, những
năm gần đây người dân lại “bất ngờ” bởi “bức tranh thuỷ mặc” đẹp đến “mê hồn”
này.
Hồ Tà Pạ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp trong trẻo và khung
cảnh hữu tình tưởng rằng chỉ có trong truyền thuyết. Những bức tường đá do sự tạo
tác vô tình của con người, góc cạnh chằng chịt mang những hình thù kỳ quái như
những tượng đài sừng sững, uy nghi như những cột chống trời trên đồi Tà Pạ.
Những cột đá đó bao quanh hồ Tà Pạ xanh biếc trong vắt. Điểm
thú vị tạo nên sức cuốn hút và mê hoặc của hồ Tà Pạ là màu nước thay đổi liên tục
và tuỳ chỗ nước sâu hay cạn mà có màu sắc khác nhau, đá nằm dưới hồ cũng một phần
tô điểm và làm đa dạng thêm cho màu nước hồ. Chỗ sâu thì có màu xanh thẫm, chỗ
cạn có màu xanh nhạt, chỗ thì có màu đen, chỗ thì màu cam, khi thì thay đổi
theo sắc mây trời, tạo ra cảm giác mới lạ liên tục cho người xem.
Mặt nước hồ mỗi khúc lại có màu sắc khác nhau
tạo nên vẻ đẹp
muôn màu - Ảnh: Báo Pháp Luật
Nước hồ ở mỗi khúc lại có màu sắc khác nhau. Có khúc màu xanh
lục, có khúc màu xanh lơ, khúc màu ngọc bích, khúc màu vàng, màu cam
Khi trời trong xanh nước hồ hiện lên một màu ngọc bích, phẳng
lì như gương. Hai điều này hoà quyện với nhau đã giúp cho Tà Pạ trở thành một
“bức tranh thuỷ mặc” sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây vừa có không khí trong lành, cảnh
quan tuyệt đẹp, vừa hấp dẫn bởi sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi
của Phật giáo dòng Nam tông Khmer. Hơn nữa, du khách còn cảm nhận được sự mến
khách của người dân bản địa.
Đứng trên đồi Tà Pạ nhìn xuống, cảm xúc vỡ oà khi bao nhiêu cảnh
đẹp từ mọi phía, mọi góc nhìn đều thu trọn vào trong tầm mắt một khung cảnh thơ
mộng mê hoặc lòng người đến từng góc cạnh. Toàn cảnh thị trấn Tri Tôn hiện ra
trong khung cảnh mờ ảo xa xôi của mây mù và sương sớm. Núi non hùng vĩ bao
quanh, những hồ nước trầm mặc nhẹ nhàng lăn tăn rợn sóng. Những cánh đồng vàng
xanh mơn mởn đến những ngọn núi trập trùng cây xanh, vách đá. Đặc biệt trong
mùa lúa chín, màu vàng của lúa trải bạt ngàn xa ngút tầm mắt, càng tô điểm thêm
cho bức tranh thiên nhiên đồng quê thêm ấn tượng riêng có.
Có lẽ, chưa có chỗ nào như đồi Tà Pạ. Từ một góc nhìn, có thể
khám phá những mảng màu khác nhau. Quay một góc 180 độ từ hồ Tà Pạ sang thung
lũng lại là một không gian khác, màu sắc khác. Nếu không một lần đến đây sẽ
không ai nghĩ rằng một ngọn đồi nhỏ, với độ cao hiện tại chỉ khoảng 45m lại có
thể “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (ý thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Để rồi “đốn tim” làm mê mẫn tâm hồn biết bao du khách. Nhiều
cặp đôi còn chọn nơi đây làm nơi lưu giữ những kỷ niệm trọng đại nhất của cuộc
đời mình. Những bộ ảnh cưới, những bộ hình ngoại cảnh tại nơi đây càng tôn thêm
vẻ đẹp “hớp hồn” của hồ Tạ Pạ.
Giữa những bộn bề cuộc sống, Tà Pạ chính là điểm đến lý tưởng
để con người tìm lại những phút giây thư giãn thoải mái với cảnh non xanh nước
biếc và không khí làng quê yên bình, tĩnh lặng. Ai đã từng có tuổi thơ sinh sống
ở miền quê Việt Nam thì khung cảnh Tà Pạ sẽ là bức tranh phản chiếu, giúp con
người gợi nhớ lại những hồi ức yên bình đã sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét